Hôm nay,  

Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến Mỹ

09/07/200900:00:00(Xem: 112173)

Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến Mỹ

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Bài số 273-16208740- vb570909

Tác giả nguyên quán Rạch Giá, 40 tuổi, hiện là cư dân Seattle, làm việc cho hãng Boing. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là tự truyện của người vượt biển năm 1989, bị cưỡng bách hồi hương và sau đó được xét cho định cư tại Mỹ. Mong tác giả tiếp tục viết thêm.

***

Người ta xa quê hương, dầu sang hay hèn thì khi trở về quê cũ đều gọi là "được hồi hương", nhưng tôi và một số khá đông người tị nạn thì lại gọi là "bị hồi hương".
Chúng tôi vượt biên đến trại tị nạn sau ngày 14 tháng 3 năm 1989....khi trại đã đóng cửa, nghĩa là không còn được hưởng qui chế tị nạn nữa.
Chỉ có một số rất ít người may mắn lọt qua thanh lọc, còn đa số được khuyến khích trở về Việt Nam.
Sau bao nhiêu gian khổ, chết chóc, hãm hiếp, cướp bóc mới đến được đây mà bây giờ lại ký giấy tự nguyện hồi hương thì tôi nhất quyết không làm, thế là có màn nhiều người bị khiêng lên máy bay như con heo con chó.
Vì dân tị nạn phản đối quá, biểu tình, tuyệt thực, mổ bụng tự sát v v... nên Cao Ủy trấn an rằng nếu về nước thì chính quyền CS không bỏ tù, lại còn được giúp đỡ tiền nong, mỗi đầu người được Cao Ủy cho $200 usd, vì vậy cũng có một số người chịu cực không nổi nên ký giấy.
Chuyện vượt biên, sống lây lất ở trại tị nạn người ta đã nói quá nhiều, nhưng chưa thấy ai kể về những thành phần bị ép buộc về nước như tôi, nên hôm nay lấy hết can đảm để viết lại, cho dù hồi còn nhỏ tôi học dốt lắm, nhất là môn Việt Văn.
Nhớ hồi nhỏ thầy ra đầu đề tả ông của em, tôi hỏi thầy:
-Thưa thầy, ông nội em còn ở ngoài bắc, còn ông ngoại mất đã lâu, cả hai ông đều không có ảnh để lại, em làm sao tả được"
Thầy nói :
-Thì tả đại khái là tai to, trán rộng, hoặc mượn hình ảnh của một ông lão trong xóm mà tả.
Kẹt một nỗi mấy ông cụ ở gần nhà tôi nhìn xấu quá, chắc chắn không phải là hình ảnh tiêu biểu của ông tôi, nên bài viết của tôi ngắn ngủn, nhưng cũng được thầy đọc cho cả lớp nghe, vì nó quá... hay:
- Nhà tôi có nuôi một Ông Ngoại. Mắt ông to, tai ông dài, trán ông rộng, mũi ông bóng mà bự. Ông rất dễ ăn và thương chúng tôi, đưa cái gì ông cũng ăn và hay đi quanh quẩn bên chúng tôi.
Tôi rất thương ông vì ông thường vâng lời chúng tôi.
Cả lớp cười inh lên khi thầy nói sao trò Hương tả ông ngoại mà giống tả con chó quá.
Thầy tôi thật thông minh, chắc thầy cũng biết tỏng ra là tôi đã cóp bi bài tả con chó trong cuốn tập đọc.
Văn chương như vậy mà hôm nay không biết bị ông ứng hay là bà hành gì, mà tôi lại nổi điên lên "viết văn" gửi cho mục Viết Về Nước Mỹ.
Hồi trước 1975, ba tôi là lính Hải Quân nên cả nhà sống ở Ssài Gòn, khu Ngã Ba Ông Tạ. Khoảng ngày 24-4-75 ba tôi có dự tính đưa cả gia đình xuống tàu HQ 600 vì có thời ông đã đi tuần duyên với chiếc này. Thế nhưng các cậu tôi lại khuyên nên ở tại nhà, nếu có gì thì cậu đáp trực thăng xuống ruộng rau muống gần nhà khu An Lạc để rước cả gia đình.
Chị cả của tôi mới theo bà ngoại về quê ở Rạch Giá nên má tôi rất lưỡng lự và khóc cả ngày. Các cậu tôi vô phi trường Tân Sơn Nhứt thì lại trở ra vì máy bay không còn, ai đó đã bay đi mất, thế là  cả nhà bị vướng lại hết.
Tôi thấy các cậu gói súng lục vào trong nhiều lớp bao ny lon, cột dây cước vào chân Cầu Sạn rồi ném súng xuống giòng nước đen ngòm của Kinh Nhiêu Lộc.
Sau tháng tư, khi các cậu lên đường đi cải tạo rồi, dân chúng được lệnh khai thông, vét con kinh nước đen này, thì họ vớt lên cơ man nào là súng, có cả M60 và M79 kèm theo từng thùng đạn. Thì ra nhiều người âm thầm tính chuyện lớn như cậu tôi nhưng không thành công.
Vì gia đình trước kia đã từng sống dưới ruộng nên ba má tôi đưa các con trở về quê cũ, chứ ở lại SG cũng không biết làm gì, buôn bán cái chi để sống, không lẽ cứ bán dần đồ đạc trong nhà để mua gạo, thì còn được bao lâu sẽ sạch bóng từ trước ra sau. Ngoài ra chính quyền đốc thúc hàng ngày bắt dân chúng phải đi Kinh Tế Mới.
Về quê được ít lâu thì ruộng đất phải sung vào hợp tác xã. Đúng là cha chung không ai khóc, thiếu xăng bơm nước, thiếu phân bón và thuốc trừ sâu, nên từ một vựa lúa của miền nam, mà bây giờ dân vùng này phải ăn độn, ăn đói.
Những khẩu hiệu tuyên truyền không làm át được lời ông Thiệu mà những người thuộc chế độ cũ thường thì thầm với nhau: "Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì họ làm".


Năm 1979 cả nước đua nhau vượt biên, làng tôi nhà nào cũng có người đi, nhất là những thanh thiếu niên sắp sửa bị bắt đi bộ đội để qua đánh nhau ở Campuchia.
Ba má tôi cho các con đi dần dần, chỉ có tôi là chậm lụt nên sau cùng đành phải lấy chồng, cho dù giấc mộng đi Mỹ không bao giờ phai lạt.
Phải mấy lần trật duộc gia đình nhỏ của tôi mới đến được Malaysia thì hỡi ơi, bị rớt thanh lọc!
Tôi ở trại tị nạn hơn bảy năm rồi bị hồi hương. Lúc này ba má tôi đã đi định cư theo diện đoàn tụ với các anh chị em tôi bên Úc, nhà cửa đã xây lại khang trang rồi, nên khi chúng tôi về vẫn còn đầy đủ mọi phương tiện sinh sống cha mẹ để lại, không như nhiều gia đình về cùng lượt với tôi đã mất hết tất cả.
Họ hàng nội ngoại đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, nhất là cậu Út đã để lại 10 công ruộng (Ba má tôi không bán cho ai trước khi đi vì biết chắc chúng tôi phải về) lúa chín sắp gặt cho chúng tôi.
Hai năm sau, gia đình tôi được gọi lên SG phỏng vấn rồi đi định cư tại Mỹ, chỉ tội nghiệp cho những người về trước một cách tự nguyện thì lại không được đi.
Do lòng nhân đạo của chính phủ Mỹ mà mộng ước của tôi đã thành sự thật.
Tôi cứ tưởng là sau bao nhiêu năm học Anh ngữ tại trại tị nạn thì tiếng Mỹ của mình cũng tạm đủ dùng, ai ngờ qua đây mình nói mình nghe, Mỹ nói Mỹ nghe nên xin đi học ESL một thời gian.
Thật là mắc cỡ khi đứa con tôi về xin 3$ để đóng cho trường mua đồ ăn, tôi đưa cho nó một cách hào phóng 5$ foodstamp, đến chiều nó đưa về trả, nói tiền này họ không xài mà cần tiền mặt cho chuyến đi Fieldtrip!
Học ESL được ít lâu thì tôi xin đi làm asssembly, chuyên hàn board cho máy Computer và TV. Lương chẳng có là bao, lại bị tai nạn gẫy mấy ngón tay nên tôi xin nghỉ để làm nghề coi sóc trẻ em. Ôi thôi có khi những đứa trẻ đang chơi vui vẻ, bỗng dưng ào lên khóc một lượt, dỗ thế nào cũng không chịu nín.
Chắc là tôi lại phải chuyển nghề mất thôi.
Một bữa nọ xe tôi bị overheat mà cứ điềm nhiên lái, cho dù khói tuôn ra mịt mù. Xe cảnh sát chớp đèn rú còi chạy phía sau. Hồn bất phụ thể, hai mẹ con tấp vô lề rồi tông cửa xe chạy ra ngoài. Cảnh sát nói gì cũng chẳng hiểu bèn ngồi xuống đất phủ đầy tuyết, hai tay giơ lên trời y như cảnh trong TV, hễ thấy cảnh sát thì giơ tay lên liền không thôi họ sẽ bắn.
Họ hỏi cái gì không biết, tôi bèn móc hết giấy tờ ra, nào bằng lái, nào thẻ an sinh xã hội, nào thẻ lãnh phiếu ăn, giấy khám sức khoẻ v v... Ổng hỏi số phôn, tôi run run viết ra giấy chứ nói không nên lời, trong khi răng đánh vào nhau cành cạch phần vì lạnh, phần vì sợ hãi.
Một lúc sau ông cảnh sát nói tao gọi về mà nhà mày, không ai hiểu tiếng Mỹ cả, thôi lên xe tao chở về nhà, xe mày sẽ có xe tow kéo về sau.
Khi vô tới nhà, thấy ông chồng tôi với đứa con đang đứng xớ rớ gần cái phôn, tôi hỏi sao cảnh sát gọi mà không trả lời. Đứa con lớn mới giải thích rằng ba nó nói, bà hàng xóm than phiền vì con chó nhà mình sủa hoài nên gọi tới cảnh sát để complain!
Trời ơi, không một ai trên thế giới này thông minh hơn gia đình tôi được.
Đi làm công ở sở bó buộc quá, tôi liền mở tiệm giặt và sửa quần áo. Lên lai hay đơm lại cái nút, chít lại cái lưng quần là việc rất dễ dàng mà tiền công cũng khá. Lúc rảnh thì tôi giặt thuê. Khách hàng xách vô một bọc, mình lựa ra đồ trắng hay màu, giặt xấy xong rồi thì mình gấp lại bỏ vô bọc. Khi khách đến lấy thì mình cân xem bao nhiêu pound để tính tiền. Người Mỹ rất thích có dịch vụ như vậy nên cho tiền tip cũng rất rộng tay.
Công việc cũng không phải nhẹ nhàng, nhưng quan trọng hơn hết là mua bảo hiểm sức khoẻ cho cả nhà rất mắc, tôi bèn bán tiệm để đi làm cho hãng Boeing. Lương thì cũng chẳng cao, nhưng có bảo hiểm. Từ nay nếu có ai hỏi tôi làm nghề gì thì tôi có thể vênh mặt lên mà đáp rằng tôi đang làm hãng máy bay phản lực.
Bây giờ sau hơn 10 năm, nhìn lên thì chúng tôi chẳng bằng ai, nhưng nếu mà còn ở VN thì chắc các con tôi không thể nào học được đến lớp 12, nói gì được tốt nghiệp đại học như ở bên này.
Thật là cám ơn Trời và lòng hảo tâm, nhân đạo của chính quyền và người dân Mỹ. Mộng ước sống đời sống tự do nơi Miền Đất Hứa của đời tôi đã thành.
Thank you America.
Nguyễn Thị Thu Hương

Ý kiến bạn đọc
09/10/201610:49:00
Khách
Những bài viết của cháu rất mạch lạc và chi tiết , rất hay .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,318,756
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến