Hôm nay,  

Nước Mắt Người Già

10/04/200900:00:00(Xem: 104149)

Nước Mắt Người Già

Tác giả: Ngọc Khuê
Bài số 2584-16208661- vb641009

Tác giả Ngọc Khuê T. Nguyễn sinh năm 1943, hiện là cư dân Houston. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà là "Buồng ChuốiMễ". Bài thứ hai là "Người già ở housing". Bài thứ ba sau đây đượäc tác giả ghi chú: viết để "Tưởng nhớ một vị cao niên mất năm 2002."

***
Chủ Nhật, ngày... tháng ...
Hôm nay, mình cùng đi với những người bạn trong Hội Thánh Tin Lành Fullerton đến thăm một người già ở nursing home, đêm về mình đã không ngủ được. Đó là một cụ già tuổi chưa tới 70, bị liệt nửa người. Mình được biết sau khi bị tai biến mạch máu não, cụ rơi vào tình trạng hiện tại. Vẻ mặt cụ bạc nhược, mệt mỏi. Con cháu của cụ vì bận đi làm việc nên đưa cụ vào đây. Cả đoàn người đi thăm ai nấy đều ái ngại, xót xa. Chợt một người đàn bà (con gái cụ ấy) đi vào. Cô ta để hộp đồ ăn nghe cái cộp trên bàn rồi bắt đầu tuôn ra: "Chết đi! Chết đi cho rồi! Mệt trí tôi quá, đau với ốm hoài!" Cụ già im lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn xuống má. Mình và đoàn người đi thăm ai cũng ứa nước mắt. Lúc đứa con ra về rồi, nói chuyện với khách, mắt cụ có vẻ ánh lên chút sắc vui vì sự ân cần của những người đến thăm. Theo lời cụ, bà vợ cụ đã chết, 2 đứa con trai thì đi làm ăn ở tiểu bang miền Đông, còn cô gái này làm chủ tiệm nail ở Cali. Từ ngày có nhà, mua tiệm, cô đối xử với cha không còn như xưa nữa. Một bữa kia, vì cô gái hỗn hào quá, cụ giận và bị huyết áp cao, rồi bệnh cho tới bây giờ.
Ra về, hình ảnh ông cụ sao cứ lởn vởn hoài trong tâm trí mình. Câu tục ngữ "trẻ cậy cha, già cậy con" bây giờ phải đổi lại là "trẻ cậy cha, già cậy .. nursing home". Ở trên xứ Mỹ này, thức ăn dư thừa, tiện nghi không thiếu, nhưng có một thứ luôn luôn thiếu vắng: tình người.
Trông người lại ngẫm đến ta. Bây giờ mình còn khỏe mạnh, còn đi làm được, gia đình cũng tạm yên ổn, mặc dù đôi khi giữa vợ chồng có những xung đột nho nhỏ. Mai kia, lỡ mình đau ốm như cụ già kia, họ có bỏ mình vào đó không" Sao mình tự nhiên bi quan quá.
Thứ Bảy, ngày .. tháng ..
Mấy hôm nay nghe nhiều tin khiến lòng mình không vui. Đời này loạn hết rồi sao. Mình nhớ ngày xưa lúc còn nhỏ mình đối xử với cha mẹ mình rất hiếu thảo. Rồi những ngày cuối cuộc đời của hai người, mình không làm điều gì cho cha mẹ buồn lòng. Thời của mình, hầu như ai cũng vậy. Bây giờ con người thay đổi rồi. Tại Mỹ, một cụ bà bị con bỏ chết ở một thùng rác. Ở Việt Nam, một đứa cháu nội đã giết ông nội vì sợ ông sống lâu sẽ ăn hế lộc của con cháu. Mới đây lại nghe tin một đứa con trai lấy cây sắt đánh mẹ để khảo của. Ôi chao, tâm địa con người sao mà độc ác quá. Với cha mẹ, với ông bà mà đối xử như vậy thì còn trời đất nào nữa!
Ngày,.. tháng...
Mình không ngờ bị rơi vào tình trạng như hôm nay! Nhớ lại cuộc đời mình từ năm 1980 vượt biên qua Mỹ cho đến nay, tất cả như một giấc chiêm bao. Lúc mới đặt chân lên xứ Mỹ nầy, mình đã làm đủ thứ nghề: làm công ở chợ, đi ủi, may quần áo, đi cắt cỏ. Lần hồi, mình đã tậu xe, tậu nhà, lấy vợ. Có được 2 con nhưng mình đã không dạy được nó. Mỗi lúc tụi nó có gì sai trái, mình rầy la thì mẹ nó bênh. Thằng Tí-anh có lần ăn cắp tiền đi đánh bài bị mình la và đánh cho một trận. Mình nói: "Con hư tại mẹ - tại bà chìu con quá." Thế là cãi vả giữa vợ chồng. Rồi một bữa thằng Tí-em đang học lớp 2, bị nhà trường mời cha mẹ đến cam kết không để con được dùng ma túy, nếu không nó sẽ bị đuổi. Mình tức quá, lại đánh con. Vợ bênh con - lại gây lộn. Mình nhớ là mình nghe vợ nói hỗn, giận quá, mình tát cô ta 2 cái. Sau trận chiến đó thì mình bị tai biến mạch máu não. Cứ tưởng chết rồi chớ. Nhưng không, sau một thời gian, thì chân bước đi không vững nữa. Đi đâu cũng phải chống gậy. Vợ thấy mình nay thân tàn ma dại, sẵn lòng thù ghét nên cô ta làm đơn ly dị. Vì mình đau yếu nên tòa xử cô ta được quyền nuôi con và tiền bán nhà cô ta giữ hết. Bây giờ mình thành kẻ không nhà. Mình đã xin được tiền bệnh và kiếm chỗ share phòng ở. Mỗi một ngày trôi qua là một ngày buồn, cô đơn, lẻ loi. Tất cả trở thành con số 0.


Mồng Một Tết âm lịch ..
Ai nói vui như Tết còn mình thấm thía cái buồn của một cái Tết không gia đình. Mình nhớ vợ, nhớ con, nhớ những ngày xưa êm ấm, hạnh phúc. Ai ngờ như hôm nay!
Ngày .. tháng ..
Bữa nay mình thấy hơi vui vui một chút vì thằng Tí-anh tìm đến... thăm mình. Máu mủ tình thâm. Nó nói: " Nhiều lần con muốn đi thăm Ba mà mẹ không cho đi". Bà ấy sao mà bạc quá. Mình nghe Tí anh nói mẹ nó đã có bạn trai mới. Thôi thì đường ai nấy đi. Mình biết cái thân phận mình. Mình dặn Tí anh: "Con hãy gắng học để sau nầy có nghề nghiệp vững chắc, và chăm sóc em. Hai con là niềm hy vọng của Ba."
Ngày .. tháng ..
Nhờ chịu khó tập luyện, hôm nay chân mình đã bước đi tạm được, không phải chống gậy nữa, nhưng cái chân mặt đi có vẻ như lết. Mình đã nghe lời bác sĩ dặn rằng bệnh tiểu đường và huyết áp cao như mình cần phải tập đi thật nhiều, nên có kết quả trông thấy. Thôi chấp nhận cuộc đời. Buồn mà chi.
Mexico, ngày .. tháng ..
Do một người quen giới thiệu về Hội Cao Niên Westminster, mình tham dự chuyến du lịch Mexico. Chuyến đi cũng vui và chan chứa tình người. Có điều hơi bất tiện cho mình, đó là mỗi khi xe dừng lại ở chỗ nào, cái chân mình yếu nên không đi chuyển được bao xa, và việc leo lên, leo xuống xe rất khó nhọc. Các bác trong Hội Cao Niên thật tốt, đối xử với mình rất ân cần. Tối nay, bữa ăn hải sản ở nhà hàng vui quá. Các ông cụng ly rồi chuyện nổ như pháo rang. Họ mời mình uống rượu nhưng mình không dám. Lúc lên xe trở về khách sạn, mình bỗng nhớ lại một điều rất quan trọng mà mình đã quên: không đem theo thuốc trị huyết áp cao và tiểu đường cho 2 ngày du lịch. Mình cảm thấy lo.
Mình cũng ở chung phòng với bác Xuân. Bác ấy đã ngáy khò mà sao mình thao thức không ngủ được. Nếu .. có chuyện gì xảy ra thì mình có phiền họ không"
Cuốn nhật ký của Hai Năng, bác Tuân đọc đến đây thì bỗng đứt đoạn. Hôm nay là 27-5, đúng một năm kể từ chuyến đi du lịch Mexico. Bác Tuân ngậm ngùi nhớ lại tất cả sự việc xảy ra.
Từ ngày lên làm Hội Trưởng Hội Cao Niên Westminster, bác Tuân luôn bỏ hét tâm huyết để lo cho cộng đồng. Lúc nào bác cũng lấy niềm vui của những người trong cộng đồng làm niềm vui của mình. Việc tổ chức những chuyến đi du lịch cho các vị cao niên là do thiện ý của bác Tuân. Bác Tuân qua Mỹ đã lâu, các con đã thành đạt, bác muốn trong những ngày cuối đời, làm những điều lợi ích cho người khác. Bác rất thông cảm cho hoàn cảnh của nhiều vị cao niên, đã già rồi mà sống với con cái đâu có được rảnh rang: nào công việc nhà, nào giữ cháu nội, cháu ngoại. Bác còn biết có vị đã ngoài 80 tuổi mà cuối tuần phải tắm chó, nấu ăn, giặt quần áo cho con cháu trong khi vợ chồng con cái đi chơi! Người trẻ thường ưa hưởng thụ, họ đâu có nghĩ đến sức khỏe của tuổi già mong manh biết mấy. Bác tự nhủ: Sao ta không cho các vị cao niên một vài khoảnh khắc tự do sống cho riêng mình"
Bác Tuân nhớ lại Hai Năng của sáng sớm hôm đó. Tay run run, Hai Năng đưa cuốn nhật ký cho bác Tuân và nói: "Xin ông hãy đọc. Đó là tâm sự đời tôi!" Rồi Hai Năng hỏi thăm bác thủ tục để mua một miếng đất để lo hậu sự. Bác hơi ngạc nhiên, vì s ra với bác tuổi đã ngoài 70, Hai Năng mới 63, còn trẻ quá mà. Âu đó là điềm xấu chăng"
Rồi trưa hôm đó, Hai Năng, đã chết đột ngột ngay trên xe, mặc dầu đã gọi xe cứu thương đến cấp cứu nhưng không sao cứu sống được ..
Cả chuyến xe ai cũng cảm thương cho Hai Năng, không ngờ tình cảnh đơn chiếc của Hai Năng đã xô đẩy đến cái chết tội nghiệp như vậy. Rất nhiều người khóc, mặt ai nấy đều sửng sốt.
Bác Tuân nhắm mắt lại như thì thầm nói với Hai Năng: "Anh Hai Năng ơi, tôi luôn cầu nguyện cho anh được về một thế giới bình an, nơi đó anh mãi xa lìa những khổ đau ray rứt mà anh đã chịu đựng bấy lâu. Vĩnh biệt Hai Năng."
Ngọc Khuê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,076,144
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến