Hôm nay,  

Tự Sự Của Bà Mẹ Làm Nail

11/05/200900:00:00(Xem: 133404)

Tự Sự Của Bà Mẹ Làm Nail

Tác giả: Trần Huyền Chi
Bài số 2611-16208688- vb251109

Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2008, tự sơ lược tiểu sử:  Sinh năm 1959, cư dân Virginia Beach, tiểu bang VA, làm nghề dũa nail. Hiện là bà mẹ của 4 người con. Bài viết sau đây là tự sự về quan hệ mẹ con và và gia đình. Tựa đề được đặt lại theo nội dung bài viết.

***

Khách vào. Miệng hỏi như một máy tự động
- May I help you"
Bắt khách vào bàn, chùi nước sơn, dũa, đắp bột, dũa, sơn, lấy tiền. Động tác ấy cứ lập đi lập lại ngày qua ngày, tháng qua tháng, không thay đổi. Có chăng là đến giờ về, hốt rác, hút bụi, ngủ một đêm tới sáng thức dậy đi làm, người như máy, máy như người. Chợt thằng con vừa kêu vừa ngoắc 2 ngón tay trông rất mất dạy:
- Mẹ lại coi nè!
Tiến lại gần hỏi:
- Có chuyện gì"
- Mẹ làm gì mà ghê quá vậy, làm vầy sao có khách.
Cơn nóng chợt bùng dâng lên: kệ tao, tao làm xấu đẹp gì cũng có khách đòi tao đó thay.
Nó cũng không vừa:
-Có ba bà già 90 tuổi đòi thôi.
Ngồi phịch xuống ghế, cơn tức dâng trào lên óc. Nhớ hồi nào mới đến Mỹ, không thân nhân, không bạn bè, đi làm nhà hàng từ sáng đến tối mịt mới về nhà, bỏ đám con nheo nhóc ở nhà, đứa lớn giữ đứa bé. Làm nhà hàng được một năm, thiên hạ bảo nhau làm nail, thế là ùn ùn ai cũng đi học nails, tôi cũng trong đám người đó. Nhờ nghề nails mà nuôi sống bản thân và gia đình cho đến ngày hôm nay.
Đúng ra nghề nails cũng chẳng cao sang gì, nhưng lứa tuổi như tôi, mới qua Mỹ, già chưa hẳn là già, trẻ cũng không còn là trẻ, nhưng nhờ nó mà biết bao gia đình đã mua được nhà, mua được xe, và giúp đỡ thân nhân còn kẹt ở Việt Nam.
Nhớ hồi nào nhỏ con gái của tôi bắt đầu học nails đã từng thỏ thẻ:
- Mẹ ơi! Mẹ gắn tip sao mà nhanh quá vậy, chỉ con với.
- Mẹ ơi! Mẹ đắp bột một cục sao mà hay quá vậy, chỉ con với.
Rồi thằng con trai, tôi cũng là người dạy cho nó thành nghề chứ ai. Tre già măng mọc, bây giờ già rồi, mắt kém tay run đâu còn lanh lẹ như ngày xưa, thế là con nó lên mặt dạy đời mình, nó chửi cho. Đáng đời ai biểu già làm chi, cho nó khổ. Tuổi trẻ bây giờ quen lối sống Mỹ, coi cha mẹ ngang hàng, không chút kiêng nể, giữa tiệm đông người đông khách, kêu mẹ lại phê bình làm xấu làm đẹp.
Nhớ hồi tôi đi làm công cho người ta, đôi khi có gì sơ sót, đợi khi vắng khách, không có ai, bà chủ mới nhẹ nhàng góp ý xây dựng, chứ đâu có như thế hệ bây giờ, muốn chửi lúc nào thì chửi.
Vừa lái xe về nhà, buồn trong bụng quá, con nhỏ thì cực theo nhỏ, con lớn thì khổ theo lớn.Vừa bước vô nhà thằng con 10 tuổi chạy lại ôm mẹ: Hi, mẹ sao mà thương quá, hỏi: con ăn gì chưa"
- Con ăn chicken trong tủ lạnh đó.
Tôi kêu lên:
- Tội nghiệp con tôi quá vậy.
Nhỏ con gái trên lầu bước xuống, tay bế đứa con gái nhỏ 5 tháng dũa một tăng nữa.
- Bây giờ mẹ mới biết tội nghiệp nó sao" Nhà không có gì ăn hết.
Tôi tức quá:
- Ở tiệm đã bị dạy đời rồi, về nhà còn bị dạy đời nữa.
- Không đúng sao"
- Mày vừa phải thôi nhe. Tao đi làm từ sáng sớm đến bây giờ 9 giờ mới về đến nhà. Mày ở nhà cả ngày sao không chiên trứng hay kho thịt cho em ăn, đổ đốn làm biếng còn trách cha mẹ.
Chồng tôi vội xen vào:
-Thôi em im đi, cho yên nhà, dầu sao cũng là con mà.
Tức nước vỡ bờ tôi hét lên:
- Con chứ bộ bà tôi sao. Tại sao tôi phải nhịn nó, nó là con tại sao nó không nhịn tôi, mà ông còn kêu chuyện ngược đời quá. Đáng lẽ ông phải la nó mới phải, tụi mày ăn học giỏi để bây giờ chửi cha mẹ, mày không thấy mẹ làm cả ngày đó sao" Còn sức đâu mà nấu ăn hầu tụi bây nữa. Tại sao mày ở nhà mà không giúp mẹ nấu một tí gì cho em ăn, còn nữa mày nhịn mẹ mày có chết đâu, tại sao ông bắt tôi phải nhịn nó cho yên nhà, thế giới gì đây. Đúng là làm cho con hư, vẽ đường cho hươu chạy,


 Nói xong tôi bỏ vào phòng, đóng cửa lại. Càng nghĩ càng ấm ức, bản thân tôi sáng sớm ăn uống  qua loa đi làm, có bữa thì ăn vội gói mì hoặc gói phở, ăn có chút gì vào bụng, để đợi khách vào làm khỏi phải mệt. Hồi con còn nhỏ nuôi cho khôn lớn, học hành nên người để nhờ tấm thân, bây giờ lớn rồi làm ra tiền không cần cha mẹ nữa. Hồi xưa có một người đã nói rằng: ngày trước cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, bây giờ thì ngược lại, con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đó. Nghĩ mà đúng.
Tôi có thằng con Út, năm nay được 10 tuổi, nó vẫn thường ngủ chung với tôi. Có đôi lần đứa con gái cự nự: Mẹ kỳ quá, Út nó lớn rồi, sao mẹ không cho nó ngủ riêng.
Tôi không thèm trả lời, không phải tôi không biết điều đó, nhưng tôi muốn ngủ chung với nó, ngày nào hay ngày đó, vì bây giờ chỉ có nó là người an ủi tôi, cho tôi được niềm vui, cho tôi được nụ cười, tôi muốn ôm nó ngủ, ru nó như ngày nào còn bé, để mãi mãi nó vẫn là đứa con bé bỏng của tôi, tôi mong thời gian cứ dừng lại ở đây.
Tôi sợ nó lớn, rồi nó lìa xa tôi giống như những đứa lớn của tôi, nói đúng ra tôi sợ mất thêm một đứa con nữa.
Ở bên này, người như máy, máy như người sáng đi làm, tối về ngủ vài tiếng đồng hồ, sáng mai chạy ra làm tiếp, đôi tay rã rời mỏi mệt theo tháng năm, chính đôi tay này đã bao lần bồng bế con từ nhỏ cho đến lớn, bây giờ đôi tay này đã nuôi sống bản thân, gia đình và trợ giúp thân nhân ở Việt Nam.
Bản thân tôi đi vượt biên qua Mỹ, không thân nhân bạn bè, chỉ 2 bàn tay trắng mà giờ đây đã tạo được chút ít tiền để lo cho bản thân và gia đình. Nếu ngày xưa tôi không liều lĩnh đi vượt biên, giữa sống và chết, trong 2 chọn 1, nếu tôi còn ở lại quê nhà, thì bây giờ tôi không biết cuộc đời mình sẽ ra sao"
Không chừng thằng lớn của tôi lớn lên, chắc làm phụ hồ hay khuân vác không chừng, tiền đâu mà nuôi nó ăn học, còn nhỏ con gái nếu có chút ít nhan sắc thì bất quá bán bia tiếp thị, nếu may mắn hơn thì vớ được một Viêt Kiều cho đỡ tấm thân, vậy chứ có bao giờ tụi nó nghĩ đến công của mình đâu.
Đi làm nhớ nhà, thấy nhà mình quá nghèo, gửi tiền về giúp đỡ cha mẹ, em út.
Nhà xuống cấp, mưa nước tràn ngập vào nhà đến đầu gối, vì bây giờ nhà nước đổ nền nâng lề đường lên cao quá, thành thử ra mỗi khi mưa, nước cứ ùn ùn tràn vô nhà. Gửi tiền về sửa nhà cho em.
Ba bệnh, gửi tiền về đóng tiền bệnh viện+thuốc cho ba.
Mẹ không khỏe, gửi tiền về để mẹ an hưởng những ngày cuối đời.
 Con của chị cần máy vi tính đi học. Gửi về.
Con của em cần xe để đi học vào đại học, nhà xa quá, đi xe đạp ngày nào cũng trễ giờ. Gửi về.
Anh rể thất nghiệp. Gửi về.
Việt Nam là một cái túi không đáy. Bao nhiêu cũng không đủ. Vậy chứ có bao giờ có một lời cám ơn đâu.
Hôm nay đi làm về nhận được một cái thư, chợt nhớ ra tháng trước đọc báo thấy một bà già nghèo quá, không có người thân, gửi về $50 biếu bà. Bữa nay bà viết thư cám ơn, và nói là nhận tiền tưởng nằm mơ, vì không hề quen biết người gửi tiền. Bà chân thành cám ơn và cầu chúc cho tôi được mọi sự may mắn.
 Thì ra tiền về cho người nhà đó là bổn phận, tôi phải cày và phải gửi về, nên không ai tưởng nhớ đến mình mà gửi một cái thiệp chúc Tết hay Giáng Sinh, họ cho đó là bổn phận của tôi. Còn gửi giúp một người xa lạ, ít ra cũng nhận được dòng chữ chân thành.
Cầm lá thư lòng tôi xúc động vô cùng...
Trần Huyền Chi

Ý kiến bạn đọc
02/08/201914:41:36
Khách
Bài Viết của bạn rất hay và rất đúng hiện trạng ở bên này nhưng sao không thấy ai comment hết vậy, rieng mình cũng tuổi hợi bằng tuổi của bạn và có đôi chút giống bạn nên rất hiểu những gì bạn viết ra đây, bạn ơi bạn đừng buồn nữa mà hãy tha thứ cho các con, một ngày nào đó chúng sẽ hiểu ra và sẽ kiềm chế lời ăn tiếng nói của chúng để cha mẹ vui lòng. Phần bạn bớt làm kiếm tiền đi, ở nhà cơm nước nấu vài món ngon thì chồng con sẽ vui hơn, nếu chúng cần bạn đi làm kiếm thêm tiền thì nhẹ nhàn nói cho chúng nó hiểu tại sao bạn không đi làm nữa, các con lúc đó phải hiểu và phải thay đổi thì bạn mới đi làm lại. Bạn ơi bạn chỉ có thể thay đổi cách sống của mình cho vui vẻ thoải mái hơn thì chồng con của bạn sẽ thay đổi thôi. Chúc bạn vui hơn, hạnh phúc hơn với gia đình.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến