Hôm nay,  

Ngày Tháng Khó Quên

21/05/200900:00:00(Xem: 121499)

Ngày Tháng Khó Quên

Tác giả: Thiên Trần & Hồng Thu
Bài số 2619-16208696- v552109

Tác giả là cư dân Houston, Texas. Bài viết ký tên chung hai người, kể về cách xử sự của hai ngôi trường, hột ở quê nhà và một trên đất Mỹ, đối xử với em bé học trò. Mong nhân vật cháu bé trong truyện kể sẽ vui khoẻ học hành và mong hai đồng tác giả sẽ viết thêm bài mới,

***

Trời Houston, thời tiết cuối hạ còn oi bức, báo hiệu mùa tựu trường trên thành phố mới lạ với gia đình tôi. Nơi đây, mái trường không có hàng phượng vĩ nở rộ, không có tiếng ve sầu vang inh ỏi.  Mái trường trên đất khách: im lìm- tỉnh lặng nhưng uy nghi, thoáng mát rợp bóng cây xanh thẳng tắp.
Ngày đầu tiên tôi đưa con đến trường trong ánh sáng ban mai vàng rực; những đàn chim lượn vòng hót líu lo. Ngôi trường đồ sộ, những dãy nhà im lìm cửa đóng kín mít, trước cửa vào dãy hành lang các phòng học. Các cô giáo đã đứng đợi sẵn, đôi mắt trong xanh, sáng long lanh, luôn nở nụ cười trên đôi môi thắm đỏ, tiếng Hi- tiếng Good Morning líu lo như chim vành khuyên. Con tôi đứng rụt rè bên hàng cây. Tiếng chuông reng reng báo hiệu ngày  học mới nơi quê người của con tôi.
Sau một thời gian đi học, một hôm tôi nhận được giấy mời. Cầm lá thư Anh ngữ trên tay, tôi lại lo lắng, đoán mò; chắc con tôi học hành có lỗi lầm gì" Tiếng Anh của một thời cắp sách đến trường nay chỉ còn lại ba chữ: yes- No- Ok. Cầm lá thư đọc đi đọc lại một chữ được, mười chữ biến mất, nên chỉ đoán mò… chắc thế này…có lẽ thế no. Tôi nhờ đứa cháu tôi dịch giùm. Nhà trường mời bác ngày N lúc 9 giờ đến văn phòng để họp về vấn đề học của cháu T., con tôi.
Ngày N tôi nhờ cháu hộ tống và làm thông dịch. Tôi đến đúng giờ trong thư mời, nhưng nhà trường đã sẵn sàng chu đáo hơn cả tôi. Trong phòng họp cái bàn hình "ô van" với tám cái ghế đã có người ngồi sẵn, còn một cái trống dành cho tôi bên một cô giáo người Việt Nam. Sau tiếng Hi, good morning, tiếng cười rạng rỡ trên khuôn mặt từng cô giáo, những cái bắt tay nồng ấm tình người, tôi ngồi xuống ghế. Lẽ nào vì một mình con tôi mà nhà trường phải nhọc công lo lắng như thế này" Cô giáo ngồi đầu bàn nhẹ nhàng gỡ cặp kính trắng để lên tập giấy nhìn tôi: cười, nói chậm rãi, còn tôi ngơ ngác nhìn quanh phòng họp vì tôi đang là "con vịt nghe sấm". Cô giáo Việt Nam dịch lại cho tôi:
- Hôm nay mời anh đến họp với nhà trường để bàn về việc học của cháu, tạo điều kiện cho cháu học hành tiến bộ. Tham dự buổi họp hôm nay gồm có cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, cô giáo phụ trách về tâm lý, ba cô phụ trách lớp cháu, một cô giáo lớp A… dự thính và tôi (cô giáo Việt Nam) phụ trách ESL.
Tôi thở phào nhẹ nhõm… Khi các cô giáo trao đổi cùng nhau, tôi đưa mắt nhìn ra ngoài khung cửa, nắng ban mai sáng rực, dưới bóng mát cây xanh, những đàn chim ríu rít, nhảy nhót rợp cả sân trường. Cô giáo Việt Nam quay về phía tôi giải thích những lời trao đổi cuộc họp. Cô tóm tắt cho biết vì thấy cháu là một học sinh mới, lại thường tỏ ra quá nhút nhát, buồn bã, nhà trường muốn tìm hiểu thêm hoàn cảnh của cháu để tìm cách thích hợp nhất giúp cháu vui vẻ học hành. Do đó, mọi người muốn tôi kể lại chuyện học hành của cháu trước đây.
- Cô hiệu trưởng nói là xin anh yên tâm. Nhà trường sẽ làm mọi cách tốt nhất để giúp cháu và cháu sẽ tiến bộ. Anh có đồng ý không" Và ý kiến anh thế nào" Cô giáo Việt Nam nói thêm.
Lòng tôi lắng xuống, nỗi khốn đốn miên man trong cõi lòng dâng lên! Biết kể lại thế nào" Đúng là khi còn ở quê nhà, việc phải đến trường học đối với con tôi là một cực hình.

*
Sau ngày nhuốm đỏ miền Nam, nhà trường xã hội chủ nghĩa thường huênh hoang về lối giáo dục mệnh danh là "đạo đức cách mạng" nhưng thực tế là nơi diễn đủ trò kỳ thị, giả dối, thô bạo, tàn ác... bất chấp đạo lý sơ đẳng của con người.
Cũng vào dịp tựu trường lớp 4 của con tôi bên quê nhà, trong một phòng học, chừng năm chục em học sinh ngồi chen chúc nhau nhân buổi học đầu niên khóa. Cô hiệu trưởng bước vào lớp học, gọi cô giáo đứng lớp, chỉ con tôi. "Trò T. học sinh lậu, sao còn ngồi đây"" Bị xô đuổi, cháu chỉ còn cách ôm mặt khóc, rời khỏi lớp học, rồi  thơ thẩn ra ngoài hành lang.
Sự việc trên đây do cô em gái tôi tận mắt chứng kiến và kể lại. Cô có đứa con cùng lớp với con tôi, đưa con đi học đang đứng đợi ngoài lớp học chứng kiến cảnh tượng này.
Con tôi đã học tại ngôi trường này ba năm. Phần vì cháu bị coi là một học trò chậm tiêu, chậm hiểu, phần khác có thể vì ngoài mọi thứ lệ phí đúng qui định, bản thân tôi không có điều kiện để lo lót, gửi gấm, nên cháu luôn là nạn nhân bị đối xử tàn tệ. Mỗi lần có phái đoàn thanh tra là con tôi bị đuổi ra ngoài, vào lớp cô giáo rầy la, cô hiệu trưởng xem cháu như cái gai muốn nhổ đi. Kết quả là cháu bé coi cái ngôi trường là thứ khủng khiếp như một lò thiêu. Mỗi sáng, khi đưa cháu  đi học,  cháu nôn oẹ từ nhà cho đến khi vào cổng trường học.


Giọt nước tràn ly, nghe cô em kể lại cảnh cháu phải chịu đựng, tôi không d8àn mình nổi, quyết phải vào gặp cô hiệu trưởng để nói lên sự uất nghẹn này. Tôi gõ cửa văn phòng hiệu trưởng, tiếng nói giọng Bắc kỳ rốn:
- Ai đấy" Vào đi.
Cô hiệu trưởng đang loay hoay với chồng giấy tờ trên mặt bàn. Tôi tự giới thiệu là phụ huynh cháu T. hiện đang vào lớp 4 của trường.
- Tôi đến đây để xin hỏi cô: Tại sao cô bảo cháu T là học sinh lậu"
Cô giáo nhìn tôi vẻ mặt căng thẳng, tôi tiếp:
- Thưa cô, cháu học ở đây ba năm rồi, mỗi năm đóng bao nhiêu tiền cô biết, nhập học vào trường đầy đủ giấy tờ chứng minh, tại sao cô lại phát ngôn như thế. Cô làm giáo dục ít ra cô phải có ngôn từ giáo dục. Dù con tôi có là học sinh ngu dốt, nhà trường nên tìm cách hướng dẫn cho cháu tiến bộ. Nói năng với con trẻ bằng giọng hất hủi như thế, cháu sẽ trở thành kẻ lang thang bụi đời, một gánh nặng cho xã hội, đó là một phần trách nhiệm ở cô.
Cô hiệu trưởng đứng bật dậy bảo tôi:
- Xin lỗi, anh không có hẹn trước. Tôi bận tiếp phái đoàn thành phố. Anh ra văn phòng lấy hẹn rồi khiếu nại.
 Lòng sôi sục lên, tôi nói càng hơn:
- Xin lỗi cô, tôi cũng từng cắp sách đến trường, tôi kính trọng thầy cô; tôi yêu quý mái trường, nhưng xin cô đừng nên có thái độ như thế;
Tôi hét to lên:
- Cô muốn đạt danh hiệu Bác Hồ hả" Cô muốn đạt thành tích hả" Cô cứ đuổi con tôi đi, tôi sẽ đem con tôi về.
Cô hiệu trưởng lùi lại thủ thế, lớn tiếng kêu "Bảo vệ đâu""
Người bảo vệ nhào vô kéo tay tôi, đẩy ra khỏi sân trường; tiếng khóa cửa lạch cạch…

*
Tôi thuật lại những diễn biến của con tôi trong những năm tháng học ở quê nhà. Trong lúc tôi kể chuyện, phòng họp im lặng não nề, tôi đảo mắt nhìn những khuôn mặt có đôi mắt xanh long lanh bỗng đỏ hoe, từ bà hiệu trưởng tới các cô giáo đều lộ vẻ sót thương! Những người không cùng da vàng mũi tẹt, không giòng giống Tiên Rồng với tôi mà họ có tấm lòng bao dung, biết rung cảm trước nỗi xót xa đau lòng của kẻ khác.
Chuyện kể xong, bà hiệu trưởng và các cô giáo trao điổi vắn tắt. Cô giáo người Việt dịch lại dùm cho tôi hiểu là chuyện tôi kể về cháu bé làm tất cả xúc động. Từ đây, các cô giáo sẽ đặc biệt chăm sóc, giúp cháu từ việc ăn uống đến học hành trong lớp học.  Nhiều trường hợp học sinh giống như cháu đã được giúp đỡ để thành công. "Anh yên tâm lo cho cháu trong gia đình. Nhà trường chắc chắn sẽ lo được cho cháu."
Tôi ngẩng đầu lên, chậm rãi trong từng tiếng nói đầy sự chân thành biết ơn phát xuất từ tận đáy lòng.
- Tôi xin cám ơn nhà trường đã dành cho tôi cuộc họp hôm nay, những năm tháng đầy đau thương và tủi hờn cho con tôi và tôi đã qua, nay trong môi trường mới, với lối giáo dục đầy tình thương cảm, hy vọng một ngày nào đó, con tôi sẽ trở nên một học sinh giỏi-thành đạt và là người hữu ích cho quê hương quí vị và là miền đất hứa của gia đình tôi.
Ngoài trời nắng lên cao, ánh sáng không còn xuyên qua khe cửa, căn phòng ấm áp. Tôi nói với cô giáo Việt Nam thông dịch cho tôi một lần nữa với các cô giáo có mặt buổi họp hôm nay.
- Tôi xin đa tạ tấm lòng vàng của quí vị, tôi xin gởi đến những lời chúc tốt đẹp nhất và kỳ vọng với lối giáo dục đầy ấp tình người, cháu sẽ là người hữu dụng cho xã hội. Xin cám ơn.
Tôi bắt tay từng cô giáo lúc chia tay, cô hiệu trưởng bắt tay tôi thật lâu và nói với tôi thật nhiều. Cô giáo Việt Nam chỉ giải thích cho tôi: cô hiệu trưởng chúc tôi và gia đình một cuộc sống bình yên nơi miền đất mới.
Tôi còn nhớ, ngày cầm giấy xuất cảnh, tôi đến trường rút hồ sơ học bạ của con tôi để mang theo. Cô hiệu trưởng gốc Bắc hỏi tôi:
- Anh chuyển cháu đi học trường khác, hay xuất cảnh"
Tôi cười trên đầu amôi trả lời.
- Dù xuất cảnh hay đi trường khác cũng được, nhưng cô cứ phê trên hồ sơ học bạ của cháu những thực trạng đã qua: Nào học sinh dốt, chậm tiến, cặn bã của xã hội để lại, nhưng có một điều tôi cam đoan với cô: con tôi không phải là một học sinh hoang đàng hay ngỗ nghịch. Biết đâu ở môi trường khác họ sẽ tìm cách giúp đỡ cháu trở nên người hữu ích.
"Điều đó hôm nay đã trở thành sự thật." Không phải trên quê hương tổ quốc tôi.
Nhớ ngôi trường cũ ở quê nhà, tôi thầm tiếc là mình đã có lần cư xử bất nhã với cô hiệu trưởng. Tất cả chỉ là nạn nhân trong một xứ sở bị nhiễm độc mà thôi. Nay hiểu ra thì đã là ngàn trùng xa cách.
Mong một ngày nào đó trong niềm hân hoan thành đạt với cuộc đời, tôi sẽ đưa con tôi về lại ngôi trường cũ và nói với các cô giáo rằng. Đây là trò T…ngày nào là học sinh "lậu" của trường đây. Hy vọng cháu sẽ góp một viên phấn, hoặc một tấm bảng đen cho ngôi trường yêu dấu thêm tươi sáng hơn.
Xin cám ơn cuộc đời, dù muộn màng- trôi nổi. Hôm nay "trời chiều xế bóng," cảm kích với những tấm lòng của mái trường quê mới, nmỗi đau quê cũ lại rạt rào trong tôi…
Thiên Trần & Hồng Thu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,272,895
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến