Hôm nay,  

Tiếng Việt Trên Đất Mỹ

03/08/200900:00:00(Xem: 95764)

Tiếng Việt Trên Đất Mỹ

Tác giả: Nguyễn Quốc Chân
Bài số 292-16208761- vb280309

Tác giả là cư dân Huntington Beach. cho biết “Đây là bài thứ 2 tôi viết gửi Việt Báo. Sở dĩ tôi có thời giờ ngồi viết vì chưa kiếm được job và đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.” Ông còn cho biết sẽ viết tiếp bài 3,  nếu “vẫn chưa có job”  và Việt Báo không yêu cầu "ông  đừng viết nữa." Thưa ông Chân, bài viết rất quí. Mong ông sớm có job và vẫn tiếp tục viết.

***

Little Saigon, trung tâm của người Việt ở hải ngoại, gồm một phần đường Bolsa, Brookhurst, Magnolia, các cơ sở thương mại của người Việt dùng toàn tiếng Việt, bảng thực đơn nhà hàng, tiếng Việt là chính, tiếng Anh chỉ là phụ thêm. Một số người Việt, đa số đã lớn tuổi ở các thành phố Westminster, Garden Grove, Midway City hoặc xa hơn, Huntington Beach, Fountain Valley v.v... mặc dầu ở Mỹ, cũng không cần biết tiếng Mỹ, vì ngay phiếu bầu cử Tổng Thống, Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu Mỹ cũng được soạn thảo bằng tiếng Việt thì cần gì học tiếng Mỹ. Ngay cả nhiều người Mỹ lập cơ sở thương mại ở khu Little Saigon cũng học nói tiếng Việt để giao dịch với khách hàng Việt.
Trước đây, khi còn làm việc ở Santa Ana, ngày nào cũng vậy, ít nhất một lần tôi lái xe vòng xuống Bolsa. Từ nhà tôi tới hãng, không cần qua khu Bolsa (nói là khu Bolsa Việt Nam thì đúng hơn, vì đường Bolsa rất dài, nếu chạy về hướng Đông là thành phố Santa Ana đường Bolsa đổi thành đường First, đa số là người Mễ Tây Cơ, còn chạy về phía Tây, hướng về Bolsa Chica thuộc thành phố Huntington Beach, đa số là Mỹ trắng), nhưng ngày nào, tôi cũng thích lái xe vòng xuống phố Bolsa để ngắm ông đi qua bà đi lại, được thấy các bảng hiệu tiếng Việt của các cơ sở thương mại và nhà hàng, ngày nọ qua ngày kia, tháng nọ qua tháng kia, năm nọ qua năm kia, nó thành thói quen, riết rồi ghiền xuống Bolsa. Sau khi tan sở, lái xe vòng xuống Bolsa trước khi về nhà, cảm giác được thư giãn, hôm nào rời khỏi nhà sớm, tôi cũng thích vòng qua Bolsa trước khi tới hãng.
Khu nào có cộng đồng người Việt đông, như khu Little Saigon, một số từ Mỹ thông dụng gồm danh từ, động từ, tĩnh từ v.v... đã được Việt Nam hóa làm phong phú tiếng Việt. Tôi xin đan cử vài từ. Nếu ai hỏi vợ anh làm nghề gì, thì hầu hết ông chồng trả lời "vợ tôi làm nghề nails", ít người trả lời "vợ tôi làm nghề móng tay", hoặc "vợ tôi bán food to go" chứ ít ai trả lời "vợ tôi bán thức ăn mang đi". Từ  "Little Saigon" cũng được Việt Nam hóa. Các bạn bè ở xa thường rủ nhau xuống "Little Saigon" ăn uống, ít người dùng Tiểu Saigon. Tôi có ông bạn với giọng trào phúng nửa đùa, nửa thật nói, trước khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, Mỹ đã Việt Nam hóa chiến tranh Việt Nam, khiến biết bao người khốn đốn, nay mình qua được Mỹ để phong phú hóa tiếng Việt, mình Việt Nam hóa tiếng Mỹ, dầu sao cũng để bù đắp những mất mát trước đây.
Việt Nam hóa tiếng Việt để làm phong phú tiếng Việt cũng tốt thôi, nhưng ông bạn tôi có lúc đi quá trớn thành ra một câu, có thể ông bạn vừa nói tiếng Việt vừa nói tiếng Mỹ, như có một hôm tôi tới chơi, vừa lúc ông bạn nói với anh con trai lớn vừa bị thất nghiệp "mày bị lay off thì bán cái town house đi, mướn apartment mà ở" thành thử Việt Nam hóa  một từ tiếng Mỹ, và nói nguyên từ Mỹ, lằn ranh khó phân biệt. Thường các danh từ về kỹ thuật được Việt Nam hóa nhiều, vì các từ kỹ thuật ít được dịch ra tiếng Việt. Lúc này ngành địa ốc bị "mất mùa" cũng như mấy năm trước đây địa ốc "được mùa", người ta mua bán các apartments, condos, town houses, houses v.v.. nếu dịch ra tiếng Việt apartment là căn chung cư, condo mà chữ nguyên văn là condominium là một căn hộ, điểm khác biệt giữa một apartment và một condo là apartment không thể bán từng căn, mà phải bán nguyên cao ốc (building), còn condo có thể bán từng căn một, còn town house là căn nhà chung vách, khác với house là căn nhà riêng biệt, biệt lập. Tiếng Việt dịch chung là căn hộ. Khi đề cập đến, để rõ nghĩa hơn, người ta đã Việt Nam hóa danh từ condo và town house. Khi mua bán, thuê mu"n 1 căn condo, 1 căn town house người ta hình dung ngay căn hộ đó thuộc loại nào. Tôi là một người chỉ thường viết về nhà cửa, mong các ông bà chuyên viên địa ốc nếu thấy có sai sót, thì cũng bỏ qua cho, đừng vội nóng giận la mắng "dốt thì dựa cột mà nghe, đừng viết lách lăng nhăng" xin được cám ơn trước. Trên đây, tôi chỉ xin sơ lược một vài từ tiếng Mỹ đã được người Việt mình Việt Nam hóa khi giao dịch.


Bảo tồn và phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ, về lâu dài, chắc chắn phải trao cho giới trẻ Việt Nam, vì vậy không thể không đề cập đến các Trung Tâm Việt Ngữ của các hội đoàn và các tổ chức tôn giáo.
Đầu các năm 90, các Trung Tâm này đã được phát triển cùng lúc các đợt di dân ồ ạt của người Việt vào Mỹ qua các diện ODP, HO và Con Lai. Gia đình tôi cũng như đa số các gia đình mới qua, người lớn đi học ESL, trẻ con đi học tiếng Việt, người người đi học, nhà nhà đi học. Thường các Trung Tâm Việt ngữ tổ chức các lớp Việt ngữ vào sáng Chủ Nhật hàng tuần. Thú thực, lúc đó tôi gửi con tôi đi học các lớp Việt ngữ chỉ với mục đích nhờ Trung Tâm giữ dùm, để có chút thời gian thư giãn, tâm tình cùn bạn bè tại các quán cà phê sau 5 ngày làm việc trong tuần. Trong các Trung Tâm, tôi gửi con lâu nhất tại Trung Tâm chùa Huệ Quang, vì ở đây ngoài việc dạy tiếng Việt, còn dạy giáo lý Phật giáo, và quá trưa mới trả các cháu về với gia đình, sau khi đã dùng cơm tại chùa. Ở đây tôi cũng xin cảm ơn các Trung Tâm Việt Ngữ.
Sau mấy năm học tiếng Việt, lúc đó con tôi khoảng 7 hay 8 tuổi đã có thể đọc và viết được tiếng Việt. Một hôm tôi dẫn con tôi lại thăm một ông bạn mở văn phòng dịch vụ pháp lý trên đường Bolsa. Sau khi hàn huyên xong, tôi xin cáo từ ra về. Ông bạn tiễn tôi ra cửa, trong lúc hai chúng tôi còn đứng nơi cửa nói chuyện, con tôi đứng gần đó đọc các giòng quảng cáo được sơn nơi cửa văn phòng. Ông bạn tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy một đứa bé 7, 8 tuổi ở Mỹ lại có khả năng nói và đọc được tiếng Việt. Ông bạn tôi sau khi ngạc nhiên, kéo tôi và con tôi vào lại văn phòng, cũng với vẻ ngạc nhiên hỏi con tôi.
- Con, con biết tiếng Việt hả"
- Dạ.
Ông bạn tôi hỏi tới tấp:
- Con học tiếng Việt đã lâu chưa" Trường tên gì và ở đâu"
Con tôi không trả lời, do không nhớ, vì tôi gửi con tôi học Việt ngữ qua nhiều Trung Tâm. Mặc dầu con tôi đọc và viết được tiếng Việt, nhưng tôi biết chắc các từ khó như "dịch vụ pháp lý", "bảo lãnh", "thẻ xanh"  v.v... con tôi không hiểu nghĩa là gì đâu.
Sau đó ông bạn tôi quay qua tôi hỏi rất nhiều về vấn đề học Việt ngữ tại các Trung Tâm. Cuối cùng tôi có trả lời ông bạn tôi:
- Ông ở trên đồi, trên núi, toàn là người Mỹ, đâu có Trung Tâm Việt Ngữ nào chịu lên núi mở lớp dạy tiếng Việt.
Tôi thấy ông bạn tôi im lặng, chắc hẳn đang suy nghĩ , ở trên đồi, trên núi có những thích thú riêng, nhưng đồng thời phải chịu những thiệt thòi.
Con tôi đã bỏ học tiếng Việt trên 10 năm và nay mới lấy lại lớp Việt ngữ năm ngoái tại trường UCLA. Căn bản vẫn là các bài tập đọc, tập viết, tập nghe xuyên qua lịch sử và địa lý Việt Nam, nhưng tôi nhận thấy lớp Việt ngữ của UCLA chú trọng nhiều về văn phạm.
Mình qua Mỹ thuộc thế hệ thứ nhất khi tuổi đã lớn, tiếng Việt là ngôn ngữ chính, tiếng Anh là ngôn ngữ phụ. Tuổi trẻ Việt Nam ở Mỹ thuộc thế hệ thứ hai, tiếng Anh là ngôn ngữ chính, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ, thành ra thế hệ thứ hai học văn phạm tiếng Việt giống chúng ta học văn phạm Anh văn các lớp ESL vậy.
Tiếng Việt, chúng ta xử dụng từ lúc còn nhỏ ở Việt Nam, viết và nói lưu loát, nhưng bước vào lãnh vực văn phạm, tuy không khó, nhưng cũng rắc rối, khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Với đề tài rộng như thế này, thoạt đầu, tôi tính phân làm hai bài, một bài viết về "Tiếng Việt Trên Đất Mỹ", một bài viết về "Con Tôi Học Tiếng Việt". Tôi thấy hai bài vẫn thấy thiếu, chắc phải viết tiếp vài bài nữa, vì đề tài rộng nên thấy cũng chưa đủ. Một bài thì thiếu sót, ba hay bốn bài cũng chưa đủ, cuối cùng tôi chọn con đường ngắn nhất là viết một bài, để bài tiếp theo tôi xin chuyển qua một đề tài khác, nếu được Việt Báo khuyến khích.
Nguyễn Quốc Chân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,038,306
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến