Hôm nay,  

Ông Già Harah Và Con Chó Trắng

22/05/200900:00:00(Xem: 109785)

Ông Già Harah và Con Chó Trắng

Tác giả: Thanh D. Tran
Bài số 2620-16208697- v652209

Tác giả là cư dân San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông được chuyển đến bằng email. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

***

Mỗi ngày hai ba lần tôi thấy ông Mỹ già dắt con chó có cột theo sợi dây xích da đi ngang qua nhà tôi. Trời trưa nắng chang chang ông già đầu đội cái nón vải kéo lưỡi trai lật úp ra phía sau để rộng phía trước dể thấy, dắt chó đi dạo mát trong khu mobilhome. Ông già tuổi khoảng ngoài 70 nhưng trông ông còn tráng kiện. Ông không đi gậy và tướng đi còn rất mạnh dạn và khoan thai. Con chó nhỏ mập mạp chứng tỏ chủ của nó cho ăn đầy đủ. Gặp tôi ông tươi cười và giơ tay vẫy chào. Tôi cũng cười đáp và rất có cảm tình với ông già Mỹ hiền lành, vui tánh.
Một lần gặp ông trước nhà, tôi chào hỏi xã giao:
-Good morning!
-Chào em!
Tôi khen con chó trắng của ông:
-Con chó trắng lông xù của ông đẹp quá!
Ông láng giềng có dịp khoe con chó:
-Phải! Tôi có nó từ 4 năm nay! Một năm nó bằng bảy năm ta. Thế là tuổi nó 28 rồi ấy! Nó đẹp lắm! Lông mịn như tơ. Tôi ưng ý lắm em ạ! Nó là con tôi!
Tôi nói đùa vừa lấy lòng ông:
-Em tôi đấy!
Tôi bắt tay ông ta thân mật:    
-Ông đưa cục cưng đi dạo mát"
Ông gật đầu:
-Phải! Trong nhà nóng nực và buồn, tôi hướng dẫn nó ngoạn cảnh. Con tôi nó vui lắm! Rộn ràng lắm! Này nhé tôi đưa nó đi con đường dài hai bên lề đường trồng cây khuynh diệp rợp mát, ra Tully xe cộ tấp nập nè, kế là khu công viên rồi qua ngõ thư viện về.
-Đi nhiều ông có mệt lắm không"
Như được tiêm thuốc khoẻ, ông cười sung sướng:
-Đi với con tôi suốt cả ngày cũng không thấy mệt, trái lại còn rất hào hứng.
-Vậy thì tốt quá! Tên nó là gì thưa ông!
Ông Mỹ có vẻ hãnh diện khi có người chú trọng tới con chó của ông ta.
-Mino! Con tôi là Mino! Mino!
-Ông đối với Mino như con cái trong gia đình"
Ông nhìn tôi:
-Thật vậy em ạ!
-Place of birth của Mino từ nơi nào"
Ông ta gác một tay lên trán như cố nghĩ lại nơi sinh của Mino:
-"Con" tôi sinh ra trong một gia đình giàu có ở San Francisco, gồm có 4 anh em. Mino là đứa con trai út nhỏ con và trông rất bệnh hoạn.
-Vì vậy mà ông thương xót và xin về nuôi"
Ông ấy trả lời không cần suy nghĩ:
-Phải! Chính thế. Tôi thương Mino vì Mino yếu đuối và bệnh tật. Tôi nghĩ nếu ai cũng bắt những đứa con bụ bẫm thì Mino ốm yếu ai nuôi đây"
-Ông là người nhân đức.
Ông Mỹ chỉ tay vào ngực:
-Tôi là người Mỹ nhưng sùng đạo Phật Tôi rất tin vào thuyết nhân quả.
-Thế nào để giải thích luật nhân quả"
-Tôi đưa ra một dẫn dụ để sáng tỏ vấn đề. Nhân quả, đơn giản thôi, là nếu ta trồng cây chanh sẽ ra trái chanh chua không bao giờ có trái cam ngọt.
-Ý ông muốn ám chỉ ở hiền gặp lành"
Ông gật đầu ưng ý:
-Quả thật là thế em ạ.
-Theo ông đạo Phật dạy chúng sinh điều gì"
Ông tỏ ra là một Phật tử có tra cứu nhiều kinh sách:
-Tôi tên là Hurah. Một Phật tử. Con nhà Phật là Đại Từ Đại Bi Đại Hỷ. Phật dạy chúng ta  thương và cứu sống vạn vật sanh linh.
Tôi hỏi về đời sống của thú cầm:
-Ông Harah! Ông có thể cho tôi biết loài động vật đối với ông tiêu biểu là Mino tri giác như thế nào không"
-Được lắm chứ! Tôi nuôi Mino nhiều năm nên tôi rất rõ về tâm lý và trí khôn của động vật.
Ông Harah nhìn về hướng nhà ông như để nhớ lại chỗ ở của con chó của ông nuôi.
-Này nhé! Tôi nói điều này cho em biết là Mino đứa con trai của tôi nó có bộ óc khôn tuyệt vời!
-Thế nào là khôn" Ông cho tôi biết điều đó được không"
-Được lắm chứ! Nó khôn là biết giữ nhà khi có người đến thăm tôi thì nó làm hết cách để báo cho tôi hay. Nhà tôi có chuông reo nhưng không có dịp xử dụng.
-Mino làm gì nào"
Harah cười dòn:
-Chạy đon đả trong nhà và rối rít bên chân tôi đến khi tôi ngoái đầu ra cửa đón khách.
-Nếu ông lơ đểnh. Cử chỉ của Mino báo tin có khách lạ đến thì Mino sẽ làm gì"
-Trường hợp đó nó chồm lên người tôi liếm mặt, và nguẩy đuôi khiến tôi nghĩ tới một biến cố xảy ra, thế là Mino chạy trước ra cửa hướng dẫn tôi theo nó.
-Ông có cảm giác là Mino hỗn với ông không"
Harah lại cười thông cảm với tôi:
-Anh tưởng nó thô bạo quào rách da tôi hay sao mà nói ra những lời ấy. Mino chỉ vịn tôi mà thôi. Nhẹ nhàng lắm! Gãi nhột thôi!
Một giây phút gián đoạn ông lại tiếp:
-Mỗi lần con tôi cần giải quyết việc bài tiết nó cà rà bên tôi và đưa chân khều cho tôi mở cửa dắt nó ra ngoài phóng uế.
-Trí thộng minh động vật như thế nào ông Harah"
Harah ngẫm nghỉ để trả lời:


-Mino tiêu biểu loài vật mà tôi muốn nói là chúng rất thông minh. Tôi nói riêng về Mino cho ông hiểu là nó giữ nhà chặt chẽ cho tôi. Có một lần có một thằng Mễ rình rập nhà tôi bị nó gầm gừ báo động cho tôi hay để tôi bắt được kẻ trộm.
Ông ta cười khoái chí:
-Tôi ra đằng sau vườn thì thấy nó đang cắn xé ống quần của tên gian kéo cù cưa cù nhằng. Thế là tôi kêu an ninh đến tóm cổ tên Mễ to con mặt mày đầy dấu vết dao thẹo!
-Ngoài ra ông còn khám phá điều gì để cho rằng loài vật có trí thông minh không, ông Harah"
Harah thừa câu trả lời:
-Có chớ em! Mới ngày hôm qua đây Mino chụp hai con chuột mà tôi đã gày bẩy cả tuần lễ không bắt được. Mino canh chừng và cuối cùng chụp được hai chú chuột nhắt tha bỏ trơ trơ ở trước sân nhà tôi. Ông coi Mino khôn ngoan lắm không"
-Ông có để ý Mino của ông lúc canh chừng bắt chuột như thế nào không"
Harah quyết đoán:
-Có chứ! Con tôi ra ngủ ngoài sân sau chỗ tôi gày bẫy để bắt chuột. Nó giả vờ ngủ say nhưng mà mắt nó lim dim chờ chú chuột chạy ngang qua là nó xơi tái ngay. Cái khôn của nó là tóm cổ được chuột Mino tha bỏ trước cửa cho tôi biết chớ không cắn xé dấu nhẹm dấu tích.
-Ông có thể cho tôi biết thêm về tánh tình của Mino không"
Ông vui vẻ:
-Được lắm chớ! Để tôi nhớ lại sự việc rồi kể cho em nghe tánh tình của con trai tôi rất tốt. Ở nhà nó giữ nhà cho tôi bằng cách  có người lạ vào nhà nó sủa dữ lắm. Sủa liên hồi đến đổi khách lạ sở hãi không dám di chuyển tới được nửa bước đến khi tôi ra cửa rầy la nó thì thôi. Nhưng mà khi ra ngoài đường Mino rất thùy mị, dẫn đi đâu đi đó ngoan lắm, nó không sủa khi có người đi ngang vì sợ ồn ào hàng xóm. Hiền như cục bột. Gặp người quen tôi đứng lại hỏi thăm nó nguýt đuôi mừng rỡ đó là thái độ chào hỏi của loài gia súc khôn ngoan đấy em ạ!
-Cám ơn ông Harah đã giải thích trí khôn và tâm tính của loài vật nhất là nói về Mino đáng mến của ông.
Ông Mỹ khiêm nhường:
-Không có gì  em phải để tâm. Theo tôi mình nuôi thú vật cũng như mình nuôi con mình rồi mình thương vậy thôi. Chắc là em cũng thế mà mọi người ai ai cũng một tâm tình như thế cả!

*
Bẳng một thời gian rất lâu tôi không thấy ông già Harah dắt chó đi vòng qua các nẻo đường trong park nữa. Một thói quen thành ra thông lệ, tôi có ý trông đợi để thấy ông  già dắt chó đi qua, trông hình ảnh đó rất dễ thương và ngộ ngộ con chó trắng hiền lành chạy lửng thửng theo người chủ của nó lúc thì chạy lúp xúp cho con con chó chạy theo sau, lúc thì đi bộ rất nhàn nhã.
Hỏi những người lân cận cho biết: Ông Harah bị bệnh nằm nhà thương hơn tháng nay. Ông Harah có nhờ người láng giềng lo dùm cơm nước cho con Mino. Anh ở nhà sát bên cho hay "Mino ăn rất ít. Chỉ ăn cầm chừng thôi. Ban đêm ở trong nhà nó thường kêu la ẳng ẳng như mong chủ nó về nhà"
Tôi tò mò:
-Con chó của ông Harah cảm giác chủ nó đi nhà thương vắng nhà không ông anh"
-Tôi đoan chắc là nó đánh hơi biết chuyện đó, vì khi tôi thả nó đi giãi nó ngóng cổ nhìn về hướng ra ngõ Park.
-Anh căn cứ vào đâu để quyết đoán điều đó"
Anh bạn có niềm tin:
-Vì nó có chứng kiến thấy người ta chở chủ của nó lên xe emergency đi nhà thương.
Cách tháng sau tôi biết tin ông Harah đã chết và con Mino hay biết chuyện tang thương trong gia đình, nó không ăn uống cho đến khi rũ rượi mà chết
 -Mino tự tử"
Một cách nhìn nhận về lương tri:        
-Con chó mà cũng biết sống đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách!
Một người Mễ kể lại chuyện trung thành của con chó Mino:
-Ông Harah bị đau dạ dày và chết trong nhà thương. Từ đó con Mino nhớ chủ nó, nó cũng tỏ xúc cảm bằng cách rên la thảm thiết. Cuối cùng nó quyết định không ăn uống đến rũ riệt. Nó nằm nín thở trên chiếc giường ngủ của ông Harah để nghe hơi hám của chủ nó.             
-Tội nghiệp!
Người bạn lau nước mắt:
-Con Mino là con vật rất có nghĩa!
Về nhà tôi kể chuyện cho gia đình biết ông già Mỹ đi ngang qua nhà thường ngày đã chết rồi. Con đường tử vong ai cũng phải đi qua. Làm người, nhất là con cái khi còn cha còn mẹ không có lòng hiếu thảo, không vấn an sức khoẻ, thăm hỏi giấc ngủ của huyên đường. Đến chết rồi nằm lăn ra khóc ỉ ôi, kêu gào thảm thiết, cúng quải linh đình. Ôi! Hành động đó chỉ là hình thức "Đời" không có "Đạo". Vì vậy tôi đề cao và nói ra lời thương tiếc con chó Mino là một động vật rất có nghĩa.
Thanh D. Tran

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến