Hôm nay,  

Chiếc Lồng Đèn Bốn Mươi Năm

05/10/200900:00:00(Xem: 280378)

Chiếc Lồng Đèn Bốn Mươi Năm

Tác giả: <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />CamLi Nguyễn Thi Mỹ Thanh<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bài số 2746-16208817- vb2100509

Trước 1975, Cam Li từngcó nhiều truyện ngắn, truyện dài viết cho tuổi học trò trên bán nguyệt san Tuổi Hoa (hiện vẫn tiếp tục phổ biến trên trang mạng Tủ Sách Tuổi Hoa tại: http://tuoihoa.hatnang.com). Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyênlàm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại Mỹ từ 2003, Cam Li đã góp cho Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài viết của cô cho mùa trung thu 2009, kỷ niệm 40 năm con người chinh phục mặt trăng.

***
* Lời nói đầu:
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh cảm tác từ lời của phi hành gia Buzz Aldrin nói vào ngày 20 tháng 7 năm 2009, kỷ niệm 40 năm ngày Apollo 11 lên mặt trăng:
"...For me, the most difficult part of the mission wasn't what happened during the flight but what happened after we came home. Without a new mission to train for, I felt lost and without a purpose. My personal life was marked by deep depression and bouts of drinking. Nothing I did seemed to have meaning or motivation for me.
I left the Air Force, the space program, and was adrift. But then, as I began to recover my bearings, something wonderful happened. I met a woman, Lois Driggs Cannon, who helped me to climb out of my depression and see a role for me in space -- but this time while on Earth..."
...
*1. Ngày 20 tháng 7, 1969
Bé Xíu loay hoay với một xấp giấy hoa. Cô bé đang chọn xem loại nào thích hợp để làm một chiếc lồng đèn. Đây là lần đầu tiên Bé Xíu muốn tự tay làm lồng đèn. Nhưng không phải để chơi, mà là để dự cuộc thi làm lồng đèn do trường tổ chức. Chỉ là một cuộc thi nhỏ, nhưng cô giáo lớp ba muốn các học trò có được tính sáng tạo trong những sinh hoạt thường ngày. Thật ra thì Trung Thu không phải là điều "thường" đối với Bé Xíu cũng như với các bạn, bởi mỗi năm mới có một lần. Còn khoảng hai tháng nữa mới đến Trung Thu, nhưng Bé Xíu và các bạn cảm thấy náo nức lắm. Thôi thì... nào là giấy bóng, giấy hoa, nào là dây kẽm, nan tre, chỉ nhợ, keo hồ... Bọn con trai thì bàn tán làm lồng đèn xe tăng, tàu thủy, máy bay.... Bọn con gái thì bàn tán làm lồng đèn quả trám, đèn cái trống, đèn trái bí, đèn con bướm, con cá... Ngày nào trong giờ ra chơi cả lớp cũng nhộn nhịp tưng bừng, cô giáo cũng vui lây. Đương nhiên cô phải là người đầu tiên hướng dẫn cho các học trò cách làm từng loại lồng đèn. Nhưng phần lớn công việc ấy được làm ở nhà, nên cha mẹ hoặc anh chị của các em lại giữ phần quan trọng.
Bé Xíu không có anh chị. Cô bé là con lớn trong nhà và có một đứa em bốn tuổi. Em bốn tuổi thì chẳng giúp ích gì được cho mình rồi. Bé Xíu tự an ủi "Mình là chị Hai mà!"... và tẩn mẩn ngồi làm một mình. Ba bận đi làm, má có giúp một chút nhưng má cũng bận rộn công việc nhà nên Bé Xíu không dám quấy rầy ba má nhiều. Bé Xíu nhớ lại cách thức mà cô giáo dạy chung cho cả lớp. Bé Xíu không làm lồng đèn với nan tre mà chỉ dùng giấy hoa và dây kẽm. Bé Xíu muốn làm lồng đèn quả trám. Không hiểu sao, cô bé thích hình ảnh một cái mặt trăng hơn là những hình thể khác. Vì Trung Thu là mùa của trăng tròn mà! Cô bé tưởng tượng đến khi chiếc lồng đèn hoàn thành, treo lên cành cây trước nhà, chà!... chắc là đẹp lắm, sẽ không thua gì mặt trăng đêm rằm Trung Thu.
Nhưng Bé Xíu đã phải ngừng tay một chút vì ba má gọi Bé Xíu đến xem ti-vi. Ba bảo:
- Xem này, Bé Xíu! Mấy phi hành gia Hoa Kỳ đã lên đến mặt trăng rồi!
Bé Xíu ngồi dán mắt vào màn hình của chiếc ti-vi nhỏ. Khi bức ảnh của ba phi hành gia được chiếu lên, Bé Xíu kéo chiếc ghế nhựa nhỏ lại gần hơn nữa. Rồi thì cảnh chiếu chiếc nguyệt xa đậu trên mặt đất cung trăng và những bước chân lướt như múa của vị phi hành gia làm cho cô bé chú ý nhiều hơn. Ba giải thích:
- Bé Xíu thấy hai người đang ở trên mặt trăng không" Họ đi trông nhẹ nhàng như vậy là vì ở trên mặt trăng mọi vật chỉ nặng bằng một phần sáu sức nặng bình thường mà thôi. Còn một người nữa thì đang bay trên phi thuyền. Cái máy tròn tròn có những cái chân cao như chân nhện đó gọi là chiếc nguyệt xa.
Ba quay sang nói với má:
- Con người thật là giỏi, phải không"
Má gật đầu:
- Con người nhỏ bé nhưng thật giỏi. Bây giờ người ta đã biết nhiều về mặt trăng rồi!
Ba thở dài:
- Nhưng những câu chuyện thần thoại về mặt trăng sẽ không còn ý nghĩa khi kể cho trẻ con nghe nữa.
- Phải đấy!
Rồi má cũng nhè nhẹ thở dài. Hình như ba má có một vẻ gì như là tiếc rẻ. Mà Bé Xíu cũng thấy có một cảm giác là lạ. Cũng là tiếc rẻ sao" Ồ, Bé Xíu mới tám tuổi.
Bé Xíu bắt đầu để ý đến những chuyện kể về cung trăng không lâu. Lúc còn bà ngoại, bà hay kể chuyện cổ tích cho Bé Xíu nghe, trong đó có chuyện chú Cuội, chị Hằng, cây đa, thỏ ngọc... Bà ngoại mất đi, Bé Xíu có được một kho chuyện cổ tích, mai mốt lại kể cho em của mình nghe được rồi. Nhưng khi nghe ba giải thích lại, Bé Xíu hiểu rằng trên cung trăng không có gì ngoài những vùng như núi non và hố trũng. Không có cây xanh, không có biển cả hay sông ngòi. Ôi, một nơi lạnh lẽo và hoang vắng, làm sao có sinh vật" Thế thì chú Cuội cũng không mà chị Hằng cũng mất. Bé Xíu ngơ ngác một chút. Và khi chương trình truyền hình chấm dứt, Bé Xíu thơ thẩn ra ngoài sân, ngồi buồn một mình.
Văng vẳng có tiếng hát bên nhà hàng xóm:
- "Bầy trẻ thăm hỏi cung trăng, chú Cuội đâu vắng cô Hằng đâu xa, ố tang tình tang, ố tang tình tình... Động lòng thương trẻ bơ vơ, đàn chim nhỏ bé bay vô trả lời, ố tang tình tang, ố tang tình tình...... Từ ngày có vệ tinh bay, bay có ba ngày lên tới mặt trăng, ố tang tình tang, ố tang tình tình... Cuội đành đem chị Hằng Nga tìm xứ xây nhà không biết ở đâu..." (*)
Bé Xíu nhìn lên trời. Đêm nay mới mồng bảy tháng sáu âm lịch, chưa thấy trăng tròn. Nhưng bầu trời bao la khiến Bé Xíu có một chút bâng khuâng. Cô bé nghĩ đến chững câu chuyện cổ tích bà ngoại kể, chợt bật cười khi tưởng tượng bà ngoại sẽ "bí" khi Bé Xíu hỏi bà về nơi ở của chị Hằng và chú Cuội. Ồ! Nhưng dù sao bà ngoại hay má cũng đã chưa từng bị ngỡ ngàng như Bé Xíu bây giờ.
Ba đứng sau lưng Bé Xíu tự lúc nào. Bé Xíu hơi giật mình khi nghe giọng của ba cất lên:
- Bé Xíu làm gì đó" Sao con không vào học bài"
Bé Xíu quay lại, lắc đầu:
- Không ba ơi! Tối nay con phải làm xong cái lồng đèn.
- Để ba giúp con.
- Thật hả ba"
- Thật chứ, ai nỡ để con gái cưng của ba loay hoay một mình. Con muốn làm lồng đèn hình gì nào"
- Con muốn làm hình quả trám.
- Dễ thôi, cha con mình cùng làm nhé! Trước tiên, con hãy xếp tờ giấy làm đôi theo chiều dài, rồi xếp như xếp quạt vậy, xong rồi banh ra từ từ, tạo thành góc nhọn thế này.
Bé Xíu vừa làm theo lời ba chỉ dẫn, vừa tỏ ý khâm phục:
- Hay quá! Con làm được dễ dàng.
- Ấy, banh nhè nhẹ kẻo nó toác ra. Như vậy được rồi! Để ba chỉ con cách cắt giấy bìa dán hai mặt nhé! Đưa kim chỉ đây, ba chỉ cho con may hai đầu lại, nhưng đừng may chặt quá, mở ra sẽ cong queo...
Bé Xíu ngắt lời ba:
- Ủa, mà sao ba giỏi vậy hở ba"
Ba cười:
- Giỏi gì đâu" Ba sinh ra là con nhà nghèo, đâu có đủ tiền mua đồ chơi. Cái gì ba cũng học cách để tự làm lấy.
- Con cũng thích tự làm lấy.
- Không tự làm lấy cũng không được, làm sao mà dự thi" Chẳng lẽ đi mua ở tiệm rồi mang dự thi sao cô nương"
Bé Xíu cười bẽn lẽn:
- Đúng rồi ba! Cô giáo bảo phải có sự sáng tạo mới được dự thi.
- Ừ. Nè tiếp tục đi con! Tới phần đính hai cái quai bằng dây kẽm vào, phải khéo tay một chút không thôi rách. Cuối cùng là xoắn đoạn dây kẽm này lại như hình lò xo để gắn đèn cầy... Rồi, xong!
Ba như không nhớ gì đến đoạn phim thời sự vừa qua. Bé Xíu cũng lăng xăng chìm vào công việc...
*
Ngôi trường tiểu học mấy hôm nay vui như tết. Cuộc thi làm lồng đèn đã kết thúc. Vui nhất là những ngày các học sinh đem lồng đèn vào lớp, khoe nhau, tranh cãi, phê bình, và... giận nhau nữa. Bạn nào cũng muốn đèn của mình là chiếc đẹp nhất. Cô giáo phải giảng hòa rồi sau đó nộp đèn lên cho nhà trường.


Một tuần trôi qua, đã đến ngày có kết quả. Và, Bé Xíu không thể ngờ, chiếc lồng đèn của cô bé chiếm hạng nhì, sau chiếc đèn hình máy bay của một bạn trai "đàn anh" học lớp nhất (**). Vài bạn khác lãnh giải ba và đồng hạng giải tư. Dĩ nhiên bên cạnh hình dáng đẹp, cắt dán khéo, lại còn phải nói lên ý nghĩa nào đó nữa. Cuộc thi có một phần lấy từ sáng kiến của thầy dạy lớp nhất, đó là mỗi học trò dự thi phải nộp một đoạn ngắn gồm vài câu giải thích về chiếc đèn do mình làm ra. Và bài của Bé Xíu là như sau:
- "Kính thưa Ban Tổ chức cuộc thi làm lồng đèn Trung Thu! Em thích làm một chiếc lồng đèn hình quả trám vì nó nói lên hình ảnh của mặt trăng, và mặt trăng này luôn luôn dễ thương trong lòng của em. Em cũng muốn chiếc đèn này nói lên tình thương của em dành cho ba má em, cho em của em, cho cô giáo em và cho nhà trường, cùng các bạn của em".
Và bởi vì còn có một câu hỏi mà người dự thi phải trả lời: "Em muốn tặng chiếc lồng đèn của em cho ai"" nên Bé Xíu cũng viết câu sau đây:
- "Nếu có thể được, em xin quý thầy cô gửi tặng dùm chiếc lồng đèn này cho các phi hành gia đã đặt bước chân đầu tiên lên mặt trăng vào ngày hai mươi tháng bảy năm nay".
Khi thầy hiệu trưởng đọc bài viết ngắn của Bé Xíu đến câu cuối, mọi người đều "ồ" lên và xôn xao bàn tán. Nhưng thầy hiệu trưởng ôn tồn nói:
- Đây là một điều ước muốn rất chân thành. Thầy hứa sẽ giúp em.
Khi Bé Xíu trở về lớp, nghe các bạn xì xầm về mình rất nhiều. Nhưng Bé Xíu thấy trong lòng vui lắm. Bé Xíu sẽ khoe ba má ngay khi về đến nhà.
*
Ngày tháng dần qua, nhưng Bé Xíu cũng không quên điều ước muốn của mình. Sau cuộc thi, đôi lần Bé Xíu gặp thầy hiệu trưởng trước văn phòng, thầy có nhắc lại và bảo rằng đã chuyển chiếc lồng đèn của cô bé đến một hội "có liên lạc được với các phi hành gia". Sau đó không bao giờ thầy nhắc đến nữa. Bé Xíu cũng đâu có nhiều dịp để gặp thầy hiệu trưởng. Còn cô giáo lớp ba của Bé Xíu thì không nhắc đến, có lẽ cô không muốn Bé Xíu thất vọng. Các bạn trong lớp và cả các bạn khác lớp cũng hay xì xầm nhưng ít thôi -mỗi khi gặp Bé Xíu. Chẳng biết họ xì xầm cái gì. Bé Xíu không thắc mắc lắm đâu! Cô bé chăm học, chăm làm, nhiều việc khác còn thú vị hơn.
Chuyện "liên lạc với các phi hành gia" chắc còn khó hơn nói chuyện với chú Cuội chị Hằng. Mỗi lần trăng tròn, Bé Xíu lại nhớ đến chiếc lồng đèn đó một chút, rồi mau chóng cất vào trong ký ức.
*
*2. Ngày 20 tháng 7, 2009
Ông A. (xin lỗi quý độc giả, chúng ta hãy tạm gọi ông là ông A. nhé!) đã trình bày xong bài nói chuyện trước các hệ thống truyền thông. Ông cũng đã trả lời xong câu hỏi của các phóng viên. Nét mặt ông thật thoải mái, mặc dù năm nay ông đã gần tám mươi tuổi rồi. Nhưng mọi người đều tìm thấy những dấu vết của quãng đời khi ông còn là một thanh niên đầy nhiệt huyết, một phi hành gia, một trong ba người đã đi trên chiếc phi thuyền đến thám hiểm cung trăng lần đầu tiên, những con người đầu tiên từ mặt đất, đi đến thăm quê hương của chị Hằng. Một bước chân thật ngắn của họ là một bước tiến lớn của nhân loại. Mỗi năm đến ngày kỷ niệm chuyến đi lịch sử ấy, câu nói này lại được mọi người nhắc đến.
Cuối buổi họp, ông A. bỗng đứng lại trước máy vi âm, và cất tiếng:
- Xin phép quý vị cho tôi có thêm vài lời. Hôm nay, sau bốn mươi năm, tôi muốn được, qua phương tiện truyền thông, nhắn lời cám ơn một em bé gái. Vâng, một em bé gái người Việt Nam, bốn mươi năm trước em đã gửi tặng chúng tôi một chiếc lồng đèn bằng giấy do tự tay em làm. Tôi chỉ biết được như thế thôi, ngoài ra tôi không có cách nào để liên lạc với em cả, bởi chiếc lồng đèn này đến tay chúng tôi lẫn trong một núi quà và thiệp chúc mừng. Tôi chỉ biết em là một học sinh nhỏ tuổi Việt Nam, và là một bé gái, qua dòng chữ em ghi tên trên chiếc đèn. Tôi mong rằng, ngày hôm nay, em vẫn còn hiện diện trên trái đất này, và có thể nghe được lời cám ơn của tôi, thay mặt cho các bạn đồng hành của tôi trên chuyến bay đó.
Cử tọa bỗng như lặng đi một lát. Giọng nói của ông A. nghe như một cung đàn chùng.
Buổi họp tàn. Ông A. chuẩn bị ra về. Nhưng chợt xuất hiện trước mắt ông, một người phụ nữ. Người ấy mang dáng dấp của một cô bé dịu dàng pha một chút tinh nghịch, đang mở to đôi mắt đen như hạt dẻ và cất lời:
- Thưa ông A., cháu rất vui được gặp ông ạ!
- Cô là..."
- Thưa ông, cháu là cô học trò nhỏ đã gửi tặng ông chiếc lồng đèn bốn mươi năm trước đấy ạ!
- Chúa ơi! Là cô đấy sao" Tôi thật không tin là ...
- Cháu cũng không tin, thưa ông! Bốn mươi năm qua cháu luôn tự nói vui với chính mình rằng gặp được phi hành gia còn khó hơn nói chuyện với chú Cuội và chị Hằng. Ồ, mà ông có biết chú Cuội, chị Hằng là ai không"
Ông A. lộ vẻ cảm động lắm. Ông gật đầu lia lịa, nói:
- Có, tôi có biết chứ! Tôi đọc và tìm hiểu những truyền thuyết về mặt trăng ở khắp nơi. Tôi biết trẻ em Việt Nam rất yêu mến cung trăng, xem đó như nơi trú ngụ của một nàng tiên rất đẹp và một anh chàng hay nói dối nhưng cũng rất giàu lòng nhân ái. Người Việt Nam giàu tưởng tượng quá, và rất mơ mộng. Tôi có lần đã nhìn lên mặt trăng và thấy như có hình bóng của một cây đa to ở trên ấy. Dĩ nhiên là tôi đứng từ trái đất như lúc này đây.
- Ô! Ông hay quá! Đúng đấy ông ạ.
Ông A. băn khoăn:
- Nhiều lúc tôi tự hỏi: không hiểu những hình ảnh gửi về trái đất cho mọi người thấy sự thật về mặt trăng có làm cho các trẻ em buồn vì không còn tin được vào những chuyện thần thoại hay không.
Bé Xíu vâng, chính là Bé Xíu nói ngay:
- Thưa ông, cháu có thể trả lời ông ngay, hy vọng điều cháu nghĩ là đúng. Sau bốn mươi năm, cháu có thể nói rằng, cho dù trẻ em không tin tuyệt đối vào những câu chuyện thần thoại, nhưng qua nhiều năm tháng, những mẩu chuyện đó vẫn được lưu truyền, và vẫn được nhắc đến hằng năm. Trẻ con Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới vẫn chơi lồng đèn, vẫn ăn bánh trung thu; và người lớn vẫn thích kể cho con em mình nghe chuyện chú Cuội chị Hằng.
- Ô! Thế sao"
- Vâng, và một hôm cháu nói chuyện với một em bé mười tuổi, người bản xứ tại đây, em cũng kể được chuyện sự tích trăng tròn trăng khuyết theo truyền thuyết của thổ dân ở Hoa Kỳ. Em bảo mẹ của em kể cho em nghe, và em rất thích câu chuyện ấy...
- Câu chuyện bà lão ngồi trên cung trăng đan chiếc rổ ư"
- Dạ vâng. Mỗi khi bà lão đan xong chiếc rổ thì đó là lúc trăng tròn, nhưng con mèo của bà nhân lúc bà bận khuấy nồi bắp hầm thì nó lại tháo cái rổ của bà ra, nên chúng ta có những đêm trăng khuyết. Nó tháo mãi cho đến khi cái rổ mất đi, và chúng ta có đêm không trăng. Và bà lão lại bắt đầu đan một cái rổ mới...
Ông A. nói to:
- Ôi! Thật là thú vị! Trẻ em vẫn còn thích nghe những chuyện đó ư" Sao... cô biết"
- Dạ, ông ơi, cháu đang đi dạy học các lớp tiểu học, và... và cháu phụ trách một chương trình nói chuyện với các bé thiếu nhi trên radio. Các em vẫn thích nghe kể chuyện thưa ông, mặc dù các em dư biết đó là những chuyện tưởng tượng.
- Tôi hiểu rồi! Tôi hiểu rồi!
Bé Xíu hân hoan:
- Và những chương trình giải trí dành cho trẻ em vẫn không mất đi tính thơ mộng. Người ta sẵn lòng nghe câu mở đầu rất dễ thương: "Ngày xửa ngày xưa....", cũng như câu mở đầu quen thuộc "Once upon a time..." vậy, thưa ông.
Đôi mắt của ông A. long lanh như có ngấn lệ. Ông nắm chặt bàn tay của người phụ nữ mà ông nghĩ qua nhiều năm tháng vẫn dễ thương như một bé gái tám tuổi. Ông nói:
- Cuộc gặp gỡ với cô ngày hôm nay thật tuyệt. Bốn mươi năm qua, tôi thỉnh thoảng đem chiếc lồng đèn cô tặng ra ngắm nhìn và suy nghĩ nhiều. Tôi nghĩ trên trái đất của chúng ta thật vẫn còn nhiều điều chưa được khám phá, nói chi là khám phá mặt trăng. Cô biết không, có lúc tôi đã rơi vào sự trầm cảm, vì tôi nhận ra phần khó khăn nhất của sứ mạng mà mình phải thực hiện không phải là những gì xảy ra trên các chuyến bay đi vào vũ trụ, mà là những điều xảy ra khi chúng tôi trở về nhà. Cũng may, nhờ có những người thân, chúng ta sẽ thoát ra khỏi tâm trạng ấy và tìm thấy chỗ đứng của mình trong cuộc đời này, trên mặt đất này.
Bé Xíu rưng rưng cảm động:
- Ông ... như là một văn sĩ...
Ông A. cười khoan khoái:
- Phải, văn sĩ từ cung trăng. Cám ơn cô bé, cám ơn chiếc lồng đèn bốn mươi năm.
- Cháu cám ơn ông, ông phi hành gia!
Trung Thu 2009
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
-------------
Chú thích của tác giả:
(*): Trích bài hát "Một đàn chim nhỏ" Phạm Duy
(**): sau này được gọi là lớp năm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Nhạc sĩ Cung Tiến