Hôm nay,  

Câu Chuyện Mùa Tạ Ơn

26/11/200900:00:00(Xem: 783965)

Câu Chuyện Mùa Tạ Ơn

Tác giả: Phan
Bài số 2795-1628866- vb5112609

Mùa Lễ Tạ Ơn của người Việt tại Mỹ năm nay được đánh dấu bằng cuộc hành trình tạ ơn do một cựu chiến binh hai dòng máu Mỹ-Việt thực hiện. Thêm một lần, mời đọc bài viết của Phan viết về Nguyễn Thơ Sinh. Tác giả là một nhà báo tại Dallas. Ông từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, và hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ, đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Hình bên, Nguyễn Thơ Sinh, trên đường  đi bộ xuyên nước Mỹ, gặp một ông Mỹ già. Và 2) Tới đích tại San Diego,  được chào đón bởi một phụ nữ Mỹ.

*

Tôi cố gắng chụp tấm hình ngược nắng chiều ngoài biển nên bỏ mọi chuyện ngoài tai vì biết chưa chắc mình đã được toại nguyện, nhưng chuyện lọt vào tai còn tệ hơn tác phẩm của tôi. Người phụ nữ đồng hương phân trần với bà bạn, "cái thằng Mỹ kia nó nói, đi về quê tụi bay hết đi…"
Gió biển lồng lộng, sóng biển rạt rào… không nghe thêm được. Chỉ đứng nhìn theo tay chỉ của người phụ nữ và thấy được lưng người thanh niên Mỹ đang rời xa những người Việt Nam ngoài bãi biển. Không biết sau lưng việc chính phủ Mỹ chấp thuận chương trình H.O, ODP, Con lai… tấm lưng chính phủ Hoa Kỳ có giống người thanh niên Mỹ đang khuất dần, biến mất trong đám đông, đi về đâu" Một cá nhân, một ý nghĩ không phải là tất cả. Tôi chỉ nghĩ đến đó trong hiện tại bẽ bàng vì tôi đến đây không phải để nghe những lời phân biệt, sự đố kỵ và lòng ích kỷ.
Bạn tôi đến hỏi thăm hai người phụ nữ. Sau đó, cô kể lại với tôi, "Hai dì cho biết, người thanh niên Mỹ đó kỳ thị Việt Nam. Anh ta thấy đông người Việt ra biển chiều nay, cờ quạt rợp trời để chúc mừng Nguyễn Thơ Sinh hoàn thành "Hành trình xuyên lục địa". Chắc anh ta mất một buổi chiều yên tĩnh ngoài biển hay sao đó nên nói lời không hay, làm mấy dì Việt Nam buồn lòng, anh ta cũng sợ rắc rối nên bỏ đi…"
Tôi mệt lắm rồi, đã hai ngày theo anh chàng đi bộ Nguyễn Thơ Sinh lòng vòng San Diego. Giờ này, chỉ muốn ngả lưng xuống bất cứ đâu. Nhưng cứ phải cầm lái cái xe mướn để trở về quận Cam dự buổi họp báo tổng kết "Hành trình xuyên lục địa" của Sinh tại hội trường Việt Báo đang chờ đợi. Bà Thơ gọi chừng chừng xem chúng tôi đã đến đâu" Băng ghế sau xe, Randy hát vọng cổ cho anh chị em bớt mệt và đói. Tôi thương các bạn trẻ này vì họ cũng lao đầu vô những việc xã hội bằng hết cả hăng say của tuổi trẻ, rồi xong việc, vác xác về nhà ngủ miệt mài đến mấy hôm.
Tuổi trẻ là sôi máu và dễ giận, anh bạn Mỹ chiều nay làm mất vui một buổi sinh hoạt cộng đồng của người Việt San Diego chỉ vì chưa hiểu người Việt đã vội buông lời. Anh không thấy những người Mỹ nhỏ lệ với Nguyễn Thơ Sinh, anh không thấy những cựu quân nhân Hoa Kỳ mà Sinh đã gặp trên hành trình xuyên lục địa, tại San Diego đối xử với Sinh như con của họ. Phần chú bác cựu quân nhân VNCH thì tôi nhớ lời chú Hải, cựu hải quân ở San Diego, "Thấy Sinh nó làm được một việc ý nghĩa thì tôi tiếc gì mà không giúp nó." Chú chạy ngược chạy xuôi với cộng đồng, các hội đoàn Việt-Mỹ tại San Diego để lo việc cho Sinh. Cô Hải ở nhà lo cơm nước, chỗ ngủ cho cả đám bạn Sinh đi theo ủng hộ. Hai hôm nay còn thêm hai mạng báo chí bên Dallas qua. Cô chú dốc lòng đã đành, trong hoàn cảnh hai ông bà đang thất nghiệp mới áy náy…
Chúng tôi đến San Diego trong mùa tạ ơn và được đồng hương đối xử như người nhà. Duyên nợ đồng hương bên Cali nên anh Trần Dạ Từ dưới quận Cam cũng móc túi ra lo khoản đãi cho bữa họp báo sắp diễn ra. Mùa tạ ơn, nói sao cho hết những tấm lòng. Anh Nam Lộc bay còn hơn chim trời để về họp báo, bà Thơ uống thuốc thay cơm cũng bay về quận Cam với Sinh… Tôi vừa lái xe vừa nghĩ đến đồng hương để quên mệt. Nhớ gương mặt những thiếu sinh quân chiều qua, ái mộ anh Sinh như thần tượng của chúng. Chiều qua còn có bà chị đi ủng hộ Sinh rồi xỉu ngay giữa buổi lễ, phải gọi xe cấp cứu đưa đi bệnh viện… Quá nhiều diễn biến trong hai ngày qua, nhưng thu xếp sao cho Sinh được vui trọn vẹn là ý chung của mọi người. Anh ta đáng được hưởng tình thương mến thương của cộng đồng sau hành trình gian khổ để nói lên phần nào tấm lòng ăn trái nhớ người trồng cây của người Việt Nam.


Đêm về viết bài tường trình, soạn mớ ảnh để gởi về toà soạn. Tôi gặp lại loạt ảnh chiều nay trên bãi biển, rất nhiều tấm bị trùng. Tôi chụp ảnh hay quay phim. Có khi cầm máy nhưng chỉ bấm đúng một tấm để làm báo, nghề này chụp nhiều hình là tự làm khổ mình vì khi lên báo, không biết bỏ tấm nào, chọn tấm nào. Cứ như ông Thị trưởng thành phố Garland, Ron Jones, thì quá dễ, ông già từ nhỏ nên không già hơn, không cần chụp hình bốn mùa vì mùa nào cũng già như nhau. Ong phát biểu năm nay nhưng lấy hình 2 năm trước bỏ lên báo ông cũng không biết thì ai biết! Ngược lại đôi khi bấm không tự chủ với những hình ảnh đi ra ngoài khuôn khổ báo chí, những hình ảnh nói lên biết bao điều như chiều nay trên bãi biển San Diego, khi Sinh đến đài tưởng niện dã chiến được cựu quân nhân Mỹ dựng khiêm nhường nơi gió cát phù du… Sinh cúi chào, tưởng niệm những người đã khuất. Sau lưng anh, trong đông đảo đồng hương và người bản xứ tham dự, người phụ nữ Mỹ ôm chặt người phụ nữ Việt Nam vào lòng. Có thể là hai người vợ lính Việt, lính Mỹ gặp nhau đây, những đồng cảm, chia sẻ thay vì những hận thù đại loại… vì quê hương bà mà chồng tôi đã hy sinh bên chiến trường Việt Nam! Người phụ nữ Mỹ có quyền hận thù người Việt như anh thanh niên ban chiều giận dỗi, nói một câu đau xé lòng nhau cũng không trách bà ta được... Nhưng bà lau nước mắt cho bà bạn Việt Nam. Tôi bấm máy theo phản xạ tự nhiên chứ hình ảnh đã đi thẳng vào viết về nước Mỹ.
Nước Mỹ, có người cho là thiên đàng, người cho là địa ngục, kẻ chảnh chữ còn bày ra cụm từ, "thiên đàng của tuổi trẻ, địa ngục của tuổi già" Cuộc sống là thiên đàng hay địa ngục hoàn toàn tùy thuộc vào nhân sinh quan tiếp nhận thế giới quan không thay đổi được. Ta muốn nắng chiều nay nhưng trời đổ mưa, đi xem con nít tắm mưa cho vui hay tự tử vì mưa buồn, hoàn toàn do ta quyết định. Nước Mỹ có trước người Việt tỵ nạn nên người Việt tỵ nạn liệu cơm gắp mắm, nhập gia tùy tục… người Việt nhiều kinh nghiệm sống mà sống không nổi trên nước Mỹ thì đã không còn là người Việt. Nước Mỹ có đáng cho một người Việt Nam đi bộ tới chảy máu chân để cảm ơn. Nếu chúng ta tìm ra được một quốc gia trên thế giới đón nhận người tỵ nạn cộng sản vô vụ lợi, tạo cơ hội cho làm lại cuộc đời dễ dàng hơn nước Mỹ thì Sinh chảy máu chân là việc có ý nghĩa.
Người Mỹ đâu phải thánh thần mà luôn luôn đúng. Nhà tù trên nước Mỹ ngốn kinh phí chính phủ khủng khiếp như quốc phòng. Một người tù đang bị giam giữ trong nhà tù Califonia, chính quyền tiểu bang phải chi phí cho họ là 38,000 đô la/ năm. Đó là lý do anh ta kiếm cớ ở tù sau khi mãn hạn tù vì ở ngoài thì anh ta không kiếm nổi 38,000 đô la/ năm để sống. Cuối cùng là nhà tù vẫn tồn tại, nhưng người tù tại Cali vẫn không chết đói như người cựu sĩ quan quân lực VNCH đi tù cải tạo. Người Mỹ đối xử với người phạm pháp còn tử tế hơn người quản giáo đối xử với tù nhân cải tạo sau 1975. Cảm ơn người Mỹ là Sinh đã làm được việc đúng đắn thứ hai, ít nhất đối với Cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
Vinh danh, tri ân quân đội Hoa Kỳ có đáng không" Nhìn lại lịch sử thế giới, nước Mỹ chỉ có cuộc chiến tranh Nam-Bắc Mỹ duy nhất. Ngoài ra, chẳng ai đánh tới được nước Mỹ, nhưng quân đội của họ vẫn chết từng ngày trên các chiến trường thế giới, Nghĩa trang Normandy bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, 58,000 lính Mỹ đã chết trong chiến tranh Việt Nam… Nhìn về lịch sử thì người lính Hoa Kỳ thật sự là người chiến sĩ bảo vệ tự do trên toàn thế giới, họ ngã gục để chống lại những chủ nghĩa độc tài. Tri ân họ là lời thơm thảo theo gió anh linh mùa tạ ơn.
Nếu ai cũng bình tâm để thấy ý nghĩa của việc Sinh làm là duy trì, bảo tồn tinh thần trọng nghĩa của người Việt Nam. Lòng biết ơn không bao giờ gây ra chiến tranh, thù hận, phân biệt để hủy diệt nhau. Người thanh niên Mỹ kia sẽ lớn để nhìn lại mình, nếu có thêm sự giao thiệp mà phía Việt Nam chủ động cho người Mỹ hiểu về người Việt Nam thì sự phân biệt của anh sẽ chìm vào đám đông, tan loãng vì đây là xã hội Hợp Chủng Quốc. Trách người không bằng trách mình trước là không làm cho người hiểu mình.
Mùa Tạ ơn đến gần, không gì hơn dành ra phút lắng lòng để cảm tạ những gì đã nhận. Với người Việt hải ngoại, dâng lên một lời cầu nguyện, lời chúc phúc bình an không làm cho vong linh chiến sĩ Hoa kỳ thơm hơn trên những ngọn đồi tưởng niệm vì từ khi vác súng ra đi, đến những địa danh trên toàn thế giới, họ đã chấp nhận việc "trả giá cuối cùng" cho tự do cho toàn nhân loại.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,384,021
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến