Hôm nay,  

Lần Đầu Họp Mặt

22/08/200900:00:00(Xem: 122386)

Lần Đầu Họp Mặt

Tác giả: Võ Trang
Bài số 2706-16208777- vb782209
Nhã Ca và tác giả Võ Trang tại họp mặt giải thưởng Việt Báo.

Tác giả 56 tuổi, cư dân San Diego; Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ là người vừa nhận    giải danh dự dành cho tác giả và tác phẩm đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2009.  Ba bài viết của ông hợp thành một tự sự ba hồi: Ký ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân tại Huế; Tiếp theo là tâm trạng của một trí thức gốc Việt tại Mỹ, vừa biết ơn quê hương thứ hai, đồng thời cũng vừa "hận người Mỹ đã bỏ rơi đất nước mình"; Và sau cùng là “một thoáng hạnh phúc” tìm thấy từ nước Mỹ  tử tế không chỉ với đồng loại mà với cả muôn loài.
Bài viết của ông là cảm nghĩ của một tác giả lần đầu dự họp mặt với giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ.


***
Vài bữa trưóc ngày phát giải thưởng "Viết về nnước Mỹ" năm 2009, chị Quyên ở Việt Báo đã gọi cho tôi thêm một lần nữa để "confirm"  số ghế ngồi dành cho chúng tôi.  Chị cũng nhắc nhở tôi nhớ mặc đồ đẹp để còn được chụp hình...     Nghẫm nghĩ tôi cứ cười thầm:  dù thích sinh hoạt xã hội nhưng trong tận cùng thâm tâm, tôi vẫn không phải là 1 người của đám đông.  Ra đi không mang theo máy hình nên giờ tiếc không có ảnh ưng ý làm kỷ niệm...
Về chi tiết của buổi phát thưởng tôi nghĩ các phóng viên của Việt Báo đã tường trình đầy đủ.   Ở đây, tôi chỉ xin ghi lại một vài cảm nghĩ của riêng mình cùng với lời cám ơn ban tổ chức.
Buổi lễ đã được tổ chức trong một khung cảnh khiêm nhường nhưng ấm cúng và trang nghiêm trong chính toà soạn Việt Báo.  Tôi thật ngạc nhiên vì ban tổ chức đã chi tiết đến độ thu xếp cả mục "Valet Parking" miễn phí cho các quan khách.  Tất cả đều rất tự nhiên, thân thiện.  Các thành viên trong ban tiếp tân thì rất nhiệt tình...
-  Xin chú cho biết danh tánh đễ sắp xếp chổ ngồi.
-  Thưa tôi họ Võ.
- À! Thưa chú Võ Trang, người viết bài "Xuân Này Nhớ Xuân Xưa"...
-  Vâng, như thế thì cô đã biết hết rồi!
-  Vâng, con (") biết hết... cô bé nhí nhảnh trả lời... (Xin tha lỗi nếu "cô bé" này thật sự lớn tuổi và không muốn được gọi như thế)
Không biết cô đã biết hết cái gì nhưng khi vào chỗ ngồi tôi cảm giác mọi thứ được sắp đặt chu đáo.  Khi nhận được thông báo bài "Từ Xuân Này Nhớ Xuân Xưa" đoạt giải đặc biệt, tôi có vui mừng nhưng hơi ngạc nhiên vì theo tôi, đây không phải là bài đắc ý nhất của tôi viết về nước Mỹ.  Trong cái nhìn về một nước Mỹ đa diện, phong phú và nhân bản thì một đoạn ngắn nói về cách đối xử tù binh trong cuộc nội chiến của họ chưa đủ để phản ảnh  dù chỉ là một góc cạnh nhỏ nhoi nào đó mà thôi.  Ngược lại, phần rất lớn của bài viết đã dùng để nói về những cảm xúc và phẫn nộ của một người đã từng là nạn nhân của cộng sản trong một buổi lễ tưởng niệm về những nạn nhân của cuộc tàn sát Tết Mậu Thân tại Huế, trong đó có chính gia đình mình...
Tại chỗ ngồi, tôi tìm thấy tờ giới thiệu chương trình với nhiều đoạn giới thiệu các tác giả và tác phẩm trong đó có bài giới thiệu cá nhân tôi và các đoạn tiêu biểu trích từ những bài viết của tôi... Không phải chỉ có bài "Xuân Này Nhớ Xuân Xưa" được nhìn nhận mà là cả một tuyển tập ba bài được biên tập, sắp xếp lại theo một thứ tự tư duy "logic", đi từ sự phẫn nộ trong hoài niệm, đến những thao thức, tương tranh trong đời sống ở quê hương mới và cuối cùng là hạnh phúc tìm thấy  những gía trị nhân bản trên quê hương này...  Xin cám ơn nhóm biên tập sách Viết Về Nước Mỹ 2009:  Thú thật, các anh đã nhìn thấy chuỗi liên hệ này trước cả tác giả,  bởi vì có lẽ người viết đã chỉ chú trọng đến cảm xúc mà không đặt nặng phần bố cục khi gởi bài cho Việt Báo.
Phần sinh hoạt của "Bé Viết Văn Việt" thật cảm động.  Hình như là loạt bài viết của tôi đã được "upgraded" lên hàng danh dự. Khi trao giải thưởng, chị Nhã Ca có nói nhỏ bên tai tôi là chị sẽ có một tặng phẩm đặc biệt cho tôi nữa.  Tôi sung sướng nhưng vẫn không hiểu.  Về sau, với sự nhắc nhở của anh Trần Dạ Từ, chị đã đích thân ký tặng tôi một cuốn "Giải Khăn Sô cho Huế" mà tôi tin là tác phẩm đáng nhớ nhất của một đời văn sĩ của chị.  Anh Trần Dạ Từ có cho tôi hay là chị rất xúc động khi đọc bài "Xuân Này Nhớ Xuân Xưa" của tôi...  Vâng, nếu những cảm nghĩ này có thể thay thế cho tiếng vọng của những linh hồn vẫn đang còn quằn quại để cùng hoà với những cảm xúc của chị thì tôi xin chân thành cám ơn những lời của chị....


Được chụp hình chung với các tác giả tôi mới thấy họ gần hơn.  Ai cũng lịch sự tử tế, và rất thân thiện.  Tôi đặc biệt  "impressed" với cái nhanh nhẩu của cô Thụy Nhã, người đã cho tôi một ấn tượng xinh đẹp và sự thành thật khi nhận định chính mình đã "xạo" trong bài viết "Mắt Nâu"; Tác giả Khôi An với nỗi lo sợ dịu dàng khi biết mình đã "yêu" nước Mỹ; Sự tử tế, chững chạc của các anh chị Lại Quốc Hùng, Nguyễn thị Yến, Trương Ngọc Bảo Xuân...  Từ hình chụp của phóng viên Việt Báo tôi mới thấy mình chỉ cao ngang trán của nữ nghệ sĩ Kiều Chinh...
Buổi lễ đã quy tụ được những nhân vật tiếng tăm trong cộng đồng, những nhân vật dân cử trong chính quyền Mỹ, từ sự hiện diện của Thượng Nghị Sĩ California Lou Correa tới thư chúc mừng của Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Jim Webb -đang là tin hàng đầu của truyền thông  thế giới vì chuyền đi Miến Điện cứu tù nhân và đến Việt Nam bàn chính sách với biển đông. Tất cả cho thấy tầm vóc lớn của chuơng trình.
Trong phần cơm tối, tôi cũng có dịp nói chuyện với "tài năng trẻ" Hoàng Thi, cô chỉ mới 19 tuổi, nhí nhảnh nhưng lễ độ cho tôi ấn tượng rất tốt về giáo dục và tình thương của gia đình...  Tôi đã hỏi đùa cô là phần nghiên cứu về Khổ Qua (người Huế chúng tôi gọi là Mướp Đắng) đến đâu rồi thì cô đã "nghiêm chỉnh" trình bày tất cả các tác dụng sinh lý và bịnh lý của loại thức ăn này...  Chỉ  hai năm hội nhập vào xã hội Mỹ mà cô đã phát triển như thế này thì tương lai chắc chắn còn đi xa hơn nữa.  Xin chúc mừng Hoàng Thi, tác giả thuộc thế hệ thứ ba của những cựu tù nhân H.O.
Trong một cuộc nói chuyện ngắn với anh Trần Dạ Từ tôi có phát biểu cảm nghĩ của mình rằng chương trình Viết Về Nước Mỹ này vài chục năm sau càng có giá trị.  Anh Từ có vẽ không hiểu ý tôi ...  Dĩ nhiên là chương trình này  đã có giá trị ngay bây giờ.  Chương trình Viết Về Nước Mỹ tự nó đã nói lên thế đứng của người Việt rồi.  Vì nếu là  người Mỹ thì sẽ chỉ viết về quê hương của mình mà thôi"  Và quả thât trong hầu hết các tác phẩm tôi đọc đều được viết về nước Mỹ qua lăng kính của người Việt, nhất là những người Việt tị nạn CS sau năm 1975.  Theo tôi, cái gía trị mà nó để lại cho hậu thế Việt-Nam, cho những người ngoại quốc tham khảo mới thật là cái giá trị muôn đời. Chỉ trong một vài chục năm nữa, những chứng nhân sống như chúng tôi sẽ phải ra đi nhưng "Nghìn năm bia miệng" mới là những dấu tích văn hoá, mới thật là cái công lao của chương trình và của những người đã khởi xướng chương trình....
Tôi cũng có nghe ban tổ chức nói về chương trình Viết Về Nước Mỹ cho năm 2010, là một năm "lớn" đánh dấu 35 năm ly hương và cũng là kỷ niệm 10 năm của giải thưởng này mà xôn xao không biết mình sẽ đóng góp được gì.  Như tôi có nói, tôi vốn "chưa" phải là một người của đám đông nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để tiếp xúc với các "bạn bè".  Tôi đã về sớm vì "nhà ở xa" không phải là một "excuse" chính đáng  nên nuối tiếc mãi và đành hẹn một dịp khác để "tạ lỗi"
Gần đây, tôi có đọc được  tin chính phủ cộng sản Việt-Nam đang phát động phong trào dạy tiếng Việt cho người Việt ở hải ngoại mà suy nghĩ mãi không ra lý do!  Họ sẽ dạy cái gì về tiếng Việt" -  Lòng tốt đi dạy thêm cho những "con nhà giàu" ở hải ngoại như thế này không thể giải thích được, là tại sao họ không để dành công sức giúp đỡ cho hàng triệu trẻ em đang phải bỏ trường và cần giúp đỡ ngay tại Việt-Nam hiện nay"  Còn như để tuyên truyền cho mấy món  quá đát từ lâu như chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng  bác Hồ, thơ Tố Hữu...  thì họ dư hiểu hầu hết người Việt hải ngoại đều là những người đã liều chết để rời bỏ họ.  Một phần nhỏ những người của họ đã "hạ cánh an toàn" ở nước ngoài rồi thì tất nhiên là không còn ai muốn tin tưởng cái lý tưởng của họ nữa.
Tôi biết ngay tại Việt Nam, từ nhiều năm qua số người đọc Viết Về Nước Mỹ rất đông. Hy vọng mấy cán bộ làm chính sách của nhà nước sớm đọc thêm Viết Về Nước Mỹ 2009, để hiểu những điều họ cần hiểu về người Việt hải ngoại.
Võ Trang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến