Hôm nay,  

Trần Lan Chi

24/09/200900:00:00(Xem: 133416)

Trần Lan Chi

Tác giả: Nguyễ Đức Quang
Bài số 2736-16208807- vb592409

Tác giả Nguyễn Đức Quang cựu sĩ quan, cựu tù cải tạo, đến Mỹ theo diện H.O., định cư  từ 1990 và là cư dân Renton, tiểu bang Washington. Với bài viết “Thần Đồng” ký bút danh Nguyễn Quang, ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2008. Bài viết mới kể chuyện đặt tên và chào đón cô cháu ngoại thuộc thế hệ thứ ba của gia đình. Ghi chú thêm: Tác giả và nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang tại quận Cam, là hai người khác nhau.

***

Măng mọc, măng mọc, măng lại mọc.
Vợ chồng tôi ra đời, các con tôi ra đời, cháu ngoại tôi ra đời.
Cháu ngoại tôi tên Trần Lan Chi.  Lan Chi sinh ra mở đầu cho thế hệ thứ ba của vợ chồng tôi trên đất Mỹ.
Họ hàng đến thăm, bạn bè điện thoại chúc mừng. Sau những câu chúc mừng xã giao,  câu hỏi của họ thường là:
- Baby tên gì "
- Trần Lan Chi
- Tên Mỹ là gì"
- Trần Lan Chi
- Không có tên Mỹ à.  Làm sao gọi"
Làm sao gọi có nghĩa là làm sao người Mỹ phát âm cho đúng tên.  Việc đặt tên cho cháu ngoại khiến chúng tôi rất lo lắng.  Khoảng ba tháng trước ngày em bé ra chào đời, biết ý của con gái không dùng tên Mỹ trong giấy khai sanh cho đứa con đầu lòng của nó, chỉ có tên Việt thôi, vợ chồng tôi ra tay thuyết phục.  Chúng tôi lý luận rằng sống ở Mỹ thì phải có tên Mỹ.  Có tên Mỹ sẽ dễ dàng trong việc giao dịch, tiếp xúc.  Đặt tên Việt Nam để gọi ở nhà .  Không cần phải đặt tên Việt Nam để khẳng định cho mọi người biết con mình là người Việt.  Chỉ cần nhìn vào họ Trần, Lê, Nguyễn ... người Mỹ biết đứa bé là người Việt Nam.
Để thuyết phục con gái tôi bỏ ý định đặt tên Việt cho con, chúng tôi đưa ra nhiều tên Việt bị người Mỹ phát âm sai như con Thy trở thành con Thai, thằng Hải trở thành thằng Hai v. v. đã trở thành đề tài bỡn cợt, chọc ghẹo đứa bé.  Con gái tôi im lặng nghe chúng tôi thuyết phục.  Bị áp lực quá, bà mẹ tương lai chỉ nói :
- Đặt tên Việt Nam, nếu sau này nó không thích thì đổi tên Mỹ.
Chúng tôi tấn công:
- Không có ai đặt tên cho con với ý nghĩ sau này đứa con sẽ có thể không thích cáí tên đó.  Sống ở Mỹ phải đặt tên Mỹ.  Người Tàu, người Đại Hàn thực tế.  Đến Mỹ, họ lấy tên Mỹ, không giữ tên Tàu, tên Đại Hàn mặc dù họ đã lớn tuổi.  Qua Mỹ, bố mẹ đã già, các con đã lớn giữ tên Việt còn chấp nhận được.  Con nên đặt tên Mỹ cho em bé sắp ra đời của con.
Con gái tôi vẫn cứng đầu, cứng cổ.  Nghe mọi người nói, nó chỉ im lặng.
 Tôi quay ra  bàn vớí cô chị của nó thì lại được nghe trả lời
- Bây giờ người Việt sống ở Mỹ càng ngày càng đông.  Đặt tên Việt Nam cho baby cũng được.  Tìm tên nào dễ phát âm là được.
Tôi vội vàng đi tìm đồng minh cuối cùng.  Tôi điện thoại cho con trai tôi đang học tại Boston University.  Con trai tôi đến Mỹ năm tám tuổi, nói tiếng Việt lọng cọng, hiểu tiếng Việt lõm bõm, lai từng đi hầu hết các tiểu bang.  Tôi hy vọng anh con trai tôi thức thời hay thân Mỹ hơn.  Anh con trai tôi trả lời ngắn gọn:
- Cha là Việt Nam, mẹ là Việt Nam.  Con tên Việt Nam.
Ra là cả ba anh chị đều thuộc loại khác người.
Thời gian trôi qua, chúng tôi vẫn hy vọng con gái tôi sẽ nghĩ lại vì đại đa số trẻ em Việt sinh tại Mỹ đều có tên Mỹ trong khai sanh và có tên Việt để gọi ở nhà.  Chúng tôi cũng hy vọng áp lực của chồng và phía gia đình chồng, con gái tôi sẽ đặt tên Mỹ cho đứa con đầu lòng.  Chúng tôi chờ đợi trong sự thất vọng thì lớn và hy vọng thì nhỏ.
Cháu ngoại tôi ra đời, chúng tôi quên hết mọi việc.  Niềm vui to lớn làm vợ chồng tôi choáng ngợp. Tôi tràn đầy hạnh phúc khi thấy đứa cháu ngoại nhỏ bé ngủ an lành bên cạnh mẹ nó.  Rồi cháu ngoại tôi sẽ lớn, sẽ lớn, sẽ lớn ... theo giấc mơ của tất cả những người trở thành ông Ngoại lần đầu.  Hai hôm sau, tôi hỏi con gái tôi :
- Làm giấy khai sinh cho baby chưa "
- Dạ chưa
- Chọn tên cho baby chưa "
- Trần Lan Chi
- Bao giờ mới làm giấy khai sinh
- Trước khi ra viện, chắc hai ngày nữa
Nỗi thất vọng lại trở lại với vợ chồng tôi.  Buổi tối,  vợ tôi nói với tôi :
- Anh gọi ngay cho con gái.  Giọng anh đầm ấm may ra có tính  thuyết phục hơn, nhưng phải rào đầu, đón đuôi cho có lớp lang bài bản...Trước hết phải cho nó hiểu rằng, người  lớn khác trẻ con.  Người lớn không muốn có cùng  một thứ mà người khác đã có.  Trái lại, trẻ con thì luôn muốn có thứ mà bạn bè chung quanh đã có, như quần áo, giầy dép, đồ chơi .  Một ngày nào đó Lan Chi có thể  cảm thấy tên của mình weird vì không giống tên những trẻ con ở đây thường có.  Đi theo trào lưu vẫn dễ sống hơn chọn một con đường khác thường.


Tôi gọi điện thoại cho con gái, lập lại những lý luận tôi đã nói với nó nhiều lần.  Con gái tôi im lặng nghe một lúc, rồi nói:
- Con không đặt tên cho baby nữa.
Cuộc điện đàm chấm dứt.
 Tên cháu ngoại tôi là Trần Lan Chi trong khai sanh.

Ba ngày sau,  vợ tôi hỏi con gái
- Có gạch ngang giữa Lan Chi không "
- Mẹ, tiếng Việt không có gạch ngang giữa Lan Chi.
- Không có gạch ngang giữa Lan Chi .  Mỹ sẽ gọi nó là Lan, không gọi là Chi
Vợ tôi nói tiếp :
- Vậy phải viết là Chi L. Trần, hay là Trần, Chi L.  Gọi là con Chi Eo. 
Ra là vợ tôi vẫn còn hậm hực.
Văn phòng tôi làm việc gồm mười người : tám Mỹ trắng, một Mỹ đen và một Mỹ vàng là tôi.  Cũng như bà con, bạn bè của tôi, họ chúc mừng tôi và hỏi tôi :
- Tên baby là gì "
Tôi không trả lời.  Tôi yêu cầu mọi người tập họp chung quanh bàn tôi.  Tôi viết vào tờ giấy lớn tên cháu ngoại tôi :  Trần Lan Chi.  Tôi chỉ từng người và bảo họ đọc.  Tất cả đều phát âm Lan Chi chuẩn xác như người Việt.  Tôi rất mừng.  Tôi vẫn lo ngại người Mỹ phát âm Lan Chi thành Lăn Chai.  Câu hỏi kế tiếp của họ :
- Lan Chi có ý nghĩa gì "
Sở dĩ họ có câu hỏi này vì có một lần tôi nói với họ : Tên của người Mỹ thì không có ý nghĩa như John, Robert.  Họ của người Mỹ hiếm khi có ý nghĩa. Tôi chỉ tìm thấy một vài họ có ý nghĩa như Shoemaker ...  Trái lại, họ Việt Nam không có ý nghĩa, nhưng hầu hết tên Việt Nam có ý nghĩa .  Tôi trả lời họ :
- Lan Chi có hai nghĩa.  Nghĩa thứ nhất là bông hoa Lan đẹp.  Nghĩa thứ hai là    baby được sinh ra từ bông hoa Lan.
Tôi giải thích như trên cho họ vì tôi cho rằng :  Lan là hoa lan.  Chi là chi bảo.  Trước năm 1975 giới Cải Lương Miền Nam đặt cho Bạch Tuyết là Cải Lương Chi Bảo nghĩa là diễn viên cải lương thật hay, thật xuất sắc.  Vậy thì Lan Chi là hoa Lan đẹp.  Nghĩa thứ hai :  Lan là hoa lan.  Chi là cành cây, cũng còn có nghĩa là nhánh của một dòng họ.  Lan Chi là một nhánh của giòng họ hoa Lan.  Vậy baby được sinh ra từ một bông hoa Lan.
Tôi kể cho những đồng nghiệp trong sở nghe cuộc thảo luận về việc đặt tên cho cháu ngoại tôi.  Tôi kết luận :  Tôi muốn cháu ngoại tôi có tên Mỹ.  Bà giám đốc ngắt lời tôi .  Bà nói :
- Anh nhớ rằng anh đang sống tại Seattle.  Seattle là thành phố có nhiều dân tộc sinh sống .  Trong tương lai, cháu ngoại của anh sẽ hạnh phúc, hãnh diện, thích thú vì có tên Việt hơn là tên Mỹ .  Cháu ngoại của anh sẽ cám ơn mẹ nó đã đặt cho nó tên Việt Nam vừa đẹp vừa có ý nghĩa .
 Bà giám đốc đã bảo tôi sai lầm trong việc chống đối con gái tôi đặt tên Việt cho đứa con của nó.  Có thêm một người đồng ý với con gái tôi.  
Một buổi tối, tôi ngồi ngắm Lan Chi đang ngủ.  Tâm hồn tôi rúng động.  Tôi bỗng nhận ra rằng Lan Chi là cô bé gái Việt Nam.  Tôi tự hỏi:  Thế thì trước đây mình không biết nó là đứa bé Việt Nam hay sao"  Tôi không trả lời được câu hỏi này.  Có thể bởi vì trước khi Lan Chi sinh ra đời, tôi đã cố ép cho Lan Chi phải có một chút ít gì Mỹ chăng"   Để giảm nhẹ tầm quan trọng của việc đặt tên Mỹ hay tên Việt đã gây ra những nóng giận, hờn dỗi trong gia đình, tôi kể lại cho mọi người sự việc xẩy ra trong sở tôi quanh câu truyện về Lan Chi.  Tôi kể đúng 100%, không bớt.  Tôi chỉ thêm một chi tiết nhỏ trong lời bà giám đốc nói với tôi.  Tôi thêm:  "Tên không tạo nên con người.  Tài năng và đạo đức mới là nền tảng của một người.  Tên Barack Hussein Obama không giúp ông Obama trở thành tổng thống mà nhờ tài năng và đạo đức của ông ta."
Người chống đối quyết liệt nhất việc đặt tên Việt cho cháu ngoại tôi là vợ tôi nay cũng nhận thấy tên Lan Chi hay hay, sang sang.  Nay vợ tôi luôn gọi:  Cô-Lan-Chi-Yêu-Quí-Của-Bà.
Cháu ngoại tôi là Trần Lan Chi.  Tôi yêu quí cháu ngoại tôi, do đó tôi yêu quí tên Lan Chi.  Tôi hy vọng và ước mong Lan Chi sẽ là bông hoa Lan đẹp bao gồm đạo đức và tài năng. 
Nguyễn Đức Quang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,239,213
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến