Hôm nay,  

Tôi Thi Đậu Quốc Tịch

19/05/200900:00:00(Xem: 276784)

Tôi Thi Đậu Quốc Tịch

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 2617-16208694- v351909

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã được trao tặng giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Mục đích sau cùng của người di dân hay tị nạn ở xứ này là trở thành công dân Mỹ. Tôi cũng không khác chi. Điều ấy đã trở thành sự thật ngaỳ hôm qua vào lúc hai giỡ rưỡi trưa trong buổi lễ trao quyền quốc tịch ở cơ quan Sở Di Trú của tiểu bang Washington. Phải nói đây là sự kết hợp do công tôi chịu khó bỏ ra học, sự chăm lo của chồng tôi và điều may mắn.
Ngay từ hồi nộp đơn, chồng tôi đã chuẩn bị bài vở, thu băng để tôi học. Tôi biết mình tiếng Mỹ không có là bao nên cố tâm học để hy vọng thi đậu. Ngoài việc in bài học trên internet ra, chồng tôi còn đọc hết những câu đó vào cassette để tôi nghe trong khi lái xe và khi tôi ở nhà. Tôi cũng có được dĩa CD thi quốc tịch do người Mỹ đọc cho quen giọng. Mỗi lần đi làm hay đi đâu tôi mở cái CD nghe đến nổi gần thuộc lòng. Ngoài ra tôi còn phải học những câu về lý lịch của mình và tra nghĩa những danh từ mà có từ đến tiếng Việt tôi còn chưa biết! Cũng may là tôi có "cuốn tự điển sống" bên cạnh mình.
Tôi rất nhát nói và sợ nhất là điều này. Sợ vào gặp giám khảo rồi run mà không trả lời được gì cả. Chồng tôi nói là tôi cứ học cho thật kỹ thì sẽ thấy tự tin và đỡ sợ hơn khi thi. Dì Ba cùng quê với tôi cũng nói là mình đừng sợ gì cả, họ cũng như mình, cứ học cho kỹ bài là đậu. Tôi nghe vậy mà thấy vững lòng hơn nhiều.
Ngoài việc nghe học tôi nhắn với chị Hai tôi bên đó đi chùa thỉnh một câu thần chú để tôi học thuộc để đi thi! Có điều tôi rất bực mình là chồng tôi ít khi nào giúp tôi trực tiếp mà luôn đọc bài vào băng để tôi nghe. Ảnh nói như vậy tôi muốn nghe lúc nào, bao nhiêu lần đều được thay vì cứ hỏi ảnh hoài. Lần thi này tôi đóng tiền hơn ba trăm đồng, nghe nói trong tương lai tiền đóng có thể tăng gấp hai, tôi lại càng thêm lo. Thi rớt lần đầu chắc tôi không còn đầu óc đâu mà thi lại nữa. Trở thành công dân Mỹ bài học nói là tôi có thể bảo lãnh cho thân nhân, được làm việc cho chính phủ và có passport để đi chơi xứ nọ xứ kia cho biết với người ta. Điều này thúc đẩy tôi hăng hái học kỹ thêm. Tính từ ngày nộp đơn thi đã gần tám tháng  mà sao tôi không thấy thư gởi về hẹn ngày thi. Tôi đâm ra chán mà không chăm học như trước nữa. Và điều may mắn đã xảy ra cho tôi.
Số là có một hôm thư và các tờ quảng cáo gởi về quá nhiều. Chồng tôi vứt xấp quảng cáo qua bên không thèm đụng tới. Không biết sao bữa nọ tôi lại lục mấy tờ quảng cáo thì thấy ngay cái thư hẹn ngày đi thi của Sở Di Trú! Mừng ơi là mừng! Chồng tôi nói tôi đi mua bánh trái về cúng để tạ ơn. Tôi làm theo liền!
Trước ngày đi thi tôi vào hãng làm xin lấy vaction nghỉ  một tuần để ôn bài chuẩn bị. Mấy chị làm chung cười tôi nói là làm gì mà quan trọng dữ vậy. Ai nói gì thì nói chớ tôi biết mình kém dở nên phải lo xa. Hai ngày trước khi thi tôi nhờ chồng tôi đọc những câu hỏi để tôi trả lời và để biết câu nào mình chưa nhớ hiểu để học lại. Chồng tôi nói là tôi được tám mươi phần trăm rồi đó, chỉ cần học kỹ lại và bình tĩnh khi thi thì đậu thôi. Tôi cũng mong như vậy. Tôi hỏi mấy người quen thi rồi họ nói là nếu vào gặp được mấy ông, nhất là mấy ông bà giám khảo da đen thì dễ đậu lắm còn gặp mấy ông bà da vàng hỏi thì chỉ có nước xách gói ra về học lại. Tôi van vái là mình được gặp may mắn đó nếu không thi rớt là cái chắc. Tuần trước nghe nói vợ của một anh bạn đậu một cách dễ dàng nhờ gặp ông giám khảo da đen tôi thấy mà ham.


Hôm bữa thi tôi xin về sớm lúc mười một giờ rưỡi để chuẩn bị và chồng tôi lái xe đưa tôi lên nơi thi hẹn vào lúc hai giờ. Hôm đó trời nắng thật đẹp. Tôi ăn mặc chỉnh tề, chồng tôi cũng vậy. Tôi thì trong bụng đánh lô tô, chồng tôi bề ngoài không có gì lo nhưng tôi biết trong bụng ảnh cũng đang…đánh cá ngựa! Sau khi bị lạc đường chúng tôi tới cơ quan và trả năm đồng để vào đậu xe trong bãi. Qua cổng xét an ninh chúng tôi vào hàng số 3 để được phỏng vấn thi trên lầu hai. Khi lên lầu tôi thấy đã đông người đang chờ đợi, tây tầu, âu á đủ cả. Tôi hồi hộp ngồi chờ đợi cạnh hai vợ chồng người Phi với đứa con gái nhỏ và bà vợ là thí sinh. Nhìn giám khảo ra và gọi thí sinh  mà tôi thấy nôn cả ruột. Tôi cũng nhận thấy có rất nhiều giám khảo người Châu Á. Xin cho con đừng gặp mấy ông bà này, tôi lầm thầm trong bụng. Chờ đợi sao mà lâu vậy. Bài vở trong đầu tôi gần bay mất hết. Cửa phòng thi mở, tôi thấy một ông giám khảo da đen bước ra. Tôi nói với chồng tôi:
- Phải em được thi với ông này thì…
Mới nói tới đó thì ổng gọi tên tôi ngay! Hên ơi là hên! Tôi lật đật đứng dậy đi ngay lại cửa.
Sau khi cố lấy bình tỉnh để chào ông giám khảo, tôi được mời ngồi trước mặt ổng. Ông ta hỏi thăm sức khỏe của tôi rồi bắt đầu hỏi tên họ lý lịch và địa chỉ. Tôi nói được hết Ổng bắt đầu hỏi về những điều "có" và "không" của một người tạm trú ở Mỹ. Tôi cũng trả lời được. Ông khen "very good", sau đó ổng hỏi tôi bảy câu về lịch sử Mỹ, tôi cũng trả lời được. Lại "very good". Bỗng nhiên ổng hỏi:
- Cô có biết nghĩa chữ "deportation" là gì không"
Tôi chết cứng! Tôi không nhận được ra chữ đó. Tôi run run nói:
- Can you repeat, please.
Ông chịu lặp lại đến lần thứ ba thì ổng có vẻ muốn mời tôi ra khỏi phòng. Tôi quýnh quá nói đại:
- Sir, sir, repeat for me one more time. One more. Last time, Please! OK"
Ông cười ra tiếng tồi nói đây là lần chót nhe. Ổng đọc chậm và rõ, tự nhiên tôi nhận ra nó rồi lắp bắp trả lời:
- Means…you…sent back to your country…from the U.S (bị trả về xứ mình từ Mỹ)
Ông ta cười to nói "Very good!" Tôi mừng muốn xỉu luôn!
 Sau đó ông đọc cho tôi viết hai câu ngắn và đưa giấy tờ cho tôi ký. Tôi biết mình đã đậu! Đúng là gặp ông da đen thì đậu, y như lời thiên hạ nói mà.
Tôi định ra cửa làm mặt buồn để hù chồng tôi mà không được. Tôi bước ra cười toe toét, nói:
- Em đậu rồi anh ơi! Chồng tôi nói:
- Vậy hả!!!
Trên đường về tôi tíu tít kể lại cho chồng tôi nghe chuyện xảy ta trong phòng thi.
Tự nhiên tôi thấy hôm nay sao mà trời đẹp và yêu đời quá hổng biết nữa.
Thế là tôi đã đậu và trở thành công dân Mỹ. Tôi cảm ơn bề trên đã giúp đỡ, cảm ơn chồng tôi và những người quen thân đã khuyến khích. Kể từ đây tôi vững lòng tạo dựng cuộc đời nơi quốc gia mà tôi hãnh diện được chấp nhận làm công dân và cũng là quê hương xứ sở của mình từ đây.

Quê huơng cũ tôi chào từ biệt
Nhận nơi đây làm xứ sở thứ hai
Để sống hết cuộc đời còn lại.

Xin thành thật được chúc tất cả bà con cô chú thí sinh tương lai cũng được may mắn như tôi vậy./.

Trương Tấn Thành, WA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,239,213
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến