Hôm nay,  

Tình Yêu Sẽ Chỉ Lối

03/09/200900:00:00(Xem: 112860)

Tình Yêu Sẽ Chỉ Lối  

Tác giả: Võ Trang
Bài số 2717-16208788- vb590309

Tác giả 56 tuổi, cư dân San Diego; Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ là người vừa nhận    giải danh dự dành cho tác giả và tác phẩm đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2009.  Ba bài viết của ông hợp thành một tự sự ba hồi: Ký ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân tại Huế; Tiếp theo là tâm trạng của một trí thức gốc Việt tại Mỹ, vừa biết ơn quê hương thứ hai, đồng thời cũng vừa "hận người Mỹ đã bỏ rơi đất nước mình"; Và sau cùng là “một thoáng hạnh phúc” tìm thấy từ nước Mỹ tử tế không chỉ với đồng loại mà với cả muôn loài.
Bài viết mới của ông nhân mùa Vu Lan được kết với lời ghi trân trọng “viết để dâng Mẹ.”

***

Lần đầu tiên khi nghe người ca sĩ da đen Lionel Richie trình bày bài nhạc do chính anh sáng tác "Love will find the way" (xin được tạm dịch "Tình yêu sẽ chỉ lối") tôi đã có ngay ý tưởng phải chăng những tâm hồn lớn thường gặp nhau"   vì đây cũng chính là câu tôi thường nghe mẹ nói lúc còn rất nhỏ.  Thời ấy dĩ nhiên ông Richie còn chưa ra nghề và cái quê hương của ông còn cách quê hương tôi cả một đại dương Thái Bình.
Có lẻ chỉ gần đây thôi, khi tóc đã hai màu, tôi mới hiểu tôi thật thương mẹ mình.  Có lẽ các bạn sẽ không tin, tưỡng chừng như vô lý.  Nhưng cũng như hơi thở, có bao nhiêu lần tôi trực nhận được cái cần thiết đó trong từng giây phút của cuộc đời mình"
Lúc còn nhỏ tôi tìm đến mẹ như một nhu cầu   trong cả ý thức lẫn vô thức để được bảo vệ, để được sinh tồn.  Khi lớn lên, dù đã đủ lông đủ cánh tôi vẫn tấp về "bến mẹ" như một nguồn an ủi, nhất là khi không hài lòng với cuộc đời.  Có mấy khi tôi chịu lắng lòng để hiểu mẹ mình nghĩ gì và thật sự cần gì, mình cần phải làm gì để trả lại công ơn sinh thành, nhất là trong đời sống tâm linh của một con người đã vào đoạn cuối của cuộc đời"
Hình ảnh của mẹ tôi được thấy lại nhiều hơn qua nước mắt và trong khổ đau bởi vì có lẻ chỉ trong thật sự đau khổ và qua nước mắt thì những hy sinh của mẹ mới được hiểu và biết ơn.  Trong hạnh phúc tràn ngập cho riêng mình, tôi thường quên mẹ - và nuối tiếc có nghĩa là đã qua rồi! 
Mẹ tôi có cái rất "dễ thương".  Không ai trong chúng tôi biết được ngày sinh thật sự của bà vì các giấy tờ chứng minh củ đều đã thất lạc,  Cho nên khi còn sáng suốt, bà đã nhẹ nhàng dời cái "ngày ấy" đến cho trùng với ngày của mẹ (Mother Day) ở Hoa Kỳ - để được nhớ đến!.  Anh em tôi ai cũng hiểu nhưng đều vui cười và chúc mừng cho bà.
Mẹ tôi có cái rất "dễ ghét".  Khi bà đã thương ai rồi thì nhất định "mù quáng" bảo vệ.  Hồi còn học Đại Học Khoa Học Sài Gòn tôi đã có có người yêu và đã được mẹ chấp nhận.  Hàng xóm có cô học sinh để ý tôi và mẹ tôi biết nên bà luôn luôn đóng vai con kỳ đà cản mủi ở tất cả các cuộc gặp gở .  Nhờ vậy mà tôi vẫn trọn vẹn với người tôi yêu cho đến bây giờ...  
Mẹ tôi là chứng nhân của một cuộc cách mạng tình cảm trong chế độ phong kiến  ngày xưa.  Là con quan đuợc đặc biệt nuông chiều, mẹ tôi là người con gái duy nhất trong 4 chị em được ông ngoại tôi gởi lên Đà Lạt theo học chương trình Pháp, tại trường Couvent des Oiseaux.  Lên xe, xuống xe còn đòi đích thân ông ngoại tôi phải đưa, đón... Thế mà bà chịu lấy ba tôi, một học sinh nghèo, bất chấp chống đối của cả gia đình, một sự chọn lựa mà bà đã phải trả với cái giá của sự chật vật hầu như suốt cả một đời.
Mẹ tôi là hiện thân của đối chọi giữa một tình cảm lãng mạng và lòng chung thủy cực đoan.  Chiến tranh đã chia cắt mối tình đầu mà giờ đây chính bà vẫn nhìn nhận.  Nhưng trong cuộc đời hiện thực thì bà đã dành cho ba tôi một sự chung thủy tuyệt đối.  Ba tôi qua đời lúc bà chỉ 44 tuổi.  Thế mà bà vẫn sống độc thân như vậy cho đến bây giờ.  Tôi nghĩ là nhiều lúc bà phải rất cô đơn và đau khổ.  Lòng chung thủy như thế này có lẻ là cái gia tài quí báu nhất mà bà để lại cho tôi.  Nhiều lúc nghĩ lại tôi có cảm nhận rằng cả cái nhìn về lòng chung thủy của con nguời, về quê hương và  với muôn loài của tôi có lẻ đã chịu ảnh hưởng của bà.  Cái đối chọi giữa lý tưởng và hiện thực này là cái bài học thực nghiệm mà tôi đã áp dụng vào cuộc đời của chính mình, để hoá giải những mâu thuẩn nhiều lúc rất gay gắt, tàn nhẩn - ngay cả trong tâm hồn...


"Cái cò lặn lội bờ ao..."  hình ảnh mẹ tôi cô đơn từ khi tôi bắt đầu hiểu cuộc đời.  Cũng như nhiều người mẹ Việt-Nam mà tôi đã gặp và hiểu, mẹ tôi có sức chịu đựng phi thường.  Tôi tìm đến mẹ để được an ủi nhưng rất ít khi chịu hiểu mẹ tôi tìm ai để an ủi mình"  Ở đây và trong cái xã hội văn minh này, bộ môn Tâm Lý Học đã được phát triển rất mạnh để phân tích đến từng "lổ chân lông" của "vấn đề".  Một niềm đau nho nhỏ có khi còn được đặc biệt phóng đại để thảo luận trên cả hệ thống truyền thanh và truyền hình...  Các em nhỏ  ngày nay, trong đó có cả con tôi, cứ phàn nàn người lớn không hiểu mình   ... "you don t understand" this   "you don t understand" that...  "Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột..."   Có cảm nhận được sức chịu đựng của người mẹ Việt-Nam mới hiểu được đời "đá, vàng"...  
Mẹ tôi là một cánh hoa Chùm Gửi.  Từ ngày ba tôi mất đi, về tình cảm, bà đã hoàn toàn lệ thuộc vào cái gia đình còn lại.  Tôi nhớ có lần trong một Show truyền hình ca nhạc, một MC đã hỏi "vậy tử tử thì tòng cái chi", nhân nói về cách cư xữ của phụ nữ trong nền luân lý cổ điển Việt-Nam:

Tại gia tòng phụ, 
Xuất gía tòng phu,
Phu tử tòng tử...  

Câu trả lời của mẹ tôi là: 

Tử tử tòng cháu và 
Cháu tử thì tòng chắc (con của cháu)!
Còn biết bao nhiêu kho tàng của mẹ mà đến giờ tôi vẫn chưa nhận ra"  Dù trong tình thương tuyệt đối tôi dành cho mẹ, tôi vẫn hiểu mẹ tôi không phải là một "Quán thế Âm".  Trong tình thương, mẹ tôi cũng có lúc trở thành ích kỹ.  Nhưng làm người thì có ai là hoàn toàn.  Đôi khi chỉ cần làm được một chuyện có nghĩa cũng đáng một đời người.  Với tôi đây là bài học "Tình thương sẽ dạy cho con cách đối xữ" mà tôi vẫn ghi nhớ.
Hôm qua, khi đưa mẹ tôi đi thăm một người cháu vừa mới sinh con, bà quyết định ở lại săn sóc người cháu và bảo tôi về một mình.  Sợ tôi buồn, bà nói lời cám ơn nhiều lần.  Trên đường về tôi cảm thấy bần thần khôn tả.  Ra hồ tôi ngồi im trong nhiều giờ.  Đây là lần thứ hai tôi nghe mẹ nói câu cám ơn.  Tôi giận mẹ vì bà không biết tôi rất thương bà.  Rồi tôi giận mình vì không biết làm cho mẹ hiểu được mình.  Mẹ tôi không cần cám ơn tôi gì cả.  Chỉ có tôi mới cần phải nói lời cám ơn với bà, từ đáy lòng.  Rồi tôi tự hỏi mình đã không để ý đến những vui buồn của mẹ từ khi nào"  Tôi săn sóc mẹ bằng ý muốn của mình.  Tôi cho mẹ những gì tôi thích.  Cả câu kinh tôi cũng chọn cho mẹ để cầu... tôi chỉ vì tôi chứ không hề vì mẹ. 
Và rồi tôi đã khóc.  Mấy chục năm rồi tôi mới có dịp nhỏ một giọt lệ cho mẹ mình mà không biết hàng chục năm qua mẹ tôi đã khóc cho chúng tôi biết bao nhiêu lần rồi.   Một giọt nước mắt rớt xuống, dợn con sóng nhỏ trên mặt hồ, làm tan biến mái tóc đã 2 màu để trả lại cho tôi cái tôi của mẹ ngày nào.  Với mẹ, tôi chỉ muốn là một đứa trẻ được ngũ yên trong tiếng ru con muôn đời...  
Ạ à ơi ...
Đến bao giờ con cá chép hoá rồng
Cho con đền đáp công ơn sinh thành.

...

San Diego đang chuẩn bị để làm lể Vu Lan cho mùa báo hiếu của năm 2009. Năm nào đi chùa tôi cũng được các thầy giãng giải về lòng hiếu thảo nhưng không phải lúc nào tôi cũng cảm nhận được sâu xa.  Năm nay tôi sẽ không cầu nguyện cho mẹ được ăn ngon mặt đẹp, được nhà cao cửa lớn.  Tôi chỉ cầu nguyện cho mẹ thấy được con đường còn lại để biết tự mình cần phải làm gì.  Dù hiểu giáo lý công bằng về luật nhân quả, tôi vẫn xin được chia sẽ với mẹ những "quả" có thể làm mẹ đau lòng.  Tôi cầu nguyện đức Địa Tạng Vương Bồ Tát cho tôi đủ sáng suốt để hiểu mẹ thêm, để được cùng mẹ vui buồn đi hết quảng đường còn lại này. 
Viết để kính dâng mẹ  
Vu Lan năm 2009.
VÕ TRANG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,155,437
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến