Hôm nay,  

Hồn Cờ Vàng

17/07/200400:00:00(Xem: 129556)
Người viết: VINH ĐANG THE
Bài số 584-1122-vb3130704

Đầu tháng Năm vừa qua, thành phố Syracuse với 200,000 dân đa chủng trong đó người Việt ứơc tính trên dưới 3,000 đã trở thành thành phố dẫn đầu chiến dịch cờ vàng trên toàn Tiểu bang New-York. Thị trưởng, ông Matthew J. Driscoll người hosted buổi lễ thượng kỳ lịch sử của Thành phố chấm dứt chương trình với lời đoan chắc "lá cờ này của các bạn sẽ mãi mãi được vinh danh không bao giờø hạ xuống" (nguyên văn: never down). Sau đây là bài viết của tác giả Vinh Dang The, người dẩn đầu kế hoạch vận động công nhận cờ vàng kể lại bnhững nỗ lực và cảm xúc của ông.
+++

Tôi thức giấc ngỡ ngàng như vừa tàn một giấc mộng. Định thần một lát, tôi nhận biết những điều vừa trông thấy dều là mộng cả..Nhưng là mộng những điều thật, sự thật hiển nhiên Trên bàn ngủ của tôi còn rành rành nhiều giấy tờ liên hệ đến việc vinh danh lá cờ. Nào là những trang web nói về lịch sử của ngọn cờ vàng xuyên suốt ngàn năm tôi đang nghiền ngẫm để củng cố lập luận của mình. Nào là danh sách hơn 40 tiểu bang, thành phố đã tranh thủ được cờ vàng sắp theo thứ tự thời-gian như một khuyến khích và thúc giục. Tôi cũng có một trang báo địa phương, tờ Post-Standard lên tiếng dự định của cộng dồng Việt nam thỉnh nguyện công nhận lá cờ vàng. Điều mà chính tôi bàn với anh em đang còn giữ kín với báo chí, nửa muốn có sự trợ giúp của công luận, nửa e ngại tin đi quá nhanh mà công việc vận động chưa đủ chắc ăn, bị thọc gậy bánh xe..
Tôi dụi mắt, lật vài trang sau thì đây rõ ràng lá thư phúc đáp của nghị viên Hội đồng Thành phố, ông Jeff De Francisco vừa trả lời thư tôi trong vài ngày.
Ông là một trong 10 nghị viên quyết định mà tôi bắc được nhịp cầu giao cảm. Ông Jeff có những ý tửơng tốt thuận lợi cho những dự tính của tôi. Ông còn rất trẻ, vừa có một con tròn 21 tháng tuổi. Ông tự sự với tôi một cách chân tình vừa là nghị viên Hội đồng vừa là luật sư tập sự. Càng hay. Hơn thế, ông thân sinh, ngài John De Francisco là Thượng nghị sĩ Tiểu bang đang hậu thuẩn cho con.
Tôi đọc lại lá thư ngắn gọn của ông Jeff:
"... Just let me know how I can help and will do as much as possible to support your efforts. Feel free to call me at... at any time to discuss this matter further.
I look forward to working with you....."
Những giòng chữ tiếng Anh của một ngươi Mỹ có thế lực trải nỗi lòng một cách thoáng đạt không có gì khúc mắc thật sao" Mũi đột phá kế hoạch của tôi bứơc đầu chừng đã có hứa hẹn thành công.
*
Cao trào tranh đấu vinh danh lá cờ vàng dân tộc từ thành phố Westminster ngày 19- 2-2003 do hai ngừơi bạn trẻ Việt nam chủ xướng đã giành được thắng lợi.
Cảm ơn hai ông Trần thái Văn và Andy Quach. Từ đó, hồn cờ vàng ba sọc đỏ như đang bay cao trong gió lộng bốn mùa. Từ đó, như những đợt sóng dồn lan tỏa từ Tây sang Đông, lên Bắc rổi lại xuống Nam; ở đâu có "người anh em" của tôi có-nhiệt-tình -hâm-nóng-tình yêu non sông đất nứơc, ở đó dậy lên ngon sóng cờ vàng, Tôi đặt vấn-đề với mấy người bạn tâm đồng ở trong cái thành-phố nhỏ mà chúng tôi cùng non 3,000 anh chị em cùng một Mẹ Việt-nam đang sống.
Người tán thành, người e ngại. Muốn thì ai cũng muốn nhưng bát tay vào xốc nỗi vấn đề thì còn một số ngăn trở. Số bạn tre û"làu làu kinh sử" không nôn nả, số sồn sồn thì bươn chải tối mày tối mặt. Còn số già như tôi, lom lem một số tự vựng Anh văn nói lắp bắp một vài âm Pháp làm sao kham nổi một trở lực chính. Lại nữa có người lo lắng nói với tôi: "Có đề phòng kẻ xấu phá bỉnh hay không" Mơi hôm qua có người hỏi tôi cờ đã có rồi đó, còn cờ gì nữa"" Tôi hỏi lại bạn tôi Thế ông giải thích ra sao".
Người bạn tôi ầm ừ: "đã biết vậy mà còn giải thích nỗi gì!"
Đó là một hiện trạng thực tế chưa chi đã có người ngăn cản kế hoạch của tôi. Tôi mạnh dạn nói đó là kế-hoạch của tôi không láo lếu. Làm cái gì cũng phải có người xứơng xuất, sau đó cần sự tán đồng hỗ trợ. Tôi đề xuất vấn đề nên nhận lấy trách nhiệm phải thành công không thể thất bại. Ngày và đêm tôi mơ tưỏng đến ngày Nghị-quyết được thông qua. Với tôi đang đứng trước một trận tuyến phản công sách lược kiều vận của cộng sản, vừa tiến hành nội bộ vận không thiếu những gay go, thách thức và kiên nhẫn.
Tôi nhớ lời bà giáo JoAnn, thầy dạy Anh văn ESL cho tôi khuyến khích : " You need him and he needs you too". Ý bà bảo khéo tôi Jeff cũng cần sự hỗ trợ của tôi trong một mặt nào đó. Bài học chiến thuật lởn vởn trong trí của rôi. Vấn đề đã đựơc điều nghiên có tích tụ kinh nhiệm. Tranh thủ cờ vàng là việc chính nghĩa. Muốn đạt đựơc phải có quyết tâm cao,v ận dụng sức mạnh tập thể. Nhưng sức mạnh tập thể như tôi vừa nói đã có chiều hứơng phân tán ủ dột thiếu phần tích cực. Quần chúng có thể vận dụng thành một cao trào. Nhưng quần chúng cũng dễ bị ru ngủ bởi những buông xuôi. Tôi nhận biết cái thành phần quần chúng tiêu cực đó đang gặm nhấm tinh thần "bình yên vô sự", tạm bằng lòng với những thành tựu cá nhân có tính toán.
Tôi nhẩm tính những anh em từng sống chết trên chiến hào, những người anh em từng cay đắng trong những ngày tù rạt và tôi không giải đáp được đến chừng nào những đợt sóng ngẩm ấy mới tái xuất giang hồ! Một số khác gần như đánh trống bỏ dùi, bàng quan vô trách nhiệm. Tôi nói có khí quá chăng! Trong cái nóng-sốt-lâu-ngày-nguội-lạnh, nếu có một phút suy tư về một quá khứ cay nghiệt, anh em sẽ không giận hờn tôi mà còn hiệp ý.
30 năm đánh mất quê hương ta còn lại những gì" Ta mất tất cả những vật ngoại thân mà chỉ năm ba năm sau nhiều người đẵ tái tạo được. Xe hơi, nhà lầu, đồng đô-la rủng rỉnh" Lũ con, lũ cháu thế hê 1/5, thế hệ thứ hai là những viên kim cương toả sáng làm đẹp lòng cha mẹ bà con. Ai đã là phụ huynh" trên đất trích" đạt được chừng ấy kết quả hẳn cũng thỏa mãn nhiều rồi, còn trông chờ chi hơn. Nhưng cái mà ta đánh mất một cách lạnh lùng chỉ hiện lên trong trí ta thoáng chốc rồi như bàng bạc lãng quên. Đó là nỗi đau trầm lắng khi ngoảnh nhìn lịch sử quê hương, nhìn lại để thấm tủi hờn và căm uất. Nhân tính vốn hứơng thựơng. Nhớ quá khứ đẻ xưng tụng thì dễ dàng cố chấp, nhưng nhác dỉ vãng đen tối ít khi hấp dẫn. Cho nên dễ dàng đánh mất quá khứ không còn nằm trên lộ trình hứơng thượng . Điều đó là nằm trong cái mơ màng ru ngủ thỏa hiệp.
Tương truyền ông vua cuối của nhà Lê cùng đám thần tử lưu vong sang Tàu, khi cải táng xương cốt chỉ còn một nắm đất đen, nhưng lạ chưa quả tim lại còn trơ một khối. Có phải chăng là khối uất hận trăm năm chưa tan mối hận vong quốc, hay chính bản thân chưa giải toả hết oan cừu" Vì đâu! Chúng ta nay cũng đa mang tâm sự chưa giải đáp trọn vẹn cho lớp cháu con. Lịch sử là một sự tái diễn nhưng con người của lịch sử không cùng là một. Để không bị xuyên tạc vo tròn bóp méo thì cái không- cùng -là-một ấy phải được minh thị. Làn sóng dựng cờ chính là tâm sự ngùi ngùi trao lại cho lịch sử đời sau.Mộng và thực nối liền khúc tự tình dang dỡ.
Những suy tư tãn mạn nối tiếp ru tôi vào giấc ngủ....
*
Kìa... hoàng thành nhà Nguyễn trăm năm rêu phong, cỗ kính như những vi kèo, cửa vòm và mái cong. Trăm năm cung diện, lâu đài còn đó. Gío mai vi vu qua cửa Ngọ Môn. Một chút sương lam còn lảng đãng trên lầu ngũ phụng. Đằng đông, trời đã ửng hồng. Từ nơi nào vọng lại lúc gần lúc xa một điệu "đăng đàn cung" réo rắt, dìu dặt xen trong tiếng nhị, tiếng bầu. Âm giai lúc bổng lúc trầm như rên rỉ, như oán than không phát tiết được khí phách liệt oanh hùng tráng đã có. Phảng phất đâu đây Tuyên Ngôn Độc Lập "Nam Quốc Sơn Hà" từ thời những vua đầu nhà Lý phá Tống bình Chiêm. Hoá ra lịch sử đất nước xuyên suốt ngàn năm un đúc tinh hoa dòng Việt từ buổi đầu Cờ Vàng dựng nước:
" Kìa núi vàng, bể bạc
Có sách trời, sách trời định phần
Một dòng ta....gầy non sông vững chặc
Đã ba ngàn mấy trăn năm
Ấy công gầy dựng
Từ xưa đà khó nhọc
Nhớ ơn dày nặng
Lòng trung quân đã sẵn
Cố yêu nhau với nhau một niềm
Nguyện nhà Việt muôn đời thạnh trị."
(quốc ca Việt nam thời đế chế Bảo Đại)


Một ngọn đại kỳ màu vàng nghệ phất phới trong nắng sớm kinh kỳ. Rồi nhiều ngọn cờ vàng khác cùng phất phới bay. Có ngọn cờ vàng của Hai Bà từ đất Mê Linh biến đi trên giòng sông Hát. Có ngọn cờ vàng uy nghi trên đầu con bạch tượng bành vàng. Nữ lưu còn rất trẻ lẩm liệt oai phong. Lấp loáng trong nền gấm vàng chữ Triệu, nữ tướng vung tay kiếm, tay cờ, chân thúc voi như đạp làn sóng dữ quyết chém cá kình ở biển Đông....
Kìa...vàng bay lồng lộng bóng Long Tinh Đế Kỳ... rồi rõ nét một lá đại kỳ nền vàng ba sọc đỏ tươi. Bỗng nhiên lá cờ rủ xuống trên cột Phú-Văn-Lâu. Trời trở rét, cái lạnh buốt xương của tiết Xuân mưa phùn đậm hạt gấn như là nghịch lý. Giọt mưa như sùi sụt... Hoàng thành đang ngập trong màu tang chế. Tôi thấy nhói buốt trong tim.
Hình như tôi đã đi suốt chiều dài đất nứơc vẫn trong bộ chiến y đã bạc màu. Hình như tiếng súng còn rền vang trên đất nứơc chưa một ngày ngưng nghỉ cho dù là đang những ngày Tết truyền thống nghĩa tình... Bỗng...có tiếng loa thu quân... tiếng chân nguời rầm rập... Tiếng súng thưa dần nhường chỗ cho những âm thanh hổn loạn, huyên náo. Có tiếng la thét thất thanh... có tiếng nức nỡ ai oán não nùng....
Nhưng ơ kìa...không ngờ lá cờ vàng tươi vẫn phần phật bay ở đầu hàng quân, ở đầu một đoàn ngừơi đông không đếm xuể. Rồi cơ man là cờ, cờ vàng nhiều kích cỡ tung bay trong gió. Mắt tôi hoa lên vì màu cờ sang cả bao trùm một khu phố cổ kính xa lạ.
Theo bóng cờ vàng tôi nhập vào đoàn người "anh em trăm họ". Đoàn người đi, cứ đi, hớn hở rộn ràng. Đằng trước là ba xe mô tô mở đường. Ôi sao mà tuyệt diệu. Đám diễn hành trong hàng ngũ cờ bay dừng lại rồi rẽ cánh quạt trước tiền đình Toà Thị Chính.
Tiếng ông MATTHEW J.DRISCOLL, Thị trượng Thành phố Syracuse qua âm thanh khuyếch tán nghe rộn ràng dứt khoát đưa tôi vào thực tại.
"Kính chào các bạn. Ông mới học nói lơ lớ câu tiếng Việt đầu tiên..
Good morning! and thank you all for coming to this special occasion. Today we are remembering the era of the former Republic of Vietnam as a tribute to all of the people who came here looking for a better life. Let this flag raising commemorate the strength and determination of the Vietnamese people. The Vietnamese Community works very hard to secure freedom for its future generations and we are here to acknowledge that great effort.
All of you have brought your beautiful culture to Syracuse and we are enriched by your presence."
Cộng đồng Việt nam tỵ nạn Cộng sẳn ở Syracuse đã cử tôi đại diện..Trong lời đáp từ ngắn gọn có phiên dịch vì tự trọng tôi muốn đề cao tiếng mẹ đẻ của mình. Tôi trịnh trọng thưa:
"Thưa ông Thị trưởng Matthew J. Driscoll
Thưa Qúy Bà, Qúy Ông
Sau 29 năm lá quốc kỳ Việt nam Cộng hoà phiêu bạt bốn phương trới, hôm nay là ngày vui lớn trong lịch cử lưu vong, chúng tôi những người Việt nam bỏ nứơc ra đi tìm tự do được vinh hạnh nhìn lá cờ chính nghĩa lại tung bay trên phần đất này của Thế-giới yêu chuộng công lý và nhân quyền.
Nhân danh Cộng đồng Việt nam Syracuse, tôi tiếp nhận từ tay ông Thị trưởng Nghị-quyết của Thành phố công nhiên công nhận lá cờ vàng của người Việt tỵ nạn.
Tôi cũng trân trọng trao tặng Thành phố lá cờ biểu trưng chính nghĩa, tự do, dân chủ và nhân quền nền vàng ba sọc đỏ và lá cờ Hoakỳ như là biểu hiện sự gắn bó của hai quốc gia đều là quê hương của chúng tôi. Xin Thượng đế ban phứơc cho tinh thần nhân ái, bao dung và bảo bọc ở cùng tất cả chúng ta. "
Tài Shaw, ngừơi trai trẻ rất năng nỗ trong suốt lộ đồ vận động, sát cành với tôi trong nhiều ngày, nói nhỏ với tôi:
-Chú ơi! chắc là Tài không dịch sát ý của chú trong cụm từ:... đều là quê hương của chúng tôi. Tài vượt biên lúc mới ba tuổi nên tiếng Việt không rành.
Tôi nói với Tài:
-Không sao. Tài đừng lo. Miễn là đồng hưong Việt nam ta dầu là ở Mỹ 20,30 năm vẫn nhớ mình còn một quê hưong Việt nam.
Tập thể những người "anh chị em" của tôi đứng đó nhìn cờ reo lên và vỗ tay vang dậy. Giấc mơ của tôi dã thành sự thật. Hai lá cờ song song lần lựơt được kéo lên tận đỉnh cột cờ ngay trước tiền đình Toà Thị Chính "The City Hall of Syracuse". Trời đang nắng đẹp. Đồng hồ chỉ đúng 11 giờ 30 ngày đầu Tháng Năm dương lịch năm 2004.
Lá cờ Hiệp chủng quốc Hoa kỳ bay lên trong tiếng lĩnh xướng của cô MOLLY COLTON, một thiếu nữ Mỹ thân hữu của Cộng đồng Việt nam bài THE STAR SPANGLED BANNER:
"Oh, say can you see...
. . .
Bên này, lồng lộng giữa khung trời xanh, lá cờ vàng đã từ từ bay lên trong tiếng đồng ca hùng tráng. Nhạc sĩ Tuan Nguyen, Trưởng Ca đòan Nhà Thờ Công Giáo bắt nhịp để bà con cùng hát.Tôi gân cổ hát to, bên tôi người bạn trẻ cũng cùng hòa nhịp hát to:
"Này Công dân ơi,
đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi,
hy sinh tiếc gì thân sống
Vì tương lai quốc dân
Cùng xông pha khói tên
Làm sao cho núi sông
Từ nay luôn vững bền
Dù cho thây phơi trên gươm dáo
Thù nứơc lấy máu đào đem báo
Nòi giốn g lúc biến phải cùng giải nguy
Người công dân luôn vững bền tâm chí
Hùng tràng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng ngưới nước Nam cho đến muôn đời
Công dân ơi !
mau hiến thân dưới cờ
Công dân ơi! mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá,
vẻ vang đời sống
Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng."
Tiếng hát của tôi có lúc nghẹn lại và nước mắt tôi túa ra. Nhìn sang bên, người bạn trẻ cũng xúc động nghẹn ngào. Tôi tửơng chỉ có mình tôi xúc động vì khúc nhạc quân hành thôi thúc, nhắc nhớ một thời quân ngũ.. Nhưng không, moi người quanh tôi đang tràn ngập nỗi vui, nỗi vui oà vỡ trong tiếng khóc nghẹn lời khi nhìn thấy lá cờ hồn Me thân yêu đang cao bay trong khung trời tự do.
Những quan chức Mỹ quận hạt Onondaga dẫn đầu là ông County Executive NICHOLAS J. PIRRO, ông Thị trưởng Syracuse MATTHEW J. DRISCOLL, bà BEA GONZALEZ, Chủ tịch Hội đồng và các Nghị viên trong đó có ông JEFF DE FRANCISCO, người bảo trợ cho bản nghị quyết công nhận cờ vàng vừa được hai ông Nicholas và Matthew tuyên đọc rồi trang trọng trao lại cho tôi. Đứng bên cạnh là ngài JOHN DE FRANCISCO, thượng nghị sĩ Tiểu bang New-York, người nhiều lần lên tiếng cổ vũ người Việt tỵ nạn và cổ vũ những hoạt động xã hội của ông con.
Tôi dụi mắt, lau sạch giòng nứơc mắt chảy dài trên má. Ngước lên bầu trời xanh của quê hương thứ hai, ngọn cờ vàng mang hồn thiêng sông núi Việt nam đang bay cao trên đất Mỹ. Nứơc mắt vừa lau khô lại túa ra nhiều hơn, tôi không cầm được. Trong một thoáng những ngày chiến đấu gian truân, những ngày làm thân trâu kéo cày trên các thữa ruộng trong hóc núi cải tạo... tuy nhiên, vẫn là da thịt Mẹ, là nơi con cất tiếng khóc chào đời, ấn sâu thương tích. Tôi thương cho đồng bào tôi còn nhiều gian lao trong nứơc, tôi thương cho chính bản thân tôi trong kiếp lưu đày xa xứ. Mẹ Việt-nam ơi, con muốn thấy ngọn cờ vàng của Mẹ lại bay cao, bay cao trên quê hương Mẹ.
Những ánh mắt rạng rỡ hiện lên trọn nụ cười cua hàng trăm "anh chị em" tôi trên quê người đang reo hò chào lá cờ bay không đủ chuộc lại những mất mác, những tang thương vì ngăn cách quê Mẹ quê người.
Bài quốc ca chấm dứt nhưng nhũng đợt sóng âm thanh đang mang hình ảnh hiện thực tại đất Mỹ bay về quê Mẹ. Lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ mang theo trong suốt cuộc hành trình gian khổ là hốn thiêng núi sông đang ôm trọn bầy con phiêu bạt chung cùng một nguồn Tổ thân yêu. Trên quê người được nhận là quê hương thứ hai, hồn cờ, hồn Mẹ Việt nam chính là điểm tựa ấm áp nghĩa tình dân tộc.:
"Ngọn cờ vàng linh hồn của Mẹ
Theo chúng con suốt chặng gian nan
Đất nứơc đó, quê hương cùng ở đó
Trên quê người cờ lộng ánh vinh quang."
(trích)
Thành phố Syracuse với 200,000 dân đa chủng trong đó người Việt ứơc tính trên dưới 3,000 vinh hạnh là thành phố dẫn đầu chiến dịch cờ vàng trên toàn Tiểu bang New-York.
Thị trưởng, ông Matthew J. Driscoll người hosted buổi lễ thượng kỳ lịch sử của Thành phố chấm dứt chương trình với lời đoan chắc "lá cờ này của các bạn sẽ mãi mãi được vinh danh không bao giò hạ xuống" (nguyên văn: never down)
Cảm ơn nhân dân Thành phố Syracuse nhiêu quốc tịch gốc, Cảm ơn những bàn tay và những tấm lòng.
VINH DANG THE
May 2004

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,968,554
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.