Hôm nay,  

Những Ngày Hạnh Phúc

05/12/200900:00:00(Xem: 166946)

Những Ngày Hạnh Phúc

Tác giả: Yên Sơn
Bài số 2802-1628872- vb7120509

Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, 53 tuổi, cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải Viết về nước  Mỹ 2004. Bài mới là chuyện  người con đi lính Mỹ trở về từ chiến trường Iraq.

***

Chiều thứ Sáu nào lớp võ cũng đông nghẹt học trò! Cái phòng rộng gần hai ngàn năm trăm square feet, bỏ ra một khoảng trống cho phụ huynh ngồi, một văn phòng nhỏ phía trước; hai phòng thay quần áo, hai phòng vệ sinh, một nhà bếp trải hết chiều ngang phía sau, sâu 5 feet; còn lại là khoảng trống không làm sân tập với đầy đủ dụng cụ cần thiết có thể di dời được, vậy mà chỉ còn đủ chỗ cho võ sinh quơ tay múa chân trong sự chật hẹp hữu hạn. Lớp thứ Sáu nào cũng đông vì ngày thứ Sáu là ngày tập đấu! Thời nào cũng vậy, nơi chốn nào cũng thế, dân mình hay dân ngoại quốc cũng chẳng khác gì... Đấu là lãnh vực hào hứng nhất trong tiến trình học võ. Thế mà hai đứa con huấn luyện viên lại xin phép cho nó "đi đưa quà sinh nhật cho đứa bạn thân"!
- Ngày mai, giờ khác có được không"
- Dạ tụi con đi khoảng nửa tiếng về ngay! Tụi con muốn "surprise"... đứa bạn thân muh! Please Ba! Về ngay Ba nha!
- Tại sao phải đi hai đứa"
- Dạ bạn chung của tụi con mà!
- Nó là ai mà quan trọng dữ vậy"
- Con không nói bây giờ nhưng Ba gặp nó rồi!
- Mấy con không thấy học trò quá đông Ba rất cần giúp sao"
- Có mấy huyền đai phụ Ba kìa!
Thấy tụi nhỏ lầu bầu sắp đâm bực mình mà học trò thì nhốn nháo, phụ huynh ngồi chật phòng, hắn đành gắt nhỏ:
- Thôi đi ngay đi rồi về liền nha, đúng là lộn xộn!

*
Đang lu bu với tụi nhỏ, hắn nghe tiếng cửa mở và tiếng đứa con gái la lên:
- Daddy, we re back (tụi con về rồi đây, Ba)
- Còn ở đó mà la, vào giúp học trò ngay đi!
Hắn chỉ trả lời con bé mà không quay nhìn. Tiếng con bé lại kêu lên:
- Ba ơi bạn con chào Ba nè!
Sắp nổi quạu mà cũng quay nhìn. Oh là là... “thằng lính!”
Tự nhiên thấy nó như một người Mỹ to con, oai nghiêm trong bộ quân phục tác chiến rằn ri quen thuộc! Hắn bước như chạy về phía cửa... tất cả mọi người dường như đang chăm chú nhìn cha con hắn, hắn phải chậm lại, dấu tất cả nỗi vui mừng trong tim và từ tốn ôm choàng thằng lính trong vòng tay rất chặt.  Nỗi mừng vui làm nghẹn ngào, hắn cố nói một câu nghe đứt quãng:
- Welcome back my son!
Hắn cảm thấy như muốn nghẹt thở vì vòng tay mạnh bạo của thằng lính! Một tràng pháo tay thật dài của Phụ huynh và học trò nói lời chào đón.
Thằng lính đã ở lại trường chờ hắn đến cuối giờ dạy. Chúng nó lại kêu gọi sự gia nhập của hắn trong kịch bản chào mừng mẹ chúng nó. Hắn vào nhà như thường lệ bằng cửa sau, ngồi tại bàn ăn để nhìn vợ hắn đang lui cui sửa soạn bữa ăn tối cho bố con hắn và chờ màn kịch vui sắp diễn. Thằng lính vào nhà cửa trước, âm thầm đến sau lưng mẹ nó, dường như để tránh cho mẹ nó bị đứng tim nên con bé kêu lên
- Mẹ ơi mẹ xem cái này nè!
Mẹ nó quay lại và đánh rơi những gì đang cầm trên tay, mắt mở to, đứng bất động ngỡ ngàng! Phải đến cả chục giây đồng hồ mới kêu thét lên mừng rỡ: "con", rồi mẹ con ôm chằm nhau trong nghẹn ngào, vui sướng!
Gia đình hắn đang sống trong hồi hộp và chờ đợi từng ngày thằng lính trở về. Cuộc sống vẫn ngày lại ngày qua với những tất bật cơm áo. Bỗng nhiên thằng lính trở về! Dù chỉ là hai tuần nghỉ phép ngắn ngủi cũng đã làm xáo trộn tất cả những bình lặng trong đời sống hằng ngày của gia đình hắn. Sự có mặt của nó đã mang lại một sinh khí mới, một niềm hạnh phúc tuyệt vời, chưa từng có cho cả gia đình! Những tiệc tùng, hội họp, vui chơi không kể giờ giấc của anh em chúng nó và bè bạn đã làm cho vợ chồng hắn theo hụt hơi trong niềm vui và hãnh diện. Ngoại trừ những lần thăm Nội và gia đình các cô chú, hai tuần lễ nó chỉ loanh quanh ở nhà hoặc tụ họp chơi game, xi-nê, ăn uống với mấy người bạn thời Trung học cùng với hai anh em con dì đồng lứa tuổi về từ California ngày hôm sau. Té ra sự xuất hiện đột ngột của thằng lính chỉ là sự đột ngột cho riêng vợ chồng hắn! Rõ ràng mấy anh em chúng nó đã "ăn rơ" với nhau cho Ba Mẹ một sự đả kích ngoạn mục!
Trong bữa ăn tối, mẹ nó hỏi:
- Con muốn ăn món gì ngày mai mẹ làm.
- Dạ món gì mẹ nấu cũng ngon. Suốt lộ trình vận chuyển trong hai ngày liên tục, từ Bagdad qua Kuwait, tới Scotland, về Dallas và ngay cả lúc hạ cánh xuống Houston... con mong ước sớm tới nhà để được ăn cơm nóng.
Dường như có tiếng rên khẽ của mẹ nó vì xúc động! Trong lúc ăn nó kể chuyện có gặp cặp vợ chồng người Mỹ xa lạ, ở phi trường Dallas, xin được mời nó bữa ăn sáng vì họ nói họ rất cảm kích những người đang chiến đấu trong hiểm nguy ở một đất nước xa lạ nhằm bảo vệ sự bình yên, thịnh vượng cho họ cũng như nhân dân Hoa Kỳ! Nó nói lần đầu tiên mới nghe được có người với cái nhìn rất thật tế đúng với quan điểm của nó từ khi cuộc chiến Iraq bắt đầu.
Nghe câu nói này, hắn giơ bàn tay "hi five" biểu đồng tình với thằng lính vì hắn đã và đang nhìn cuộc chiến như là một thế võ tự vệ sau thảm cảnh 9/11. "Nếu bị địch tấn công ta phải đỡ từ xa, nếu để sát người quá có khi vô dụng"; hoặc là "cách phòng thủ tốt nhất vẫn là cách tấn công như vũ bão để địch thủ không đủ thì giờ trả đòn". Có lẽ cách diễn dịch này đã cho hắn sự đồng tình với hai ngài Tổng Thống Bush.
Dù vậy, khi nghĩ về trận chiến năm xưa, hắn không khỏi cay đắng và bi phẫn! Gốc rễ sự sa lầy và thua trận của quân đội Hoa Kỳ ở chiến trường Việt Nam là do những sách lược tồi tệ của đám chính trị "da" rỗng ruột, gây nên lòng phẫn nộ của dân chúng Hoa Kỳ, đưa tới một hậu quả tàn khốc cho toàn dân Việt Nam! Sự hy sinh sinh mạng của năm mươi tám ngàn quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh cùng hàng triệu người Việt hai miền Nam Bắc cho cuộc chiến, vì vậy, trở nên oan uổng! Hắn cầu mong bài học đau thương đó không lặp lại để người dân Mỹ ngẩng cao đầu trong niềm hãnh diện là con dân của một nước siêu cường; để nước Mỹ luôn xứng đáng là quốc gia lãnh đạo trong trận chiến bảo vệ tự do và nhân quyền cho thế giới. Tuy nhiên, cuộc chiến Iraq càng ngày càng có những chỉ dấu tồi tệ, đáng lo! Người ta bắt đầu xôn xao bàn tán về kết quả đau thương của cuộc chiến Việt Nam có thể tái diễn.
Thật sự là hắn có biết thằng lính sẽ được đi phép trong tháng Sáu như trong một mẫu tin ngắn nó nhắn lại sau khi được hỏi bao giờ con về phép: "Ba ơi con nghĩ chắc là trong tháng Sáu trừ phi cấp trên quyết định gây khó dễ cho con, haha!"... Trong thâm tâm hắn nghĩ giá mà nó về phép trong tuần lễ sinh nhật của nó thì hay biết mấy! Thế mà đã gần nửa tháng Sáu, và ngày mai đã là sinh nhật của nó rồi, nó biệt tăm! Những tin tức chiến trận ở Iraq vẫn nhan nhản trên báo hàng ngày, hắn chỉ lo sợ thằng lính có thể bị cúp phép bất cứ lúc nào! Hắn có dọ hỏi hai đứa em nó cũng chỉ ậm ừ! Nói chuyện về chiến trường với thằng lính kể như zero! Cái gì nó cũng bảo không thể nói được! Hắn cũng thông cảm vì ngành nghề của nó nên lâu ngày trở thành thói quen! Lo lắng cứ lo lắng, bận tâm tiếp tục bận tâm mà không thể dò hỏi chi tiết gì được! Một lần cả gia đình đang chuyền nhau điện thoại hỏi thăm nó, bất thình lình nghe tiếng còi hụ inh ỏi và tiếng nói gấp gáp của nó qua phone "Ba, Ba! I gotta go! Xin lỗi Ba, it s an emergency!"... đã làm cho cả gia đình thắt ruột và hắn nghĩ chắc là đơn vị vừa bị bọn du kích tấn công bất ngờ! Sau này có dịp hắn hỏi thăm thì nó lại nói đó không phải là điều bất thường! Chuyện đối mặt kẻ thù vẫn xảy ra bất cứ ở đâu, bất cứ giờ phút nào vẫn như cơm bữa!
Gia đình rất lấy làm an ủi vì thằng lính vẫn thường xuyên liên lạc về gia đình bằng mọi phương tiện có thể được   internet, Instant Messenger, điện thoại. Nếu trong vòng hai tuần lễ không nghe thấy tin tức của nó là cả nhà cứ trông ngóng, quýnh quáng lên! Có một dạo thằng con bặt tin rất lâu, gia đình xôn xao, lo lắng, thay nhau viết thư và tin nhắn. Một hôm, trong giờ nghỉ ở lớp học, hắn mở hộp thư và nhận được thư của nó. Hắn vui mừng chi xiết, đọc ngấu nghiến từng chữ từng câu.

"Ba thương mến, con vô cùng sung sướng để nhận được thư Ba và gia đình. Thư từ của gia đình, cũng như những gói quà thân thương đối với đám lính xa nhà của tụi con bao giờ cũng là món quà vô cùng quý báu. Nhất là những lúc tinh thần và thể chất kiệt quệ! Con nghĩ chắc Ba đã có thừa kinh nghiệm rồi! Con xin lỗi là phương tiện liên lạc ở đây rất khó khăn và thực tế con không có đủ thì giờ! Con luôn luôn nhớ nghĩ đến Ba Mẹ và gia đình kể cả trong giấc ngủ hiếm hoi! Hôm nay con  ăn gian giờ  để viết thư này cho Ba Mẹ và gia đình.
Đời sống và sinh hoạt hàng ngày ở đây, Iraq, thật tình con không biết bắt đầu từ đâu và dĩ nhiên không thể đi vào chi tiết để bảo toàn bí mật quân sự. Mặc dù mỗi ngày có những việc nhất định của một quân nhân chiến đấu phải làm, nhưng cũng rất nhiều công việc cá biệt rất bề bộn và căng thẳng, khó có thể diễn đạt bằng lời nói. Dĩ nhiên thời gian ở đây dường như không đủ để làm tất cả những công việc cần thiết. Mỗi ngày đều làm việc cật lực từ 16 đến 20 tiếng đồng hồ; nào là canh phòng cẩn mật, nào là hành quân, thu lượm và phân tích tin tức tình báo, viết tường trình cho sở, lau chùi vũ khí, tắm rửa, giặt giũ, ăn uống gấp gáp... nếu ngày nào con ngủ được 5 tiếng đồng hồ, dù với những cơn ác mộng, thì đó là niềm hạnh phúc vô biên! Mọi người phải tìm cách làm việc và làm việc để tránh áp lực và căng thẳng.
Cuộc sống không hào nhóang, không nổi bật như mọi người tưởng đâu, nếu không nói có nhiều lúc cảm thấy trống trải, mệt mỏi lẫn bi quan! Dù vậy, Ba đừng hiểu lầm con. Con bao giờ cũng muốn chu toàn trách nhiệm và nổ lực phấn đấu để làm việc cần làm và giữ vững tinh thần để tin rằng binh sĩ và quân đội Hoa Kỳ đang tận lực giúp nhân dân Iraq có được tự do, no ấm; giúp đất nước Iraq vãn hồi hòa bình trong an ninh trật tự và thịnh vượng! Mặc dù trong thực tế, đôi khi rất khó để lạc quan vì trong dân chúng không rõ bạn thù và một số người trong chúng con cũng có những hành động cẩu thả vô trách nhiệm! Trong mọi tình huống, điều con có thể nói một cách an toàn là những kinh nghiệm trải qua đã làm cho con cay đắng và một chút ngờ vực (all in all, I can safely say that the whole experience has made me bitter and a bit of a cynic). Con hứa sẽ tìm cách gọi điện thoại cho Ba Me. Con rất vui mừng sửng sốt, mà con chắc Ba Mẹ cũng vậy (!), vì con mới được biết là tất cả quân nhân đang phục vụ trên chiến trường Iraq bị triển hạn thêm ba tháng! Vậy mà trước lúc lên đường thượng cấp còn dõng dạc hứa hẹn  chúng tôi bảo đảm thời gian phục vụ chiến trường của các bạn không quá một năm . Bây giờ con đã biết là không nên tin tưởng những gì người ta hứa hẹn, chỉ có thể biết chắc khi việc đó đã xảy ra rồi! Nhưng Ba ơi! Ba cũng biết rồi  người ta không sợ thua trận chiến quân sự ở đây mà chỉ sợ thua trận chiến bên nhà!  Hay nói khác hơn, quân đội Hoa Kỳ không thể nào thua trên chiến trường mà chỉ sợ thua từ trong hậu tuyến! Truyền thông báo chí chỉ thổi phồng những điều bất lợi trong khi có quá nhiều thành quả thì không thấy nhắc đến! 


Ba ơi con rất nhớ Ba Mẹ và các em mỗi ngày. Con hy vọng sẽ được về phép thăm gia đình sớm. Ba Mẹ đừng quá lo cho con vì ở đây tụi con phải ngủ với đôi mắt mở rộng và không khi nào ra khỏi cổng nếu không cùng đi với đơn vị có trang bị hỏa lực hung hậu cả!
Thằng lính.

Con ơi! Con có biết những điều con viết trong thư của con là những thực tế oan nghiệt, phũ phàng cho đất nước của Ba hơn ba mươi hai năm về trước không!"
Nhớ mùa lễ Tạ Ơn năm trước, gia đình hắn nhận được một đoạn phim ngắn của thằng lính qua "youtube". Không nói thì ai cũng biết là gia đình cảm kích biết bao khi thấy được đứa con thân yêu qua video webcam.  Không biết vì bản tính hề của nó hay hoàn cảnh không cho phép nên nó chỉ nói chuyện bằng cách viết từng hàng chữ trên giấy cứng. Mỗi bản nó chiếu đủ giờ cho đọc rồi thay ngay bản khác. Từng bản lần lượt: "Con chào Ba Mẹ và gia đình", "Con vẫn khỏe", "happy thanksgiving Ba Mẹ và các em", "con biết nhà mình sắp ăn gà tây", "Con chỉ nhớ món ăn của Mẹ nấu", "con nhớ cơm nóng dẽo của người Việt", "bây giờ là 2g sáng, mọi người đang ngủ", "chỉ có lúc này con mới có giờ", "thời tiết ở đây rất nóng", "nghe nói mùa hè có thể hơn 120ỉ%F", "quân phục và thiết bị nặng phải mang suốt ngày", "con chỉ mới vừa thay quần áo", "con phải đi ngủ ngay bây giờ", "con chào Ba Mẹ và các em", "chúc mọi người bình an", "thằng lính". Xong nó nhe răng cười, làm mấy cử chỉ hề rồi biến mất! Cả gia đình ngồi lặng đi một lúc lâu khá lâu vì vẫn còn xúc động về những câu viết của thằng lính. Và đó là lần duy nhất gia đình nhìn được mặt nó kể từ ngày ra đi! Trông nó gầy rạc, mặt rám nắng nhưng dáng vẻ khỏe mạnh cũng yên lòng. 
*
Ngày vui bao giờ cũng qua mau! Quay qua quay lại đã hết một tuần! Thật sự những ngày qua thời gian đi như bay! Những tiếng nói cười rộn rã của lũ trẻ, sự lui tới tấp nập của bạn bè thằng lính cho hắn sống lại những cảm giác năm xưa những lần về phép! Hắn mỉm cười và có chút ân hận là "năm xưa" hắn đã tệ quá so với thằng lính bây giờ! Những lần hắn đi phép thường là đàn đúm với bạn bè, sáng say chiều xỉn đã làm buồn lòng không ít cho cha mẹ, anh em! Hắn hay so sánh hai môi trường, hai hoàn cảnh, hai thế hệ để tự an ủi phần nào.
Cuối tuần lễ đầu tiên là đám cưới của Jason White, bạn thân của thằng lính và cũng là võ sinh cũ của hắn. Tụi nó đã quen nhau từ thời trung học đệ nhất cấp. Jason đang là giảng sư đại học Rice và cô vợ sắp cưới lại là con của một người Việt Nam gốc Trung Hoa, là một bác sĩ trong tương lai rất gần. Cô dâu không nói được tiếng Việt trong khi Ba Mẹ cô ấy nói rất sành sõi! Mãi sau ngày cưới hắn mới biết là chúng đã ước hẹn với nhau, thằng lính sẽ làm phụ rễ chính và đám cưới sẽ xảy ra khi thằng lính về phép. Vì là chỗ thân tình nên gia đình hắn cùng với thằng con tất bật với đám cưới như một phần tử của gia đình. Bạn bè của chúng, một số lại là võ sinh cũ hơn mười năm qua, hoặc là những đứa đã nhiều lần lui tới nhà hắn, nên buổi tiệc cưới của Jason cho hắn cái cảm nhận thân tình trong không khí tưng bừng và vui nhộn. Đã lâu lắm hắn không uống được nhiều rượu như buổi tối hôm đó, hắn cụng ly liên tục với đám trẻ. Có lẽ chúng nó rất ngạc nhiên để thấy được phía bên kia của một võ sư nghiêm khắc! Trong lúc mọi người chúc tụng Jason, hắn tới bên thằng lính định hỏi bao giờ tới phiên con; thằng lính dường như đã cảm nhận nên cười nói:
- Ba, I know what you re gonna tell me but don t even think about it! (con biết Ba sắp nói với con điều gì nhưng chớ có nghĩ đến điều đó Ba ơi!)
Những ngày kế tiếp lũ chúng nó kéo nhau đi biển sớm, đi café khuya, đi ăn chỗ này, đi tiệc tùng chỗ khác. Vợ chồng hắn không tham dự vào những cuộc vui bên ngoài vì muốn chúng nó có dịp chơi đùa với nhau thoải mái. Những lúc nó ở nhà trò chuyện với hắn, hắn đều muốn hỏi những sinh hoạt hàng ngày của nó ra sao nhưng đều bị từ chối một cách khéo léo. Sau vài ba lần như vậy, thằng lính nói:
- Ba ơi con muốn có hai tuần nghỉ phép thật an bình với gia đình và bè bạn; chuyện chiến trường con đã dứt khóat bỏ lại sau lưng một khi con ngồi được trên phi cơ đi phép. Có điều này con muốn nói cho Ba biết trước để Ba chuẩn bị tinh thần, và chỉ nói cho Ba thôi! Theo lịch trình đơn vị của con sẽ trở về Mỹ vào tháng giêng 2008; và sẽ phải lên đường đi chiến trường Afghanistan, sau khi nghỉ ngơi sáu tháng! Mỗi lần đi như vậy ít nhất là một năm! Kỳ hạn giải ngủ của con vào tháng 11, 2008! Như vậy, ít nhất con còn phải ở trong quân đội cho đến khi hoàn thành đợt chuyển quân thứ hai!
Rồi thằng lính bật cười nói tiếp:
- Quân đội đã tốn khá nhiều tiền và công sức huấn luyện cho ngành nghề của con thì làm sao con được giải ngũ dễ dàng vậy Ba há! Con đã dự định vào tháng 11 năm sau, khi ra khỏi quân đội, con sẽ tiếp tục việc học cùng với Bảo-Quốc; hai anh em cùng học với nhau, con chắc sẽ có kết quả tốt sớm hơn dự đinh... nhưng bây giờ mọi toan tính chắc phải hoãn lại thêm một thời gian nữa, nếu không có gì thay đổi khá hơn!
*
Hắn giật mình tỉnh giấc bởi những tiếng động và tiếng nói cười của lũ con và bạn bè của chúng. Đêm qua hắn đi ngủ rất muộn mà chúng nó vẫn còn thức chơi games với nhau. Wow! 3 đứa con và 6 đứa bạn thi nhau thức đêm! Thỉnh thoảng những trận cười bất chợt trong đêm làm hắn choàng tỉnh giấc để sung sướng biết rằng thằng lính của hắn vẫn đang an toàn trong tình thương yêu của gia đình và bè bạn. Cũng giống như hai anh chị em con dì không muốn rời tay vào buổi chiều hôm qua khi phải lên phi cơ trở về. Lũ nhỏ như cố bám víu vào những phút giây cuối cùng của hai tuần lễ nghỉ phép của thằng lính. Cũng như lũ nhỏ, hai tuần qua là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của hắn và gia đình. Đêm nào hắn ngủ cũng rất ngon giấc, bữa ăn nào cũng rất ngon miệng trong tiếng nói cười rôm rả của mọi người! Hai tuần lễ vụt qua như giấc mơ và sáng nay thằng lính phải lên đường sớm để trở lại đơn vị ở chiến trường Iraq mù xa!
Sương buổi sáng phủ mờ cả rừng thông Kingwood. Vạn vật vẫn còn chìm đắm trong giấc ngủ uể oải đầu hạ, kể cả mấy cành hoa điệp ngậm đầy sương, nhô ra dửng dưng trên lối đậu xe bên hông nhà! Ba chiếc xe rời chỗ đậu lầm lũi đi về hướng phi trường. Hắn lại liên tưởng đến "những chuyến đi về" năm xưa mà nhớ thương vô vàn về người cha yêu quý giờ không còn nữa! Lòng buồn bã rưng rưng nhưng hắn cũng thấy an ủi vì nghĩ đến Mẹ hắn vẫn còn khỏe mạnh đang sống chung với chú em út chỉ cách gần một giờ lái xe. Trong thâm tâm hắn gọi thầm "Mẹ ơi con thương Mẹ lắm"! Phải, trong ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: "nuôi con mới biết lòng cha mẹ". Câu nói này đâu xa lạ gì với hắn, nếu không nói hắn đã thuộc nằm lòng, nhất là kể từ lúc thằng lính, đứa con trai lớn, chào đời, vậy mà ngay lúc này nghe thấm thía vô cùng! Thiếu gì chuyện con người ta đã biết, đã được dạy nhưng chỉ như con vẹt thuộc lòng câu nói đầu môi, đợi đến khi chính bản thân trải nghiệm mới thấy ra thì nhiều thứ cũng đã muộn màng! Thế mới biết kinh nghiệm bản thân bao giờ cũng là vốn liếng quý báu mà học lực khó có thể thay thế được.
Sau khi gửi xe, tất cả mọi người lục tục theo chân thằng lính vào phòng soát vé. Nhìn lũ nhỏ dã dượi, mắt đỏ ngầu như có những hạt sương làm nặng đầu cánh lá, hắn không nghĩ là lũ nhỏ xúc động vì cảnh kẻ ở người đi mà có lẽ vì thiếu ngủ đêm qua, hay là sự tương lân với hai đứa em của thằng lính thỉnh thoảng quay đi để dấu những giọt chia ly lăn dài trên má! Những đứa này là bạn thân của thằng lính và em gái của nó từ thời trung học cho đến giờ, cả nam lẫn nữ. Nhóm trẻ tuổi trước mắt, trừ thằng con trai út của hắn vừa xong trung học, có đứa đã thành đạt với công việc và địa vị vững vàng trong xã hội; đã là giáo sư đại học nổi tiếng, là những kỹ sư giỏi của các hãng xưởng trong vùng... còn thằng lính thì chọn xông pha lửa đạn... thế mà chúng vẫn có nhau, vẫn rất thân thích với nhau. Nhớ trong dịp sau Tết vừa qua, chúng nó đã cùng nhau mang đến tặng cho vợ chồng hắn chậu hoa lan tươi đẹp kèm theo tấm card viết: "we all thankful and appreciate you both and your family for giving us love and care as your own children ever since" (chúng cháu rất biết ơn và trân quý hai bác cũng như gia đình vì lúc nào cũng thương yêu và đối xử tốt với chúng cháu như con cháu trong nhà).
 Hắn nhìn chừng mẹ thằng lính... ô kìa! Đêm qua thấy nàng ngủ say mà sao mắt cũng đỏ hoe! À thì ra nàng vẫn chỉ là một trong những bà mẹ đoan hậu với tấm lòng thương con bao la như biển thái bình! Wow thằng con yêu lại sắp phải xông vào sương gió hiểm nguy, nơi mà bậc làm cha mẹ không thể đăt chân tới, hỏi ai không buồn, không thương, không lo lắng, không bất an! Hắn chợt rùng mình rồi tự nguyền rủa vì một ý nghĩ đen tối thoáng hiện trong cái đầu óc trở trăn "biết đâu... biết đâu... trời ơi suy nghĩ gì mà dại dột hết sức, ngu dại hết biết!"  Hắn chợt quay qua nhìn con, mở rộng vòng tay ôm chặt thằng lính vào lòng. Hắn thuộc vào dạng người cao ráo mà khi đứng với thằng lính chỉ mới khỏi đầu vai! Ai bảo là dân Việt Nam bé nhỏ! Có lẽ cuộc sống kham khổ quá, thiếu thốn quá nên con người không thể phát triển nỗi, thế thôi! Hắn cố gắng nói cười tự nhiên để không vẽ thêm chi tiết vào bức tranh chia ly buồn não nuột.
Thằng lính cố ngồi lại với mọi người cho tới giây phút cuối mới vội vã chạy vào cổng an ninh. Mọi người nhìn theo cho tới khi bóng nó mất hút bên trong trạm kiểm soát. Hắn chờ đợi bàn tay vẫy của thằng lính trước khi không còn nhìn thấy; nhưng không, nó đã không một lần quay nhìn lại! Ai mà không ghét cảnh chia ly! Hắn đứng yên, hụt hẫng trong khoảng trống mất mát to lớn! Vừa quay lại đã bắt gặp vòng tay của mẹ nó với đôi mắt mọng nước và câu nói mỏng manh nghe thảng thốt "con đã đi rồi hả anh"!
*
Trên đường về buồn tênh! Hai đứa em ngồi băng sau lặng yên không một tiếng nói cười như những ngày qua. Hắn biết mọi người đang buồn lắm như tâm sự của hắn lúc bấy giờ! Hắn cũng nghĩ thằng lính chắc đang cảm thấy cô độc dữ lắm như tâm trạng của hắn trong những ngày tháng năm xưa khi phải trở về đơn vị sau những ngày nghỉ phép ngắn ngủi. Lòng hắn dào dạt niềm thương yêu vô bờ. Thương nhớ mẹ cha, thương cho hắn ở một thời bão nổi, thương cho thằng lính xông pha nơi chiến trường xa lạ!
Về tới nhà thấy nhà trống trải quá! Đứa con trai út rút vào phòng ngủ; vợ hắn và đứa con gái loay hoay một lát lại muốn đi làm. Có lẽ họ không muốn nhìn căn nhà trống vắng chỉ tạo buồn lòng thêm. Trước khi rời nhà vợ hắn còn nói "anh ở nhà an ủi con trai nhỏ nha anh".
Hắn pha ly cà phê phin, để nó rơi từng giọt thánh thót trên chiếc bàn sân sau, dưới chiếc dù che nắng, ngồi lặng ngắm cỏ cây với muôn ngàn hình ảnh những ngày qua để luyến tiếc và xót thương thằng lính! Lòng lại dạt dào tưởng nhớ người cha! Cha ơi! Năm xưa... làm sao cha đã có thể "handled" được sự vắng mặt của ba đứa con trai đầu cùng một lúc trên ba chiến trường hung hiểm khác nhau!" Hắn thật sự ước ao phải chi Ba còn sống, ở bên hắn ngay lúc này, chắc chắn hắn sẽ sà vào lòng Người như bé thơ để cảm nhận tấm lòng trời biển!
YÊN SƠN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,060,116
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Đây là bài viết cho năm mới của ông.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Nhạc sĩ Cung Tiến