Hôm nay,  

Chuyện “hai Lúa” Ngày Đầu Tới Mỹ

03/06/200900:00:00(Xem: 121128)

Chuyện “Hai Lúa” Ngày Đầu Tới Mỹ

Tác giả: Bùi Dạ Hương
Bài số 2631-16208708- v460309

Tác giả là cư dân Piscataway, tiểu bang New Jersey. Định cư từ 1993, con cái thành đạt. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một kỷ niệm thật vui ngày đầu định cư. Chuyện được kể rất chân tình, cảm động. Mong tác giả tiếp tục viết thêm, đặc biệt là viết về vùng đất gia đình đã định cư: Piscataway, một địa danh đặt theo ngôn ngữ bộ tộc da đỏ Lenape dễ thương.

***
Tôi đến Mỹ vào cuối tháng 6 năm 1993, cả gia đình lớn nhỏ được 8 người. Người bảo trợ chở chúng tôi đến một căn nhà mà họ đã mướn sẵn. Các con tôi chạy đến mở tủ lạnh, có trái cây, thức ăn, thức uống để sẵn. Chúng vui nói cười ríu rít, rồi nằm lăn ra dưới sàn nhà trông thoải mái lắm, trút bỏ bao ngày giờ mệt nhọc tù túng trên những chuyến bay dài xuyên qua đại dương.  Rồi người bạn của chồng tôi đến thăm ngồi đó.
Một người đàn ông Mỹ mang vác vào nhà 2 cái bao to đựng đầy ứ… Ông ta chào và nói vài câu, theo chúng tôi hiểu là ông nói mang đến những thứ…"để chúng tôi dùng" nhưng chúng tôi không hiểu ông nói là thứ gì bên trong túi rác màu đen ấy. Chúng tôi đứng lên và ra dấu cám ơn và ông ta quay về.
Tôi chợt nghĩ đến mấy tuần trước còn ở Việt Nam, gia đình tôi sắp sửa bỏ quê hương xứ sở, bỏ nước ra đi, không biết bao giờ trở lại quê hương, nên chúng tôi làm bữa tiệc chia tay bà con bạn bè, có nhiều người nói, nhớ đem theo các thứ cần thiết khi dùng- chứ qua bển khổ lắm không có, các bà  cầm cái gì cũng bỏ vào thùng vào giỏ cho tôi- cái này cần, cái kia cần, cái nọ cần, đến cái dao nhỏ cùn, cái chén con sứt, bà chị tôi thì xếp cái xửng cũ mèm ngã màu vàng và méo mó nhiều chỗ vì trước nay tôi đã dùng nó nấu, hấp xôi vò, khoai, củ rồi gánh đem bán để kiếm chút tiền lời nuôi con, nuôi chồng tù cải tạo. Cái xửng đó chịu đựng vô cùng, nó chịu đựng nóng bức khổ nhọc như tôi. Tôi đâu nó đó như không thể rời nhau, hết nóng, rồi lạnh đã từng chịu bao năm tháng trầm luân từ khi miền Nam VN được Cộng Sản VN "giải phóng." Tôi không hiểu CSVN giải phóng miền Nam cái gì mà cả dân chúng miền Nam người người như những củ khoai cái sắn, chặt khúc, lột sạch, rửa không còn chút nhớt, rồi bỏ vào xửng nấu hấp chín đem bán mọi nơi khắp hang cùng ngõ hẹp.
Tôi không hiểu chính trị là gì mà kỳ quái quá- Tôi từ thuở nhỏ được mạ cha cưng chiều sung sướng, được cho ăn học thành người tử tế, được làm một cô giáo khuôn mẫu dạy dỗ đàn em. Cộng sản  giải phóng miền Nam xong thì tôi trở thành người mất dạy, vô gia cư vô tổ chức sống tạm dưới hiên nhà mình, hàng ngày lang thang gánh bán từng đĩa xôi, củ khoai, củ sắn, người trở thành ngợm, khờ khạo, đen tối, ngu đần. Tôi để mặc các bà nói và xếp đồ đạc vào thùng cho tôi đi định cư. Có người nói: bỏ cái xửng vào chị, bên đó thiếu gì thứ, nhưng không có cái này đâu….giờ này tôi thấy các bà ấy nói đúng, khi tôi soạn ở thùng ra tôi có cảm tưởng là tôi đi kinh tế mới của cộng sản, chứ không phải là đi đến vùng trời đất tự do giàu đẹp. Xứ Mỹ làm gì có những thứ vừa xấu, cũ, sứt mẻ, vàng khè, người ta đã vất bỏ từ đời nào tìm sao ra mà có, giờ tôi ở Việt Nam mang qua trân quí như đồ cổ, như báu vật.  Đúng là chỉ có xứ sở Việt Nam, con người Việt Nam mới có tồn tại những cái đồ này. Vì họ có dám mở mắt ra đâu, có dám nhìn xa xa chút đâu. Cái khó nó kềm kẹp cái khôn. Trời ơi sao mà người dân nghèo ở một nước lạc hậu thấp hèn khốn khổ thế này, tội nghiệp cho tôi quá. Nhìn số đồ tôi mang qua Mỹ mà kinh sợ. Không phải tôi "có mới nới cũ" mà tôi kinh sợ đến bức màn đen che phủ mịt  mù làm đôi mắt dân tôi bé nhỏ chật hẹp.
Trở lại món quà của người đàn ông Mỹ vừa đem cho, tôi với lấy một bao mở đổ ra một đống to toàn là áo quần cả cũ lẫn mới đủ cỡ.
Tôi nói: Ô đồ người ta cho mặc mùa nắng. Tôi ướm thử vào mình, các con mỗi đứa xem thử, tôi tiếp tục đổ cái bao thứ hai ra. Tôi nói: À có đồ mặc lạnh đây, người ta tốt quá hén, đem cho một bao đồ mặc mùa nắng, một bao mặc mùa lạnh. Rồi tôi cầm lấy một cái hình tròn tròn bầu dục có dây thung, rũ rũ, lật qua lật lại nghĩ xem nó là cái gì" Theo hình dạng món đồ, tôi nghĩ là cái nón, mũ.
"Thoa ơi, lại đây mẹ đội cái này cho con," tôi gọi, rồi đội cái miếng tròn bầu dục có dây thung cho con gái lớn của tôi, tôi xoay qua xoay lại mà miệng thì nói, "sao mà mùa lạnh ở đây người xứ Mỹ đội cái mũ gì mà to quá cỡ lại còn cạn sợt, cũng không có nút gài, không có dây cột… tôi kéo phủ xuống hai tai, phủ tai hết vậy cũng ấm, có 3 cái mũ cho 3 đứa đi học, còn người nào thiếu thủng thẳng sắm sau, thôi để má kiếm dây hay tra nút, cột xuống cổ thì không rớt, ngộ quá hén, mùa lạnh đội mũ giống như con chim chào mào. Nói chơi vậy, rồi tôi lượm mấy miếng khác có cái hình khuyết giống như cái yếm đeo cổ cho trẻ con hay cái yếm các bà các cô gái Bắc. Tôi ướm thử vào cổ cho con gái nhỏ, tôi bảo, Nhi ơi cái này dày quá ấm, mà ne,ø sao cũng chẳng có nút để cài sau ót, thôi để má làm dây, tra nút cột cho con  mang đi học có đồ ấm rồi…


Tùng,Tùng, con đội một cái xem sao, nhìn cũng được, tất cả 3 cái mũ để mẹ là dây mà
cột.
Kế tôi lấy miếng có hình chữ nhật ướm thử vào người tôi, rồi tôi ướm quanh người ông chồng của tôi, tôi nói: "Anh xem quấn quanh bụng cũng vừa giáp vòng cho ấm, nhưng cũng phải làm dây cột cho anh, chứ tấm đắp thì nhỏ quá."
Thiệt tình ông chồng tôi làm ra người hiểu biết lắm, nói: phải đó, đồ họ cho còn mới chưa dùng nên chưa có nút có dây, mình muốn dùng thỉ phải tra nút làm dây thôi. Tôi tạm gác lại mấy thứ quà đó, nói chuyện trò với anh bạn đến thăm.
 Hai hôm sau, vợ chồng chị bạn thân mà cũng có chút bà  con nữa nghe chúng tôi vừa được cư định cư hai vợ chồng đến thăm và rủ đi shopping, tôi hỏi đi đâu, chị bảo đưa đi  mua sắm chút đỉnh, xem cái gì cần dùng trong nhà, cũng như đồ ấm cho các cháu và anh chị nữa.
Cả nhà tôi và anh chị nữa là 10 người, xe chật mà vui quá.  Đến cái vùng thị tứ nhộn  nhịp đầy xe cộ chị bạn nói: hôm nay mấy cái shop có sale nhiều lắm, nên xe đầy parking lot. Cái mall này lớn lắm đi khéo chớ sợ lạc mất công đi tìm, chị xoay qua anh chồng nhắc anh trông chừng các cháu trai nha.
Chúng tôi đi suốt cả ngày, nhìn ngắm đủ nơi, đủ thứ, chỗ này, nơi nọ, rồi mua đồ dùng giày vớ.v.v.. khi đi ngang qua khu bày bán đồ toillet, chị bạn hỏi: "Phải mua vài chứ cho cầu tiêu buồng tắm". Mua cái gì hả chị, tôi hỏi. Chợt tôi thấy mấy tấm miếng máng trên giá móc kia sao mà nó giống đồ lạnh ông người Mỹ kia đem cho mấy hôm trước. Chị bạn lấy xuống một xấp lật ra, có 3 miếng giống như rằng, tôi hỏi: chứ thứ này là thứ gì" Chị bạn trả lời: cái miếng tròn tròn hình bầu dục này có dây thung là bọc nó lên nắp cầu tiêu.  “Trời, trời...,” Tôi kêu. Vậy mà tôi tưởng cái mũ tôi đội cho 3 đứa con tôi. Còn cái này có vòng khuyết thì quàn nó theo dưới chân cầu tiêu. Trời, tôi lại kêu. Nó chính là cái yếm tôi làm nút, làm dây đeo cột cho con tôi mặc đi học. Còn cái miếng hình chữ nhật là tấm thảm để lót ngay cửa nhà tắm khi tắm bước ra đứng trên đó, để khỏi ướt nhà. "Trời, hèn gì." Vậy mà tôi tưởng là tấm đắp thì nhỏ, quấn quanh bụng cho ấm. Nghe chị bạn giải thích, tôi chới với vừa muốn cười mà cũng vừa muốn khóc. Chỉ còn cách liên tiếp kêu trời. Hai lúa như vầy mà cũng có phuớc góp mặt ở xứ sở văn minh. Nó là vậy mà tôi có biết đâu. Khi còn ở Việt Nam cứ nghe đồn này đồn nọ, mùa đông ở Mỹ lạnh lắm từ đầu tới chân trùm đắp đủ thứ mới ấm, con nguời giống như mấy chú gấu.
Tôi nhìn qua thấy mặt ông chồng tôi xám xịt trông thật thảm hại, ở xứ sở mù đen tuởng mình là đỉnh cao trí tuệ thành ra ếch nằm đáy giếng thấy bao nhiêu trời, tôi phì cười, rồi không nhịn được bật cười thành tiếng và ông chồng tôi cũng cười ra tiếng luôn, cười không nói được. Tôi nhìn hai đứa con gái lớn là Thoa và Nhi thấy hai đứa nó phụng phịu mặt đỏ kè ra, thằng Tùng thì cũng tít mắt ra cười, hai vợ chồng người bạn không hiểu cớ sự gì, thấy chúng tôi cười quá, họ cũng cười lây, họ nhìn tôi và hỏi: Chuyện gì đây" Chuyện chi vui"
Tôi không trả lời được họ, tôi bớt cười và nước mắt tôi lại chảy ứa ra rớt xuống má. Cũng may cho tôi là tôi sắp hỏi chị ấy, nhờ tìm dây, nút mua cho tôi, để tôi đơm vào hay  may dây vào mấy cái miếng đồ nhà cầu buồng tắm mà tôi cứ tuởng ra là đồ lạnh mùa đông, cái mũ đội đầu cạn và to qua cỡ, cái yếm cũng to kỳ lạ quá, cái miếng chữ nhật kia làm tấm đắp thì nhỏ, chắc là để quấn nó quanh bụng cho ấm, nhưng tất cả họ chưa kiïp làm nút làm dây côt.
Chuyện Hai Lúa là thế đấy. Sau nhiều năm mà mỗi khi nhớ nghĩ lại là tôi cười - cười bò lăn , cười chảy  nước mắt. Giờ đây bầy con của Hai Lúa đã thành người lớn rồi. Con gái lớn bác sĩ, đứa kế duợc sĩ, thằng Tùng sĩ quan cảnh sát, đứa nhỏ nhất cũng đã qua 4 năm đại học. Ôi dấu chân kỷ niệm này sao mà quên được. Giờ không nhắc thì thôi, nhắc lại là cười, cười đau cả bụng. Tội nghiệp ông bạn ngày ấy đến thăm, chắc ông đã phải cố bấm bụng nhịn cười khi ngồi nhìn chúng tôi lấy mấy miếng bao toilet làm đồ ấm ướm thử cho nhau. Chắc tại ông nghĩ sợ chúng tôi quê, cứ để mặc cho tôi biểu diễn rồi tự hạ màn. Ông thật tử tế nhưng cũng ác, sao ông không nói ra cho chúng tôi biết đó là đồ nhà cầu.  Chắc ngày ấy khi ra khỏi nhà tôi, ông ta đã có một trận cười bể bụng.
Bùi Dạ Hương
New Jersey / Piscataway

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến