Hôm nay,  

Những Ngày Đầu Di Tản

10/12/200900:00:00(Xem: 130561)

Những Ngày Đầu Di Tản

Tác giả: Trần Sĩ Huân
Bài số 2807-1628877- vb5121009

Tác giả là một kỹ-sư hưu trí tại Oxnard, California. Trước 1975 tại miền Nam, ông là kỹ sư thuộc Tổng Cục Kiều Lộ. Di tản sang Mỹ từ 1975, ông là Kỹ sư cho Tiểu Bang California, Tổng Nha Vận Tải, ở San Francisco. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.
                             ***

Kể từ ngày di tản đến nay đã 35 năm qua, không mấy lúc là  tôi không nghĩ đến ngày ấy 28-4-1975 là ngày gia đình tôi quyết định di tản qua Hoa-Kỳ.
Tôi ở Nhatrang chạy vào Sàigòn được một tháng, tình hình bên ngoài có vẽ yên lặng, nhưng bên trong rất căng thẳng, người thì tính chuyện ra đi, kẻ thì nhất quyết ở lại, may mắn hay rủi-ro, đúng hay sai, tất cả đều tùy thuộc ở cái nhìn của mỗi người về cọng sản, về thời cuộc lúc đó, cũng như tùy hoàn cảnh và phương tiện của mỗi người.
Trường hợp của tôi, sau mấy năm tháng yên lành ở Nhatrang, rạng ngày 2-4-1975, tôi đã vượt biển vô Sàigòn, sống trong hồi-hộp lo âu vì tự nghĩ rằng dù sao cũng đã dính líu với chế độ cũ khá nhiều, trên 20 năm, nếu chiến tranh xảy ra chắc phải là khốc liệt và trong hoàn cảnh tranh sáng tranh tối ấy, tránh sao cho khỏi tên bay đạn lạc. ...Nghĩ xa hơn chút nữa, chiến tranh nay xảy ra giữa hai miền Bắc Nam, mà miền Nam nước Việt tuy binh hùng tướng mạnh, nhưng phải cái tội là ly gián quá nhiều. Ở trong nội bộ thì tôn giáo chống nhau, các thành phần khác thì mạnh ai nấy chống, chỉ còn đa số công chức, binh lính, cán bộ v.v... là theo chính phủ. Người Mỹ tự hào bảo vệ Việt Nam đến gần 10 năm không có kết quả, cũng phải tìm đường thối lui. Hơn nữa chính phủ bên kia là chính phủ cọng sản, một khi họ thắng họ sẽ trả thù với bất cứ giá nào. Nghĩ như vậy nên tôi thà chịu khó ra đi với hi vọng kiếm được một nơi sống yên lành hơn ở Việt Nam hiện tại....
Thật ra trong thời gian đó, cơ quan USAID có lập chương trình cho những ai muốn ra đi, nhưng chờ mãi không thấy tin tức gì, trong lúc bên cơ quan quân sự Mỹ người ta ra đi dễ-dàng. Đến cuối tháng 4, tình hình ngày càng đen tối, biến cố chính trị dồn dập xảy ra, trong lúc ngoài chiến trường, quân đội rút lui, hết mất tỉnh này đến mất tỉnh nọ thì ở Sàigòn đa số dân chúng rất là xôn xao giữa muôn lời đồn đãi. Ai cũng muốn sự việc xảy ra theo ý mình, người muốn ở lại thì dựa vào Hiệp Định Paris, người muốn đi thì viện cớ này cớ khác để ra đi... ai cũng có lý do cả.
Sáng thứ hai 28-4-75, tôi vào Tổng Cuộc Kiều-Lộ chào cờ như thường lệ, nhưng tâm trí bất định, chả còn tha thiết gì với công việc, nên tôi lái xe chạy vòng vòng, chợt thấy trụ sở DMJM ở đường Công-Lý. Tôi dừng xe lại và khi bước vô văn phòng, tôi may mắn gặp ngay ông VanZyl, trước kia làm Trưởng Xưởng Đúc Đà Tiền Áp ở chân núi Rù-Rì, Nhatrang. Sau khi trò chuyện thăm viếng xã giao, tôi tỏ ý muốn di tản (gồm có một vợ và bảy con) được ông ấy nhận lời giúp đỡ làm giấy tờ cho tôi và gia đình di tản bằng máy bay như các nhân viên của hảng.
Đến 11 giờ trưa, điện thoại của tướng Mỹ cho hay tới chiều sẽ có phi cơ dành cho hảng DMJM di tản nhân viên. Tin này loan ra, các nhân viên đều chần chừ, một hồi sau chỉ có ba (3) nhân viên chịu đi, còn lại thì xin đi vào các chuyến sau vì chưa sẵn sàng, nhờ vậy mà gia đình tôi mới được đi dễ dàng.
Đến 4 giờ chiều ông VanZyl cho chúng tôi lên hai (2) xe van đưa vào Tân Sơn Nhất, may không gặp gì khó khăn. Tuy nhiên khi vào cửa sân DAO (cơ quan quân sự Mỹ) tôi vẫn ngồi trên xe vì ngại lính xét giấy tờ bất thần làm khó dễ, vặn Radio nghe tin ông Trần văn Hương đang bàn giao chức vụ Tổng Thống cho Đại Tướng Dương-Văn-Minh, rồi thình lình nghe tiếng máy bay bắn hàng loạt đạn phía dinh Độc-Lập, lúc đó vào khoảng 6 giờ chiều, thiên hạ chạy tán loạn. Trời bỗng kéo mây đen u ám, báo hiệu một triệu chứng bất tường... chỉ một lát sau thì có một Đại-Tá đến cho hay cổng Tân Sơn Nhất bỏ ngỏ, ai muốn về thì về, trong lúc lính Mỹ bọc cả sân bay DAO trong tư thế chiến đấu. Tôi quyết định ở lại chờ máy bay, trong lúc có cả hàng chục gia đình lục tục ra về. Mãi đến 2 giờ sáng ngày 29-4-75 mới được gọi lên xe bus đưa ra phi đạo trong tối tăm ghê rợn vì điện đường, xe cộ đều tắt đèn hết. Lên trên tàu bay người ta ngồi chen chúc giửa sàn phi cơ C123, đuôi há miệng để lính bắn đạn tầm nhiệt chống hỏa tiển.
Lúc tàu bay đến phi trường Clark (Phi Luật Tân) đoàn người di tản được mời vào phi-cảng để Hội Hồng-Thập-Tự săn sóc chu đáo. Đến 4 giờ chiều mới đợi máy bay C141 đi đảo Wake là một hoang đảo đã bỏ không từ 3 năm nay vi bị ô nhiểm do hậu quả của các vụ thử bom nguyên tử. Tới đảo Wake, sở Quan-thuế mới khám xét kỹ càng vì đây là trạm đầu tiên bước vào đất Mỹ.... Tuy nhiên sau đó thì họ cấp phát đầy đủ vật dụng để ăn ngủ....
Trong ngày đầu ở đảo, tôi đến gợi chuyện với đám lính đồng minh Mỹ đang sửa đường sá và được biết họ mới qua đây độ một tuần lễ, sửa tạm  mấy căn nhà bị dột, và chở nước uống tiếp tế cho dân tị nan....  Tôi theo xe họ đến văn phòng ở phía cuối đão để mua một ít nước uống Coca Cola, chợt nhận thấy ở phía góc tường có một máy điện thoại, tôi tò mò nhắc ống nghe lên hỏi có gọi California được không" operator trả lời OK. Thế là tôi lấy sổ tay ra đọc liền số điện thoại của con trai tôi mới học năm thứ hai ở Sacramento. May mắn thay ở đầu dây bên kia, con tôi trả lời nghe rõ từng tiếng một. Cha con tôi mừng rỡ khôn xiết. Đến chiều về nghe tin ông Dương-Văn-Minh đã đầu hàng ngày 30-4-1975, lòng tôi không khỏi chưng hửng, mất hết cả hi vọng.... 
Đến tối ngày thứ 3, gia đình tôi được gọi lên phi trường cho đi Mỹ. Thường từ đảo Wake qua San Francisco chừng 4 tiếng đồng hồ, thế mà nay bay đã hơn 7 tiếng chưa thấy đến. Khi máy bay hạ cánh, nhìn ra phía ngoài toàn là rừng núi, hỏi ra mới biết đây là Fort Chaffee thuộc tiểu bang Arkansas, miền Nam Trung Mỹ. Dân di tản được đưa đến một trại lính, trước thường dùng để huấn luyện địa phương quân, nay tạm xữ dụng làm nơi cư trú cho dân Việt-Nam di tản. Trong trại này có đầy đủ nhà cửa, nhà ăn công cọng, trạm bưu điện, phòng điện thoại, tiệm bán hàng PX, sân quần vợt, sân dã cầu....
Một ban điều hành phần đông là cựu nhân viên USAID ở Viet-Nam, phụ trách việc làm giấy tờ căn cước, khám sức khỏe, an ninh. Ngoài ra còn các cơ quan thiện nguyện kiếm tìm người đở đầu (sponsor) nhận đem dân di tản ra khắp các tiểu bang. Có người chỉ ở trong trại vài ba ngày, có người ở đến vài ba tháng để làm thủ tục bạch hóa an ninh (security clearance). Riêng tôi chỉ mất độ một tháng thì ra trại vì ở Sacramento con trai tôi có liên lạc với giáo sư Tiến sĩ Wayne Burton can thiệp với ông William J. Schemandle, Chủ-Tịch Hội Kỹ sư chuyên nghiệp về tình trạng của tôi.
Ông William đã viết một lá thư kèm theo biên bản của hội California Society of Professional Engineers ngõ lời chào mừng các đồng nghiệp Kỹ sư Việt-Nam, trong đó có đoạn:
Thông cáo ngày 24-5-1975.


"Hội kỹ sư chuyên nghiệp (CSPE) hôm nay thông báo rằng Hội sẽ hành động tích cực để giúp các kỹ sư tị nạn tại tiểu bang California. Việc yểm trợ đã được chấp thuận trong buổi họp thường niên của Hội vào cuối tuần qua tại Las Vegas, Nevada, Hoa kỳ.
Ong William J. Schemandle, Chi Hội Trưởng xác nhận rằng tổ chức này đã chấp thuận một nghị quyết giúp đở các kỹ sư tị nạn hội nhập vào xã hội Hoa-Kỳ càng nhanh càng tốt... Ông nói đã liên lạc với các chức quyền Liên Bang và Tiểu bang để ước định số kỹ sư tị nạn cũng như để biệt phái làm gì trong vấn đề yểm trợ. Ông còn nói rằng Hội Kỹ sư Chuyên Nghiệp sẽ liên lạc với Hội Quốc Gia Kỹ sư Chuyên Nghiệp để biết xem Trung ương cũng như các Hội ở Tiểu Bang khác có giúp được gì trong việc định cư các kỹ sư tị nạn.
Ông Robert J Kuntz, Hội trưởng Điều hành của Kỹ sư Chuyên nghiệp California nói rằng Hội hi vong sẽ mở đường cho các Hội Kỹ Thuật khác giúp đở người Việt Nam tị nạn tại Hoa Kỳ. Ông nói Hội nhận thấy rằng tình trạng công ăn việc làm của kỹ sư hiện nay không tốt đẹp lắm nhưng vì quyền lợi chung của đất nước hiện nay, chúng ta phải xác nhận sự khó khăn của người tị nạn và đưa tay giúp đở những kỹ sư đã bỏ nhà cửa ở miền Nam Việt Nam qua đây tị nạn chính trị. Ông Kuntz còn nói rằng kỹ sư tị nạn sẽ đóng góp tích cực vào sự tiến bộ của quốc gia. "
Với cái thư này, tôi bắt đầu thấy chút ánh sáng ở cuối đường hầm...
Sau khi hoàn tất thủ-tục an sinh xã-hội với cơ quan thiện nguyện IRC (Immigration Resettlement Committee) và đến khi đoàn tụ với con trai của tôi ở Sacramento, việc đầu tiên là đi tìm chỗ cư ngụ cho gia đình. Điều may mắn là con tôi có quen với bà Joliot, có 2 con trai dưới 18 tuổi, ở một mình tại một căn nhà 4 phòng ngủ, bà sẵn sàng ở 2 phòng, còn 2 phòng thì dành cho gia đình tôi ở tạm.
Ban ngày bà đi làm ở Ngân Hàng Sacramento, hai con đi học, tối đến gia đình tôi chen nhau ở phòng khách và 2 phòng ngũ trong nửa tháng mới dọn đi chỗ khác. Xong đâu đấy, tôi đến gặp Hội Kỹ sư Chuyên Nghiệp California theo lời mời trong thư, nhưng qua buổi họp mặt ăn trưa lần đầu tai Hotel Sutter sang trọng, tôi cảm thấy không xong vi Hội cho biết ông Thống đốc Jerry Brown không mấy thiện cảm với phong trào tị nạn, hơn nữa ông ấy đang có dự định sa thải 3000 nhân viên Kiều-Lộ.
Sau thời gian ở Sacramento, tôi chuyển về định cư ở Oakland theo con trai đầu của tôi vừa được nhận vào học năm thứ ba Đại hoc Berkeley, tai một căn nhà 3 phòng bên cạnh hồ Merritt, góc đường Bellevue và đường Grand.
Tiếp đến là vấn đề tim việc. Trong số đồng bào di tản ở vùng San Francisco - Bay Area năm 1975 thì những người trước kia đã từng làm với Bank of America ở Saigon là được tiếp tục thâu nhận vào làm ngay hoặc những kỹ sư đã từng làm với Nha Căn-Cứ Hàng Không thì được hảng Bechtel tuyển vô làm vì gặp đúng lúc hãng này mới trúng thầu lập dự án xây cất phi trường Riyath ở Ai Cập; còn ngoài ra phần đông đều thất nghiệp vì vấn đề tìm việc tùy thuộc không những vào khả năng, ý chí của mỗi cá nhân mà còn tùy thuộc vào tình trạng công ăn việc làm của mỗi địa phương.
Đối với các bạn đã tốt nghiệp hay đã tu nghiệp ở Hoa Kỳ trước đây, vấn đề tìm việc tương đối dễ dàng vì dù sao cũng vượt qua được hai trở ngại về Anh ngữ và chuyên môn. Duy chỉ các bạn chưa dính chút gì về kinh nghiệm ở Hoa Kỳ thì thật là nan giải, nhất là năm 1975 gặp lúc Hoa Kỳ bị khũng hoảng kinh tế (riêng cơ quan Kiều-Lộ California sa thải khoảng 3000 nhân viên trong đó gồm 600 kỹ sư các ngành) nên dân di tản thật khó mà tìm được việc như ý. Do đó ngoài quý vị cao niên thủ phận ở nhà vui thú...với quá khứ vang bóng một thời, hoặc một vài bạn đã đổi qua nghề khác, còn lại đa số các bạn xồn xồn, lỡ ông lỡ thằng đã gặp khá nhiều trôi nổi. Tất cả đều bở ngở trước mọi vấn đề từ việc làm résumé đến interview, thi cử... Một số anh em cho rằng còn nước còn tát nghĩa là trong lúc được trợ cấp thì cứ học lại bằng mọi cách, người thì ghi danh học lấy Master Degree, Ph.D., kẻ thì tự học thi EIT hoặc PE, nhất là học thêm Anh ngữ đối thoại ở các College.
Sau khi dính chút sở học ở Hoa-Kỳ, anh em thường tìm việc qua nhiều ngả hoặc do sponsor và các cố vấn cũ giới thiệu, hoặc qua các cơ quan báo chí, hoặc qua các cơ quan tìm việc địa phương công và tư. Ban đầu, tôi cũng như đa số các bạn di tản khác cứ tưởng làm tờ resume ghi lại trung thực sở học và kinh nghiệm ở Việt-Nam rồi in hàng chục bản, gặp đâu gởi đó, nhưng sau một thời gian không được trả lời hoặc bị từ chối khéo bằng mỹ từ over qualify, khi đó mới thấy bị hố vì các hãng tư cũng như cơ quan chính quyền chỉ tuyển người theo nhu cầu của họ mà thôi, thành thử tôi phải viết lại resume méo mó theo từng trường hợp cho thích nghi.
Sau khi họp với ông William J. Schimandle không có kết quả, tôi liền tìm gặp các cố vấn cũ như cựu Đại tá Ray S. Samuelson lúc đó đã về hưu và đang làm Principal Engineer cho hảng IECO ở San Francisco. Tại đây tôi được giới thiệu cho ông Christensen, Phó Tổng Giám Đốc Công Ty và được phỏng vấn rất lịch sự qua một buổi cơm trưa và sau cùng đề nghị cho tôi một việc làm ở IRAN trong công tác làm đường chung với một công ty Pháp (Joint Venture). Tôi do dự chưa dám nhận lời vì gánh nặng gia đình ràng buộc, mới qua Mỹ chưa đầy 3 tháng không lẽ di tản nửa nên tôi từ chối. Ong Samuelson giới thiệu tôi qua hãng Bechtel. Sau khi hạch hỏi đủ điều, ông Project manager cho tôi hay hãng chỉ cần những người có kinh nghiệm về Căn Cứ Hàng Không mà thôi.
Tôi gởi đơn đi cùng khắp vùng nhưng đến đâu họ cũng bảo ngành Công-Chánh/Kiều-Lộ ở đây lúc này công việc có hơi chậm lại nên không có tuyển dụng thêm kỹ sư. Tôi mới xoay qua đi học thêm môn concrete structures ở UC Berkeley Extension. Trong khi đi học, tôi gởi đơn đến ông Richard E. Gee, một tư chức lâu năm ở Bechtel nhờ can thiệp. Kỳ này Bechtel nhận tôi vô làm với tư cách Civil Structural Engineer tại Bechtel Power Corporation. Tôi vừa làm vừa học, vừa học vừa làm, được hai năm thì hảng bớt việc, đổi tôi qua office khác ở Ann Harbor, Michigan. Tôi từ chối vì muốn ở lại vùng San Francisco cho con cái tiếp tục việc học hành, khí hậu điều hòa, gần bạn bè Việt-Nam cho vui.
Sau đó, tôi thi đậu mấy chỗ nhưng chả có chỗ nào kêu tôi. Thế nhưng tôi vẫn không nản chí, nghĩ rằng còn nước còn tát, bao giờ không kiếm được việc tương xứng sẽ kiếm việc thấp hơn, thế nào cũng phải có. Quyết tâm như vậy cho nên dù tóc đã hoa râm tôi bắt đầu học thêm các môn mới như động đất (seismic), kinh tế kỹ thuật (engineering economic) để chuẩn bị lấy chứng chỉ hành nghề.
Bất ngờ ngày 21-12-78 có điện thoại từ sở Caltrans ở Sacramento gọi đến hỏi có còn muốn phỏng vấn vào làm việc với Caltrans không" Tôi đồng ý ngay, cũng may hôm đó thứ bảy mà tôi lại ở nhà chứ đi chơi thì hỏng mất một dịp may! Thế là vài ngày sau tôi nhận giấy đi phỏng vấn và đậu vô làm Kỹ sư cho Tiểu Bang California, Tổng Nha Vận Tải, ở San Francisco, Khu 4, bắt đầu một cuộc đời công chức mới, với tinh thần thoải mái, có thì giờ lo cho con cái học hành, gia đình an cư lạc nghiệp và xây dựng cộng đồng./.
TRẦN-SĨ-HUÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến