Hôm nay,  

Còn Một Cái Răng Nữa

25/06/200900:00:00(Xem: 261570)

Còn Một Cái Răng Nữa

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 2652-16208729- vb562509

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài viết mới nhất của ông là một tự sự khác thường về mấy cái răng đau thời kinh tế suy thoái tại nước Mỹ. Hy vọng quí vị nha sĩ không nổi giận và bạn đọc không bắt chước tác giả.

***

Đúng vậy thưa các bạn, tôi còn một cái răng nữa phải....tự nhổ! Tôi đã tự nhổ được hai cái rồi, một ở hàm trên và một ở hàm dưới. Xin được nói thêm là tại sao tôi tự nhổ răng mà không đi đến Nha Sĩ.
Thứ nhất là tôi ngại lại phòng nha sĩ lắm. Lý do là từ khi làm hẹn đến khi được chữa thì có khi cái răng đã hết đau hay đã phải tự nhổ cho rồi! Thứ nhì, rất là quan trọng là tiền nhổ răng ở Mỹ này sao mắc quá. Nhổ ba cái răng như tôi thì phải tốn ít nhứt là ba trăm, chắc còn phải hơn nhiều. Với lại tôi nghỉ răng bị long như người ở trên tuổi sáu mươi như tôi thì nếu tự nhổ được thì cứ nhổ vì không có gì phải lo ngại cả. Nếu có bị ra máu thì chỉ cần nhét bông gòn thấm muối vào cắn chặt lại một hồi là ok.
Hồi nhỏ tôi thường nghe câu “tóc bạc răng long” mà không biết là thế nào, đến giờ khi tóc có muối nhiều hơn tiêu thì mới thấy là răng bắt đầu bị long thiệt! Mấy năm trước nhai xương gà cũng được còn bây giờ nhai miếng banh mì cũng thấy thốn. Thật là già sinh đủ thứ bịnh.
Có một điều trùng hợp lạ kỳ là cả ba cái răng của tôi đều bị long cùng một lượt. Hai cái hàm trên và một cái hàm dưới. Thật ra hàm trên của tôi bị mất nhiều răng hơn là hàm dưới. Mấy năm trước tôi có đi làm răng để mang vào khi có dịp phải “ăn nói” nhìn cho nó được lịch sự. Lần đó tốn cũng cả ngàn bạc và giờ thì tôi cũng ít khi mang vì khó chịu, thức ăn cứ đóng vào thêm nữa giờ đây tôi ít có dịp đi ăn đi nói hơn xưa nhiều. Vợ tôi cứ nhằn tôi hoài vì tôi không chịu đeo răng giả này. Tôi cười lỳ nói rằng ở nhà thì đeo vào làm gì, em cũng biết là anh sún răng rồi! Bà vợ nguýt tôi một cái tới nẩy lửa. Tôi chỉ còn biết nhe mấy cái răng sún ra cười trừ! Bây giờ xin trở lại mấy cái răng bị long.


Tuần qua, chỉ trong nội một tuần đó tôi thanh toán hai cái răng… ngọt xớt. Tôi cứ nắm lắc qua lắc lại mỗi ngày rồi khi sáng vừa ngủ dậy nắm nó vặn một cái thật mạnh đến nghe gân máu đứt bựt bựt rồi kéo một cái thật mạnh là nó xút ra liền! Đến cái thứ ba thì tôi biết là mình bị gặp đối thủ nặng ký rồi. Cái răng này ở hàm trên nằm gần răng cửa, cách một lỗ răng trong. Tôi cứ nghĩ là nó cũng dễ nhổ như hai cái kia vì chỉ có một chân răng nhưng tôi đã lầm. Tôi dùng “cái kềm hai ngón”, ngón trỏ và ngón cái lung lay nó mỗi ngày, nó long lay nhưng dựt hoài không ra. Tôi cảm thấy hình như chân răng có cái gì đó bất thường nên nó mới “cứng đầu” như vậy. Thường thì răng mà ở hàm trên thì có thể dễ nhổ hơn hàm dưới vậy mà nó vẫn không chịu bứt ra.
Chị bạn nói là thôi đi Nha Sỹ nhổ cho rồi cho nó khỏe chứ làm gì mà khổ vậy. Đôi khi tôi thấy lời khuyên của chỉ cũng có lý nhưng vẫn muốn thử coi “sự can đảm” của mình tới đâu. Mấy bữa trước tôi bắt đầu thấy đau thốn khi nhai nên càng lắc nó thường hơn để nó long chưn ra. Trước khi ngủ tôi bặm đau vặn kéo thật mạnh đau ra nước mắt mà nó vẫn không chịu ra. Tôi nói thầm là thôi đi nha sỹ nhổ cho rồi nhưng muốn thử một lần chót.
Tối qua trước khi ngủ tôi vặn kéo một lần nữa rồi đau quá nên phải uống một viên Aleve rồi đi ngủ. Khuya đó tôi thấy nướu răng nhức nên không ngủ được và nhứt định là phải dứt điểm ngay không để lâu được nữa. Lúc đó gần bốn giờ sáng. Tôi đi ra chậu sink, lấy khăn giấy nhét vào cổ áo như đang ở phòng nha sỹ rồi lấy hai cái kéo loại dùng để giải phẫu và bông gòn ra để sẵn. Tôi lấy cồn an côn lau sạch cái mỏ cây kéo rồi đưa lên kẹpvào chưn răng dựt dựt nhưng đau quá nên thôi.
Cái răng đã lòi ra được một chút, không lẽ mình chịu thua sao" Tôi lấy cái “kềm hai ngón” nắm cái chưn răng vặn mạnh ơi là mạnh. Có tiếng gân máu đứt. Gần được rồi đó, nhưng đau ơi là đau. Không biết cái răng quái ác này nó bị cái gì vậy" Tôi mở cửa vừa đi ra nhà trước vừa nắm chặt vừa long lay cái răng. Thôi không chịu được nữa rồi! Tôi nắm cái răng vặn thật là mạnh rồi kéo ra cũng thật mạnh. Tôi kêu lên một tiếng đau đến chảy nước mắt và thấy cái răng đang nằm trong hai ngón tay!
Ra rồi!
Tôi lật đật chạy lại đèn nhìn cái răng. Đúng là nó rồi. Cái chân răng dài ơi là dài. Tôi lấy cái thước kẻ ra đo thì thấy nó dài gần 2 phân! Hèn chi mày hành hạ tao mà chẳng chịu sớm “quy hàng”. Tôi 1ấy bông gòn thấm vào muối và nhét vào lỗ chân răng đang ra máu rồi lấy giấy gói cái răng lại cất kỹ rồi đi nằm.
Sáng hôm sau tôi đem cái răng ra khoe vợ thì vợ tôi nhăn mặt rùng mình nói là sao anh gan quá vậy, giờ lại sún thêm mấy cái răng nữa rồi! Tôi liền nhe hàm răng sún ra cười trừ. Giờ ngồi suy nghĩ lại “việc làm can đảm “ của mình tôi bèn viết hai câu thơ:
“Anh (chị) Nha Sỹ xin đừng buồn tôi nhé
Vì thời buổi khó khăn mà mình phải làm liều!

Trương Tấn Thành, WA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến