Hôm nay,  

Cám Ơn Tình Người

25/11/200900:00:00(Xem: 166855)

Cám Ơn Tình Người

Tác giả: Nguyễn Thi
Bài số 2793-1628864- vb4112509

Tác giả là cư dân Bắc California, đã nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008 với nhiều bài viết giá trị về nhà trường và gia đình. Bà hiện là một Facilitator -giúp  hướng dẫn những buổi học thảo nói về hệ thống học đường tại California. Sau đây là bài viết đặc biệt dành cho Lễ Tạ Ơn đang tới.

*

- Cám ơn mẹ giúp con làm bài.
- Cám ơn bố chở con đi ăn.
- Cám ơn ông bà kể chuyện cho cháu nghe...
Mỗi ngày tôi nghe tiếng cám ơn từ các con trong gia đình, ở nhà của bạn bè người thân, nhưng ít khi tôi nghe được tiếng cám ơn từ người lớn đối với con cháu của họ.  Có phải người Việt quen nhận lời cám ơn từ những người nhỏ hơn mình hoặc vì tuổi tác hoặc vì chức vị trong xã hội nên họ không cần đáp lời cám ơn lại"  Chắc chắn là không, vì tôi thấy khi đối xử với người Mỹ ở bất cứ lứa tuổi nào, người Việt ta vẫn luôn mở lời cám ơn ríu rít.
Con tôi được sinh ra tại Mỹ nên từ nhỏ đã quen với nếp sống ở đây.  Có lần tôi dẫn cháu đi sinh hoạt những lễ hội Việt Nam trong vùng để biết thêm về phong tục người Việt. Lúc về nhà cháu thắc mắc không biết tại sao người lớn không biết nói cám ơn. Tôi hỏi trong trường hợp nào thì cháu nói khi có mấy em nhỏ đem đĩa thức ăn tới thì không thấy ai nói cám ơn cả.
Cám ơn là cái chi chi"
Dựa theo tự điển Oxford, khi nói tiếng cám ơn là ta bày tỏ lòng biết ơn của ta đến một người nào vì người đó đã làm một việc gì cho ta.
Thông thường người Mỹ hay trả lời "You re welcome" (không có chi) sau khi ai đó nói cám ơn.  Các trẻ em Việt đôi khi thấy lạ khi chúng cám ơn "Thank you" mà không thấy người Việt (ngay cả người thân) không chịu nói "You’re welcome". Đặc biệt hơn nữa là những em đã được cha mẹ dặn dò truớc khi về thăm Việt Nam là người Việt bên ấy rất kính trọng người lớn tuổi và các em cần lễ phép với mọi người.
Khi các em về thăm quê hương thì các em rất dễ bị va chạm thực tế phũ phàng. Ai nấy đều nhìn các em bằng cặp mắt soi mói, không chào hỏi như người Mỹ mỗi khi gặp thường nói "Hello".  Khi mua vé, mua thức ăn, đi chợ, hình như vấn đề xếp hàng theo thứ tự trước sau không còn nữa mà mạnh ai nấy lấn. Khi nhận được món hàng hoặc tiền thối lại thì mọi người nhìn em chăm chăm khi em nói cám ơn theo thói quen.  Tiếng cám ơn hầu như không thấy trên đầu môi chót lưỡi nữa mà thay vào đó chỉ là những chữ ĐM đệm cho mỗi câu.  Đó là điều được kể lại bởi một số em theo gia đình về thăm người thân hàng năm mỗi lần khoảng một đến hai tháng hè.  Tôi cũng có nghe vài người bạn nói như thế nhưng chưa kiểm chứng được vì tôi rời Việt Nam từ năm 75.

"Lời nói không mất tiền mua,
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."
Ông bà ta đã để lại cho con cháu cả một kho tàng ca dao tục ngữ dễ nhớ, nhằm răn dạy chúng ta làm người phải biết lễ, nghĩa, trí, tín.  Tôi không thấy người Mỹ có kho tàng ca dao phong phú như ta, nhưng từ trẻ đến già họ đều có tính thân thiện và hay giúp người, dù họ giàu hay nghèo. 
Người Mỹ đã "dạy con từ thuở còn thơ".  Họ dạy các em biết tự mặc áo quần, xỏ giầy, giúp đỡ cha mẹ việc nhà như thu xếp các đồ chơi vào thùng, xếp khăn và dọn bát đĩa ra bàn cho bữa ăn điểm tâm hoặc bữa chiều. Ngay cả những khi khách đến thăm, các em cũng được ngồi chung bàn tiếp chuyện với người lớn, và khi các em nói chuyện mọi người đều lắng nghe chứ không như gia đình Á châu khi người lớn đến thăm là những em nhỏ phải ở nhà trong không được ra phòng khách.  Những lúc các em làm việc này người lớn luôn miệng "Cám ơn" và các em đáp lại "Không có chi."
Ngay trong trường tiểu học (lớp mẫu giáo - lớp 6), các em đã được khuyến khích làm những công tác thiện nguyện như: thu thập đồ chơi, thực phẩm bằng đồ hộp vào mỗi dịp lễ Giáng Sinh cho những gia đình có mức thu nhập thấp, dạy kèm các bạn học còn yếu về một môn học nào đó, giữ cho sân trường được sạch sẽ sau mỗi bữa ăn trưa, mở và đóng cửa xe của phụ huynh trước và sau giờ học để việc đưa rước học sinh được an toàn và nhanh nhẹn. 
Tại thành phố tôi ở, những học sinh trung học đệ nhất cấp (lớp 7, 8) cần phải làm 12 tiếng đồng hồ thiện nguyện trong trường học hay trong cộng đồng, còn học sinh đệ nhị cấp (lớp 9, 12) phải làm 20 tiếng mới được cấp bằng ra trường. Do đó, các em đã quen nghe và nói tiếng "Cám ơn" từ trong nhà, đến trường học, và ngoài xã hội.
Có lẽ vì được tập tính tự tin từ nhỏ nên không ai ngạc nhiên khi các em trong lứa tuổi từ mười đến mười hai tuổi trở lên đã có thể tự làm những việc lặt vặt cho gia đình và hàng xóm mà còn được trả lương. Và để được trả lương xứng đáng với công việc, các em phải trổ tài ăn nói thuyết phục các "ông, bà chủ" rằng các em thực sự có khả năng làm việc như dọn dẹp nhà cửa, giữ em, cắt cỏ, tưới cây, rửa xe, hốt tuyết, bỏ báo, đánh máy chữ ... .  Những em 15 tuổi trở lên đã có thể lái xe hơi, đứng bán hàng tại các tiêm ăn, siêu thị, tiệm tạp hóa và các em biết tiếp đón khách hàng niềm nở không khác gì những người làm việc lâu năm trong nghề.


Tôi nhớ khi mới chân ướt chân ráo đến Hoa-kỳ và được một nhà thờ bảo trợ, gia đình tôi được nhà thờ phân chia hội viên để lo cho gia đình tôi ngay từ lúc chúng tôi đáp xuống phi trường của thành phố định cư. Người đưa áo lạnh vì ngoài trời tuyết đang rơi (mặc dù lúc đó mới vào khoảng cuối tháng tám), người đi lấy hành lý, người đi lấy xe đậu trước cửa phi trường.
Ngày ấy, chúng tôi như người từ miền rừng núi trở ra thành phố lần đầu tiên. Cái gì đối với chúng tôi cũng đều mới mẻ. Lần đầu tiên chúng tôi ngồi trong xe hơi chạy trên con đường đóng đá băng mà không biết mình đi đâu (tuyết đang rơi dầy đặc, chỉ nhìn thấy đèn đỏ của xe phía trước).  Lần đầu tiên chúng tôi thấy mạng sống của mình như chỉ treo mành trên nước Mỹ tự do, vì nguời hội viên lái xe chỉ chùi miếng kiếng nhỏ đủ để nhìn phía trước mặt.  Khi xe ngừng lại trước một căn nhà trắng xóa (vì tuyết phủ) chúng tôi mới hoàn hồn. Vừa bước chân ra khỏi chiếc xe ai nấy đều thở phào với một làn khói dài, không phải vì đang hút thuốc mà vì trời lạnh khoảng mười mấy độ Fahrenheith (độ nước đông lạnh là 32 độ F) và vì hú hồn tưởng công lao tìm tự do vượt qua cả một Thái Bình Dương rộng lớn thì không sao mà qua đến nước Mỹ tự do, lại mất mạng vì thời tiết và tai nạn xe cộ thì uổng cả cuộc đời.
Sau hai ngày tạm trú tại nhà của một hội viên nhà thờ, họ đã giúp chúng tôi dọn vào một căn nhà gần trường học để chúng tôi dễ đi lại.  Trong suốt một tuần lễ các hội viên thay phiên nhau đưa đón chúng tôi làm các thủ tục xin giấy căn cước, khám sức khoẻ, xin nhập học, đi nhà thờ, đi chợ mua thức ăn, quần áo, và dụng cụ cá nhân. Qua đến tuần thứ hai vì không muốn làm phiền người bảo trợ nên bố tôi đã xin một việc làm tháo ráp radio cho xe hơi tại một tiệm Radio Shack cách nhà khoảng 15 phút đạp xe đạp. Dẫu thế các hội viên vẫn tới lui thăm hỏi và dẫn chúng tôi đi chơi cuối tuần.  Gần nhà tôi có một bạn Mỹ cũng học chung trường, cô đã hướng dẫn tôi mỗi ngày đến từng lớp học để khỏi bị lạc trong suốt cả tháng trời và lúc nào cũng vui vẻ giới thiệu tôi với bạn học của cô ấy.
Kể sao cho hết những "người đi qua đời tôi", đã tạo cho tôi một ấn tượng rất tốt về tình người. Những người lạ mặt đã giúp tôi đẩy chiếc xe cũ kỹ vào lề đường khi nó giở chứng nhõng nhẽo nằm ỳ ngay giữa đường, hoặc giúp tôi câu bình điện những khi nó nằm ăn vạ ngay trong bãi đậu xe trường học giữa lúc trời tuyết rơi lạnh thấu xương.  Những người đã cho tôi những đồng bạc cắc để gọi điện thoại vào lúc khẩn cấp.  Những người đã mở cửa hộ khi tôi tay xách nách mang cháu nhỏ đi khám bác sĩ, đi chợ khi chưa có loại cửa mở tự động... .
Vào ngày 6/4/08 tôi có dịp tham dự chương trình "Lịch Sử Ngàn Người Viết" của Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân tại thành phố San Jose, miền bắc California.  Thật là cảm động khi tôi được biết những nghệ sĩ trình diễn hôm đó đến với chương trình hoàn toàn với tính cách thiện nguyện.  Họ đến để nói một lời cám ơn với những đất nước đã cưu mang người Việt tỵ nạn. Theo lời ban tổ chức, khi ra đi tỵ nạn không ai đoán trước tương lai mù mịt của mình sẽ ra sao, chúng ta rời quê hương yêu dấu và bỏ lại tất cả tài sản và đôi khi cả người thân để chỉ đi tìm hai chữ tự do.  Giờ đây sau 33 năm nhìn lại quá khứ, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm viết lại lịch sử, để ghi nhớ bằng dữ kiện  làm tài liệu cho thế hệ mai sau. Từ một nữ sinh viên tuổi đôi mươi cách đây 66 năm đã cất tiếng hát "Tiếng Gọi Sinh Viên" (tiền thân của quốc ca Việt Nam Cộng Hòa) tại quê nhà, những cựu quân nhân VNCH, những cựu sinh viên năm mươi mấy tuổi trở lên, những em học sinh, sinh viên Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, đến những cụ cao niên có người đã trên tám mươi, đứng trên cùng một sân khấu để hát chung "Hội Nghị Diên Hồng" với hàng ngàn khán giả tay cầm những ngọn đèn lung linh ánh sáng, với ước vọng cho một quê hương thanh bình có tự do dân chủ. 
Cũng trong chương trình này, bốn cuốn phim "Chúng Tôi Muốn Sống", "Người Tình Không Chân Dung", "Rồng Xanh", và "Vượt Sóng" của những nhà làm phim người Việt đã được giới thiệu.  Thành thật cám ơn những đạo diễn, người viết truyện, người soạn nhạc, người hòa âm, ca sĩ, nhạc sĩ, người thiết kế y phục, thiết kế cảnh trí, chuyên viên hóa trang, người phụ trách âm thanh, ánh sáng, người quay phim cũng như những diễn viên đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức, tạo ra những thước phim giá trị để chúng ta và những cộng đồng khác hiểu và thông cảm được ít nhiều về cuộc sống và lịch sử tỵ nạn của người dân Việt từ năm 1954 đến bây giờ (www.vietnamesesanjose.com).
Trong cuộc sống của chúng ta, tôi chắc chắn chúng ta đã thọ ơn nhiều người, và cũng có nhiều lần chúng ta không biết họ là ai, vì họ chỉ là khách qua đường giúp ta trong lúc hoạn nạn mà không đòi hỏi gì cả.  Tôi tự nguyện với lòng, tôi sẽ làm bất cứ điều gì để giúp những người cần được giúp bằng tiền bạc hay thời gian trong khả năng hạn hẹp của tôi để thể hiện lời cám ơn đến họ. 
Hy vọng trong mùa Lễ Tạ Ơn năm nay chúng ta đều nghĩ đến việc cho thay vì nhận, ngõ hầu thế giới chúng ta đang sống được an vui và mọi người có được một cuộc sống êm ấm hơn. 
Nguyễn Thi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,453,135
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến