Hôm nay,  

Nhà Dưỡng Lão Không Là Thiên Đường

13/07/200900:00:00(Xem: 102600)

Nhà Dưỡng Lão Không Là Thiên Đường

Tác giả: Ngoc Diep Nguyen
Bài số 277-16208744- vb271309

Bài viết được chuyển đến bằng email. Mong tác giả tiếp tục viết thêm và bổ túc vài nét tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

***

Một cụ bà tại một nhà dưỡng lão thành phố Garden Grove, California đã sáng tác ra bài "Buồn Xuân" dưới đây:

"Xuân về cảnh vật đìu hiu
Gió xuân thổi lạnh bao điều nhớ mong
Quê nhà mỏi mắt ngồi trông
Xuân về xuân cũ long đong xuân này.
Mộng hồn vừa tỉnh vừa say
Đón xuân nhỏ lệ để thay tiếng cười
Xuân xưa đầm ấm vui tươi
Xuân nay lưu lạc quê người chiếc thân.
Mơ nhìn lá rụng đầy sân
Tưởng chứng xác pháo 
nghinh  tân năm nào
Bóng xuân đất khách buồn đau
Cuối đầu xin Chúa ban giàu sức thêm

Thơ viết lệ rơi nơi đất khách
Gởi về quê quán đón buồn Xuân."

Tôi xin mạn phép một cụ bà  được chép lại bài thơ của bà. Tiếc là tôi chỉ biết đến bà và các người bạn già của bà trong viện dưỡng lão nói trên qua một bài phóng sự một kênh Sài Gòn television từ mạng internet. Họ chỉ gọi bà là một cụ bà, cho nên tôi đành gọi bà là cụ bà. Tôi nghe bà đọc thơ mà nước mắt tuôn rơi.  Tôi ghi lại những cảm nghĩ sau đây để kính tặng cụ bà và  những người bạn già của bà phải ngồi đếm từng ngày trôi qua và chờ ngày về với cát bụi. Có một cụ ông tâm sự rằng "Mỗi ngày, ông chỉ có 1 giờ để được xem và nghe chương trình tivi nói tiếng Việt, ngoài ra thì lâu lâu chỉ được xem băng nhạc Việt Nam. Chỉ thế thôi". Có người đã ở những 3 năm mà chưa một lần được gặp con cháu.
Tôi suy nghĩ mãi mà không hiểu vì sao người Việt Nam luôn tự hào là dân tộc đầy tình nghĩa  và hiếu thảo, lại có thể nhanh chóng hội nhập lối sống phương Tây với quan niệm "cha mẹ già nên cho vô nhà dưỡng lão, ở đó điều kiện y tế đầy đủ và có người chăm sóc cho ăn uống đàng hoàng".
Người già thì ăn có là bao, nên họ cần chi người hầu hạ một cách vô cảm chuyện ăn uống. Người già  như mít chín cây, gió lay là rụng, thuốc men đầy đủ mà tâm hồn u uất thì chẳng có ích chi. Người già thường thức khuya, dậy sớm nên ngày dài hơn đêm. Họ chết dần chết mòn trong các nhà dưỡng lão vì có gì vui ở đó đâu. Ai cũng như ai, đến giờ thì tập trung ăn, coi ti vi, rồi đi ngủ, làm gì có chuyện gì mới lạ để mà nói với nhau. Có chăng là "bà Y, ông X nào đó mất hôm qua rồi"...
Họ làm sao có được niềm hạnh phúc giản đơn như người được ở nhà với gia đình, ít ra cũng có hàng xóm láng giềng, con cái, xã hội chung quanh để tâm sự hoặc gọi điện thoại kể lể nhau nghe. Chưa nói đến chuyện các cụ bị ngược đãi vì không có người giám sát, vì tâm trạng đôi khi do nhàm chán, do có chuyện bực mình của các cô y tá trong nhà dưỡng lão.


Những ngày đầu tiên ở Hoa Kỳ tôi vẫn hay tranh cãi với người bạn hàng xóm về chuyện con cái phải chăm sóc, thương yêu và đôi khi hy sinh vì cha mẹ. Với người Mỹ, "nước mắt phải chảy xuôi", cha mẹ có nghĩa vụ phải chăm sóc, hy sinh cho con cái và không nên đòi hỏi con cái phải hy sinh, chăm sóc cho mình.   Có lẽ  chính vì thế mà Hoa Kỳ có rất nhiều nhà dưỡng lão. Bạn tôi vẫn hay hỏi tôi "nước Mỹ có là thiên đường như người ta nói"". Tôi không dám trả lời vì thời gian tôi đến đây quá ngắn, không đủ để đánh giá cả một đất nước, nhất là vào thời điểm hiện tại khi mà nước Mỹ đang suy thoái. Nhưng có một điều tôi biết chắc, Hoa Kỳ không là thiên đường cho những người già không có con cái hay con cái quá bận rộn hoặc con cái không quan tâm đến cha mẹ. Họ sẽ phải vào nhà dưỡng lão, nơi mà chỉ có những bóng già lặng lẽ, còm cõi đi qua đi lại, có khi là ngồi một cách vô hồn trên những chiếc xe lăn.
Tôi cầu mong những người Việt Nam trong nước lẫn người xa xứ mà còn cha còn mẹ sẽ không bao giờ nghĩ đến việc đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão như một cách báo hiếu hiện đại và tốt nhất. Như thế, cha mẹ của quý vị vẫn sống đấy nhưng tâm hồn họ đã dần chết bên trong với nỗi cô đơn, nỗi buồn và nỗi tủi thân vì con cái không có thời gian dành cho mình sau khi mình dành cả đời làm lụng và nuôi nấng con cái trưởng thành.
Nếu vì hoàn cảnh quá đơn chiếc hay là do ý của cha mẹ mà đành đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão thì xin hãy dành một ít thời gian đi thăm mỗi cuối tuần, đó chính là liều thuốc thọ mà cha mẹ cần.
Người ta có thể bỏ hằng giờ để lên mạng hay đi shopping mỗi ngày, hằng năm để khóc thương cho mối tình đã chết, thì cớ sao lại tiếc ít nhất chỉ 4 giờ một tuần báo hiếu cho người có công dưỡng dục sinh thành ra mình. Có mấy ai nhớ câu "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thời mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
Xin đừng chờ đến ngày chính mình phải nằm lặng lẽ trong viện dưỡng lão rồi nước mắt mới tuôn rơi khi nhớ đến ngày xưa cha mẹ mình cũng đã từng bị giày vò trong nỗi tủi thân, cô đơn. Xin cố gắng thu xếp để cha mẹ ở nhà. Vì tại các nhà dưỡng lão, dù là ở nước Mỹ hay bất cứ nước nào.  Thiên đường cho những người già là nơi họ có thể nghe tiếng cười tiếng nói của con cháu .dù rằng không phải dành cho họ.
Ngoc Diep Nguyen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,022,192
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến