Hôm nay,  

Mượn Hoa Cúng Phật

01/08/200900:00:00(Xem: 252505)

MƯỢN HOA CÚNG PHẬT

Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 290-16208759- vb780109 

Tác giả dự Viết Về nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải danh dự, và vẫn liên tục viết. Là một nhà giáo vui vẻ mà nghiêm túc, có hồi ông bị bà con đồng hương bắt làm Chủ Tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận - Phan Rang. Ông chủ tịch và ông thầy nay về hưu, sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Các bài viết mới của ông đạt số lượng người đọc kỷ lục. Giải thưởng năm thứ chín, ông là tác giả vào danh sách chung kết với bài “Xóm Hoang,” mô tả sinh động một khu xóm hợp chủng thời địa ốc nổ bong bóng, và nhiều bài viết giá trị khác. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Phước đang loay hoay với món broccoli cà chua xào nấm đông cô, chuẩn bị dọn cơm ra thì Huệ mở cửa vào nhà. Mặt Huệ vừa hí hửng vừa đăm chiêu, không nói tiếng nào, ngồi phịch xuống ghế thở ra một hơi dài. Phước buột miệng hỏi:
-Chuyện gì đó"
-Anh biết không, đại hạn và lưu hạn năm nay em có Song lộc nên tiền ở đâu cứ tự nhiên đưa tới lai rai hoài...
Phước quay lại trợn mắt:
-Ủa, có tiền vô nữa hả"
-Tháng trước chị bạn bác sĩ thấy em ở không, nhờ tới nhà mấy hôm ngồi coi chừng ba thằng thợ Mễ sơn nhà, đền ơn mấy trăm bạc. Thằng Cường có con bạn muốn coi tử vi, nhờ em chấm giải giùm lá số mấy mẹ con, gửi cho 150$. Mình cho Mỹ "se" phòng mấy tháng nay kiếm được hơn ngàn bạc, vừa đuổi họ ra thì lại có cô gái ở Texas gọi phone qua năn nỉ nhờ chấm tử vi giùm, coi có sắp mất nhà không, em xin 50$, cô ta gửi luôn cái check 100$, nói đừng lo, hai vợ chồng làm nail có tiền lắm, không đến nỗi gì. Hôm qua lại có cậu sinh viên Mễ gọi xin share phòng.
Phước trêu:
-Ủa, em làm nghề thày bói hồi nào vậy"
-Thì mình viết truyện đả động đến tử vi trên báo, người ta thấy hay, người ta nhờ coi. Hễ trong người khỏe thì đồng ý giải giùm, hễ mệt thì từ chối. Mà giải tử vi có phải là bói toán dị đoan đâu. Khoa học đàng hoàng, nói có sách mách có chứng . Phải học, phải có kinh nghiệm giải tử vi nhiều năm, phải có trí nhớ tốt. Không phải ngồi nhìn mặt khách buồn hay vui, nghe họ kể lể mà đoán già đoán non đâu.
-Vậy bữa nay lại có tiền tới nữa à" HOW"
- Tức cười lắm, mới sáng nay, em deposit 300$ vô ATM nhà bank. Thường thì mình bỏ tiền vô cái phong bì, dán lại rồi đút vô cái khe, nó cuốn vô trong. Lần này họ dùng kỹ thuật tân tiến hơn, hễ bấm chữ DEPOSIT là nó mở cái nắp ra cho mình bỏ tiền vô cái hộp sắt nhỏ  ở trong. Em bỏ một cọc bạc 20$ lộn xộn vô cái hộp, cái nắp đóng lại, em nghe tiếng máy đếm tiền lạch xạch. Một lát nó mở cái nắp ra, màn hình hiện ra hàng chữ: "We are unable to accept your money at this time. Please take back your cash."(Máy không thể nhận deposit lúc này, xin lấy tiền lại) Đoán chắc là tại bỏ tiền lộn xộn nên máy đếm không ra, em bèn thò tay vô rút hết cọc tiền ra, bỏ túi, tính đi về thì máy lại hiện ra dòng chữ: "How much did you deposit recently"". Em bấm: "300$". Máy bên trong lại lạch xạch một lúc. Balance em có sẵn là 500$, thình lình nó nhảy lên 800$. Em giựt mình,"Ủa, mình rút 300 ra rồi mà. Cái ATM này chạy tầm bậy, tiền khách rút ra hết rồi mà không biết, còn cộng vô thêm balance người ta, làm lỗ vốn chủ nó rồi. ATM mà làm ăn vậy hèn chi lúc này nhiều nhà bank đua nhau sạt nghiệp là phải rồi"". Chỗ đó chỉ có một cửa sổ ATM để thiên hạ rút hay deposit thôi, chứ không có building nhân viên làm việc bên trong, nên em không biết khiếu nại với ai, đành đi về. Để tối nay em check online coi họ có phát giác ra sai lầm của máy ATM không, coi balance mới có đúng y 800 hay tụt lại xuống 500.
Phước lắc đầu cười:
-Đúng là cái thiên lộc. Trời cho đó. Xin chịu thua bà thày.
Tối hôm đó, Huệ check online hai ba lần, balance vẵn cứ 800$. Huệ bảo Phước:
-Nếu họ phát giác ra sai lầm, thế nào cũng gửi thư riêng tới nhà cho mình biết trong vài ngày tới. Chờ xem. Mà cái nhà bank này em ghét lắm. Mất tiền cho đáng kiếp. Mình gửi payment trả credit card chỉ TRỄ một ngày thôi, nó cũng tính LATE CHARGE  20$ thẳng tay. Gọi phone năn nỉ phân trần mỏi miệng cũng vô ích, trong khi mấy nhà bank khác chiều khách hàng hơn, gọi supervisor tới là họ vui vẻ xóa cho ngay.
- Văn minh hiện đại quá cũng mệt. Hồi anh ở tù cải tạo VC, mấy cha cán bộ dốt nát ở trên rừng về không biết xử dụng máy móc VNCH để lại, làm hư bể máy không có ai sửa, cứ văng tục chửi đổng "Tiên sư bố cái bọn Mỹ Ngụy, cứ ưa dùng máy móc văn minh hiện đại. Hiện đại lắm chỉ tổ "hại điện"....Ở Saigon hiện giờ lâu lâu cũng có xảy ra những vụ như vậy, khách bấm số rút tiền Việt, tiền "đô la Mỹ" cứ tuồn tuột chạy ra. Hay deposit tiền Việt, trên máy cứ hiện ra tiền "đô" khiến balance trị giá gấp ngàn lần...do chuyên viên kỹ thuật ngân hàng  "set up" máy móc cẩu thả, hay quên sót cái gì đó.
-Nhưng mà họ tìm ra khách hàng và đòi tiền lại, hay điều chỉnh ngay. Họ luôn luôn nắm dao đằng cán. Thiệt hại mất tiền bao giờ cũng về phía người dân.  Trục trặc kỹ thuật nhà bank bên Mỹ như vầy dây là lần đầu em mới thấy.
Sáng hôm sau, Phước đọc tin trên Ngươiviet online thấy có 7 anh em ở Quảng Trị mà cha mẹ chết hết vì ung thư, cậu anh cả  Trương thúc Lập mới có 20 tuổi bị bịnh tâm thần phải đi làm thợ hồ nuôi các em, xúc động kêu Huệ lại xem hình 7 anh em mồ côi ăn mặc lôi thôi đứng trước căn nhà lụp xụp. Huệ nói:
-Anh ghi địa chỉ tụi họ xuống, hôm nào có dịp qua Wesminster, mình ghé dịch vụ gửi tiền về cho cậu ta 100 đô, tội nghiệp...
-Không có số nhà, chỉ có khu phố 1, phường 2, thị xã Quảng Trị, không biết họ có tìm ra nhà, giao tới tay không.
Chưa có dịp đi thì hai ngày sau lại có bạn gửi email tới cho Huệ, attach một bài báo nhan đề "Đạp xe 100 cây số lên trường thi", kể chuyện đăng hình một em học sinh lớp 12 tên Dương ở Tiền Giang đạp xe đạp với 5 đòn bánh tét lên Saigon thi vô Sư phạm, ban đêm không có tiền thuê chỗ ngủ phải nằm co ro bên vỉa hè một ngõ hẻm, lấy dây xích cột  xe đạp vào chân cho khỏi mất trộm. Huệ gọi Phước tới, hai người cùng nhau chăm chú đọc. Thấy hình cậu bé xanh xao ốm nhom thiếu ăn, mặt mũi hiền lành, dắt xe đạp với mấy đòn bánh tét, thấy túp nhà gỗ của gia đình xiêu vẹo tồi tàn ở dưới quê, Huệ xúc động rươm rướm nước mắt. Phước mủi lòng thở dài:


-Không ngờ ở bên nhà, càng ngày càng có nhiều người khổ, khổ đến mức mình không tưởng tượng nỗi.
Ngày xưa ở Việt nam, Phước cũng đã từng đi dạy dưới Sóc Trăng, cũng từng giúp đỡ tiền bạc cho các học trò nghèo miệt dưới đó, nên rất thông cảm cho hoàn cảnh Dương. Thấy báo kể có anh Phạm nào đó trong ngõ hẻm thấy tội, mang Dương vô nhà nuôi ăn ở suốt mấy ngày thi cử, anh  bảo vợ:
-Cũng may Trời còn  thương, còn có người tốt giúp đỡ cưu mang, mặc dù họ cũng không khá giả gì. Không biết rồi đây có thi đậu nổi vào sư phạm không. Mình chắc phải gửi chút tiền về em ạ, giúp cho cậu học trò hiếu học và có chí này. May quá, báo có ghi địa chỉ nhà cậu ta dưới quê nè: Trương văn Dương, số nhà 73 ấp Hội Nghĩa, xã Hội Xuân, huyện  Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Bẵng đi ba ngày, mãi đến chúa nhật hai vợ chồng mới có dịp lái xe qua Little Saigon. Huệ mò tay trong xách đụng ngay cuộn tiền 300$  bạc 20 hôm nọ tính deposit mà không được. Gửi 200$ cho hai nơi, cộïng thêm tiền cước. Cho tối đa tổng côïng là 210$ đi, cũng còn lại 90$ đi chợ, đủ rồi. Lâu lâu làm phước một lần, Huệ thấy vui vui. Bình thường, hai vợ chồng sống rất tiện tặn, nhứt là kinh tế lúc này suy thoái, đời sống khó khăn, Huệ lại đang thất nghiệp, nhưng cho người hoạn nạn đáng cho, Huệ lại không  tiếc chút nào.
Mỗi năm hai người vẫn gửi tiền vê giúp cho cô nhi viện chùa Đức Sơn ở Huế vài ba đợt, số trẻ em mồ côi lên đến hơn 200 em, do sư cô Thích nữ Minh Tú ở quận Hương Thủy đảm đương. Có nhiều đưa bé mới sinh bị mẹ vứt bỏ sau chùa bị kiến đánh hơi bò lên đen thui, cắn mình mẩy sưng húp, sư cô lượm đem vô chùa nuôi cho ăn học lên tới đại học. Có đứa bị tàn tật tay chân cong quẹo, câm ngọng, méo miệng, coi hình mấy em sư cô email qua, Huệ thấy mà muốn khóc. Ở xa, nàng không biết cách nào để xoa bớt nỗi khổ của đồng bào ruột thịt quê nhà, chỉ biết ăn uống tiện tặn dành tiền gửi về cho những kẻ bần cùng đáng thương. Lâu lâu đọc báo thấy học sinh giỏi đứng nhứt mấy năm liền mà nhà ở kinh tế mới quá nghèo, không có tiền vô Saigon thi, chẳng có bà con thân thích gì nàng cũng nhín ra 100$, y theo địa chỉ trong báo đánh liều gửi về, hồi hộp lo lắng mấy ngày cho đến khi nhận được giấy hồi báo mới thôi.
Hai vợ chồng hồi còn trẻ quen nhau trong Gia đình Phật tử, mến nhau vì tấm lòng nhân đức mà lấy nhau, lại giống nhau ở chỗ ham nghiên cứu giáo lý Phật và hạnh bố thí, nên tuy cuộc sống không khá giả mà vẫn sống hạnh phúc bên nhau từ Việt nam qua đến Mỹ. Hai đứa con hiếu thảo chăm học nay đã thành tài lập gia đình riêng. Lấy câu "Tri túc tiện túc đãi túc hà thời túc" làm châm ngôn, Huệ và Phước sống đơn giản, không đua đòi vật chất xa hoa, không hay đi chùa, dự lễ, tránh xa chỗ ồn ào đông đảo. Huệ quan niệm "cúng dường chúng sanh tức là cúng dường chư Phật", cứu giúp kẻ nghèo khổ bất hạnh xung quanh tức là thờ Phật, không phải lên chùa lạy Phật mới gọi là thờ Phật. Phát huy cái Phật tánh, cái tâm lành có sẵn ở trong Tâm mình, nghe ở đâu có tiếng kêu khổ liền chạy tới cứu, chính là thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, chính là TU. Không phải mua hoa trái lên chùa cúng các tượng Phật mới gọi là tu. Cái cảm giác hạnh phúc lâng lâng sau mỗi lần làm việc thiện, hy sinh lợi ích riêng mình để bố thí cho kẻ khó, Huệ cho đó là Niết bàn tại thế, không cần tìm kiếm ở đâu xa..
Phước luôn tán đồng Huệ trong mọi việc thiên nàng làm, kính phục tâm địa rộng rãi xuề xòa của vợ, nhưng quí vợ nhất  ở chỗ Huệ mau quên, không nhớ, không kể, không khoe, không chấp đến những gì tốt đẹp nàng đã làm  cho người khác. Làm xong là quên ngay. Huệ ít khi tụng Kinh Kim Cang, mà những gì nàng nói năng, hành động hàng ngày nhất nhất đều là áp dụng không sai mảy may ý chỉ của Kinh. Huệ hay nói: "Vạn pháp do tâm tạo, giữ ChơnTâm không vướng mắc vào vọng cảnh, lúc nào cũng thong dong thư thái, thì đó chính là giải thoát". Phước thấy vợ nói rất hay, mà không biết có thực hành đúng như vậy không, nên thỉnh thoảng cố ý khảo nghiệm tâm linh vợ, xem bên trong sâu nàng có còn cái tham vi tế mỗi khi làm phước không, như có hay so đo, tính toán hơn thiệt khi bố thí không, có cầu mong quả báo lành như một số người ăn nói có vẻ đạo đức ngoài xã hội anh thường gặp. Huệ thành thực trả lời, “có khi có, có khi không, có khi hơi hơi, nhưng quên rất mau..."
Chiều nay, sau khi gửi tiền xong ở dịch vụ ra, thấy Huệ tíu tít vui cười, anh lại hỏi:
-Có phải vì em mới được 300$ free trong account mà sốt sắng đi gửi tiền liền cho 2 đứa trẻ nghèo ở Việt nam không"
Huệ quen với cách châm chọc âu yếm và những câu nói "móc họng" trắc nghiệm đó của chồng, làm bộ ngẵm nghĩ:
-YES, and NO.
-Why"
-YES là vì, như anh nói, nếu không có 300$ máy  ATM "tặng" free cho em, có lẽ em sẽ đắn đo hơn một chút, và gửi tiền trễ hơn một đôi ngày, vì là tiền mồ hôi nước mắt anh làm ra. Còn NO là vì, sỡ dĩ em hấp tấp đi gửi vì sợ nếu để trễ vài hôm nữa, nhà bank gửi thư đòi lại sô tiền, chắc em sẽ do dự rụt lại, không bố thí nữa. 
-Như vậy em là "Robin Hood" đời nay, chuyên lấy của nhà giàu đem cho nhà nghèo, tức là "Của người phước ta" chứ em cũng chả từ bi nhân đức gì, phải không"
Huệ "hứ" một tiếng, ngả đầu vào vai chồng:
-Trời sai nhà bank cho em chứ em có đi ăn cướp nhà giàu như Robin Hood đâu. Cũng không phải là "của người phước ta" nữa. Anh dùng sai từ rồi. Đúng ra phải nói là "Mượn hoa cúng Phật" mới đúng. Mình chỉ mượn tạm nhà bank để cho người nghèo thôi mà. Nay mai họ đòi, phải trả lại thôi.
Phước trêu vợ:
-Phật nào mà cúng" Cho hai ngườiø nghèo mà gọi là cúng Phật.
-Thì "cúng dường chúng sanh tức là cúng dường chư Phật" chứ gì nữa" Không phải sao"
Phước trêu đến cùng:
-Phật có đòi đâu mà cúng Phật" Chúng sanh cũng có xin đâu mà cúng"
Huệ hai tay đấm thùm thụp vào lưng chồng:
-Phật chính là mình. Chúng sinh cũng là mình. Trong tương lai, khi hết tham, sân, si thì chúng sinh sẽ thành Phật. Chưa ngộ gọi là chúng sinh, ngộ rồi gọi là Phật. Phát huy cái tâm đại bi trong Phật tánh mình từng giây từng phút tức là cúng Phật đó cha nội. Chịu thua chưa"
Phước né người, choàng tay mặt ra ôm chặt vợ, cười toe toét:
-Chịu thua.. Đệ tử xin qui y sư cô. Khi nào thành Phật nhớ độ cho đệ tử .
Huệ vênh mặt, buông hai tiếng gọn lỏn:
-Ô Kê.
Phạm Hoàng Chương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,247,186
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến