Hôm nay,  

Phá Lệ

25/09/200900:00:00(Xem: 796431)

Phá Lệ

Tác giả: Phan
Bài số 2737-16208808- vb692509

Tác giả là một nhà báo tại Dallas, từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, và hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ. Phan đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bài mới là chuyện nhà báo “phá lệ” can thiệp vào chuyện   tình giang hồ.

***

"Hey, nhà báo. Thêm chai nữa ha""
"Thôi, đủ rồi. Về."
"Tui có chuyện, muốn nói riêng với anh."
"Nếu chuyện có thể mai nói, thì mai nói. Không còn kịp qua đêm thì… đi Starbucks."
"Ok"
Chuyện tại Starbucks:
"…Không biết sao tui muốn nói chuyện riêng với anh. Chuyện này quan trọng. Tui muốn hỏi ý anh."
"Lộn người."
"Sao lộn được!"
"Nói."
"Anh đọc lá thơ này đi…"
Lá thơ… làm nhà báo chưng hửng. Ơ đâu ra một người chữ nghĩa dễ thương chi lạ. Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen thì mắc mớ gì tới người biết viết thật đơn giản mà nói lên thật nhiều. Trời đất hết má hồng rồi sao mà cứ dè người hay chữ là hoàn cảnh éo le, vậy trời, "Cảm ơn anh đã đặt niềm tin vào người không đáng tin. Nhờ vậy mà em đã tìm lại được niềm tin ở chính mình. Bây giờ, em sống rất bình an. Chỉ áy náy mỗi khi nhận được tiền anh gởi về. Em cảm thấy không nên nhận nữa, khi đã thu xếp được đời sống mẹ con em. Không dư giả nhưng em hiểu ra được thiếu hay đủ là do mình, do anh giúp em hiểu ra điều đó. Em cảm ơn anh thật nhiều, và cầu chúc cho anh…"
Trời quơ, mấy mụ cộng tác viên mà đọc được thơ này thì hết hỏi: "Sao gởi bài không chạy"" Chạy mẹ gì được mớ văn chương ngủ nướng. Nhà báo nói với hắn:
"Cảm ơn mày tin tưởng anh, nhưng anh không can thiệp vô chuyện tình cảm riêng tư của bạn bè… đã là nguyên tắc."
"Phá lệ, một lần đi."
"Không nên ép người quá đáng!"
"Thấy chết không cứu. Sao gọi là anh em được""
"Nói hay. Thì đừng nói dở nha. Nói đi."
"3 năm rồi anh. Tui về Việt Nam, đi chơi thôi chứ không rườn rà như Việt kiều. Đi uống bia ôm với 3 thằng bạn cũ. Vô cái phòng máy lạnh đàng hoàng. Bốn con nhỏ tràn vô, đẹp mê hồn. Tụi nó níu tay liền, mình Việt kiều nên không hiểu biết. Còn con nhỏ cuối cùng, hơi cứng! Tui cũng mời ngồi, chứ biết sao…
   Chừng 10 phút sau, má mì ghé thăm. Đổi cho tui em mới, mát rượi. Má tinh mắt lắm, má biết tui Việt kiều. Nhưng sao tui thấy tội nghiệp con nhỏ bị kêu ra. Nó cũng đẹp, nhưng tụi kia hai mươi thì nó cỡ ba mươi… tui nói tên tiểu nhị, kêu nó vô cho tui. Tui "bo" con nhỏ mới một tờ. Nó vui vẻ đi ra. Từ đó, tới tàn tiệc. Tui không quậy gì hết. Tui mắc đằng dưới hay sao mà cứ ngồi hỏi thăm gia cảnh người ta…"
"Rồi. Giang hồ hiểm, bóng hồng nham hiểm hơn…"
"Không phải vậy. Nó có một cái gì đó! Tui không giải thích được. An chơi thì mình đâu phải con nít. Nhưng…"
"Vướng."
"Tui không biết nói sao cho anh hiểu. Nhưng tàn tiệc, thằng nào "bo" cho ghệ thằng đó. Tui "bo" cho nó hai tờ. Tui nói: Trưa mai, anh ghé đây, gặp em."
"Trưa mai, em không đến""
"Tui mới tức."
"Đi tìm""
"Còn phải nói. Tui mà."
"Thôi, tao không làm thầy bói nữa đâu. Mày nói một mình đi… đọc trang đầu biết trang cuối. Tao chán lắm rồi!"
"Anh mệt thì về nghỉ. Tui xin lỗi…"
"Ngứa nghề rồi nha mảy, đừng chơi quê ngang. Mất hứng."
Thời gian dập dìu theo một điệu nhạc quen quen… nhạc ngoại nên nhà báo, lú. Không nhớ bản gì, chỉ biết điệu nhạc thời xa xưa, một bản nhạc đồng quê thời nhà báo mới lớn… thời ngồi quán cà phê không biết mệt. Nhìn sang tên bạn âm binh, ngồi đốt liên tu bất tận, có thể nhân vật hắn đang nói tới đã làm thay đổi một thằng cô hồn. Có thể.

 "Anh mệt chưa" Mình về."
"Có cần làm màu với anh em như vậy không" Nói gì nói hết đi. Cho mai dễ đổi ý."
"Ừ. Tui ưa đổi ý. Nhưng chuyện này chắc không!"

May là ngồi ngoài hiên quán cà phê Starbucks, quán đã đóng cửa từ 10 giờ đêm, chỉ còn lèo tèo vài người ngồi bên ngoài quán đã tắt đèn, xa xa, hóng gió. Tí gió đêm hè mang hơi nóng parking khô khốc hắt vô mũi khô ran. Con người khô khan ngồi bên cạnh bỗng đêm nay không còn khô khốc, cộc lốc lời ăn tiếng nói và cộc cằn tính tình… Hắn chỉ có một điều đáng kính là không biết nói dối. Điều duy nhất để phân biệt cô hồn với các đảng trí trá ngoài kia. Hắn không thuộc loài miệng lưỡi như  những kẻ tay bắt mặt mừng, quay lưng nói xấu. Cái tư chất đá qúy của hắn đã thuộc về single mom nào rồi, có đáng không"...
"Đừng coi thường mình quá chứ man. Cỡ đó mà chê mày sao""
"Anh không gặp nên không hiểu."
"Vậy kêu tao ra đây làm chi…"
"Ngồi chơi thôi."
"Thì nói trắng ra đi. Hôm nay, mày có uống lộn… bia hôn, sao màu quá vậy""


"Hôm đó, em tìm vô tới nhà. Căn nhà không thể tệ hơn được. Ong già đang nằm dưỡng thương do xập cầu Cần Thơ. Bà già lui cui nấu nồi cháo. Em hỏi Hương đâu" Bà già nói… Hương nào" Ở đây có con Lẹ thôi, nó đưa con nó đi bệnh viện. Em tới bệnh viện thì Hương-Lẹ đang năn nỉ người ta chích thuốc cho con…"
"…"
"Ê, đừng có khóc, âm binh Dallas biết mày có nước mắt thì kẹt lắm ạ!"
"ĐM nó, em muốn quậy banh cái bệnh viện, muốn vặn cổ con mụ mập như heo mà chảnh như chó…"
"Mới nghe à nha! Chó cũng biết chảnh nữa sao""
"Anh không thấy con chó đái ba chân sao" Chảnh không chịu được."
"Ồ."
"…"
"Mày, còn nhiêu móc hết. Anh hùng cứu mỹ nhân."
"Tui buồn. Không buồn."
"Tao giỡn chơi thôi. Tao khinh mày thì đâu ngồi đây với mày."
"Tui biết."
"Cạn đi."
"Cà phê mà cạn gì cha""
"Thì đi nhậu."
Quán nửa đêm. Thời suy thoái nên quán vắng lắm. Người đàn ông ngáp dài, người đàn bà trẻ xanh xao như mới sanh em bé, thỉnh thoảnh đưa nắm tay ra sau lưng đấm đấm… Đằng kia, đôi tình nhân mèo mả gà đồng không bãi đáp. Chỗ tối, hai gã đàn ông hôn nhau. Đằng này, chưa say mà lợm giọng. Hai thằng trời ơi xách xách bia ra parking. Trời đất mênh mông không có chỗ nhậu.
"Thôi, về em đi. đừng chê nhiều dán."
"Hồi mày còn nhỏ, tao ở tù chung với dán. Tao sợ sao""
"Anh làm gì, ở tù""
"Ba tao bị bắt, cái tội đêm nghe đài BBC mà sáng ra quán cà phê không biết câm. Ong già ưa kể cho những ông già không có radio nghe. Vậy là bị bắt vô tù. Nhưng tao ở tù thay từ sáng tới trưa, xin về đi học. Chiều ra lớp-vô tù-dọn dẹp trụ sở công an tới tối cho ba tao đi đạp xích lô. Tối, ba tao vô tù, ngủ. Tao về tắm rửa, ăn cơm, học bài."
"Vui quá ha""
"Con bà mày…"
"Sao anh em mình khổ quá vậy ha""
"Dán."
"Anh nói, anh không sợ mà!"
"OK. Không sợ. Mày nói tiếp chuyện hồi nãy đi."
"Em trang trải tiền bệnh viện cho thằng nhóc, còn nhiêu cho hết. Em đi."
"Giữ liên lạc thì người ta mới biết đường gởi thơ qua chớ!"
"Em nói thiệt, em gởi tiền về mỗi tháng, là em hứa với bà già. Em gởi cho thằng nhỏ có tiền đi học. Em chỉ muốn cho tiền thằng nhỏ chứ không có ý gì khác. Gái bia ôm bên mình thì không đủ sức rinh. Hơi đâu."
"Đầu đuôi, ngọn ngành làm sao" Nói lại cho rành mạch coi."
"Thì em cứu thằng nhỏ sốt xuất huyết, xong. Em có hỏi: Tối qua, tui cho hai tờ, sao không có tiền được. Khóc thôi chứ không nói. Sau đó, bà già nói gia đình nợ như chúa chổm. Ong già, đi làm chui chớ không có được tới cái hợp đồng. Cầu Cần Thơ xập, gãy xương sống. Báo hại vợ con. Em có nói chuyện với ông già, ổng cứ nhìn xuống đất thì sao mình nói gì được! Nhà có thằng con trai thì điên điên khùng khùng, đứa con gái đi học làm cô giáo nhưng thực ra đi bán bia ôm trên Long An. Tới bị trường đuổi, nó về lại quê, lấy thằng bạn học mà hồi đó mê nó. Có đứa con. Thằng kia mới biết ra mấy năm vợ mình đi học, nhưng thật ra làm gì, nên bị đuổi. Nó bỏ đi tu. Tu thiệt. Nó ở trong chùa luôn. Trời ơi! Tui gặp thằng trời đánh không sợ mà sao tui thương nổi thằng đầu trọc đó, không biết nữa. Nó nói chuyện với tui như người xa lạ trong chính chuyện của nó. Nó sắp thành Phật rồi hay sao mà vợ đẹp muốn chết, không giữ nổi nó ở nhà. Thấy tội nghiệp đôi đàng."
"Thôi, túm lại đi man. Tao theo chuyện của mày… đứt hơi rồi đó!"
"Lá thơ này là gởi bạn em, bạn em gởi sang Mỹ cho em chứ nó không biết địa chỉ em đâu. Em cũng không ngờ là mình làm được một chuyện đúng lời hứa. Em hứa với bà già nó là em gởi tiền cho thằng nhỏ hàng tháng để có tiền đi học. Em làm đúng như vậy. Thằng bạn em cũng cho biết, nó thôi bán bia ôm sau khi em đi. Đi làm công nhân sau khi ông già nó chết. Hai mẹ con sống qua ngày với bà ngoại. Nhà cửa đã sửa sang lại tương đối vì không còn tốn tiền thuốc men cho ông già nó mà lại có tiền em cho."
"Năm nay mày bao nhiêu tuổi rồi""
"38"
"Có vợ con gì không""
"Em có ở với con nhỏ bạn chừng năm, em bị tù. Nó bỏ đi rồi… không con"
"Vậy còn lấn cấn cái gì mà không về""
"Em  mới hỏi anh!"
"Nếu còn thấy ngại, thì nói với người ta: Tui có thằng anh tui, giống tui lắm. Rồi đưa địa chỉ, mua vé máy bay… tao về dùm cho."
"Giỡn hoài, mấy hôm nay tui muốn quên đi. Tự về, là…"
"Mày sợ ám ảnh quá khứ người ta chớ gì""
"Anh nói đúng. Tui biết, nên mới nói với anh. Ra chiêu đi. Tui tin anh mà."
"Mày đã nghe qua câu, lấy gái làm vợ chứ không cho vợ đi làm gái. Bản lĩnh để đâu" Nếu người nào đó khiến được mình suy nghĩ thì mình đã thuộc về người đó một nửa. Nửa còn lại là họ có welcome mình hay không" Không thử sao biết! Good luck."
"Ừ."
"…"
"Chắc em về quá!"
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,462,111
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Bài viết mới của ông là những hồi ức về Huế.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô danh cho tháng Tư 2018
Captovan hay Capvanto là bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết sau đây là câu chuyện thật về người lính trong tấm hình được đề cập trong bài “người yêu trâu điên”.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết sau đây của Ngọc Anh là những lá thư gửi người lính Thủy Quân Lục Chiến, thuộc một đơn vị có biệt anh Trâu Điên. Bài viết từng xuất hiện một lần trên tập san KBC Hải Ngoại mấy năm trước, nay được đăng lại với phần bổ túc trong kỳ tới bằng một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài mới, viết cho Tháng Tư Đen năm nay kể lại cuộc chuyện trò giữa tác giả Orchid Thanh Lê và hai nhà hoạt động cộng đồng tích cực tại hải ngoại: Nhà văn Chu Tất Tiến và Nhạc sĩ Lê Xuân Điềm.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một hồi ức Mậu Thân. Ông sinh năm 1942 tại Huế. Qua Mỹ diện HO 21 định cư tại Thành Phố Tucson Arizona, hiện nghỉ hưu. Mong ông sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Bài viết về nước Mỹ thứ tư của ông là một hồi ức sống động về khu xóm bên cầu Bạch Hổ tại Huế Tết Mậu Thân, kể về người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống, chỉ chừa đầu cổ trên mặt đất để hành hình
Thay lời giới thiệu. Điện thư tác giả Captovan gửi Việt Báo Viết Về Nước Mỹ: Bài viết "Huế, Tôi, Mậu Thân" là của anh cựu Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8/TQLC Nguyễn Văn Phán, anh gửi cho Ban Biên Tập Đặc San Sóng Thần TQLC, nhưng thấy quý báo đang kêu gọi viết về Hồi Ức Mậu Thân nên chúng tôi xin phép anh để gửi đến quý báo đăng trước, BBT/ST chúng tôi sẽ đăng sau, coi như một lời chào của anh gửi đến đồng bào gốc Huế trong lúc anh đang chiến đấu... như 50 năm về trước anh chiến đấu với "thần chết VC" và anh đã chiến thắng và anh sẽ chiến thắng. Kính chào.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô. Hình ảnh tại Hội Tết Mậu Tuất, San Jose, California.
Nhạc sĩ Cung Tiến