Hôm nay,  

Father’s Day: Nước Mỹ Và Cha Tôi

10/06/200900:00:00(Xem: 106703)

Father’s Day: Nước Mỹ và Cha Tôi

Tác giả: Vũ Chí Đạo
Bài số 2638-16208715- v461009

Tác giả 58 tuổi, hiện là cư dân Centreville, Virginia. Trước 1975, ôngõ là Phó Trưởng  Ty Bưu Điện Sa Đéc.  Định cư tại Mỹ theo diện ODP từ tháng 6/1990. Hiện đang làm  cho County of Fairfax, VA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Nước Mỹ và Con Tôi”, gợi lại những kỷ niệm về người trưởng nữ mất vì bệnh ung thư trên đất Mỹ. Bài thứ hai sau đây được viết cho mùa Father’s Day.

***

Tại thời điểm này, cha tôi đang nằm trên giường bịnh.
Tuổi già như cỗ máy cũ kỹ không sao tránh được chu kỳ "sinh, lão, bịnh, tử". Lần mới nhất xuống thăm ông tại Santa Cruz thấm thoát thế mà cũng đã hơn 4 năm.
Lần đó, ông phải mổ cườm mắt và tôi một công hai việc, trước là có dịp xuống thăm ông sau là để cha con hàn huyên tâm sự- hồi tưởng lại biết bao kỷ niệm vui buồn trong gia đình bởi lẽ mang tiếng cha con cùng ở Mỹ nhưng ngoài việcù điện thoại thăm hỏi mỗi tuần, cha con cũng ít khi được gặp nhau thường xuyên. Nơi cha tôi định cư cách xa nơi gia đình tôi ở cả một đại dương và chênh lệch đến 3 giờ đồng hồ! Lý do sao tại sao ông phải sống một mình tại thành phố biển ấy, tôi sẽ đề cập đến ở phần sau.
Cha tôi vốn người Nam Định (nay thuộc tỉnh Hà Nam Ninh). Ông người làng Trung Lao thuộc xứ đạo Cổ Lễ (nhưng cha tôi lại là Phật Tử thuần thành. Thủa nhỏ vì ông bà nội tôi mất sớm nên cha tôi và người chị (chỉ có hai chị em) được nuôi dưỡng bởi người chú. Cái cảnh mất cha còn chú xẩy mẹ bú dì nghe thì thấy hợp lý hợp tình nhưng đâu có phải ai cũng được hưởng thứ hạnh phúc ấy! Cha tôi mới có 12 tuổi (cô tôi thì 14) ở trong gia đình ông chú nhưng đã cảm nhận được sự thua thiệt trong cách phân biệt đối xử giữa cháu và con của chú thím (tức em ông nội tôi) nên không thấy thoải mái. Rồi tuổi trẻ hăng máu, ông bèn bỏ nhà ra đi "lang bạt kỳ hồ"- (lúc đó cha tôi khoảng 17tuổi) để rồi trong một sự tình cờ, cha tôi gia nhập lực lượng quân đội Quốc Gia lúc Pháp còn chiếm đóng Việt Nam.
Khi hiệp định Geneve được ký kết cha tôi đưa vợ con vào Nam (lúc ấy chỉ mới có anh trai và tôi- sau này tôi còn có thêm 3 cô em gái nữa.) cha  tôi tiếp tục phục vụ trong quân đội V.N.C.H. qua hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho đến ngày mất nước.
Hồi tưởng lại khoảng thời gian trong những năm 73-74, lòng tôi chợt thấy bâng khuâng với biết bao kỷ niệm êm đềm của cha con tôi. Lúc ấy cha tôi phụ trách quân bưu của tỉnh Bạc Liêu (Quân bưu cục 44) còn tôi phụ trách ty Bưu điện của tỉnh Sa Đéc. Cha con tôi cùng làm một ngành nghề - chỉ khác biệt đôi chút là một bên phục vụ cho quân đội còn một bên phục vụ cho dân sự. Tình quân dân thắm thiết trong chế độ dân chủ - tự do cũng tựa như tình cha con chúng tôi vậy! Những ngày nghỉ hay có dịp đi công tác, cha tôi thường lên chỗ tôi chơi và trong dịp đó, tôi có cơ  hội đưa ông đi khắp các tỉnh miền Tây, vui chơi thoả thích! (vì hãng xe đò TÂN TIẾN chuyển vận thư có giấy phép để ưu tiên qua phà là do tôi ký nên họ cấp cho tôi 2 chỗ ngồi miễn phí!). Dòng sông êm đềm tưởng chừng cứ thế trôi mãi nào có ngờ đâu cái ngày nghiệt ngã 30/4/75 đã cắt đứt tất cả! Cũng kể từ đây, cuộc đời của cha tôi bước sang một ngã rẽ mới:
Ngày 27/4/75, vì mẹ tôi làm việc cho cơ quan USAID nên trước tình hình quân đổi cộng sản tiến chiếm miền Nam, gia đình tôi được Mỹ nhận cho đi di tản một cách chính thức. Khổ nỗi là lúc ấy cha tôi còn đang tại ngũ mà theo lệnh của tổng thống Hương kết hợp với điều kiện do phía Mỹ đưa ra nên cha tôi không thể đi cùng với Mẹ tôi và 3 người em gái (thời điểm này, anh trai tôi đã đi du học ở Úc từ năm 1970 - còn tôi thì đã có gia đình). Sau này nghe Mẹ tôi kể lại, nếu như lúc đó cứ làm liều thì biết đâu Bố Mẹ đã được đi chung vì khi lên máy bay, đâu có thấy ai hỏi giấy, hỏi tờ gì đâu! (có lẽ đây là điềm báo trước cho duyên nợ của Cha Mẹ tôi đã tận!) thế là cha tôi đành chấp nhận để mẹ tôi dắt 3 đứa con ra đi, bỏ lại Việt Nam ông Ngoại tôi, cha tôi và vợ chồng tôi! Sau đó cha tôi đã phải chịu cảnh lao tù C.S. dưới danh nghĩa học tập cải tạo và hành trình đến Mỹ chỉ thực sự bắt đầu khi hồ sơ bảo lãnh cho cha tôi được hoàn tất và ông đã đặt chân lên xứ Mỹ vào năm 1984 để bắt đầu cho một cuộc sống mới.


Tiểu bang đầu tiên ông tới là Cali (cũng là tiểu bang cuối cùng!). Mẹ và gia đình các cô em tôi sau hơn 9 năm định cư tại Mỹ, cuộc sống tương đối đã ổn định nhưng đó chỉ là bề mặt vật chất còn phần giá trị tinh thần, thâm tình gia đình có lẽ ảnh hưởng bởi lối sống Mỹ hình như không còn đong đầy như trước! Đó là nhận xét của cha tôi và cũng là bước chân hụt hẫng của ông ngày đầu tiên đến Mỹ! Người ta thường nói "xa mặt cách lòng" nhưng thực ra lúc ấy cha tôi vẫn không thể hiểu tại sao mẹ tôi lại đề nghị cha tôi về ở tạm với gia đình cô em kế tôi trong khi chờ đợi để thu xếp cho ông một chỗ ở khác! (lúc này tôi còn ở V.N. khi nghe tin này, cứ tưởng là mẹ tôi đã có một đời sống riêng mới nhưng sau này lúc kiểm chứng lại thì sự việc không đúng như suy nghĩ của tôi!).
Trong tình cảnh "đi cũng dở, ở cũng chẳng xong" nên sau hơn một tuần, cha tôi ngỏ ý với mẹ tôi để ông về sống với gia đình người anh tôi ở trên Santa Cruz (lúc này đã sang Mỹ và hiện đang làm việc cho một công ty sản xuất xi măng). Duyên nợ của ông với thành phố này bắt đầu từ đây. Chỉ là bất đắc dĩ nhưng sau khi được biết Santa Cruz là thành phố biển hiền hòa được đa số người Mỹ chọn làm nơi dưỡng già khi về hưu cha tôi rất thích. Ông chấp nhận đương đầu với nghịch cảnh bằng việc thúc dục anh tôi dẫn ông ra sở Xã hội để đăng ký tìm việc làm (khi đến Mỹ, cha tôi mới 57, còn trong độ tuổi lao động) sau khi có đầy đủ giấy tờ cần thiết như thẻ xanh, thẻ xã hội. Cha tôi sang Mỹ theo diện O.D.P. chứ không phải H.O nên ông không có bất cứ quyền lợi gì từ chính phủ Mỹ. Ông cũng từ chối nhận sự giúp đỡ từ mẹ tôi và tất cả các con ở Mỹ, ngoại trừ ăn uống và tạm trú tại gia đình anh tôi.
Dường như "hoàng thiên bất phụ hảo nhân tâm" nên đơn xin việc của ông được sở xã hội chấp nhận và gọi ông lấy hẹn để phỏng vấn. Rồi lại tình cờ, run rủi thế nào mà người phỏng vấn cha tôi tại Sở xã hội lại là một cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam. Tên ông la øJohn nay đã về hưu, cảm thông với hoàn cảnh éo le của cha tôi, John giới thiệu cha tôi vào làm trong bếp ăn tại một nhà dưỡng lão của tỉnh Santa Cruz. Công việc của ông hàng ngày là Cook theo thực đơn có sẵn (thay đổi hàng ngày) phục vụ cho khoảng mấy trăm người già (hoặc đến ăn tại chỗ hoặc có người deliver đến tận nhà). Vừa học vừa làm, theo thời gian cha tôi cũng quen việc và cảm thấy gắn bó với nghề "đầu bếp" bất đắc dĩ này!
Thành phố Santa Cruz vốn nhỏ và ít người Việt nên nhìn đi nhìn lại ai cũng biết nhau (không giống như San Jose, chỉ cách có hơn một giờ lái xe mà bộ mặt khác hẳn - nơi công đồng người Việt đông đúc nhất miền Bắc Cali). Chính thế cha tôi có dịp quen biết với gia đình Anh chị T. (vợ anh là bạn học thời Trung học ở V.N. với tôi). Cảm thông hoàn cảnh của cha tôi và cũng sẵn mồ côi cha từ nhỏ cộng với tình bạn thủa trước nên gia đình anh chị đã mặc nhiên coi cha tôi như người cha nuôi, hết lòng giúp đỡ ông về mọi mặt trong lúc cha tôi còn chân ướt chân ráo trên miền đất mới (gia đình anh chị đến Mỹ từ những ngày đầu năm 79 nên cuộc sống tương đối ổn định và đã đi vào "quỹ đạo") khi hãng của ông anh tôi dời về bang Utah, gia đình anh đề nghị cha tôi bỏ việc để theo anh chị thì cha tôi từ chối và quyết định ở lại một mình để tự lực cánh sinh (có lẽ ông cảm thấy không muốn làm phiền đến bất cứ  người con nào!). Có lần ông tâm sự với tôi (khi ấy gia đình tôi vẫn còn ở V.N.) rằng nơi xứ Mỹ này, ngoài vợ chồng ra thì cha mẹ khó sống chung với gia đình các con. Ở với con trai thì kẹt con dâu, ở với con gái thì đụng con rể! Thế mới biết cha mẹ khi còn trẻ có thể bảo bọc, nuôi dưỡng cả đàn con nhưng khi về già chưa chắc có được một con lo lắng đầy đủ cho Cha Mẹ!
Từ lúc gia đình Anh tôi ra đi thì cha tôi được sở Xã hội tìm cho ông một chỗ tạm trú khác, cách nơi làm việc không xa, tiền rent lại rẻ và ông có thể sử dụng xe Bus để đi làm hàng ngày. Sau này ông apply được một căn hộ (với sự giúp đỡ của sở Xã hội) trong khu nhà dưỡng lão có tên là LA POSADA thì ông quyết định an cư tại đây cho đến bây giờ!
Thấm thoát mà cha tôi cũng phục vụ tại bếp ăn cho nhà dưỡng lão Santa Cruz được hơn 9 năm, và sau đó ông xin nghỉ để về hưu, an dưỡng tuổi già. Xem ra định mệnh đã an bài để cha tôi "kết duyên" với thành phố Santa Cruz tính cho đến nay cũng xấp xỉ  1/4  thế kỷ rồi còn gì! Ông đã sáng suốt khi chọn nơi này làm quê hương thứ 2 trong cuộc đời!

Kính thưa Bố,
Thông thường trong "ngày của Cha", một ngày truyền thống của người dân Mỹ, các con hay gửi đến người Cha những quà tặng, những tấm thiệp trang trọng và lời chúc tốt đẹp hay họp mặt gia đình. Riêng con xin ghi lại những kỷ niệm về Bố coi như món quà tinh thần cùng tấm lòng của con dành cho Bố trong Father's Day 2009.
Con hi vọng Bố sẽ đọc được những dòng chữ này. Với lòng biết ơn Bố, kính chúc Bố sớm mau lành bịnh, khoẻ mạnh và thân tâm thường an lạc.
Vũ Chí Đạo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến