Hôm nay,  

Trường Mỹ, Trường Ta

25/12/200900:00:00(Xem: 184453)

Trường Mỹ, Trường Ta

Tác giả: Phạm Công Lý
Bài số 2821-1628891- vb6122509

Tác giả và gia đình đến Mỹ  từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm:  thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools. Đã về hưu, hiện làm thông dịch viên part time cho bệnh viện và toà án ở  Boston va New Hampshire. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên: Thành Phố Của Tôi, tháng 11-09. Bài viết mới nhất của ông đề cập tới nghề dạy học, với lời nói đầu ghi rõ rằng đây chỉ là phản ảnh kinh nghiệm riêng của tác giả.

***

Qùy gối, bạt tai, quất đít, khẻ tay, dộng đầu vô bảng đen... là chuyện thường thấy ở các trường Tiểu Học thời lính mã tà mũi lỏ bận quần sọt, đội nón côi cồ lô nhần. Lên Trung Học, thì đở hơn nhiều, nhưng hình ảnh các thấy ăn vận chửng chạc, đầu chải brillantine láng cóong, nghiêm nghị có hơi hám hình sự, với cà la oách tòn teng, giày trắng boong hay đơ cu lơ  lộp cộp, cũng còn khiến các học sinh giật mình, đổi sắc, khi được gọi  lên bảng đen.
Chẳng biết tại sao tôi cứ nghĩ là tôi sẽ không theo nghề  dạy học, dù rằng ông nội tôi là Hiệu Trưởng  1 trường... làng. Cậu tôi là Thanh Tra Tiểu Học ở miền Tây, Ba và chú tôi đều tốt nghiệp L école Normale Supérieure, nhưng số mạng đã đẩy đưa con thuyền không lái của tôi vào tạm bến giáo dục khi tôi đang ở Đại Học, vì cần tiền tiêu vặt. Khi ra Trường Thủ Đức, ông Trời đưa lối, bà Phật đưa đàng, vào chỗ làng nhàng mà đi, cuối cùng tôi cũng được về dạy ở 1 trường Sinh Ngữ cho đến khi sập tiệm.
Sau 3 năm tình nguyện đi "phục hồi nhân phẩm," ăn kiêng theo chế độ đặc biệt, chủ yếu là rau muống và sực những gì kiếm được, chộp được, chôm được.. làm  mắt tôi sáng ra, thấy tội lỗi đầy mình, lấy lao động làm vinh quang. Tôi không phải đi vùng "Kinh Thấy Mồ" vì  có "gõ đầu trẻ"  trước đây. Cầy cục xin được 1 chân dạy ở một trường xa Sài gòn, chuyên dạy các con em nhà nông và làm rẩy viết và nói  thông thạo tiếng Anh trong 1 niên khóa.  Trụ được 9 năm, sang lết xe đạp đi, chiều lết về, chịu không xiết vì "dứt cháo" thường xuyên, nên tôi "trân trọng xin Hiệu Trưởng nghiên kiú và nhất trí cao độ" cho tôi được từ nhiệm và mất dạy.
Ra ngoài, tôi mở một cửa hàng Trung Tâm  bán lẻ xăng, dầu, nhớt, cùng dịch vụ tổng hợp bơm, vá, rút căm, lộn xên.... xe đạp, trương bảng hiệu bằng 1 cục gạch để trên lề đường cho ông đi qua, bà đi lại thấy dễ dàng, ẩn nhẫn chờ ngày lìa xứ ông cố (cố quốc) để "quy Mã".
Đến xứ thiên đàng, địa ngục hai bên, tôi tưởng đã adios cái nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý của xã hội, mà chẳng hiểu sao, lọt tọt tôi lại vô giáo dục nữa (xin lưu ý  vô  ở đây là 1 động từ).
Trường Middle School của tôi  ở khu nhà lá Dorchester, ngoại ô thành phố, dân cư thuộc thành phần lao động Technicolor: trắng có, đen có (Haìti, Cap Verde), nâu có (Mễ và Puerto Rico..), vàng có (Mít, Khmer, Tàu) và đỏ có (con cháu Sitting Bull). Lớp tôi là 1 lớp Sped, không phải là lớp tốc độ đâu, mà là lớp Special Education,  dành cho học sinh chậm phát triển, có vấn đề,  nhất là quậy phá (hyper). Đó là lớp đặc biệt nên không được bình thường lắm. Lớp 6 mà mù tịt về cửu chương, thứ mà các nhóc tì ba vá của ta đọc ra rả như " mắc thằng Bố" mỗi sáng. Các phép cộng, trừ, nhân, chia, nếu không có máy tính thì... thầy cô làm hộ. Chữ viết thì  như toa thuốc bác sĩ, lại sai văn phạm, chính tả. mà giáo viên thì không được phép sửa gì cả, vì sợ học sinh.... buồn, mà.... bỏ học!!!.


Nắm được "cái tỏng" của quan niệm giáo dục " Tất cả vì học sinh thân yêu" nhằm phát triển tính độc lập suy nghĩ của học trò, mấy nhóc tì phát huy quyền làm "qủy" tới bến. Thách thức và dùng cả tiếng Đan Mạch với thầy cô là chuyện không hiếm. Thường xuyên nghe những lời hỗn láo của chúng, mà không có nội công thiền vô vi "mackeno"  thâm hậu, thì một là bỏ nghề, hai là bỏ mạng (vì tăng xông hay đứt tim), ba là bỏ gia đình (đi tù) vì phải dộng cho chúng vài bạt tai cho đỡ tức. Quá quắt lắm thì bị cảnh cáo... gãi ngứa. hoặc cho về nhà mấy hôm, dưỡng sức để ... tiếp tục giõn mặt với thầy cô .
Thích thì học lai rai, buồn thì đi loanh quanh trong lớp hay nằm ngủ tỉnh queo. Ngoài nhiệm vụ  năn nỉ chúng học và làm bài, các thầy cô còn phải babysit chúng bất cứ nơi đâu: Đổi lớp, ăn trưa, đi vệ sinh... đều có tiền hô hậu ủng, nếu không thì phòng ngập nước, cầu nghẹt, cửa hư, tường đầy hình vẽ, câu nói mà ông, bà giáo sắp đến tuổi hưu cũng  thấy  đỏ mặt , than trời! Chơi và phá nhiều hơn học, nhưng năm nào cũng được lên lớp đều đều, có lẽ bắt chước chỉ tiêu giáo dục tiên tiến của ta  chăng"
Bị áp lực nặng nề suốt năm chưa phải là mối bận tâm hàng đầu của thầy cô giáo ở xứù này. Trong năm 1998 và các năm sau đó, một loạt vụ thảm sát kinh hoàng xảy ra trong các trường học ở MI, AL, PA, KY, AK,MS, VA.. đã đưa nghề giáo vào danh sách Top Ten của những nghề nguy hiểm nhất, chỉ sau binh sĩ ở chiến trường, cảnh sát  và lính cứu hỏa mà thôi .
Rất may mắn là Diêm Dzương đã cương quyết không  duyệt hộ khẩu cho mấy tên qủy nhỏ này, đầu thai vào đất nước trọng sư, học đạo của ta từ xưa đến nay.
Nhìn người lại nghĩ đến ta. Con em mình ngoan như đàn cừu, dễ dạy, cầu tiến. Vị trí của thầy  cô bao giờ cũng là nơi trang trọng nhất trong xã hội. Học sinh, thấm nhuần lễ giáo Khổng Mạnh, thuộc  Quốc Văn Giáo Khoa Thư như cháo: Gần ½ thế kỷ trôi qua, nhung chuyện ông Carnot về thăm thầy cũ đã khiến một số học sinh nhỏ ngày xưa, tứ tán 4 phương trời, vì  thời cuộc, đã tìm về quê, thăm thầy cô, thậm chí còn tạo cơ hội để thầy cô có dịp gặp lại các học sinh cũ trong các cuộc họp mặt định kỳ.
Có đáng hãnh diện không khi biết các giáo viên ở đây đều có 1 nhận xét chung:    "Rất thoải mái và hân hạnh được dạy các học sinh Việt Nam". Đó là truyền thống tốt đẹp suốt 4000 ngàn năm lịch sữ, và bây giờ lại trải dài  hơn 10.000 dặm tận bên kia bờ Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Thảo nào có người nổ một câu nghe đã ngứa còn hơn lấy ráy tai ở tiệm hớt tóc máy lạnh Ô Mờ, đáng được đưa vào sách kỷ lục Guiness: "Nhân loại mơ "bừng con mắt dậy, thấy mình.." là người Việt Nam.
Nghe người khen, đã thấy khoái, tại sao ta lại không khen mình cho nó sướng    hơn" Thế nên tôi  mạo muội đạo văn bài "Ai bảo chăn trâu là khổ..." để đề cao ta một lần nữa, Thơ rằng :

Ai bảo làm người Việt Nam là khổ
Không, người Việt Nam sướng lắm chớ.
Ta có cha mẹ tảo tần
Có ông bà yêu cháu
Có vợ chồng thủy chung
Có bạn bè thân thương
Có con kính mẹ cha
Có trò trọng thầy cô
Dù góc bể chân trời
Ta không bao giờ đổi.

Tạm trú ở một đất nước dư thừa vật chất, nhưng đạo đức khiếm khuyết, tình người phải đốt đuốc, kỳ thị vẫn còn lảng vảng, dù ẩn mặt, giấu tên, người Việt Nam xa xứ, dù ở địa vị nào, vẫn sống và làm việc, lạc quan và tự hào về truyền thống xưa và hy vọng còn tiếp tục ở những thế hệ mai sau.

Phạm Công Lý

Ý kiến bạn đọc
16/09/201923:38:23
Khách
Bài viết tếu quá. Hay quá.
Giống như em mới tìm được kho tàng truyện tiếu lâm. Phải để dành đọc từ từ thôi.
Chỉ tiếc một điều, không biết về Viết Về Nước Mỹ sớm hơn để có thể “khóc cười theo vận nước” lớn, nước ròng.
02/02/201618:28:42
Khách
Hay. Tôi nghĩ cách dạy ngày xưa, thời Pháp đô hộ dân VN, chủ ý muốn dùng người Việt đánh người Việt, nên đánh học sinh như kẻ thù, từ đó tạo nên sự oán hờn, mâu thuẫn trong xã hội VN.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,968,554
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.