Hôm nay,  

Quà... Hỏi...quà...

31/12/200900:00:00(Xem: 256727)

Quà... Hỏi...Quà...

Tác giả: Nguyễn Thi
Bài số 2827-1628897- vb5123109

Tác giả là cư dân Bắc California, đã nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008 với nhiều bài viết giá trị về nhà trường và gia đình. Bà hiện là một Facilitator -giúp  hướng dẫn những buổi học thảo nói về hệ thống học đường tại California. Bài mới của tác giả la chuyện “Đố Vui Có Quà” không chỉ dành cho các em nhỏ mà dành cho cả các cụ.

***

Thật sự mà nói hầu như tất cả những ngày lễ lớn tại Hoa Kỳ đều được các cửa tiệm thương vụ lớn nhỏ quảng cáo đủ mọi cách để khuyến dụ khách hàng mua sắm một cách tối đa.  Các cơ quan truyền thông từ radio, tivi, báo chí cho đến các trang mạng đều cập nhật hóa thông tin mỗi ngày hoặc có khi hàng phút hàng giây.  Lễ Giáng sinh năm nay cũng không ngoài thông lệ đó nhưng đối với đứa cháu của tôi quả là một Giáng Sinh khác thường.
Qua bạn bè chúng tôi được biết Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Viêt (V.A.A.F.A.) của miền Nam California có liên lạc với một vài cơ quan vùng San Jose nhằm mục đích muốn phát một số đồ chơi cho các trẻ em thuộc gia đình lợi tức thấp.  Mọi người cứ nghĩ cho quà rất dễ dàng nhưng thực ra không phải là vậy.  Để có được quà, chương trình "Toys for Tots" đòi hỏi cần có danh sách các em gồm tên, tuổi, trai, hay gái. 
Chương trình những tưởng không thưc hiện được vì chỉ có một ngày rưỡi để lấy danh sách các em.  Với sự tận lực của các cô giáo trường Head Start và một số thiện nguyện viên Mỹ Việt, danh sách các em lên đến khoảng 850 em.  Ai nấy cũng giật mình vì nghĩ chỉ khoảng vài trăm em ghi danh, nào ngờ con số này quá lớn, không biết có đủ đồ chơi cho các em không.  Anh lính đại diện cho hội VAAFA của miền Nam thường xuyên liên lạc với hội viên cũng như chương trình "Toys for Tots" của miền Bắc San Jose để biết tình trạng "Quà" có đủ số lượng như yêu cầu không.  Câu trả lời cho anh là không chắc chắn vì số lượng "Quà" do các bảo trợ viên tặng năm nay rất ít so với số lượng "Quà" mà các hội đoàn đủ mọi sắc tộc mong được nhận. 
Để khỏi làm các em thất vọng cũng như để giữ lời hứa tặng quà, hội VAAFA đã phải đặt mua gấp cả mấy trăm món quà để phát cho các em vào tuần sau.  Trong khi đó các thiện nguyện viên San Jose cũng ráo riết đi kiếm thêm quà cho các em.  Nhờ chương trình "Gift of Reading" họ xin được một số sách mới đáng kể.
Với ảnh hưởng kinh tế suy thoái, các thiện nguyện viên cũng phải uyển chuyển trong việc phát quà.  Hội VAAFA muốn phát quà cho các em ngay tại Grand Century Mall ở đường Story Road được coi như trung tâm San Jose cho mọi người tiện việc đi lại.  Nhưng một số gia đình Mỹ, Mễ, Việt không có phương tiện xe cộ nên việc phát quà được chia làm ba nơi.  Hai nơi kia là trường học Mỹ mạn Bắc San Jose, và cơ quan VIVO.
Hôm phát quà ở Grand Century Mall ngày thứ bẩy 19/12 tôi bận việc không đi được nên tôi dẫn đứa cháu đi ngày thứ tư 23/12 tại cơ quan VIVO.  Chương trình phát quà tại đây dành cho con em dưới 14 tuổi của những học viên lớp huấn nghệ computer hoặc các cháu của các cụ cao niên đang học lớp thi quốc tịch và lớp ESL. 
Khoảng 9:30 sáng, sau phần phát biểu của ông Giám đốc VIVO và anh Trung sĩ trẻ Trần Hiền, đại diện cho hội VAAFA, có đôi lời mừng Giáng Sinh tới mọi người, một ông già Noel mặc trang phục đỏ với túi quà đầy ắp trên vai đã chính thức mời các em theo ông vào phòng kế bên lấy quà.  Để việc phát quà được phân phối một cách trật tự, cô Cathy làm MC đảm nhiệm việc giúp vui cho các cụ, học viên, và con nít ở phía ngoài.  Trong khi đó cứ 10 em nhỏ sẽ tuần tự vào một phòng phía trong lấy quà và chụp hình với ông già Noel. 


Tôi và khoảng 5 người khác ở phòng trong giúp đưa quà cho các em nên không biết tình hình bên ngoài như thế nào.  Chỉ thỉnh thoảng nghe thấy tiếng vỗ tay và tiếng cười ầm từ bên ngoài vọng vào.  Sau khi phát ra trên hai trăm món quà mọi người mệt phờ cả người, vì cứ phải hỏi từng em một bao nhiêu tuổi và trình độ Anh văn có khá không để đưa sách cho đúng - chẳng hạn như lớn tuổi mà tiếng Anh bập bẹ thì lấy sách nhiều hình, còn nhỏ tuổi mà đọc khá thì lấy sách có nhiều chữ ít hình v.v.
Khi phát quà xong chúng tôi ra ngoài cũng vừa lúc cô Cathy phát vài món quà cuối cùng cho các cụ.  Tôi thấy gần như mọi người lớn bé trên tay đều có món quà chi đó trước khi ra về.  Cô Cathy nói may mà mục phát quà cho các em đã chấm dứt vì thật sự cô không còn biết phải hỏi gì cho mục "Đố Vui Lấy Quà".
Mặc dầu cô Cathy đã bật mí cho tôi trước chương trình rằng cô sẽ hỏi các cụ và các học viên những câu hỏi bằng tiếng Anh mà họ đã học trong lớp thi quốc tịch, ESL, và lớp computer, tôi cứ nghĩ rằng mục "Đố Vui" này làm sao có thể hấp dẫn và giúp vui cho mọi lứa tuổi trong suốt gần hai tiếng đồng hồ.  Cao lắm nửa tiếng là quà sẽ hết và chương trình sẽ đổi lại thành "Đố Vui Để Học".
Vậy mà tôi đã lầm to.  Buổi chiều về nhà tôi được cô bạn (vì bận việc nhà không tham dự được nên chỉ chở hai đứa con trai khoảng 10, 12 tuổi tới nơi và đón con khi xong) nói rằng hai đứa con của chị rất vui đã tham dự chương trình và nhất là được nghe những câu trả lời ngộ nghĩnh bằng tiếng Mỹ của các học viên lớn tuổi.  Họ trả lời cũng ngập ngừng và đôi khi ngây ngô như khi các em đi học tiếng Việt cuối tuần.  Hèn chi mà đứa cháu nhỏ của tôi khi chở nó về nhà nó cũng bảo là chưa bao giờ nó thấy chương trình ngộ như vậy. 
Tôi hỏi thêm chi tiết và được cháu cho biết đại khái như sau: đa số các cụ đều thuộc lòng lịch sử Hoa Kỳ, gần như ¾ gian phòng đều giơ tay, còn lại ¼ chắc là học viên lớp khác; các cụ luôn luôn trả lời nguyên câu cho mọi câu hỏi; hầu hết đều có trở ngại khi phát âm tiếng Mỹ và không nhớ cách đánh vần ra sao, khiến các cháu nhỏ phải kề tai nhắc giùm.

Hỏi:  California có bao nhiêu thượng nghị sĩ"
Đáp:  Nước Mỹ có 100 thượng nghị sĩ.
Hỏi:  Không phải nước Mỹ mà là tiểu bang California có bao nhiêu thượng nghị sĩ"
Đáp:  À, California có 2 thượng nghị sĩ.
Hỏi:  Ai là Phó Tổng Thống nước Mỹ"
Đáp:  Phó Tổng Thống nước Mỹ là ông Châu ... Châu Bái Đần.
Hỏi:  Santa Claus đánh vần như thế nào"
Đáp:  Sen-ta-cờ-lo đánh vần là S A N T A  C L A W.
Hỏi:  Hãy kể tên mấy loại search engines"
Đáp:  Tên của sơ-én-chìn là Gú Gồ, Da Hươu...
Hỏi:  Khi một máy điện toán này nối với một, hai hay nhiều máy điện toán khác thì gọi là gì"
Đáp:  Tôi biết cách làm.  Cô cắm một sợi dây từ máy điện toán này vào máy điện toán kế ...
Hỏi:  Câu hỏi không hỏi cách làm sao để nối hai máy mà hỏi là chữ đó gọi là gì"
Đáp:  Tôi không nhớ, tôi chỉ biết cách làm thôi...
Quả thật chương trình phát quà cho trẻ em và đố vui cho người lớn ngày 23/12 vừa qua đã làm một gạch nối cho hai, ba thế hệ Việt Nam thông cảm nhau hơn qua những tràng cười vui nhộn.  Đặc biệt hơn hết là các em nhỏ nhận thức rằng cha mẹ, ông bà cũng có nỗi khổ riêng khi học một ngoại ngữ y như khi các em bị bắt buộc học tiếng Việt tại hải ngoại vậy.
Nguyễn Thi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến