Hôm nay,  

Tôi Đi Học Esl

04/06/200900:00:00(Xem: 109272)

Tôi Đi Học ESL

Tác giả: Nguyen, Chan
Bài số 2632-16208709- v560409

Tác giả là cư dân Huntington Beach, Nam California, tự sơ lược về mình như sau: Nguyên Trung Úy Quân Pháp thuộc Tòa Án Quân Sự Sài Gòn. Biệt phái về Bộ Tư Pháp. Tù “cải tạo” 7 năm. Cùng gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991. Hiện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mong Nguyen Chan sẽ tiếp tục viết.

***
Xin thưa trước cùng quý vị độc giả, đây là lần đầu tiên tôi viết bài đăng báo. Ngồi uống cà phê với bạn bè, nói về các chuyện xảy ra chung quanh mình thì dễ, nhưng chuyển các chuyện này thành văn viết thì khó quá, nên văn viết của tôi chắc chắn gặp nhiều sai sót, mong quý vị thứ lỗi.
Gia đình và tôi qua Mỹ năm 1991. Thời gian ở Mỹ tới nay, tôi tự "đánh giá" là trung bình, để so sánh với đợt di tản đầu tiên sau tháng Tư 1975. Nói về thời gian, chỉ để ngẫm nghĩ lại những ngày đầu tới Mỹ tham dự các lớp học ESL.
Tuần đầu tiên ở Mỹ, tôi được anh em, bạn bè thường rủ xuống phố Bolsa ăn uống hoặc la cà ở các quán cà phê. Đi đến đâu, tôi cũng được khuyên phải tham dự vài lớp "i-ét-eo" (ESL). Thú thực lúc đó tôi không biết "i-ét-eo" là cái gì cả, mà phải tham dự tới mấy lớp, và mỗi lớp kéo dài mấy ngày. Tôi không dám hỏi ai, vì thấy ai cũng nói "i-ét-eo" mà mình không biết thì quê quá. Cả một tuần thắc mắc, sau cùng tôi hỏi chú em tôi, chú cho tôi biết "người ta nói anh nên theo học mấy lớp Anh văn đó. Xấp xỉ 50 tuổi đi học Anh văn ít nhất phải 1 năm. Tôi cảm giác lạnh xương sống. Từ Trung Học lên Đại Học, sinh ngữ chính của tôi là Pháp văn, nên Anh văn tôi dốt. Nghĩ đến phải đi học Anh văn tôi thấy ngao ngán quá. Dầu sao, tôi vẫn ý thức được rằng muốn có việc làm, tối thiểu phải biết Anh văn và lái xe. Vậy là đành mày mò đi học.
Sáu tháng đầu, trong thời gian gia đình còn được hưởng trợ cấp, tôi ghi danh học tại 2 trung tâm. Thường thì ngày nào cũng học, có ngày học 2 buổi. Tại trung tâm Ranch Santiago College tôi gặp rất nhiều bạn học cùng khoảng tuổi, cùng hoàn cảnh HO nên sau này rất thân tình. Ngày đầu, bà giáo, tôi còn nhớ tên là Dorothy yêu cầu các học viên tuần tự lên giới thiệu về bản thân mình. Tới phiên anh Phát, bạn cùng lớp lên tự giới thiệu là phi công trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và từng học lái máy bay ở Mỹ 2 năm.
Qua phần tự giới thiệu của anh Phát, tôi rất có cảm tình vì hoàn cảnh anh Phát cũng giống tôi, nên giờ nghỉ giải lao, tôi lân la lại hỏi chuyện anh vì sao anh ở Mỹ học 2 năm mà còn tham dự một lớp Anh văn cấp thấp như thế này. Anh Phát cho biết theo đúng chương trình huấn luyện của Mỹ cho các phi công đồng minh như Đài Loan, Đại Hàn, Việt Nam, một số các quốc gia Trung Đông, v.v... thì các sinh viên sĩ quan (SVSQ) của các quốc gia đồng minh ở chung xen kẽ nhau, như SVSQ Việt Nam ở chung với SVSQ Đài Loan hoặc Ả Rập để nói tiếng Anh với nhau. Tuy nhiên thường các SVSQ tụ họp, đi chơi với các đồng hương của mình để nói tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra anh Phát cho biết, học lái máy bay không cần thiết trình độ Anh văn phải cao lắm, chỉ cần thiết nhất là biết khoảng 100 từ chuyên môn của máy bay là được.
Bà giáo Dorothy muốn tránh tình trạng các sinh viên nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, nên bà bắt buộc trong lớp phải nói tiếng Anh, và nếu nói ngoài tiếng Anh sẽ bị phạt 25 cents mỗi lần, số tiền này để cuối tuần tổ chức party. Có một lần hai anh bạn Việt Nam đóng trước mỗi người 25 cents cho bà giáo Dorothy để được nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Mặc dầu bà Dorothy cười và nhận tổng cộng 50 cents, nhưng nhắc đây là lần đầu cũng là lần cuối đấy nhé.


Ngạn ngữ Pháp có câu "thùng rỗng kêu to", áp dụng cho trường hợp của tôi thì quá đúng, vì sau khi học được 6 tháng tôi lại thích thực tập nói tiếng Anh mặc dù biết mình nói sai văn phạm và sai giọng (accent) vẫn thích nói.
Khi đã bập bẹ được chút ít tiếng Anh tôi thực tập nói tiếng Anh bằng cách tận dụng mọi hoàn cảnh, có thể tạm xếp vào  3 dạng sau:
Thứ nhất, trong lớp học tôi luôn luôn kiếm cớ hỏi giảng viên về đủ loại vấn đề, có những vấn đề rất là vớ vẩn, thành thử mỗi khi giảng viên qua một chương mới thường hỏi Mr. Chân có cần hỏi gì không.
Thứ hai, có một bà Mễ hàng xóm nơi khu apartment tôi ở, một hôm xin quá giang xe tôi để đi đón con vì con tôi cũng học trường đó. Nhân dịp này tôi đề nghị để tôi cho quá giang hằng ngày, chỉ để có dịp thực hành Anh văn với bà ta. Thôi thì hai bên cùng có lợi.
Thứ ba là chuyện nghe điện thoại. Khi mới qua Mỹ, nếu là tiếng Việt trong điện thoại thì tôi nghe, nếu là tiếng Anh, tôi chuyển cho con gái tôi nghe (con tôi vượt biên với em tôi năm 1984). Sau khi lõm bõm được chút ít tiếng Anh, thì tiếng Việt hay tiếng Anh trong điện thoại tôi dành nghe hết. Mặc dầu con tôi đã lưu ý tôi "bố nói tiếng Anh đầy accent, Mỹ không hiểu đâu." Tôi trả lời cường điệu: "Mỹ không hiểu thì tao hiểu."
Thực tế lúc ấy là tôi nói thì Mỹ không hiểu, còn Mỹ nói 10 chữ trong một câu, tôi chỉ hiểu được 3 hay 4 chữ rồi tự đoán, có khi đúng có khi sai, thành thử ông nói gà bà nói vịt, như cuộc nói chuyện của hai người điếc. Có một lần đoán sai, sau khi trả lời bằng một tràng tiếng Anh đầy lỗi văn phạm và sai giọng, tôi nghe bên kia đường dây hỏi lại "what are you talking"" chắc người nghe nghĩ tôi khùng, còn tôi thì vừa cuống lên lại vừa quê trả lời "I don't know", đường dây bên kia "You don't know, how can I know"" rồi gác máy.
Ngoài ba dạng thực tập nói tiếng Anh trên đây, nếu có dịp nào để được "biểu diễn" nói tiếng Anh là tôi không bỏ lỡ. Một hôm tôi tới tiệm bán phụ tùng xe hơi gần nơi tôi cư ngụ thuộc khu Việt Nam. Một ông Mỹ bán hàng nói tiếng Việt với khách, ông cho biết vì vấn đề buôn bán ở khu người Việt, nên ông học tiếng Việt. Tôi cũng cho ông biết vì tôi đang học tiếng Anh nên muốn nói chuyện bằng tiếng Anh. Vậy là có màn đàm thoại giữa một ông Mỹ nói tiếng Việt và một ông Việt nói tiếng Mỹ ESL. Có lẽ đây là cuộc đàm thoại có nhiều lỗi văn phạm nhất, sai giọng nhất và thú vị nhất.
Khi làn sóng bảo lãnh và HO ồ ạt tới Mỹ những năm đầu 90, những người tới trước chỉ bảo cho những người tới sau, nhưng riêng trường hợp của tôi, tôi được các bạn hướng dẫn học ESL và Điện Tử tại  Rancho Santiago College. Mỗi mùa học trên 6 units sẽ xin được Financial Aid. Vừa học có lợi cho bản thân mình lại vừa có chút ít tiền tiêu vặt. Lúc này, sau hơn một năm "đèn sách", ngoài tính thiết thực tôi thấy học rất vui. Nóng máy, nên tôi học rất hăng, ngoài ra tôi học hăng cũng vì sợ sau khi lãnh Financial Aid rồi mà bị con F sẽ bị đòi tiền lại.
Sau đó tôi có việc làm ban ngày tại một hãng điện tử, tôi vẫn cố ghi danh học các lớp đêm. Dù rằng tôi không còn đủ điều kiện để xin Financial Aid nữa, những tôi cũng tiếp tục học thêm mấy mùa nữa mới nghỉ. Từ mùa học sau cùng tới nay, mười mấy năm đã trôi qua, nhanh như một giấc mơ, dẫu sao thì tôi không còn cái cảm giác "lạnh xương sống" như buổi ban đầu khi nghĩ tới phải tham dự các lớp "i-ét-eo" nữa.

Nguyen, Chan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,082,391
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến