Hôm nay,  

Tôi Là Người Mỹ

01/06/200900:00:00(Xem: 262653)

Tôi Là Người Mỹ

Tác giả: Sao Nam Trần ngọc Bình
Bài số 2629-16208706- v260109

Tác giả đã dự viết về nước Mỹ từ 2002 với nhiều bài viết  đặc biệt. Ông là cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, đến Mỹ theo diện HO, từng sông ở Nam California và sau cùng chọn nơi định cư tại Greenville SC. Bài viết mới, theo lời tác giả, là chuyện  viết theo lòi kể lại của một bà bạn, có ông chồng định cư theo chương trình HO do chính phủ Mỹ bảo trợ.

***
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình tương đối có ăn tại một tỉnh ở miền đồng bằng sông Cửu Long. Cha tôi là một người chân chất. Ông luôn dạy dỗ chúng tôi là phải sống một cuộc đời trong sạch, không làm điều gian dối, để giữ cho tâm hồn lúc nào cũng bình thản, ung dung, thư thả như dòng sông nhỏ lững lờ êm đềm lên xuống theo thủy triều mà chúng tôi thường vẫn gọi là nước lớn, nước nhỏ.
Ngoài công việc thường nhật ra, cha tôi còn trông nom ngôi thánh thất Cao Đài gần nhà, có lẽ nhờ vậy mà ông có cuộc sống tâm linh phong phú.  Đời sống đó được thể hiện qua cách sồng đạo đức không tham lam, sân hận, luôn luôn giúp đỡ bà con chòm xóm mỗi khi cần thiết như quan hôn tang tế.
Cha tôi cũng như bao nhiêu người khác sống nơi dồng ruộng, chỉ cho chúng tôi  học chữ đủ để sử dụng trong đời sống hàng ngày chứ không cho học lên cao.  Lý do được ông nói là sợ chúng tôi bị tiêm nhiễm văn hóa (") mà theo ông sẽ làm hư đời con gái. Điều này theo tôi, khi tôi đã trưởng thành  thì là hoàn toàn sai lầm nhưng lúc đó thì cha bảo gì làm con là phải nghe.
Thế rồi theo năm tháng, chúng tôi lớn lên với hương đồng gió nội, với dòng nước lớn, nước nhỏ của dòng sông êm đềm trước nhà.
Lúc này chiến tranh xâm lược của CS đã bắt đầu nhen nhúm, đêm đêm trong xã tôi hiền hòa là như thế đã nghe thấy tiếng súng nổ từ xa vọng về.
Một hôm,có mấy chiếc tàu sắt chở một số lính đến cái đồn ở ngã ba sông, người dân chúng tôi gọi là lính của ông Tỉnh Trưởng chứ không phân biệt là Chính Quy, Địa phương hay Dân Vệ mà sau này gọi là Nghĩa Quân.
Số lính này được chia làm ba toán, mỗi toán đóng ở một cái đồn mà toán đóng ở xã tôi là một, còn hai toán kia đóng ở hai cái đồn ở xã kế bên. Sau này tôi mới biết mỗi toán lính đó là một trung đôi và ba  trung đội đó họp thành một đại đội dưới quyến chỉ huy của một ông chuẩn úy người Bắc.
Tôi chỉ nghe nói thế và cũng như bao nhiêu người dân hồi đó hễ cứ thấy lính là sợ.  Mỗi khi thấp thoáng thấy ông chuẩn úy cùng với toán lính lối 2 hay 3 người sắp đi tới gần nhà tôi theo con đường đất dọc theo con sông nhỏ, là tôi trốn liền không để  cho ông ta thấy.
Lúc đó tôi vừa học may ở Saigon về và tôi mở một tiệm may, sửa quần áo cho bà con trong xã nên cửa chính luôn luôn mở để đón khách và để cho ánh sáng cũng như không khí mát mẻ của  miền quê êm ấm tràn vào trong nhà.
Một hôm đi chợ về đang loay hoay cột chiếc ghe tam bản vào gốc cây dừa trước nhà thì tôi nghe tiếng reo vang:
- À, đây là cái cô vẫn trốn, mỗi khi tôi đi qua trước nhà đây mà.
Tôi e thẹn cúi đầu chào và lính quýnh thu dọn các túi xách vừa mới đi chợ tỉnh về và đi như chạy từ bến ghe tam bản vào nhà.
Sau ngày gặp mặt nhau tình cờ đó tự nhiên tôi cảm thấy có đôi chút vấn vương hình ảnh người sĩ quan trẻ tuổi với giọng nói và nụ cười hồn nhiên như thu góp cả mảnh trời xanh lơ đầy mây trắng đang che chở hồn tôi. 
Kể từ hôm đó, khi ở trong tiệm may, tôi thấy mình hay nhìn ra ngoài đường chờ đợi. Ngày nào mà không thoáng thấy bóng ông ta thì tôi lại thấy mây trời hình như làm biếng bay và gió như ngưng thổi qua mấy bụi bông trồng trước hàng hiên.
Còn ông ta thì hình như cũng cố tìm cách đi qua trước nhà tôi để cho bớt nhớ nhung chăng. Tôi nghĩ như thế và có lẽ cũng đúng nữa thì phải, vì chỉ ít lâu sau thì ông ta kiếm cách ghé nhà tôi chơi với nhiều lý do khi thì sửa cái quần, khi thì sửa cái áo v...v...
Dần dà, mỗi lần đền tiệm, ông ta lại kiếm cách ở lại lâu hơn. Tôi thấy tôi thật là mâu thuẫn,trong tâm thì muốn ông ta ghé thăm tôi, nhưng khi ông ta lưu lại quá lâu thì tôi lại cảm thấy khó chịu. Có lần bực quá tôi bèn hỏi xẵng:
- Ông Chuẩn Úy ngồi lâu như thế không sợ bị mòn quần hay sao.
Có vẻ hơi lúng túng ông ta trả lời:
-Quần của tôi bằng khaki mà mòn sao được.
Nghe trả lời, tôi thầm bật cười trong bụng mà không dám để lộ ra. Tư nhiên tôi đánh giá được con nguời của ông sĩ quan này và  tôi  bắt đầu thầm yêu trộm nhớ


Rồi chuyện gì phải đến sẽ đến mà tôi chẳng bao giờ nghĩ là nó sẽ đến nhanh như vậy. Không cầm tay tôi, không nói với tôi một lời âu yếm nhưng chàng chỉ thình lình kể là đã bàn tính với ông thân của tôi và cho biết ngày, tháng sẽ đưa ông thân sinh của chàng từ Saigon xuống làm đám hỏi.
Nghe cái thông báo bất ngờ này, hình như mặt mũi tôi nghệt ra vì nhớ là mình ú ớ không nói được câu nào. Cách tỏ tình của chàng không du dương như trong các tuồng cài lương mà tôi vẫn được nghe nhưng lại chứng tỏ một sự chân tình tha thiết muốn tôi là của chàng.
Tối hôm đó tôi nói với cha tôi để bày tỏ sự lo ngại một khi về làm vợ chàng. Tôi chỉ là một cô gái miền quê, học vấn thì ít ỏi mai đây về làm vợ một sĩ quan thì tôi biết ứng sử làm sao. Đây là một sự hân hạnh cho tôi, một điều mơ ước mà nhiều cô gái khác trong làng mong chờ, nhưng đây cũng là một trở ngại cho tôi.  Trong tâm hồn, tôi rất phân vân. Để an ủi tôi, cha tôi chỉ dịu dàng nói:                                                                                      
- Con làm vợ sĩ quan chứ con đâu có làm sĩ quan mà con lo, hơn nữa, con tuổi quý mùi thì số của con có chồng là sĩ quan là đúng rồi. Tuổi con và tuổi nó tuy hơi khắc khẩu nhưng  rồi mọi chuyện sẽ qua.
Thế rồi, tôi về làm vợ chàng. Tôi theo chàng đi khắp mọi miền đất nước. Làm trọn nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ để cho chàng yên tâm chu toàn bổn phận của một chiến binh trong thời tao loạn.
Tết Mậu Thân năm 1968 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bẻ gẫy cuộc tấn công bất ngờ của quân xâm lươc Bắc Việt gây cho chúng những tổn thất nặng nề trong 3 ngày đầu tiên.   Nhưng kể từ thời điểm này người bạn đồng minh gắn bó đã đổi chiều cắt viện trợ quân sự cũng như kinh tế khiến Miền Nam Việt Nam không còn phương tiện để chống lại cuộc xâm lăng của CSBV với sự trợ giúp dồi dào về đủ mọi phương diện của khối CS quốc tế.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 chế độ dân chủ của Việt Nam Cộng Hòa cáo chung để bọn xâm lược CSBV nhẩy lên đưa dân tộc vào vòng nộ lệ Nga Hoa và bây giờ chế độ CS này lại đưa đất nước vào vòng nô lê của Tàu Cộng.
Bây giờ xin trở lại câu chuyện của tôi, ngày chàng lên đường đi tù chàng dặn tôi:            
- Tù CS thì mọt gông không có hy vọng gì đoàn tụ với vợ, con. Nếu khó khăn quá thì tùy em có muốn đi bước nữa thì...
Nói đến đây chàng nghẹn lời và để đổi không khí chàng trỏ vào mấy cây dừa mà tôi trồng ở phía sau nhà và nói đùa:
- Chừng nào dừa có trái thì anh về.
Thế nhưng khi dừa có trái tức là lối 5 năm sau chàng vẫn mịt mù trong những trại tù khổ sai ngoài miền Bắc. Phải thêm hơn 5 năm nữa chàng mới đoàn tụ với gia đình.
Rồi số trời đã định, vì cộng sản Nga sụp đổ, CSBV cần tiền để tồn tại nên phải nhượng bộ để những người như chồng tôi và những người thuộc chế độ VNCH đi Mỹ.  Tôi bối rối vô cùng, vì tôi không biết tiếng Anh làm sao tôi sống ở Mỹ, chàng lại dịu dàng an ủi tôi:
- Đâu phải chỉ có em không biết tiếng Anh, em đừng lo, tới đâu tính tới đó.
Vậy là chúng tôi định cư tại Mỹ theo diện H.O. Khi qua tới Mỹ, may mắn làm sao tôi với chàng lại làm chung một hãng và số công nhân Việt Nam tại hãng phần đông lại là người Việt Nam nên ngôn ngữ không còn là vấn đề trở ngại nữa.
  Thế nhưng phải chờ cho đủ 15 năm, tôi mới dám làm đơn thi vào quốc tịch Mỹ mà run, mà sợ vì không biết có đậu không. Chàng lại khuyến khích :
-Thế nào em cũng đậu mà. Anh làm thông dịch cho em.
Đúng như lời chàng nói,hôm thi quốc tịch tôi gặp hên. Sau khi hỏi tôi liên tiếp lối 10 câu, vị giám khảo đứng lên nói:
- Chúc mừng. Bà bây giờ đã là công dân Mỹ. Bà ra ngoài chờ để làm lễ tuyên thệ vào lúc hai giờ chiều.
Khi ra bãi đậu xe,hình như tôi thấy cả một bầu trời xanh lơ như đang cùng chung vui với tôi, một cô gái quê của Việt Nam ngày xưa, nay đã thành công dân của nước Mỹ, một siêu cường trên thế giới. Tôi tỉnh hay mơ đây, tôi không mơ đâu tôi tỉnh như con sáo sậu mà!
  Đúng như người ta vẫn thường nói nước Mỹ là nước của cơ hội dù rằng cơ hội của tôi rất bé nhỏ nhưng tôi đã đạt được cơ hội này.
Thank you America.
May God bless you.
Sao Nam Trần Ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 868,056,151
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến