Hôm nay,  

Cần Học Anh Văn Nhiều Hơn Nữa

26/07/200900:00:00(Xem: 152686)

Cần Học Anh Văn Nhiều Hơn Nữa

Tác giả: Trần Đông Thành
Bài số 287-16208754- vb872609

Tác giả là cư dân San Jose, công  việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài  "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Bài viết mới của ông là chuyện một ông bố đi tầu bay Mỹ bị lạc phi trường vì không nghe được tiếng Anh.

***

 Kinh tế Hoa Kỳ suy thoái con tôi phải đưa gia đình đi xa để tìm kế sinh sống. Thương con, nhớ con nhớ cháu tôi tự động book vé đi một chuyến máy bay qua Baltimore, nửa vòng trái đất đi du lịch thăm tụi nó.
Lần nầy là lần thứ hai tôi được lên phi cơ bay bỗng trên bầu trời cao. Một lần vượt biên được Liên Hiệp Quốc bốc máy bay bay vù vù từ trại tỵ nạn Singapore qua Mỹ. Và lần nầy. Tôi thích thú kể lại rằng tôi cảm thấy lâng lâng khi máy bay Southwest từ phi đạo từ từ ngấc đầu bay lên không trung nhẹ như bông phất phới trên bầu trời cao.. Trên cao nhìn xuống thấy rõ những tảng mây trắng, tất cả thăng bằng nằm trên một mặt phẳng cuồn cuộn theo gió  bay ngược hướng bay của phi cơ. Dưới thấp hiện ra những rặng núi chập chùng, hoang dã phủ bởi những xóm lá rừng đen kệch dệt thành các hình cỗ quái rất kỳ lạ tạo cho hành khách trên phi cơ một cảm giác rợn người nhưng thích thú. Mội lần bay ngang qua một thành phố hành khách có dịp chiêm ngưỡng và trầm trồ mô hình các cao ốc kiến trúc tân thời nằm gọn trong thung lủng ánh sáng đèn điện sáng choang trông như những vì sao lấp lánh trong một quang cảnh trời sáng trăng mơ màng và diễm ảo.
Tới Baltimore một thành phố lạ, xứ nông thôn trù phú mà không kễ lại một vài nét đặc trưng của địa phương mới bước chân đến là một thiếu sót. Vâng! Nóng và hầm ở Baltimore. Vùng đó "xài" điện nhiều, đêm cũng như ngày, mọi nhà đều mở máy lạnh  chạy ro ro. Dân địa phương đa số là người già. Họ có vẻ thảnh thơi và khoan thai. Tất cả niềm nở và cỡi mở rất dễ cảm tình. Xe cộ không vọt hối hả. Xa lộ ít lane nhưng dòng xe không dồn cục. Đặc biệt là rừng cây rậm rạp, một màu đen tối om làm thành hàng rào hai bên đường khiến du khách có cảm giác lạc lõng trong khu rừng già âm u kích thích tánh hiếu kỳ và lòng tò mò sự huyền bí trong rừng già sâu thăm thẳm.
Chuyến về con tôi trình vé máy bay và dặn dò kỹ lưỡng:
-Non stop! Ba đi một chuyến bay. Nhưng máy bay có dừng một chỗ ở đâu đó để lấy khách thì ba cứ ngồi yên rồi máy bay sẽ tiếp tục chở ba về tới phi trường San Jose destination.
-Ba biết rồi! Dễ lắm!
Tuy nhiên con tôi vẫn ngần ngừ, vẻ âu lo:
-Ba đi một mình sao con thấy lo quá!
Tôi  tự tin:
-Ba đi một mình được mà! Con đừng lo!
Con dâu cũng ái ngại:
-Về tới nhà ba gọi điện thoại cho vợ chồng con an tâm.
Tôi cười. Khẳng định:
-An tâm đi! Ba đi đến nơi về đến chốn. Khoẻ re, hai con đừng lo chi cho nhọc!
-Nhưng
-Nhưng nhị gì nữa! Cứ vậy đi!
Nói xong tôi đưa tay chào và nhắn nhủ:
-Ba về! Hai con ở Baltimore bình yên!
Con tôi nhìn theo tôi khi đi qua cổng xét hành lý. Nó nói vói:
-Ba bình yên!
-Ba giữ gìn sức khỏe năm tới ba qua thăm chúng con"
-Ừ! Sure!
Đề-ba lúc 7 giờ chiều, như chuyến đi máy bay phi than xé gió vùn vụt. Bầu trời càng lúc càng tối.. Nhìn qua cửa kiếng của cửa sổ cảm tưởng mình bị chìm trong bóng tối đen nặng nề. Máy bay bay êm êm. Máy điều hòa chạy re re. Hành khách co rúm trong thân máy bay lành lạnh. Passengers thể hiện đa dạng: người đọc sách, kẽ mở laptop, kẽ ngủ gật..
Tới một nơi máy bay đậu lại cô chiêu đãi hàng không mở đèn và có vài lời với du khách. Cô ta nói một thôi một hồi với giọng Mỹ dầy duyên dáng. Nội dung nói gì, nhắn nhủ gì tôi bù trất không hiểu gì hết. Cứ mặc kệ. Bài diễn thuyết hay lời quảng cáo gì tôi cũng mặc kệ, bình chân như vại miễn nhà diễn giả môi hồng, miệng nói có duyên là được rồi. Hành khách xôn xao. Họ nhốn nháo kẻ xách túi sách chào hỏi huyên thiên. Người chống gậy đứng sắp hàng chờ xuống board. Hàng ghế trước tôi mọi người tháo dây beo (Belt) bước ra khỏi thân máy bay. Kế đến là ông già Mỹ ngồi ghế cạnh tôi kéo va-li lệch xệch chào tôi xuống máy bay với tay vẫy vẫy và lời chia tay lịch sự của người tây phương:


-Goodby!
Tôi trọ trẹ:
-You too! Si vu ờ gen!
Tôi cũng rời ghế tiếp chân bước theo sau ông già Mỹ. Thế là tôi đã get off.
Ra khỏi board, một người đứng chờ sẳn đẩy viu-che (Wheelchair) đưa tôi ra phi trường nơi đón khách. Tôi mau mắn gọi điện thoại cho đưa con trai:
-Ba về tới San Jose rồi! Con tới đón ba chưa"
-Đi du lich vui không ba"
-Vui lắm! Gặp cháu Sullivan với thằng nhóc con Shaun chúng lớn đại.
Ngừng lấy hơi nói tiếp:  
-Năm tới Ba đi nữa. Khà.. khà...
-Ba đứng đâu sao con không thấy ba"
-Chỗ người ta đón khách đó con. Họ đầy nghẹt đây nầy!
Trong điện thoại tôi nghe tiếng tu-huýt và tiếng sê-cu-ri-t (Security) đuỗi các xe dời ra chỗ khác: 
-Out! Out! Huýt! huýt!
 -Ba ơi! Ba đứng đâu"
Tôi cằn nhằn:
-Đứng tần ngần chỗ thiên hạ đón khách đó mà!
-Nhưng con đã chạy mấy vòng rồi cũng không thấy ba.
 -Trời! Thù lù một đống mà mày không thấy thật là vô lý quá!
Xe con tôi cũng bị đuổi ra khỏi khu vực pick up:
-Out! You want being punished!
Con tôi vội vã:
 -Ba ở terminal nào" Con kiếm ba.
-Không biết! Nhưng chắc chắn ba đang ở dưới hầm partking xe. Hầm F.
Làm cho con cái lúng túng và thất vọng:
-Trời! Làm gì có hầm F chỉ hầm G là hết rồi.
Tôi nghe tán thán sinh khó chịu:
-Chữ F to tổ bố dây nè!
-Ba đưa điện thoại cho security cho con nói chuyện với họ..
Sau khi họ trò chuyện trong điện thoại Viên security cười ngất, vỗ nhẹ vào vai tôi.
-You got off early. No San Jose Airfort yet!
Một cú điện thoại của con tôi hớt hãi:
-Ba ơi! Bây giờ ba đang ở phi trường Las Vegas chớ đâu phải phi trrường San Jose!
-Trời!
Mồ hôi thấm ra ướt áo. Tôi đã hiểu vì không nghe hết nội dung cô chiêu đãi viên hàng không nói gì khi nảy nên thay vì ngồi yên trên máy bay chờ máy bay bốc hàng đi tiếp tôi lại get off tại phi trường có tên là Las Vegas. Chết cha chưa!
Thế là con tôi như thoi đưa, chạy đông chạy tây tìm hỏi nhân viên công ty hàng không Southwest, hỏi manager Southwest để khiếu nại trường hợp tôi bị mất tích "đột ngột" mà không đột ngột chút nào vì tôi đang vất vưỡng và thẩn thờ ở một góc trời nào đó!
Cuối cùng tôi nghe lỏm bỏm lời nhân viên Southwest giải quyết:
-Giờ nầy đã 11 giờ đêm không còn chuyến phi cơ từ Las Vegas về phi trường San Jose.
Tôi khủng hoảng:
-Vậy thì trường hợp tôi các ông giãi quyết ra sao"
Nhân viên hàng không ôn tồn:
 -Chúng tôi đưa ông về khách sạn  nghỉ tạm đêm nay mai sáng sớm chúng tôi gởi ông chuyến bay 09AM! Ông bằng lòng chứ!
Thật ra cách giải quyết đó có chậm về nhà trễ một ngày nhưng tôi cũng thấy an tâm hơn.:
-Yes! Yes! Thank you! Thank you!
Thế là tôi được an bài ngủ ở khách sạn sang trọng ở Las Vegas đêm hôm đó. Cho là sang trọng nhưng thực ra không sang trọng chút nào vì đêm hôm đó tôi thức trắng mắt phập phòng sợ ngũ quên lỡ một chuyến bay nữa họ sẽ không giải quyết cho mình đâu. Và một điều khốn khổ cho tôi là nguyên ngày hôm đó tôi không một miếng gì trong bao tử dù là cái bánh bẻn!
Về tới phi trường San Jose tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi có cảm tưởng thành phố San Jose rất thân mật với tôi, gần gủi với tôi hơn nơi nào khác. Vợ tôi, con trai tôi tất cả gia đình tôi đã đứng sẳn đó chờ "hứng" tôi về sợ bị mất tích một lần nữa.. Riêng tôi gặp lại phi trường San Jose diện kiến người thân tôi vừa mừng rỡ vỗ tay lia lịa vừa cười ha hả thoải mái.
-San Jose đây rồi!
Bên Baltimore con tôi gọi qua:
-Ba đi lạc chúng con sợ quá!
Tôi mắc cỡ khi nghe con dâu hỏi:
-Đêm hôm qua ba ngủ ở băng đá ở phi trường hả"
Tôi ấm ứ:
-Khách sạn
Đầu dây nói bên kia giọng run run:
-Con lo cho ba mà ngủ không được.
Tôi cũng tình thật thố lộ tâm tư:
-Mô Phật! Ba cũng sợ quá rồi!
 -Ba sợ gì"
Khép nép:
-Ba còn kém Anh văn, họ nói nhiều ba điếc con rái!
-Vậy thì...
Tôi mau mắn:
-Cần phải học thêm Anh văn nhiều, nhiều hơn nữa!

Vợ tôi, con tôi, cháu tôi vui vẻ và đồng thanh "Ba nói đúng!"
Trong bóng tối, thun mình trong xe van  tôi thấy mình phải tự tr1ch mình "Ở Mỹ hơn 10 năm không chịu khó trau dồi Anh văn, nghe Mỹ nói mình trả bằng dấu tay Sign hay nói năng ù ù cạc cạc, nghe người Mỹ nói mình như nghe sấm,; vì vậy mới ra nông nỗi". 
Trần Đông Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,174,046
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.