Hôm nay,  

Nước Mỹ Là Thiên Đàng?

23/07/200900:00:00(Xem: 148082)

Nước Mỹ Là Thiên Đàng"

Tác giả: Đinh Quân
Bài số 284-16208751- vb572309

Tác giả tên thật là Đinh Văn Tiến Hùng, một cư dân cao niên tại Anaheim, Nam California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là câu chuyện phấn đấu của cả một gia đình tại đất Mỹ, với nhiều trăn trở, vấn vương. Mong Đinh Quân sẽ tiếp tục viết thêm.

***
Gia đình tôi đặt chân lên đất Mỹ đúng vào đêm trước lễ Độc lập Hoa-Kỳ (July 4th). Những ngọn pháo bông nở rộ muôn màu, sáng rực trời đêm thị trấn nhỏ miền Đông Bắc. Tôi mỉm cười nhủ thầm : pháo bông mừng lễ hay chào đón ta bước vào cuộc sống mới nơi ‘Thiên đàng hạ giới”"
Thiên đàng hạ giới, tôi nhớ hình như câu nói này mới chỉ phát xuất nơi cửa miệng người dân sau khi Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm Miền Nam năm 1975 – chúng ồ ạt như một bọn cường khấu vội vã ‘vào, vơ vét ,về - phút chốc biến người dân trở thành  chuyên chính vô sản thật đúng nghĩa!
Không đâu bằng Quê Hương mình– một chân lý mà bất cứ dân tộc nào cũng  công nhận.  Người Do Thái lưu lạc muôn phương mong ngày trở về Miền Đất Hứa. Những người lính viễn chinh Pháp gồm nhiều quốc tịch: Algerie, Maroc, Senegal, Việt Nam… lang thang qua nhiều chiến trường thuộc địa vẫn ngóng đợi ngày “giã từ vũ khí” trở lại cố hương. Trước năm 75 nhiều du học sinh  và sĩ quan Việt Nam qua Mỹ hay các quốc gia du học, sau khi mãn khoá cũng vội vàng trở về Nước.
Tôi biết một sĩ quan cùng binh chủng, anh sang Hoa Kỳ thụ huấn về Lực lượng Đặc biệt (Green Berets) tại Fort Bragg. Anh có một mối tình rất thơ mộng với cô nữ sinh tóc vàng và được cha mẹ cô cho đi lại trong suốt khoá học như người con trong gia đình, cùng lời hứa thừa kế tài sản và nông trại nếu anh đồng ý kết hôn với con gái họ. Tương lai tốt đẹp đang chờ đón anh.  Nhưng anh đã can đảm chia tay người yêu để trở về nước lòng tuy buồn, nhưng trong anh  dâng lên niềm tụ hào vì mình đã chọn đúng . Phải chăng tình yêu giành cho Tổ Quốc vẫn trên hết"                                            
Tất cả chúng ta đều gắn bó với Quê Hương Việt Nam thân yêu. Lịch sử dân tộc chứng minh hùng hồn điều ấy. Suốt hai ngàn  năm Bắc thuộc và gần 100 năm Pháp đô hộ, tổ tiên ta luôn bám vững mảnh đất gia phả thân thương. Nhưng từ sau năm 75 bọn  CSBV đã biến chúng ta  bất đắc dĩ  thành kẻ phải rời bỏ Quê Hương.  Khi Đất nước mình biến thành nhà tù vĩ đại, chúng ta phải khắc khoải tìm kiếm một “Thiên đường hạ giới” cho mình và con cháu mai sau được ngẩng mặt sống tự do hạnh phúc.
Những ngày đầu nơi xứ lạ
Tiền trợ cấp chỉ đủ chúng tôi thuê căn nhà nhỏ và mua thực phẩm sống qua ngày. Hàng ngày cả gia đình đến trường  trau dồi thêm chút vốn Anh ngữ. Tôi nóng lòng ghi tên học thêm lớp tối.
Tan lớp vội vàng băng qua lối tắt khu Housing về nhà. Bỗng trong bóng tối 3 tên da đen xuất hiện, bắt tôi giơ tay chúng lục soát kiếm tiền. Là một quân nhân đã từng sống chết cận kề trong chiến trận, nên tôi rất bình tĩnh. Tìm kiếm không thấy tiền một tên ra hiệu  bỏ đi. Ngày hôm sau,  tôi kể truyện với cô giáo, cô khuyên đừng đi trong ngõ hẻm, cứ ra đường chính mà đi vì luôn có xe Cảnh sát tuần tiễu qua lại,chúng không dám lộng hành.
Thứ sáu hàng tuần tôi lội bộ gần 2 cây số đến Hội USCC nhận tiền trợ cấp và theo dõi xem có công việc gì làm thêm. Hội cho biết các nông trại đang mùa thu hoạch  cần một số nhân công. Nếu muốn đi làm hội sẽ giới thiệu nhưng phương tiện phải tự túc. Chúng tôi liên lạc được một đồng hương sẵn sàng  chở  đi về trên lộ trình gần 10 cây số, mỗi người 5 đô la. Mùa này thường có những cơn mưa kéo dài nên vợ tôi chuẩn bị cho mỗi người một tấm vải nhựa và chiếc nón lá (do em tôi đem qua theo lời yêu cầu của người bạn cần cho sinh hoạt văn nghệ Cộng đồng vào các dịp Lễ, Tết…)
Sáu giờ sáng ngày thứ hai xe đón chúng tôi  tại điểm tập trung. Xe chày lòng vòng đường phố một lúc ra tới ngoại ô.  Nhìn nông trại bát ngát nối tiếp nhau hai bên đường, mới thấy sự phì nhiêu sung túc của đất nước người mà thương cho thân phận chân lấm tay bùn người dân nước mình! Ông chủ trại cao lớn vạm vỡ đón chúng tôi đầu đường đưa vào nông trại. Sau khi xem giấy giới thiệu, ông chia 8 người chúng tôi thành hai toán : 4 đàn ông phụ trách hái bắp, 4 bà hái dâu. Mọi người ngồi trên thùng xe được máy cày kéo ra khu thu hoạch. Toán bẻ bắp nhận một số bao bố, đi dọc từng hàng chất bắp vào bao. Toán hái dâu lom khom vạch lá lựa những trái chín bỏ vào giỏ. Chừng mỗi tiếng đồng hồ xe ra lấy đưa về kho. Chúng tôi 2 người trên xe, 2 người dưới đất chạy lúp xúp theo chất hàng lên… 12 giờ được nghỉ nửa tiếng ăn trưa. Những lon đồ ăn đặt trên tấm ni-lông trải xuống đất. Tất cả quây quần ngồi ăn chung vui vẻ và thân tình. Ai nấy mồ hôi nhễ nhãi, quần áo lấm lem, vừa ăn vừa chuyện trò. Nghĩ đến câu “Vạn sự khởi đầu nan”nên  không ai quản ngại khổ cực. Nhiều hôm tới nơi làm chưa được 1 tiếng, cơn mưa ào ào đổ xuống, chủ trại cho vào kho tạm nghỉ. Nhìn quanh căn nhà ọp ẹp, chất đầy dụng cụ nông trại, những khe nứt nước tràn vào vàng úa, mùi ẩm mốc xông lên… Tôi nghĩ chắc mấy chục năm trước đây là căn lều “Chú Tom” người nô lệ da đen cư ngụ, giờ  giành cho những “tá điền da vàng” tạm trú"
Bầu trời còn xám xịt, mưa vẫn ào ào trút nước, báo hiệu cơn mưa có thể kéo dài suốt ngày, chủ trại liên lạc gọi xe đưa chúng tôi trở về khi chưa đủ tiền trả một ngày xe.
Sau một tháng, mùa thu hoạch đã xong, sắp đến ngày tựu trường của các cháu, phải chuẩn bị cho chúng đi học. Không có phương tiện dù chỉ một chiếc xe đạp cũ, tôi lang thang tìm đường đi lối tắt gầnhơn, giúp các cháu tới trường đỡ vất vả. Mùa hè qua mau, các em ríu rít trở lại trường như bày chim non lìa tổ. Nhìn các em, chợt nhớ những kỷ niệm ngày nào khi còn cắp sách đến trường với những mơ ước tươi đẹp tương lai. Giờ chính mình đang đặt những ước mơ đó vào thế hệ con cháu.
Sau mùa thu hoạch, vợ chồng tôi và vợ chồng chú em nhờ Hội giới thiệu đến làm lao công cho một người Mỹ - chưa rõ công việc ra sao, nhưng chúng tôi chấp nhận, vì chưa học được nghề chuyên môn phù hợp với cuộc sống  nơi đây. Sáng sớm người Mỹ già lái xe đến đón chúng tôi. Ông lái chiếc xe ọp ẹp cũ kỹ tróc sơn, chở theo hai con chó bự, lông xù, lưỡi thòng lòng thở phì phò. Đang do dự vì không thấy ghế ngồi, ông hiểu ý ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống thùng xe dơ dáy không có gì lót, trừ hai tấm nệm giành cho hai con chó. Ngồi trong thùng xe hôi hám lắc lư, tôi chợt nhớ khi ở Việt nam bạn bè thường cười nói về xã hội Mỹ “nhất con nít, nhì đàn bà, ba chó mèo, bốn đàn ông” giờ mới thấy thật đúng.
Xe chạy hơn một tiếng dừng lại bên  khu rừng vắng. Ông chủ chỉ về phía ngôi nhà nằm chênh vênh trên ngọn đồi, ra hiệu đi lên. Ngôi nhà cổ kính, bao phủ lớp sơn vàng úa, chung quanh cây cỏ mọc cao, chứng tỏ đã lâu không người ở.  Hắn lấy cuốc cào bảo vợ và cô em dâu dọn sạch cỏ vòng quanh nhà. Hai anh em tôi hắn đưa  chiếc lồng sắt chỉ về phía bên kia đồi nói:
- Take two birds!
Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau chưa hiểu ý hắn, nhưng nếu có hỏi lại cũng chưa biết nói sao, hắn không hiểu rắc rối thêm. Cứ cầm chiếc lồng đi lên, tùy cơ ứng biến sau. Nhìn ngọn đồi trải rộng bát ngát phía trước, tôi nói với chú em:
- Thằng cha này chắc điên! Chim trời cá nước làm sao bắt được hai con chim bỏ vào chiếc lồng này"
May mắn lúc đó hắn rảo bước phía sau, tay lúc lắc chùm chìa khoá. Đang đổ đồi chúng tôi nhìn thấy chiếc chuồng lưới sắt rất lớn. Khi mở cửa chuồng hàng trăm con gà kêu lên inh ỏi,vỗ cánh bay tứ tung.
Hắn chỉ vào trong, giơ hai ngón tay chỉ vào chiếc lồng sắt, đẩy chúng tôi vào và đóng sập cửa lại.
- Tổ sư. Bắt gà mà  nói là bắt chim, bố ai hiểu được!
Chú em tôi phá lên cười, vì ở VN khi còn đi học có ông thày nào dạy gọi gà bay như chim là “Bỉrd” bao giờ đâu. Sau cả tiếng đồng hồ vật lộn trong khung cảnh rối bù lông lá và tiếng kêu điếc tai, chúng tôi đã hoàn thành  công tác  ‘đặc biệt ‘ như những tên xiếc nhà nghề.
Cầm chiếc lồng gà trong tay, hắn xem ra đễ chịu hơn đôi chút. Nhưng không che dấu được con người khô khan với áo quần dơ dáy của một tên bụi đời, biết dùng những mánh khoé luồn lọc ngoi lên trong xã hội đa chủng này.
Trở lại ngôi nhà hoang phế, anh em tôi phụ  hai bà chặt cây nhỏ mọc quanh, gom lại chất lên xe đem đi đổ. Hắn lái xe tới bìa rừng ra hiệu nhanh tay đẩy xuống rãnh sâu và lái xe đi mất hút.  Chúng tôi đang hì hục làm, xe cảnh sát trườn tới cùng tiếng quát bực bội:
- What are you doing"
Nhìn bộ mặt chúng tôi ngơ ngác chắc ông hiểu là người di dân mới đến, nên hạ giọng hỏi:
- Who say…. "
May quá chúng tôi đang ở nhà thuê, biết được chữ chủ nhà,vội trả lời ;
- Landlord! Landlord!
Ông gật đầu lấy ra một tờ giấy ghi chép gì đó, vừa đúng tên Mỹ già quay trở lại. Nhìn thấy xe Cảnh sát hắn định thối lui, nhưng Cảnh sát giơ tay gọi lại. Sau một lúc nói qua lại, Cảnh sát trao cho hắn một tờ giấy – chắc là giấy phạt - và ra lệnh bốc cây lên khỏi rãnh mang đi chỗ khác đổ. Cảnh sát đi rồi, hắn quát tháo om xòm như muốn ăn tươi nuốt sống. Nhưng dễ gì vì ta thường nghe câu ‘Hai đánh một chẳng chột cũng què,” hơn nữa trên tay anh em tôi còn cầm hai con dao rừng. Nhận thấy yếu thế, hắn im lặng phụ bốc cây lên xe đem đi chỗ khác đổ.
Xong công vịệc trời đã về chiều. Ánh hoàng hôn từ từ xuống sau ngọn đồi. Trên đường về, xe chạy dọc ven biển dưới màn đêm trùm phủ. Ngoài xa  muôn đốm sáng trên những con tàu yên nghỉ đưa tôi ngược dòng quá khứ về Quê hương: cuộc di tản đường biển kinh hoàng ngoài khơi biển Sa huỳnh, Quân khu I vào những ngày cuối tháng 3/75 khi thành phố Đà nẵng rơi vào tay Cộng Sản BV, Hàng trăm chiếc thuyền to nhỏ bập bềnh trên sóng, bao quanh những sà-lan chất chồng hàng ngàn người di tản. Những mảnh thuyền bẻ vỡ vụn, cuốn theo xác người dập dờn trong bóng tối tử thần ma quái… Tôi thiếp đi một lúc,tới khi tiếng còi xe vào thành phố làm bừng tỉnh. Phố xá muôn màu rực rỡ, những nhà cao tầng  lung linh vút  trời sao, hai dòng xe cuốn trôi theo dòng ánh sáng. Chúng tôi vội vã băng minh trên vỉa hè đông người qua, tay cầm tấm  nhựa và chiếc nón lá, áo quần dơ dáy. .
Nhiều người dừng bước nhìn chúng tôi như thổ dân da đỏ từ núi rừng về thành phố. Mặc kệ những ánh mắt ngạc nhiên! Mặc kệ những ý nghĩ thiếu thiện cảm! Không quan tâm đến cuộc sống văn minh đang vây bủa quanh mình! Chúng tôi mau tìm về tổ ấm nơi con cái đang chờ đợi – nơi gia đình sẽ quây quần dùng bữa cơm chiều đầm ấm sau một ngày làm việc mệt nhọc, kiếm thêm chút tiền bồi đấp cho cuộc sống mới.
Vào cuộc sống mới
Không thể sống bấp bênh qua ngày với những  việc không tên tuổi –không được gọi là nghề.
Phải tìm một lối thoát, cần tìm một nghề căn bản cho cuộc sống. Những năm tháng tù đầy khổ cực, những ngày tháng vất vưởng sau khi trở về từ ngục tù Cộng sản, tôi không còn lối thoát đành  chấp nhận tất cả. Nhưng giờ đây trên phần đất tự do này tôi có quyền chọn lựa cuộc sống cho mình. Theo lời khuyên   người đến trước và nhìn vào hoàn cảnh sống gia đình, tôi không thể cắp sách đến trường, kéo dài một học trình 4 hay 5 năm Đại học và sau khi ra trường đã lớn tuổi lại chưa có kinh nghiệm, khó kiếm việc làm.


Tôi nhờ Hội giúp ý kiến học nghề theo chương trình ngắn hạn. Cuối cùng hai vợ chồng tôi thi trúng tuyển nhập học khoá Nurse Aide 5 tháng. Ngoài những giờ học chuyên môn,chúng tôi được học bổ túc thêm Anh ngữ giành cho di dân. Sau những giờ lý thuyết, giáo viên hướng dẫn đi thực tập tại Nursing Home, chúng tôi được đích thân bà giám đốc và các y tá hướng dẫn tận tình cách săn sóc bệnh nhân…
Vì chăm chỉ cẩn thận, sau khi tốt nghiệp hai vợ chồng tôi được bà giám đốc giữ lại làm việc. Đây là một nghề vất vả cần sụ kiên nhẫn chịu đựng cùng lòng nhân ái. Điều lệ đòi hỏi  nhiều trách nhiệm với bệnh nhân và bệnh nhân có quyền lựa chọn người săn sóc không được từ chối. Nhưng bù lại, đây là một nghề khá vững, vì nhu cầu đòi hỏi mỗi ngày một gia tăng và phúc lợi rộng rãi hơn nhiều nghề khác… Hai vợ chồng tôi chính thức đi làm giữa mùa tuyết đang rơi phủ dầy trên nhà cửa và đường đi với chiếc xe cũ lăn bánh như rùa bò vì đường trơn trượt…
Nhưng rất tiếc tôi chỉ làm được 3 năm thì chứng đau cột sống từ khi còn trong tù tái phát, bác sĩ bảo tôi nên tìm nghề khác an toàn cho mình và bệnh nhân thì tốt hơn.
Từ ngày thôi nghề trợ tá, tôi trôi dạt qua nhiều nghề như : assembly,hàn điện tử,đứng máy,làm đồ trang trí,quét dọn trường học,phụ bếp…Nhưng mỗi nơi chỉ làm vài tháng hay một năm,vì nhiều lý do : hãng bị đóng cửa vì thua lỗ,hãng bị sát nhập chuyển đi bang khác hay dọn qua Mễ-tây-cơ nhân công rẻ… Chỉ có hai nơi tôi làm lâu hơn là công ty sản xuất đồ trang trí ,gần 4 năm và câu lạc bộ chơi gôn (golf )  7 năm…
Công ty sản xuất đồ trưng bày  ngày lễ như: Christmas, New year, Valentine, Veteran, Mother & Father’s day… Sản phẩm làm bằng thủy tinh nhiều màu sắc, giống như những hình ta thấy chung quanh  trên mái vòm và cửa kính nhà thờ, nhưng thu nhỏ lại. Ba nhóm làm theo hệ thống dây chuyền.  Nhóm cắt bằng máy những bộ phận kính màu do người Mỹ phụ trách. Nhóm phụ nữ bọc từng phần bằng dây nhôm.  Nhóm thứ ba ghép những bộ phận rồi hàn lại thành sản phẩm theo mẫu qui định. Nhóm sau cùng phải cận thận và khéo tay, nên được giao cho chúng tôi. Công việc cần chăm chú tỉ mỉ, nhưng mang lại một niềm vui khi nhìn  sản phẩm  nghệ thuật hoàn thành bày la liệt trên bàn thật đẹp mắt: hang đá Giáng Sinh, Thiên thần đánh đàn, thổi kèn, người chiến sĩ cầm quốc kỳ,bồng súng, đôi thanh niên nam nữ nâng cao trái tim đỏ thắm, cha mẹ bồng dắt con cái…S au gần 4 năm hãng di chuyển qua Mễ nên tôi lại thất nghiệp.
Nhưng nơi tôi làm lâu nhất là Wethersfield  Country  Club cho đến khi nghỉ hưu là 7 năm. Trên khắp nước Mỹ, các thành phố lớn mỗi tiểu bang đều có các Country Club - câu lạc bộ môn chơi quí tộc: đánh Golf- Hội viên gồm toàn giới thượng lưu giàu có: tướng tá hồi hưu, nghị sĩ , dân biểu, giám đốc xí nghiệp, thương gia, triệu phú… Sân gôn luôn  thiết lập nơi yên tĩnh, phong cảnh hữu tình, gần suối đồi, thung lũng với  thảm cỏ xanh rì, bao quanh rừng cây rợp bóng mát, gió thổi rì rào… Ban sáng vào làm việc, đứng trên câu lạc bộ nhìn xuống sân ‘cù ‘ vào  ngày nắng ấm, những Gentlemen & Ladies quần áo, mũ trắng toát, tay cầm vợt… lao xao trò chuyện, lũ lượt lên xe, lướt nhẹ ra sân cỏ như ngày trảy hội làm tôi liên tưởng đến hài kịch của Moliere “Trưởng giả học làm sang ‘ (Bourgeois Gentil -homme).
Câu lạc bộ gồm hơn 300 hội viên hầu hết  nguồn gốc Irish, không thấy người da màu, duy nhất một bác sĩ câu lạc bộ là  người Nhật. Tôi được nhận vào làm do người bạn giới thiệu với trưởng bếp (Chef Cook) người Pháp. Ông biết tôi xuất thân từ trường Dòng nên biết chút ít tiếng Pháp, thinh thoảng trao đổi với tôi vài câu tiếng Pháp thân mật. Hiểu hoàn cảnh và cuộc sống tôi, ông rất thông cảm và thường giao cho  việc nhẹ chỉ cần khéo tay và sạch sẽ. Thấy tôi lớn tuổi không quen ăn đồ Mỹ, Ý, Mễ… Khi rảnh tay ông làm  một dĩa đồ ăn theo kiểu Á–đông đem đến cho tôi… Ngồi dưới hầm rượu với dĩa xào còn bốc khói toả múi thơm, nhin qua dẫy rừng  phía xa xa, hồi tưởng những ngày tháng trong tù, sau nửa ngày đốn cây mệt nhọc, ngồi gặm  chiếc bắp luộc không đủ cầm hơi mà lòng chua sót. Những lúc ấy thèm  một bữa ăn như thế này, nhưng giờ đây tôi đang hưởng  bữa ăn ngon lành mà vẫn thầy dâng lên nỗi buồn man mác. Khi đói khổ ta mong được no đủ. Khi dư đầy ta lại càng thấm thía những tháng ngày thiếu thốn đã qua. Tuy làm việc giữa giai cấp quí tộc, nhưng họ nhận thức và đánh giá cá nhân tôi không đến nỗi thấp kém và kỳ thị, nên tôi đã dừng chân nơi đây cho tới khi nghỉ hưu…  
Trăn trở, vấn vương.
Qua gần 20 năm lặn lội và cận kề với nhiều đoàn thể, tổ chức, cộng đồng Việt Nam sinh sống nơi quê hương thứ hai, tôi vẫn còn mang nhiều trăn trở. Cá nhân và gia đình an tâm vì thoát khỏi chế độ bạo tàn Nhưng cộng đồng người Việt hải ngoại còn đây, quê hương Việt nam còn đó đang quằn quại lầm than dưới ách cai trị của bọn Cộng sản tham ô, tàn bạo khiến tôi ưu tư, thật lòng mong muốn đóng góp phần nhỏ bé hơn là ‘vạch lá tìm sâu, bới bèo ra bọ’ để chỉ trich đả phá qua những nhận xét xây dựng sau:
- Người Việt tại Hoa kỳ hay các quốc gia trên thế giới: nhiều cá nhân rất xuất sắc trong mọi lãnh  vực, được kính nể từ chính trị, khoa học, quân sự, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật và cả trong học đường… Nhưng tập thể lại thiếu đoàn kết. Điển hình nơi tiểu bang  khi tôi mới qua Mỹ, rất ít người Việt, vậy mà tại một công ty, anh chị em Việt nam tranh chấp trong công việc, không giải quyết nội bộ êm đẹp, đưa nhau lên cấp trên kiện cáo.  Thật là chua xót và đau lòng khi ông xếp thẳng thắn trả lời: “Các anh chị cùng là người Việt  còn không giải quyêt được thì làm sao tôi giải quyết nổi!”
- Một số người vì “tự cao tự đại” ra mặt chống đối cho rằng người đại diện không xứng đáng vì  thiếu tài đức, hay đoàn thể tổ chức không mang lại hiệu quả mong muốn.
Số khác lại “tự ti mặc cảm”, buông xuôi, mặc ai làm gì thì làm, vì không tìm ra ‘lãnh tụ’ theo ý mình. Có kẻ còn mạnh miệng thốt ra lời chế diễu người có tâm huyết: “Hay giỏi sao không về Việt nam mà chống Cộng!”
- Đoàn thể, tổ chức người Việt hải ngoại, nhất là tại Hoa kỳ thật phong phú đa dạng, nhưng không thống nhất,  chia  rẽ bè nhóm … Một tiểu bang có hai Cộng đồng người Việt. Một tổ chức cùng màu áo nhưng không chung một lòng. Chính vì thế, cho tới nay sau 34 năm, chúng ta vẫn chưa có Tổng Hội Việt Nam Hải Ngoại hay Tổng Hội Việt Nam tại Hoa Kỳ!
Nếu chúng ta thấu triệt bài học đơn sơ ‘bó đũa’ người cha dạy các con bài học đoàn kết.
Nếu chúng ta luôn ghi tâm khắc cốt lời ông cha dạy  :’Hợp quần gây sức mạnh hay Đoàn kết  thì sống, chia rẽ thì chết…’, chúng ta mới hy vọng giải thoát Tổ quốc khỏi chế độ nô lệ Cộng sản.
Vi Đoàn kết Thống nhất sẽ đem lại cho chúng ta nhiều kết quả thực tế trước mắt:
- Tại Hoa kỳ : bảo vệ hữu hiệu, hợp pháp hay hỗ trợ đắc lực cho cá nhân, đoàn thể, phong  trào khi gặp khó khăn trở ngại trong tranh đấu giải thể chế độ Cộng sản, đem lại tự do hạnh phúc cho Quê hương.
- Tại Quốc nội: hỗ trợ mạnh mẽ, gây niềm tin tưởng phấn khởi cho cá nhân hay các phong trào  yêu nước nổi dậy lật đổ chế độ Cộng sản, phục hưng Tổ quốc.
- Tại Quốc tế : tiếng nói duy nhất của Tổng Hội Việt Nam Hải Ngoại hay Tổng Hội Việt Nam tại Hoa- Kỳ, tạo nên sức mạnh thực lực khiến các Phong trào, Tổ chức trên Thế giới công nhận và sẵn sàng  hỗ trợ nhiều mặt…
Ngày nghỉ hưu sắp dến,hình ảnh các sĩ phu xưa sau khi ‘công thành danh toại’  cùng những lời thơ mà trước đây khi còn ngồi trên ghế học đường, tôi cho là bi quan yếm thế, giờ thấy ý nghĩa trong cuộc sống về chiều.
 Nào Uy Viễn tướng công Nguyễn công Trứ cuộc đời thật thâng trầm, khi thăng chúc tuớng công, lúc hạ xuống làm lính, cũng qua rồi như giấc mộng Nam kha:
- Chen chúc lợi danh đà chán ngắt,
Cúc tùng, phong nguyệt mới vui sao,
Đám phồn hoa, trót bước chân vào,
Sực nghĩ lại ,giật mình bao xiết kể!
Thôi thì hãy chọn lựa cuộc sống bình dị, để tâm hồn thảnh thơi nơi chốn am mây như cụ Nguyễn  Khuyến:
- Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
 Ngõ trúc quanh co khách vắng teo,
Tựa gối ôm cần câu chẳng đặng,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
 Hay  sự chọn lựa ngừoi đời cho là nghịch lý, không bon chen danh lợi mà Trạng TrìnhNguyễn bỉnh Khiêm lại tìm đến:
- Ta dại,ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao,
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen,hạ tắm ao.
              
Một quân sư nổi tiếng như Nguyễn Trãi, lưu truyền áng văn bất hủ ‘Bình Ngô Đại cáo’ như kim chỉ nam sách lược thu phục nhân tâm, rồi cũng tìm về Côn sơn qui ẩn, dù chưa thoả nguyện sau bao năm gíúp Bình Định Vương thu giang sơn về một mối  ‘Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần’ :
- Quân thân vương vấn trong lòng,
Suối rừng hổ thẹn vì không giải nguyền,
Cõi trần trải mấy mươi niên,
Tiếng chim gợi nhớ lãng quên thủa nào!….
              
Tôi mỉm cười, tự chế diễu mình vì những ý tưởng hoài cổ trên.
Tôi đang sống giữa thời đại văn minh tiến bộ, đâu phải thời đồ đá lạc hậu.
Tôi đang sống trên một cường quốc dẫn đầu thế giới, chứ đâu phải nơi tối ‘đỉnh cao trí tuệ loài người’
Vì thế sau những thủ tục nghỉ hưu, tôi quyết định dời về miền nắng ấm Cali sống những tháng ngãy cuối đời cùng con cháu. Lại một cuộc hành trình từ Đông sang Tây nuớc Mỹ. Trong đời tôi đã 3 lần  những chuyến đi dài. Lần đầu tiên từ Bắc vào Nam, dọc chiều dài Tổ quốc để tránh nạn Cộng sản. Lần thứ hai, cuộc viễn du nửa vòng trái đất từ Việt Nam ngục tù đến Mỹ quốc tự do. Hai chuyến đi đầu mang ý nghĩa tinh thần đắt giá hơn vật chất. Riêng lần thứ ba này, nhẹ nhàng hơn vì không còn tư tưởng giải thoát hay chạy trốn, nhưng là tìm kiếm, chọn lựa cho mình cuộc sống thích hợp, thoải mái hơn. Tuy nhiên không tránh khỏi ít nhiều luyến lưu với những kỷ niệm gắn bỏ bước đầu mưu sinh nơi đất khách quê người gần 20 năm.  Nhìn những vật dụng thân quen hàng ngày, những đồ chơi của các cháu, vất bỏ chồng chất ngổn ngang ngoài mưa tuyết đang rơi, tôi thấy thấm thía hai câu:’Đi là chết trong lòng một ít hay Ba lần dọn nhà bằng một lần cháy nhà’ đúng cả về tinh thần lẫn vật chất.
Với hành trang gọn nhẹ,tôi cảm giác như mình đang bắt đầu cuộc sống mới. Tuy thế sau khi rời về Tiểu bang mới, tôi chấp nhận cuộc sống đơn giản, hạn hẹn với số tiền hưu sau 18 năm làm việc, vì  “Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc – Tri nhàn ,tiện nhàn,đãi nhàn ,hà thời nhàn.
 Ngày tháng còn lại,tôi cố gắng làm được chút gì có ích cho con cháu, cho thế hệ tương lai như cây Bôn-sai trông cằn cỗi, sần sùi, khẳng khiu, vẫn cố vươn lên sinh lực còn sót lại, trổ thành những bông hoa tươi đẹp mang ấm áp vui tươi cho người.
Tôi đang đón nhận niềm vui lớn vì những mơ ước thời trai trẻ của mình, đang được con cháu tiếp nối trên Đất nước này. - Mỹ Quốc tuy không là Thiên đàng hạ giới, nhưng sẵn sàng cung cấp hành trang vào đời vững chắc cho thế hệ theo sau, không còn phải sống kiếp nô lệ lầm than, mặc dù:
“Đây không phải  Thiên Đàng
Đây chỉ là Trần Gian,
Nhưng không là Địa Ngục,
Của Quỉ Đỏ gian tham!   

Đinh Quân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến