Hôm nay,  

“giấc Mơ Của Con Là Đi Lính”

23/09/200900:00:00(Xem: 135981)

“Giấc Mơ Của Con là Đi Lính”

Tác giả: Nguyên Phương
Bài số 2735-16208806- vb492309

Tác giả cho biết cô vượt biên và định cư tại Mỹ từ 1982, hiện là cư dân Virginia và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Với bài viết về bà mẹ Việt Nam 90 tuổi sang đoàn tụ với con cháu, học thi và thi đậu quốc tích Mỹ,  Nguyên Phương đã nhận Giải Thưởng Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Bài mới của Nguyên Phương là tâm sự một  bà mẹ  có con trai đi lính. Tựa đề được đặt lại theo nội dung.

***

Diễm nhận được thư con, nhìn nét chữ thân yêu của con Diễm run run mở thư ra đọc.

“Thưa mẹ
Con rất tiếc năm nay đã không được cùng Mẹ đi dự lễ Vu Lan để được nhìn mẹ tươi cười khi ngắm con cài bông hồng đỏ lên áo.
Từ tiểu bang con ở gió lộng ngoài trời, ngoài giờ làm việc con vẫn nhớ đến mẹ và mường tượng ra hình ảnh Mẹ lủi thủi ra vào trong căn nhà quạnh quẽ, khi bố triền miên vắng nhà, khi mẹ đi làm về lo bữa cơm chiều vắng mặt con.
Giờ này chắc mẹ đang cặm cụi trên computer hay miệt mài  trong trang blog riêng của mẹ...

Đọc đến đây mắt Diễm đã nhòa lệ, hình ảnh con trai trong bộ quân phục lúc nào cũng đậm nét trong Diễm. Nguyên thường gọi phone hoặc email thăm hỏi Diễm nhưng thỉnh thoảng trong những dịp lễ lớn, những ngày đặc biệt Nguyên thường gửi thư qua đường bưu điện, vì Nguyên biết rằng mẹ mình thích nhìn giòng chữ của mình qua giấy bút, Diễm cho rằng hình như nó gửi gấm cả hồn người vào nét chữ. Diễm yêu con ngoài tình mẹ yêu con còn vì những tình cảm chứa chan trong tâm hồn của con.
Từ những ngày còn học trung học Nguyên đã có ước mơ được trỏ thành người lính. Nguyên đã xin mẹ đi dự một tuần lễ trong quân trường của lớp học  Army Junior Reserve Officer’s Training Corp (AJROTC). Khi về nhà Nguyên rất vui và kể chuyện về những kỷ luật nhà binh cho Diễm nghe, phải dậy từ bốn giờ sáng, tắm tập thể trong năm phút, giường nệm phải sạch sẽ, quần áo gọn gàng. Diễm cười và hình dung đến một cuốn phim mà Diễm đã xem qua, khi nghe tiếng còi các anh lính mới phải vùng dậy xếp dọn giường thay quần áo thật nhanh rồi ra đứng nghiêm chỉnh trước mặt vị chỉ huy, nếu vô tình móng tay không sạch là bị đánh vào tay... ôi kỷ luật nhà binh.
Rồi Diễm cũng quên đi tưởng đó là những ham muốn nhất thời của con.
Ngày Nguyên báo tin đã ghi danh nhập ngũ Diễm thiếu điều muốn ngất xỉu, Nguyên ôm mẹ thì thầm "Mẹ cho phép con thực hiện giấc mơ của con, con không dám bàn với Mẹ vì con sợ Mẹ không đồng ý. Xin mẹ tha lỗi cho con"
Lá thư vẫn mở trước đôi mắt nhoà lệ của Diễm:

“...Con xin lỗi mẹ, con đã không làm mẹ hài lòng để trở thành một dược sĩ như mẹ ngày xưa, không theo chân bố để trở thành một kỹ sư, con đã không trở thành một bác sĩ, nha sĩ như mẹ hằng mơ ước, như các con của bạn mẹ, nhưng thưa mẹ mỗi người có một cái nghiệp riêng và nghiệp của con là nghiệp lính.”

Diễm thấy hình như con mình có lý, ngày Nguyên còn nhỏ bố của Nguyên thường thích căt tóc kiểu "húi cua" cho Nguyên, nhìn Nguyên như một chú lính con chạy nhẩy  trong nhà, trông thật là dễ thương, Diễm thường thích xoa lên đầu "gờn gợn" tóc của con. 

“...Lần đầu ước mơ này dấy lên trong con là một dịp nhà trường cho con đi field trip, con ngẩn ngơ đứng trước bức tường với những hàng chữ  tên của những chiến sĩ Mỹ đã bỏ mình trong cuộc chiến ở Việt Nam (the VietNam Veteran Memorial US Wall), con đã vô cùng xúc động, những người này đã bỏ mình cho chiến tranh nơi quê hương của Mẹ...

Diễm ngừng đọc thì thầm "Đúng vậy con ạ, Mẹ cũng như con mỗi lần đưa bạn bè, người quen đi thăm viếng bức tường này Mẹ cũng đã bồi hồi thương cảm và nghe như đâu đây tiếng vọng của hồn tử sĩ, họ đã bỏ mình cho cuộc chiến tương tàn nơi quê hương của Mẹ, và ngày nay họ đã lại tiếp tục phải cưu mang những người tỵ nạn. Mặc dù thế hệ của các con đã cống hiến cho họ những nhân tài lừng lẫy, những bộ óc thông minh, những phát minh tuyệt vời nhưng bên cạnh đó cũng có những gánh nặng  thêm cho họ, những người già yếu, bệnh hoạn...."
Trong tháng vừa qua ở sở của Diễm có đế sẵn một cái thùng để quyên góp quà tặng cho những người lính còn đang ở vùng xa xôi nơi Iraq, không hiểu ai đã để cạnh đó một tấm hình thật buồn và thật cảm động, hình một đôi giầy lính bơ vơ cạnh lá cờ Mỹ dưới chân bức tường Vietnam Veteran Memorial. Những món quà nhỏ bé tượng trưng cho những tấm lòng sẽ được gửi ra tận chiến trường.
Thì ra ở nơi đâu tình người cũng giống nhau, những trái tim đều mang giòng máu đỏ nên mang chung một niềm thương cảm. Diễm chợt nhớ đến thời còn học trung học trong những ngày cuối năm, mỗi cô nữ sinh thường phải viết những bức thư gọi là "ủy lạo chiến sĩ", cả môt thời ngây thơ mơ mộng, cô nữ sinh nào cũng thich được làm "người yêu của lính" để được chàng "mang những cánh hoa rừng, những sao trên trời, những bông hoa biển về tặng em".....
Tư tưởng của Diễm chuyển từ thuở còn là cô nữ sinh áo trắng lan man sang ngày tiễn con lên đường nhập ngũ, có lẽ họ đã tránh cho sự quyến luyến tiễn đưa, Diễm chỉ được đưa con đến chỗ tập trung rồi quay về, suốt trên đường về nhà Diễm không nói một câu khiến ông chồng phải thốt lên:
- Em phải để cho con trưởng thành, đó là con đường con đã tự quyết định, hãy để con vui vì đã tròn ước mơ


- Vâng em sẽ không buồn nữa, nhưng em sợ cậu ấm nhà mình không chịu nổi những ngày tháng huấn nhục.
- Đừng lo nữa em.
Rồi những ngày tháng trong quân trường, chỉ được liên lạc qua thư từ, thời gian như lùi lại  thế kỷ thứ 18, 19. Diễm không hiểu làm sao con mình có thể chịu được những tháng ngày không cell phone, emails, computer, TV, không bạn bè, gia đình. Rồi lá thư đầu tiên Diễm nhận được qua bưu điện Nguyên khuyến khích Mẹ "con rất bận rộn suốt ngày, tối đến lên giường là ngủ nên cũng bớt đi được nỗi nhớ nhà, sức khỏe của con vẫn tốt xin mẹ an tâm".
Những thư sau của Nguyên, Nguyên thường vắn tắt kể cho Mẹ những sinh hoạt trong quân trường, tập bắn súng, thi bơi, cả đến gấp quần áo cũng phải học gấp sao cho phẳng phiu....
Thư đi thư lại rồi cũng đến ngày mãn khóa. Từ mờ sáng trong cái không gian lạnh cóng còn xót lại của mùa đông vợ chồng Diễm và con gái đã  thức  dậy chờ xe của khách sạn đưa đến trung tâm huấn luyện, tiếng người cười nói ồn ào, nét mặt người nào cũng rạng rỡ và đầy nét mong chờ. Trên xe Diễm ngồi sau một gia đình có người mẹ trẻ và cậu con trai cỡ 2 tuổi, cậu  bé tóc vàng hoe, đầu húi cua lâu lâu lại  đứng thẳng và chào theo lối nhà binh thật là dễ thương,
Đến cổng qua một màn xét giấy tờ đi bộ thật xa, lòng mong mỏi được gặp con làm Diễm thêm hồi hộp.
Trong khi chờ đợi những anh lính mới "tò te", màn hình chiếu hình ảnh tập luyện nơi quân trường, một hình ảnh làm xúc động cả hội trường tất cả đồng loạt thốt lên "wow" khi nhìn thấy hình ảnh một mái tóc vàng ánh bị một phát "tông đơ" sởn một đường dài từ đằng trước xuống tới gáy và những sợi tóc vàng lả tả rơi xuống đất (Diễm mường tượng như một lần xem DVD chiếu một buổi lễ xuất gia). Đó cũng là một hy sinh không nhỏ của những thanh niên này. Con gái thì được để tóc ngắn theo kiểu Nhật Bản.
Nhìn sang chồng không biết chồng nghĩ gì nhưng nét mặt thật nghiêm nghị.
Khi đoàn thanh niên tiến vào hội trường lòng Diễm rung động theo từng nhịp chân, từng tiếng trống, kèn theo nhịp quân hành .của ban nhạc. Rồi thời gian chờ đợi cũng đến, tiểu đoàn của con bước vào, tiếng nhao nhao "where is my boy"" không ai nhận ra được người thân của mình, tất cả đều một mầu đồng phục. Diễm cầm máy quay phim hướng đại về phía tiều đoàn của con mình, cứ nhắm mái tóc đen mà quay (về nhà xem lại thì Diễm mới biết đó không phải là con mình).
Buổi lễ kết thúc, trong hàng trăm quân nhân trong bộ quân phục giống hệt nhau rất khó mà tìm ra được người thân, Diễm giữ nhiệm vụ đứng lên chỗ hơi cao để Nguyên dễ tìm thấy. Chồng Diễm và con gái đi vòng vòng để kiếm Nguyên....
Ôm lấy con Diễm xót xa, Nguyên gầy quá mái tóc cắt thật xấu xí, nhưng dù sao Nguyên cũng đã hoàn tất hai tháng huấn nhục, Diễm tưởng chừng không phải con mình, không còn là cậu bé Nguyên của Diễm trông Nguyên rắn rỏi,đen hơn, chững chạc, nghiêm trang hơn. Diễm hỏi về một vài tật xấu cũ của con khi còn ở nhà, Nguyên đều mỉm cười nói "con không được phép".

...Thưa Mẹ, nhớ đến lời mẹ nói về những cựu chiến binh của Việt Nam Cộng Hòa, con nghĩ đến những cô đơn, những hoảng loạn của thanh niên trẻ khi liều mình giữa cái sống và cái chết nơi chiến trường con đã hoàn tất lớp học về tâm lý học, công việc của con như một hành động ủy lạo chiến sĩ ngay nơi chiến trường, và ngay cả nơi hậu cứ. Con hy vọng với những kiến thức của con góp nhặt được nơi trường học con sẽ an ủi, ủy lạo một phần nào những chiến sĩ ngoài chiến tuyến.

Diễm chợt nhớ đế những lần truyện trò cùng Nguyên khi nhìn thấy quán cà phê vỉa hè với những ông "già"  ngồi chơi cờ tướng. Diễm đã nói cho con nghe đó là những cựu quân nhân của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi thất trận họ sang đây với mảnh tâm hồn quằn quại nhớ quê hương, họ sang đây thường là vì tương lai của con cháu họ, một số người đã mắc bệnh tâm thần vì hối tiếc quá khứ, vì những ngày gian khổ nơi chiến trường, và những ngày tháng đọa đầy trong một nơi gọi là trại cải tạo. Diễm cũng kể cho con nghe về chương trình nhân đạo H.O (Humanitarian Offensive) của người Mỹ.
Thực lòng Diễm không muốn con dấn thân nơi chiến trường nhưng những lý luân của con, một tình cảm, một tâm tư thật dễ thương của con đã làm Diễm một phần nào hãnh diện, một phần cảm động trước tâm tình của con dành cho quê hương thứ hai của mình. Diễm đã từng hoàn toàn thất vọng khi Nguyên đã không đi theo con đường của Diễm chọn, nhưng rồi cảm thông với con Diễm đã vượt qua khỏi sự buồn rầu, Diễm đã hiểu con và đã giải thích cho mẹ Diễm hiểu khi mẹ nói:
- Con đã làm gì cho cháu Nguyên buồn mà phải bỏ đi lính".

... Thưa Mẹ con xin gửi đến Mẹ một lời thương yêu nhất và một niềm hãnh diện vô biên khi con vừa tự mình cài một đóa hoa hồng mầu đỏ lên áo.
 
Diễm trầm ngâm nhìn bông hồng xinh xắn mà Nguyên đã vẽ bên hàng chữ: "Con của Mẹ".
Diễm thì thầm "Con của mẹ, con trai của mẹ đã trưởng thành con đã là một người chiến sĩ với tình người chan chứa trong tâm hồn con, mẹ mừng cho con đã tròn ước nguyện và hăng say trong nghĩa vụ"
Diễm đứng lên thắp một nén nhang lên bàn thờ Phật nhìn nụ cười hiền hòa của tượng Phật và thầm câu xin mọi sự bình an đến cho con mình.
Nguyên Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,174,976
Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu,
Từ 2 tháng Bẩy 2017, Giải thưởng Việt Báo bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Christina N. Cao lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng một tự sự kể về "Ngày Việt Nam" và cuộc diễn hành quốc tế
Bác sĩ Võ Văn Tùng, chủ tịch Hội Thân Hữu Huế-Thừa Thiên tại hải ngoại vừ mãn phần ngày 20-6-2017 và tang lễ được cử hành ngày 03 tháng 7, 2017.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Bài viết đầu tiên của tác giả phổ biến vào tháng Bẩy 2016, thời điểm bắt đầu năm thứ 18 Viết Về Nước Mỹ. Tên họ tiếng Việt của bà là Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951, nguyên là giáo viên cấp hai,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến