Hôm nay,  

Những Đôi Mắt Học Trò

03/05/200900:00:00(Xem: 827963)

Những đôi mắt học trò

Tác giả: Phan
Bài số 2604-16208681- vb850309

“Tôi đi tìm đôi mắt 30 tháng 04 của tôi”. Đó là nội dung bài viết mới của Phan, nhà báo ở Dallas, từng nhận giải danh dự viết về nước Mỹ 2007. Nơi nhà báo đến để tìm là một lễ hội văn hoá dân tộc của các sinh viên tại Richland College.

***

Tờ báo An Độ căn cứ vô… cà ri rồi đưa ra nhận định: “Mười đôi mắt đẹp nhất thế giới”. Trang DHM của xứ cà ri nị nhất định như thế. Họ viết trên giấy trắng mực đen chắc như đinh đóng cột: “Bất cứ ai đối diện với các mỹ nhân như Aishwarya Rai, Angelina Jolie hay Elizabeth Taylor cũng bị ánh mắt của họ hút hồn, (chết chìm) trong cái nhìn mê hoặc.” Aishwarya Rai từng được tạp chí Time bình chọn là 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới. Cô cũng lọt sâu vào danh sách những người đẹp nhất thế giới với đôi mắt gom về mọi danh hiệu. Angelina Jolie với đôi môi tử tế, ánh mắt hút hồn hết tên nọ đến tên kia lao vào như thiêu thân. Ca sĩ Lynda Carter từng được trao giải TV Land Award cho vai diễn siêu nhân trong show truyền hình nổi tiếng Wonder Woman năm 2004. Đôi mắt biết nói của cô đã đem về lợi nhuận kết xù cho hãng phim vì khán giả bị thôi miên trong đôi mắt ấy. Đôi mắt tím biếc của Elizabeth Taylor quyến rũ bất cứ người nào đối diện. Đôi mắt nai ngơ ngác, ngây thơ của Audrey Herpburn. Đôi mắt Afghanistan Sharbat Gula đã tốn không biết bao giấy mực của báo chí. Cô gái mồ côi này lọt vào ống kính của phóng viên chiến trường Steve McCurry khi ở trại tị nạn Pakistan năm 1984. Dư luận xôn xao, phóng viên tìm kiếm đến năm 2002 người ta mới tìm ra danh tính của cô. MC người Italy Giada De Laurentii có ánh mắt trìu mến và được khán giả ái mộ trong chương trình Everyday Italian. Cô gái trẻ Kristin Kreuk có đôi mắt đẹp hút hồn khi vào Lana Lang trong "Thị trấn  Smallville". Sophia Loren có đôi mắt khiêu khích và gợi cảm. Charlize Theron có đôi mắt trong sáng, thông minh…
Trời ơi! Những đôi mắt mang hình viên đạn này chiếu tia ngay đơ tới đâu thì mày râu cúm heo tới đó. Đôi mắt là cửa sổ của linh hồn! Vậy cửa cái ở đâu" Linh hồn những đôi mắt đẹp không có lối ra-vào nên để lọt được vào những đôi mắt ấy… người ta phải trèo thôi. Mà trèo cao té đau mới lắm kẻ mộng du; lắm người lừng khừng lửng khửng từ khi bị té cửa sổ linh hồn những giai nhân.
Hôm qua, tôi đọc xong, xem xong 10 đôi mắt làm nghiêng trái đất. Đến giờ vác máy ảnh vô trường Richland College để ghi hình phóng sự cho buổi lễ hội văn hóa các dân tộc của sinh viên. Nhìn qua ống kính máy ảnh có thể chụp từ xa để nhân ảnh tự nhiên trong tác phẩm của mình.
Ô kìa! Đôi mắt châu Phi của cô sinh viên Kenya cao lêu khêu như cây cần cẩu đang xây dựng thêm một building cho nhà trường. Đôi mắt phân minh hai màu đen-trắng, to và sáng lắm. Có thể nhà tạo mẫu nào đó cũng đang nhìn ngắm đôi chân dài và ước lượng sức hút trên sàn catwark; người hoạ sĩ trong đám đông đang thu hình vô trí nhớ để về vẽ lại đôi mắt hoang dã thơ ngây ấy chăng" Người nhiếp ảnh tham lam thu hình đôi chân tuyệc mỹ mà còn chờ khoảnh khắc đôi mắt… cười, mới bấm máy. Những toan tính nghề nghiệp, những ước mơ đời thường tan biến đi khi nghe cô ấy nói: “Xin cảm ơn mọi người đã nghe tôi nói. Tôi, bạn tôi, chúng tôi đến từ các nước châu Phi. Cảm ơn mọi người đã đến tham dự lễ hội này. Và cầu chúc cho mọi người hạnh phúc…” Tiếng vỗ tay vang xa lên vòm cây xanh lá xuân về, vang đến tai những người không phải người bản xứ đang phiêu diêu thả hồn về quê quán, bạn bè và một thời tuổi trẻ. Thì ra tôi cũng chưa bấm máy để ghi hình đôi mắt và đôi chân vì lời nói dõng dạc xác định quê quán mình, dân tộc mình trước thế giới của một cô gái trẻ có sức hút hơn đôi mắt và đôi chân. Điều đẹp đẽ hơn những gì thấy được là niềm tự hào dân tộc.
Ria ống kính đi săn ảnh, tôi gặp đôi mắt người Trung Á gắn trên gương mặt thiên thần của cô sinh viên đang nhai nhỏ nhẹ chút khoai tây nghiền mà bạn bè tiếp tế vì cô mặc đồng phục với những người trong đội trình diễn y phục dân tộc và ca múa gì đó. Đôi mắt không giống 10 đôi mắt tôi vừa xem ở nhà, trên internet, những đôi mắt bạc triệu đô la. Đôi mắt cô sinh viên nhỏ bé người trung Á mang nét đẹp thảo nguyên, nồng nàn vẻ nhiệt tâm, trong sáng, bất vụ lợi… chỉ có thể gọi là đôi mắt học trò.


Ria ống kính qua hình ảnh thân thương hơn nữa là cô sinh viên Tây Tạng gầy gầy, da trắng như sữa cừu, mặt hiền như Đạt Lai. Chỉ có cái nón kết của con trai trên đầu cô là nghịch ngợm, lưỡi trai rách một góc, những chữ thêu rất bụi thời gian, hình như chữ Chicago với số 81 gì đó. Đôi tay xé từng xớ gà chiên nhấm nháp như sợ hết mà từng miếng đưa lên miệng, đôi mắt mí lót thông minh rạng ngời, đôi mắt biết cười thưởng thức gà thơm. Trong 10 đôi mắt sáng nay tôi coi ở nhà, không có đôi mắt nào dễ thương hơn được. Đôi mắt học trò.
Đôi mắt Iran rạng rỡ niềm vui trong màu cờ sắc áo, tay còn cầm bảng Iran một cách trịnh trọng và kiêu hãnh. Đôi mắt làm thay đổi quan niệm về Iran trên trường quốc tế vì hình ảnh đất nước này người ta chỉ thường thấy qua đôi mắt tổng thống cực đoan - Mahmoud Ahmadinejad. Trong đôi mắt tự hào dân tộc kia là một Iran cổ tích, huyền bí, chất chứa bao nhiêu lịch sử và cả nền văn minh xưa cũ… đôi mắt không phóng xạ và những tham vọng hạt nhân… đôi mắt có thể làm thay đổi cái nhìn của thế giới về đất nước và dân tộc Iran. Đôi mắt học trò.
Đôi mắt cô sinh viên Lebanon, xin được chụp tấm ảnh với bạn trai đồng hương của mình vì anh ta đang khoác trên người lá cờ tổ quốc Lebanon. Đẹp thật đẹp một đôi mắt kiêu hãnh, sáng trong, gắn trên gương mặt hiền hoà và nụ cười thân thiện. Đôi mắt chưa vướng bụi thời gian, tham vọng con người. Những toan tính phía trước có lẽ là tình yêu - cuộc sống chứ không phải chiến tranh hay khói lửa ngút ngàn như quê hương cũ.
Đôi mắt An độ bị chia cái nhìn với chấm đỏ giữa trán làm cho hoa nắng dở dang, không tập trung được hai màu đen-trắng sắc vàng. Những đôi mắt Hồi giáo khó đoán trong khăn trùm, trên những khuôn mặt đẹp - hai hồ bí ẩn như kinh Koral. Ơ đó có sự nhẫn nhục của sa mạc và những cơn bão cát. Đôi mắt USA ngồi một mình ngoài xa đám đông đầy toan tính mai sau, cái đẹp lạnh lùng của nguốn gốc Ang-lê 300 năm trước xanh biếc. Vẻ đẹp quyền lực trong đôi mắt học trò.
Tôi đi tìm đôi mắt 30 tháng 04 của tôi, những đôi mắt trên xa lộ kinh hoàng; những đôi mắt thuyền nhân vượt biển; những đôi mắt bơ vơ trên xứ người… đã là quá khứ. Đôi mắt của những thế hệ Việt Nam trên quê hương thứ 2 không còn những đường gân máu đỏ vì mất ngủ hay u buồn. Những đôi mắt vô tư tìm ẩn vì những nụ cười không thấy tổ quốc. Chỉ có những vạt áo dài để nhận biết sự hiện diện của một dân tộc vùng đông nam Á - đó là Việt Nam. Số lượng sinh viên Việt Nam ở Richland College hơi đông so với những dân tộc khác nên màn trình diễn áo dài khá ấn tượng với sắc màu và sự thướt tha của một loại quốc phục trên trường quốc tế. Thật tự hào với những chiếc áo dài Việt Nam ở Richland College vì may mặc đúng truyền thống chứ không phải những chiếc áo dài thể hiện những sáng kiến kinh ngạc của giới tạo mẫu áo dài ít tỉnh bây giờ!
   Màn biểu diễn nhảy sạp với những ống tre dài thật hào hứng, thu hút sự tham gia của những người bạn khác màu da tiếng nói làm cho tiếng cười và những ống kính thu hình làm việc quên thôi. Những cô sinh viên Việt Nam bỏ guốc, giở ống quần cao lên cho khỏi vướng và nhảy trong tiếng hoan hô vang đến những sân trường xưa cũ ở quê nhà… không tìm ra đôi mắt trên những gương mặt cười, đôi mắt của một ngàn năm đô hộ giặc Tàu - ti hí China. Chỉ có những hàm răng chuột đều như trái bắp, những bờ vai thon gọn và những mái tóc chưa có tiền để nhuộm vàng hoe.
   Những đôi mắt học trò biết cười khi đời chưa vương vấn danh vọng phù hoa, những khổ lụy đời thường như những đôi mắt bên ngoài khuôn viên đại học; những đôi mắt Hollywood… Những đôi mắt đại diện cho những hãng mỹ phẩm lừng danh thế giới. Những đôi mắt học trò nhớ nhớ thương thương mà ai cũng cất trong lòng, có dịp đem ra so ngắm, vẫn đẹp vượt thời gian.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,715,136
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến