Hôm nay,  

Người Giao Pizza Đêm Halloween

31/10/200900:00:00(Xem: 248114)

Người Giao Pizza Đêm Halloween

Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 2772-1628843- vb7103109

Tác giả đã hai lần nhận giải viết về nước Mỹ. Ngay từ năm đầu tiên, với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô được trao giải danh dự 2001. Sau 4 năm liên tục góp thêm bài viết mới, cô nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005, với bài về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà và bài về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại vùng San Jose. Sau đây là bài viết mới nhất của cô, một chuyện cảm động  cho ngày Halloween.

***

Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nảo bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đén tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và cò tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.

Thằng bé Kenny, cậu con trai duy nhất của bà năm đó vừa lên bảy tuổi vốn dĩ ngoan ngoãn dễ thương, có đôi mắt to tròn màu hạt dẽ, và hai gò má lúc nào cũng hồng hào đầy sức sống. 
Một ngày bình thường như mọi ngày, đang làm việc trong văn phòng, cô giáo ở trường Tiểu học gọi điện thoại  báo cho bà biết Kenny than mệt và nhức đầu, cô đã đưa Kenny lên phòng y tế của trường  Người y tá cho em uống thuốc Tylenon có mùi trái Cheryl dành cho con nít, nhưng chừng như thuốc không giúp gì được cho Kennỵ Em vẫn ôm đầu than đau . Ở tuổi lên bảy, học lớp hai, các em nhỏ học trò than bị nhức đầu, nghĩa là bị đau thật, không phải là lối khôn vặt, viện cớ để trốn học, tránh làm bài tập trong lớp như các cô cậu teenagers ở trường trung học.
Người manager của bà thông cảm với nỗi lòng của một người mẹ chỉ có một dứa con duy nhất, cho bà nghỉ trọn ngày hôm đó để đến trường lo cho Kennỵ  Bà Jenna hối hả lái xe đến ngôi trường Tiểu học quen thuộc, mắt chăm chú nhìn phía trước, thời tiết  đang ở giữa mùa Xuân, bầu trời trong xanh nhưng bà Jenna chĩ thấy hình ẩnh Kenny với đôi mắt nâu nhạt trong veo, mà không thấy hoa lá muôn mảu của thiên nhiên
Bà đến trường Tiểu học, vào phòng Y tế, nhìn thấy Kenny với đôi mắt lạc thần và ủ rủ, đôi mắt không còn linh hoạt màu nâu nhạt , mả hình như đã trở thành lờ đờ màu xám. Bằng linh cảm và trực giác cúa một người mẹ, bà hiểu Kenny không bị cảm xoàng hay sổ mũi nhức đầu như em đả bị một hai lần trong đời.
Bà đưa cậu bé về nhà, ghé vào tiệm bánh pizza của con nít, mua một slice pizza chỉ có cheese va pepperoni, nhưng Kenny không ngó ngàng gì đến lát bánh pizza hãy còn nóng, bay mùi thơm lừng mà bình thường em vẫn ưa thích, mà vẫn nằm rủ rượi trên xe ở băng ghế sau, trán hâm hấp nóng.
Về đến nhà, bà Jenna nấu món soup gà, cò những mẫu mì hình 25 chữ cái, mà lúc khoẻ mạnh, bao giờ Kenny cũng vừa ăn vừa tìm những mẫu tự để sắp thành tên mình.   Cậu bé chỉ nếm đúng cò hai muỗng soup, rồi lại nằm xuống sau khi than thở với Mẹ:
-Mommy, con không muốn ăn, con đau trong đầu.
Bà cố ép Kenny uống vài ngụm sữa tươi kèm vài giọt Motrin đễ hạ sốt, chờ ngày mai đưa cậu bé đi Bác sĩ.
Sáng hôm sau, bà Jenna xin nghỉ thêm một ngày, đưa con đi khám bệnh ở ông Bác sĩ Nhi khoa vẫn theo dõi sức khỏe của Kenny từ ngày cậu bé mới chào đời  Ông Bác sĩ loay hoay nghe ngóng nhịp tim, hơi thở của cậu bé, rồi viết toa cho bà đi mua một ít thuốc trụ sinh cho con nít, và viết giấy gởi Kenny vảo một bệnh viện nhi đồng ở địa phương để làm các xét nghiệm y khoa cần thiết.
Hôm đó ở bệnh viện về, không biết nhờ đã được vô nước biển, hay nhờ thuốc trụ sinh loại mạnh đã ngấm vào cơ thể, Kenny ăn được một chén soup, uống được nửa ly sữa nhỏ, rồi nhiệt độ hạ xuống ở mức bình thường không nghe cậu bé than nhức đầu. Bà Jenna ở nhà với con thêm một ngày nữa.  Đến ngày thứ ba, Kenny tươi tỉnh lại, bà yên tâm hơn. Và  con trở lại trường học, mẹ trở lại trường đời như đời sống thường nhật
Tưởng chỉ có vậy, kiểu đau lặt vặt của con nít, mà hệ thống miễn nhiễm hãy còn non nớt, dễ bị nhức đầu sổ mũi khi tiếp xúc với vài loại vi khuẩn trong không khí. Nhưng không ngờ một tuần sau, khi Kenny đã đi học và ăn uống lại bình thường, giữa giờ làm việc, bà Jenna lại nhận được điện thoại lần này không phải từ trường Tiểu học, mà là từ ông Bác sĩ Nhi khoa mà Kenny vẫn là thân chủ của ông từ khi chào đời đến bây giờ. Ông mời bà Jenna đến văn phòng của ông, và rất khó khăn ông báo cho người mẹ trẻ chỉ có một đứa con duy nhất là kết quả xét nghệm và hình chụp  từ lab gởi về cho thấy Kenny bị brain tumors. Bà Jenna gần như ngã quỵ khi nghe tin này, trần và nền nhà hình như liền nhau thành một mặt phẳng  Bà hy vọng mình nghe lầm. Nhưng bên tai bà, tiếng ông Bác sĩ Nhi khoa đã có hơn hai mươi năm trong nghề vẫn đều đều:
- Tôi xin lỗi phải báo tin không vui này cho bà. Ở tuổi của    Kenny, các tế bào não phát triễn không bình thường là một điều rất hiếm khi xảy ra. Nhưng chúng ta vẫn còn hy vọng từ phương pháp chemotherapy (hóa học trị liệu). Tôi đã chuyển hồ sơ của cháu qua bệnh viện Nhi đồng. Từ tuần sau, mỗi tuần bà phải đưa cháu  đến bệnh viện để hy vọng Y học có thể đẩy lui được sự phát triển vô trật tự của các tế bào não, và Kenny có thể khỏe mạnh lại. Bất cứ lúc nào, bà cần sự có mặt của tôi ở bệnh viện, xin cứ báo cho tôi biết.  Nếu cần thiết, chúng ta có thể lấy thêm ý kiến thứ hai từ một Bác sĩ và một bệnh viện khàc.
Rời khỏi văn phòng của vị Bàc sĩ, bà Jenna thấy trời đất tối sầm, mặc dù lúc đó là mười một giờ sáng một ngày cuối xuân đầu hè rực rở ánh nắng  Bà phải ngồi ở phòng đợi gần năm phút để lấy lại bình tỉnh trước khi lái xe tới trường học của con.  Bà xin cho Kenny về sớm và chở con đến Bệnh viện Nhi đồng. Dù không có hẹn trước, nhưng nhìn vẻ mặt thất thần của bà Jenna và khuôn mặt nhợt nhạt, xanh xao của Kenny,  nhân viên bệnh viện vẫn cho làm  các công việc cần thiết để thẩm định bệnh tình của cậu bé. 
Thương em nhỏ chưa đầy tám tuổI, đã xanh xao lại còn phải bị lấy máu, chụp hình scan đầu, vào ra hết phòng này đến phòng kia của bệnh viện, mặt mày nhợt nhạt mà vẫn không khóc, không rên như nhiều bệnh nhân khác cùng tuổi, nhân viên bệnh viện tặng Kenny một cây kẹo mút hình tròn có đường kính bằng cả gang tay của người lớn, và một con gấu bông trắng đang toét miệng cười.
Những ngày sau đó, bà Jenna xin nghỉ dài hạn theo chương trình  FML (Family Medical Leave), ở nhà theo sát từng chi tiết nhỏ của sức khỏe Kennỵ  Bà chìu theo ý con, hôm nào Kenny khỏe hơn, thích đi học. bà đưa con đến trường  Hôm nào cậu bé mệt, muốn ở nhà, bà quanh quẩn bên con, đọc truyện cho Kenny nghe, hay chơi game với con.  Bản thân cậu bé không biết mình đang bị bệnh nan y, bạn bè ở trường cũng  không biết, nhưng cô giáo biết nên cô kín đáo đối xử rất đặc biệt với Kennỵ
Nhà chỉ có hai mẹ con, ban đêm cậu bé ngủ,  bà Jenna chỉ ngủ chập chờn và ra cầu nguyện trước tượng Chúa, trước di ảnh của người chồng đã bỏ mình trong cuộc chiến ở Afghanistan.
Một tuần chờ kết quả của bệnh viện dài như bảy thế kỷ với bà Jenna. Thông thường chỉ mất khoảng ba ngày để bệnh viện Nhi đồng cho thân nhân các em nhỏ biết kết quả xét nghiệm.  Trường hợp của Kenny, bệnh viện đã gởi mẫu máu và nước tiểu của em đi hai Lab khác nhau, một của bệnh viện và một của bên ngoải để chắc chắn là kết quả xét nghiệm tuyệt đối chính xác.  Hai kết quả đều giống nhau và đúng với hồ sơ bệnh lý mà người Bác sĩ Nhi khoa ở một phòng khám bệnh tư đã chẩn đoán cho em từ tháng trước: Kenny bị brain tumors, ung thư màng não thời kỳ thứ hai. Tuy vậy, còn nước còn tát, tỷ lệ bịnh nhân ung thư màng não được chữa lành, dù rất nhỏ, nhưng vẫn có, Kenny sẽ bắt đầu được chữa bệnh bằng chemotherapy từ tuần sau
Lòng dạ của một người mẹ tan nát, nhưng bà Jenna cố giữ vẽ bình thản giải thích với con tiến trình chữa bệnh sắp xảy ra để Kenny hiểu và đủ sức chịu đựng với những lần đi chemo ở bệnh viện, sẽ rất là mệt nhọc và đau đớn, nhất là đối vớii một em bé bảy tuổi.


Ngay chính bá cũng phải đi gặp cố vấn tâm lý của bệnh viện để có đủ tinh thần đối phó với mọi chuyện. Người chuyên viên tâm lý cho bà Jenna một DVD về các bệnh nhân tí hon can đảm của bệnh viện Nhi đồng. Đó là những em bé xanh xao, mỏi mệt, đầu bóng lưỡng không còn một sợi tóc, vì bị đưa chất độc vào người để mong "dĩ độc trị độc" ngăn chận sự phát triển vô trật tự của một số tế bào, nhanh như một vết dầu lan trên giấy.  Trên những khuôn mặt ngây thơ, dù hốc hác, vẫn có nụ cười nhờ sự chăm sóc tận tâm và lòng thương yêu trẻ em của các "thiên thần áo trắng" ở bệnh viện.                                                
Trước khi Kenny chính thức bước giai đoạn chemotherapy, cậu bé được cho uống thêm rất nhiều vitamin và thuốc giảm đau để trợ lực cho cơ thể.  Bà Jenna mở video của bệnh viện, hai mẹ con cùng ngồi coi.  Dù tan nát ruột gan, bà cố gắng giữ bề ngoài bình thường để giải thích cho cậu bé hiểu về tiến trình chữa bệnh.
- Con thấy không, các bạn nhỏ ở bệnh viện rất can đảm, không sợ chích, không sợ bất kỳ một phương pháp chữa bệnh nào hết.  Phải chịu khó như vậy một thời gian ngắn mới chữa được bệnh.
Kenny ngây thơ hỏi mẹ:
- Bệnh gì vậy Mommy" Có giống bệnh nhức đầu của con không"
- Con người bị nhiều bệnh khác nhau. Nhưng dù bệnh gì đi nữa cũng phải chữa. Và cách chữa bệnh thường giống nhau.
Hai ngày sau khi coi video của bệnh viên, Kenny "dũng cảm" bước vào  tiến trình chemotherapy, một mình đơn độc chiến đấu với sự tấn công của những tế bào não phát triển vô trật tự trong cái đầu ngây thơ non dại của em. Lúc bước vào phòng chemo, thấy mặt bà Jenna lo lắng buồn rầu, Kenny còn trấn an mẹ :
- Không sao đâu ! Con sẽ không khóc vì con sẽ can đảm như Ba lúc trước.
Giữ đúng lời hứa, và nhờ có thuốc giảm đau, Kenny không hề la khóc trong suốt ba tháng đi chemo, trung bình mỗi tuần một lần. Các bác sĩ, y tá trong bệnh viện rất ngưỡng mộ sự can đảm và sức chịu đựng hiếm có của em bé bệnh nhân chưa đầy tám tuổi.  Nhất là những cô y tá, họ đã len lén quay đi chùi nước mắt khi nghe Kenny "hùng dũng" nói:
- Cháu đi chemo nhiều lần quen rồi. Cô không cần phải cho cháu đồ chơi.  Để mấy con gấu bông này cho các bệnh nhân khác chưa quen. Cháu chịu được mà, vả lại ở nhà cháu còn nhiều đồ chơi lắm.
Kenny đã rất thành thật khi nói lên điều đó.  Ở nhà cậu bé, nhiều đồ chơi gởi đến từ các thầy cô giáo và bạn bè ở trường Tiểu học, từ đồng nghiệp ở sở làm của bà Jenna. Mọi người biết tình cảnh đơn chiếc, một mẹ một con của bà Jenna kể từ ngày Ba của Kenny tử trận ở chiến trường Afghanistan.  Mọi người cũng biết với y học đương thời, hy vọng chữa  khỏi brain tumors rất mong manh, nên họ mang đến rất nhiều đồ chơi và bánh kẹo, tỏ rõ sự quan tâm dành cho cả mẹ và con.
 Dù nỗi lòng của một người mẹ đang tan nát vì bệnh nan y của cậu con trai duy nhất, bà Jenna vẫn ghi nhận mọi ân tình dành cho hai mẹ con.  Chỉ có một ân tình lớn nhất đến từ một người không quen biết, bà vẫn chưa, và có lẽ sẽ không bao giờ đền trả trực tiếp được.
Lúc đó là dịp lễ Halloween 2005. lúc đó căn bệnh bất trị của Kenny đã đến thời kỳ cuối, cậu bé nghỉ học đã gần hai tháng. Và vì không còn hy vọng,-dù là một thứ hy vọng nhỏ nhoi, le lói ở cuối đường hầm hun hút tối đen-, nên bệnh viện cũng ngưng luôn tiến trình chemotherapỵ Đời sống ngắn ngủi cúa cậu học sinh lớp ba chỉ còn được tính từng ngày. Bà Jenna đã xin nghỉ dài hạn không lương để được ở bên cạnh Kenny suốt ngày đêm.
Cậu bé yếu lắm rồi, không còn đủ sức đi lại, nằm cả ngày trên giường, xanh xao, gầy gò, như một chiếc lá khô cuối mùa thu sắp rời cành, nhưng cũng biết hôm đó là ngày lễ Halloween qua chương trình truyền hình dành riêng cho trẻ em. 
 Do vậy, Kenny đã yêu cầu:
- Năm nay con muốn mặc costume người đi giao bánh Pizza. Mẹ mua cho con một bộ nghe mẹ.
Trời mùa thu đã tối mặc dù chỉ mới hơn năm giờ chiều. Kenny không đủ sức ngồi dậy, nhà chỉ có hai mẹ con, bà Jenna không thể rời nhà đi mua costume cho con. Một thoáng suy nghĩ, bà gọi điện thoại đến một tiệm Pizza ở gần nhà đặt mua một cái bánh Pizza loại nhỏ và nhờ tiệm giao tận nhà.  Như thường lệ, người nhận điện thoại ở tiệm bánh hỏi bà muốn mua loại bánh nào. Bà nhẹ nhàng:
- Loại nào cũng được. Tôi chỉ có một yêu cầu duy nhất là pizza được giao bởi một nhân viên mặc đầy đủ đồng phục của tiệm Pizza , có cả mũ để một  em bé đang bệnh nặng được quan sát đồng phục của người giao bánh.
Chỉ hai mươi phút sau, người giao bánh đến với đầy đủ đồng phục, có cả bảng tên và mũ với logo của một một hệ thống lớn sản xuất bánh Pizza Ý kiểu Mỹ.
Đó là một thanh niên rất trẻ, chắc chưa đến hai mươi, mặt mày sáng sủa, hẳn là đã được nghe yêu cầu đặc biệt của bà Jenna, nên người giao pizza rất lễ phèp:
- Cháu mang đến một cái pepporoni pizza loại nhỏ , loại mà đa số con nít rất thích.  Bà không phải trả tiền, đây là quà cháu mang đến cho em. Bà có thể cho cháu vào thăm em được không thưa bà"
Bà Jenna đưa người giao pizza vào phòng Kennỵ  Đang nằm thiêm thiếp, cậu bé cố gắng nhỏm dậy khi thấy ngưồi khách mặc đồng phục xanh nhạt như Kenny vừa thấy trên tivi nửa tiếng trước.
Người thanh niên giao pizza xin phép ngồi xuống cái ghế ở cuối giường, nhỏ nhẹ nói với Kenny :
Em là Kenny phải không" Tôi thấy tên em trên mấy cái bong bóng. Nghe nói em muốn mặc đồ costume như tôi, nhưng trời tối rồi, cò lẽ các cửa hàng đã đóng cửa.
Ở tiệm Pizza tôi làm lại không có đồng phục cho con nít. Tôi mang đến cho em cái mũ mà tôi mới được phát hôm qua, tôi chưa đội lần nào, có lẽ em đội vừa. Hôm nay tôi tặng  lại cho em, có cả logo trên mũ,  Rất tiếc tên tôi không phải là Kenny để tôi có thể tặng cả bảng tên cho em  Nhưng đội mũ với logo là em đã có một phần đồng phục như Halloween costume mà em muốn. Tôi cũng mang đến cho em một cái pizza chỉ có cheese với pepperoni, cùng một hộp kẹo jelly bean đủ màu vì tôi không biết em thích màu nào" Em có thích không"
Kenny hớn hở gật đầu và ân được một phần nhỏ của lát pizza, mặt mũi tươi tỉnh hơn. Tối hôm đó cậu bé đi ngủ với chếc mũ mới có logo                             của tiệm pizza đội trên cái đầu đã không còn một sợi tóc nào sót lại sau ba thàng trải qua tiến trình chemotherapy.
 Một tuần sau lễ Halloween, đầu tháng mười một, -như một chiếc lá non còn xanh mơn mởn rời cành không giống quy luật tự nhiên-, Kenny vĩnh viễn ra đi, không còn được ở gần Mẹ, không còn có dịp trở lại trường học để học tiếp lớp ba. Nhưng cậu bé cũng không còn phải chịu đựng những cơn nhức đầu đau đớn do các tế bào não phát triển lộn xộn. bất bình thường; và được về với Ba ở cõi vĩnh hằng.
 Sau mất mát to lớn đó, bà Jenna xin thôi viêc. Bà trở lại trường, học về tâm lý của trẻ em, và xin vào làm ở Bệnh viện Nhi đồng, nơi cậu con trai quá cố của bà đã có một thời là bệnh nhân và rất được càc Bác sĩ, Y tà ở khu vực chemotherapy thương yêu.
Bà cũng chuyển toàn bộ số tiền hai ông bà đã bắt đầu để dành khi Kenny hãy còn là một bào thai trong bụng bà vào một quỹ từ thiện. Cậu bé không còn có dịp dùng đến số tiền đó nên "College Fund" của Kenny trở thành một phần rất nhỏ của quỹ nghiên cứu về bệnh ung thư não, đặc biệt là cho trẻ con.
Ở bệnh viện, mỗi ngày, bà Jenna cố vấn tâm lý cho càc bậc phụ huynh và càc em nhỏ không may bị bịnh nan y. Bằng cách xoa dịu nỗi đau của những người không may, bà thấy lòng bình an hơn, mặc dù mỗi lần bước vào phòng của Kenny, mọi thứ vẫn như cũ, kể cả cái mũ người giao pizza tặng em, một phần của bộ y phục Halloween cuối cùng trong cuộc đời ngắn ngủi của em. Và khoảng trống cậu bé bỏ lại trong lòng bà không bao giờ có thể lấp đầy được.
Thỉnh thoảng, bà cũng trở lại tiệm Pizza ở gần nhà, mặc dù người giao pizza có từ tâm ngày nào không còn làm ở đó, nhưng bà cũng bỏ tiền tip vào cái lọ thủy tinh đặt cạnh máy tính tiền. Số tiền tip đôi khi nhiều gấp hai số tiền bà mua pizza. Vì đâu đó, ở một góc ký ức, bà Jenna vẫn thấy đôi mắt rạng rỡ của Kenny và tẩm lòng của người giao pizza đêm Halloween năm 2005. 
Ngay cả trong khổ đau và mất mát, cuộc đời vẫn dịu dàng, êm ái hơn nhờ có sự quan tâm và tấm lòng dành cho người khác.
Santa Clara, Halloween 2009
Nguyễn Trần Diệu Hương
(Thanks J. for letting me to share your heartfelt story with the world. Remembering the young boy who was born on Oct 17th)

Ý kiến bạn đọc
18/09/201820:46:21
Khách
Bài viết hay, cảm động quá. Nghe lòng ngùi ngùi, rưng rưng!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu,
Từ 2 tháng Bẩy 2017, Giải thưởng Việt Báo bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Christina N. Cao lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng một tự sự kể về "Ngày Việt Nam" và cuộc diễn hành quốc tế
Bác sĩ Võ Văn Tùng, chủ tịch Hội Thân Hữu Huế-Thừa Thiên tại hải ngoại vừ mãn phần ngày 20-6-2017 và tang lễ được cử hành ngày 03 tháng 7, 2017.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Bài viết đầu tiên của tác giả phổ biến vào tháng Bẩy 2016, thời điểm bắt đầu năm thứ 18 Viết Về Nước Mỹ. Tên họ tiếng Việt của bà là Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951, nguyên là giáo viên cấp hai,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến