Hôm nay,  

Thư Gửi Mẹ Mùa Vu Lan

30/09/200900:00:00(Xem: 104615)

Thư Gửi Mẹ Mùa Vu Lan

Tác giả: Thanh Võ
Bài số 2741-16208812- vb493009

Tác giả là một dược sĩ, đến Mỹ theo diện bảo lãnh, hiện là cư dân Westminster. Bài viết về vước Mỹ đầu tiên của cô là tâm sự về sự vô tâm đối với Mẹ hơn 30 năm qua, với lời hẹn sẽ bay về thăm Mẹ, cùng đi chùa với Mẹ. Mong Thanh Võ sẽ tiếp tục viết.

***

Mẹ ơi!
Hôm nay là lần đầu tiên con ngồi viết thư cho Mẹ. Thật lúng túng, con không biết phải bắt đầu làm sao. Hơn 30 năm ở gần bên Mẹ, con chưa một lần cảm nhận được hết ý nghĩa của tiếng "Mẹ" thân thương. Vẫn còn chưa muộn để con viết những dòng này gửi Mẹ, phải không Mẹ"
Trở về theo ký ức, con vẫn còn nhớ khi con còn là cô bé tí xíu chập chững vào lớp học, Mẹ là người đã mua cho con chiếc giỏ đựng bình mực khi con đậu kỳ thi tuyển vào lớp một trường Lê Quý Đôn. Chiều nào con cũng là đứa bé cuối cùng ngồi trước cổng trường chờ Mẹ đến đón. Nói sao hết nỗi vui mừng của con khi thoáng thấy tà áo dài của mẹ từ mãi tít xa. Vừa lên xe xích lô là con líu ho khoe với Mẹ "thành tích" của con trong lớp. Mỗi tháng con đều được lãnh bằng khen, thế là con đòi Mẹ thưởng khi thì cây thước, khi thì hộp bút chì màu, đôi lúc là cây cà lem hay 1 món đồ chơi mà con mơ ước.
Ai cũng bảo con giống Mẹ ở cái dáng thấp thấp, và bà con còn nói, con thừa hưởng nơi Mẹ cái tính siêng năng, hiếu học. Nhưng tâm tính thì con lại ngược hẳn Mẹ. Mẹ từ tốn, chập châïm bao nhiêu thì con lại hiếu động, nhanh nhẹn bấy nhiêu. Mẹ nhẫn nhịn, chịu đựng còn con lại nóng nẩy, bốc đồng. Và con biết cái nóng nảy, lì  lợm của con đã rất nhiều lần làm đau lòng Mẹ, phải không Mẹ"
Khi con vào lớp sáu, con chuyển về học trường Bùi Hữu Nghĩa, gần trường Mẹ dạy. Mỗi chiều tan học, con thả bộ đến trường Gia Long đợi Mẹ. Lúc này đã là sau 75, tình hình tài chính nhà mình bắt đầu sa sút, nên Mẹ đã ốm đi nhiều và xanh hơn lúc trước. Vậy mà con vẫn còn vô tư lắm, ngoài việc học và chơi, con chưa biết làm được gì phụ giúp Mẹ cả. Thậm chí với tính hiếu động, con luôn cãi lời đôi lúc còn để trêu tức Mẹ nữa… Mẹ có còn giận ghét đứa con ngỗ nghịch này không, hở Mẹ"
Năm tháng tiếp tục trôi, con trưởng thành dần theo những nếp nhăn trên trán Mẹ. Gia đình mình lúc đó cực kỳ nghèo túng, chiếc nhẫn cưới trên tay Mẹ đã không còn nữa. chiều nào đi học về, vừa mệt vừa đói, khi giở lồng bàn chỉ thấy mỗi một món rau muống, tự dưng con gắt lên với Mẹ. Có cả những lúc con làm nư không thèm ăn cơm, và lần nào Mẹ cũng nhẹ giọng "năn nỉ" con ăn để có sức ngày mai đi học. Sao mà con có thể vô tình và nhẫn tâm với Mẹ đến vậy, hở đứa con bất hiếu của Mẹ…"
Rồi con tốt nghiệp lớp 12. Trước ngưỡng cửa Đại Học con cảm thấy phân vân nao núng. Nhà mình không phải diện "tiêu chuẩn" nên thi vào trường nào cũng khó. Ở ngã ba đường, người cố vấn cho con vẫn không còn ai ngoài Mẹ. Mẹ khuyên con học nghành Dược. Vốn tính hiếu động, con "chê" nghành đó nghèo, chán, cứ làm lì một chỗ không được đi đây đi đó… con nêu đủ lý do để chất vấn Mẹ. Mẹ thì luôn một mực dịu dàng bảo con "Con gái theo ngành Dược hợp hơn. Là Dược Sĩ, con sẽ trực tiếp giúp được nhiều người bệnh. Một ngày kia con sẽ thấy lời Mẹ là đúng…" Và có lẽ đó là lần đầu tiên mà con nghe theo lời Mẹ.
Năm năm con theo Đại học là khoảng thời gian mà Mẹ một mình chạy vạy từng miếng cơm cho gia đình khi trong nhà không còn gì có thể bán được. Đồng lương giáo sư của Mẹ chưa đủ lo buổi ăn sáng của mấy chị em con. Vậy mà- con vẫn vô tình đến độ thản nhiên- chỉ biết chúi đầu vào sách vở chứ không biết làm một việc gì khác có thể phụ kiếm tiền giúp Mẹ. Con vô tâm quá, phải không Mẹ" Ngày con tốt nghiệp Dược Sĩ với chức thủ khoa, nhà trường gửi giấy mời Mẹ đến dự. Con còn nhớ hôm đó Mẹ ngã bệnh nên không đi được. Con chỉ nhắc Mẹ uống thuốc rồi cùng nhỏ bạn đạp xe đến trường sợ trễ, thậm chí không nấu được cho Mẹ nồi cháo. Mẹ có trách đứa con bất hiếu này không, hở Mẹ"


Lần lãnh lương đầu tiên, con háo hức dẫn bè bạn đi "khao", chứ không hề mua được cho Mẹ một xấp vải hay cái áo. Thời gian đó Mẹ đã xin nghỉ dạy vì nhà mình nộp đơn xin đi Mỹ theo diện bảo lãnh. Cho đến giờ phút này, con vẫn không sao hiểu được là những năm tháng khắc nghiệt đó, Mẹ đào đâu ra tiền mà nuôi sống năm bảy miệng ăn cả nhà mình hở Mẹ"
Con may mắn có được chỗ làm tốt. Đồng lương dược sĩ của con lúc đó cũng khá, vậy mà chưa một lần nào con mua được một món quà gì tặng Mẹ. Với tư thế của người làm ra tiền, con dần dần đâm ra "lờn" Mẹ, thậm chí nhiều lần cáu gắt, hỗn và cãi lại Mẹ, có cả những lần con cố tình nói những câu mà con biết sẽ làm Mẹ đau  nhất. Mỗi lần chở Mẹ đi đâu, con cứ luôn cằn nhằn Mẹ chậm chạp, đâu biết rằng lưng Mẹ ngày một thêm oằn vì chị em con…
Rồi khi sang xứ người, Mẹ ngày một già thêm, lưng Mẹ ngày thêm còng xuống. Mẹ lại càng ít nói hẳn đi, dường như Mẹ muốn thu mình lại trong cái vỏ ốc tuổi già của mình, và thật ra các con quá bận rộn cũng không còn thời giờ dành cho Mẹ. Rồi Mẹ đi chùa, Mẹ quy y, Mẹ lại tiếp tục khuyên con làm lành lánh dữ. Con bon chen, tranh đấu với đời, Mẹ khuyên con phải biết dừng chân ngơi nghỉ. Con vấp ngã chán chường, Mẹ luôn bên cạnh nâng đỡ tinh thần con. Đôi lúc con hận đời, hận người tìm cách trả đũa, Mẹ bảo con nên xóa bỏ thù hằn. Lòng Mẹ không chỉ bao la với các con mà còn nhân ái với tất cả mọi người…
Có ở xa Mẹ rồi, con mới thấy được là mình vẫn còn nhỏ bé lắm. Chiều đi làm về, con không còn được nghe câu nói quen thuộc của Mẹ ngày nào "Ăn cơm đi con, bữa nay mẹ nấu món canh chua mà con thích…" Đi ăn biết bao nhà hàng, vẫn không nơi nào có món rau muống xào tương ngon như ngày nào Mẹ nấu mà con từng chê lên chê xuống. Có đi xa mới thấy Mẹ thật gần, và thật cần thiết cho đời sống của con.
Chiều nay nơi bệnh viện con làm, con được mời lên làm thông dịch cho một bệnh nhân không hiểu tiếng Anh. Người phụ nữ đó cũng trạc tuổi Mẹ, cũng cái dáng thấp thấp, nhẫn nại, chậm chạp như Mẹ. Vừa trông thấy con, bác ấy níu chặt lấy tay áo con và nói: "Cô ơi, cô nói dùm bác sĩ cho tui về nhà, chứ ở nhà thương tui cô độc quá cô ơi…" Lòng đau thắt lại, con hỏi "Bác có còn con cháu gì ở nhà không"" bác ấy ứa nước mắt "Hai đứa con tui đi làm xa, tui bịnh tụi nó cũng không về nữa cô ơi. Tui ở nhà thui thủi một mình hà, nhưng sao ở nhà thương tui thấy tủi thân quá cô ơi…" con se lòng nghĩ đến Mẹ.
Ba mươi mấy tuổi đời, con đã làm được gì để Mẹ vui" Một mai khi Mẹ bệnh, liệu con sẽ có về kịp không" Mẹ ơi, Mẹ có biết là giờ đây con đã hiểu thế nào là niềm hạnh phúc khi con trực tiếp giúp được một điều gì đó cho một bệnh  nhân. Chính nhờ nghe theo lời Mẹ, mà ngày nay con có được cái nhìn khác hơn, nhân ái hơn, về cuộc sống, về con người… Cám ơn Mẹ, Mẹ kính yêu của con!
Ngày mới ra trường, con đã từng hãnh diện cho rằng những gì mình đạt được là do mồ hôi và sự phấn đấu của bản thân. Nhưng giờ phút này, có trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống, con mới hiểu được rằng nếu không có tình thương của Mẹ, thì con đã không thể trưởng thành, và nhất định đã không có được ngày hôm nay.
Đã bao nhiêu mùa Vu Lan rồi, con cứ viện lý do bận rộn công việc mà chưa lần nào đi chùa với Mẹ. Mùa lễ năm nay, con sẽ bay về bên Mẹ. Mẹ con mình sẽ đi chùa nhé Mẹ, và con sẽ hãnh diện vui mừng khi mình còn được cài hoa hồng đỏ. Đứa con cứng đầu nhất nhà của Mẹ đã trở về tạ lỗi cùng Mẹ. Vẫn còn chưa muộn, phải không Mẹ" Món quà tặng Mẹ mùa Vu Lan năm  nay, con không mua bằng tiền, mà bằng tất cả tấm lòng biết ơn và thương yêu của con hướng về Mẹ. Tấm thiệp với một cành hồng, và hàng chữ rất nắn nót của con gửi Mẹ:
“... Chuyện cổ tích của người ta là "ngày xưa có một công chúa" Hay "ngày xưa có một ông vua"
Chuyện cổ tích của con là NGÀY XƯA CÓ MẸ….
Con thương Mẹ nhất trên đời, Mẹ ơi.”
Thanh Võ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,038,306
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến