Hôm nay,  

Đồng Hương

25/03/200900:00:00(Xem: 159783)

Đồng Hương

Tác giả: Karen N. Nguyen
Bài số 2569-16208646- vb432509

Karen N. Nguyen, sinh năm 1962, trưởng nữ trong một gia đình H.O., hiện là một dược sĩ, làm việc và cư trú tại Virginia. Cô đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng viết về nước Mỹ: "Chuyện Cấm Đàn Ông;" "Viết Cho Em Trai Tôi..." và đã nhận một trong 4 giải chính Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau đây là bài viết mới.

***
Đang cắm cúi đánh thời khóa biểu của mấy người làm việc trong pharmacy vào computer, Kim nghe tiếng bà manager của tiệm hỏi mình điều gì đó. Kim ngẩng lên, nhìn qua bà Kelly đang ngồi ở cái computer kế bên. Bà Kelly chỉ vào màn hình computer, hỏi Kim xem cái tên trên hồ sơ xin việc bà đang đọc có phải là tên của một người Việt Nam hay không. Kim nhìn vào, thấy cái họ Nguyễn rành rành trên đó. Đúng rồi đó Kelly, Kim xác nhận.
Cái anh chàng này nói tiếng Anh không có rành, bà Kelly nói với Kim, trả lời điện thoại khó khăn lắm. Vì anh ta nói tiếng Việt, tôi sẽ nhận anh ta vào làm ở bên quầy thịt để cho anh manager ở đó kèm cặp cho anh ta được thành thạo, bà Kelly nói. Theo lời bà Kelly, bên đó đang cần meat wrapper.
Manager bên quầy thịt là anh Hùng. Anh Hùng làm ở quầy thịt đã gần hai mươi năm rồi. Ngoài anh Hùng và Kim, tiệm còn có bốn người Việt Nam nữa, chị Hạnh và chị Linh làm cashier ở phía trên, anh Trí làm ở bên hàng bánh ngọt và chị Thanh bên quầy bán hoa tươi. Nghe nói sắp có thêm một người Việt Nam nữa vào làm, ai cũng thấy vui vui.
Hai tuần sau đó, bên quầy thịt có một nhân viên mới. Cái anh chàng nói tiếng Anh không rành, theo lời bà Kelly, hóa ra là một cậu bé khá cao, mặt mũi sáng sủa giống như mấy anh chàng trai trẻ trong mấy bộ phim Hàn Quốc vậy. Cậu bé tên Hưng. Tiếng Mỹ, tên không có bỏ dấu, cái bảng tên của cậu bé là "HUNG", giống y như cái bảng tên của anh Hùng. Thằng con nuôi của anh Hùng, mấy người Việt Nam trong tiệm gọi cậu bé như vậy. Anh Hùng làm ca nào, cậu bé làm ca đó! Lần nào có dịp đi ngang qua quầy thịt, Kim cũng thấy cậu bé lò dò đi theo anh Hùng để xếp thịt lên kệ, hay đứng cạnh anh Hùng xem anh cắt thịt rồi được anh chỉ cách xếp thịt vào khay, bọc nylon, in nhãn tiền ra sao.
Một thời gian ngắn sau đó, Kim có kịp hỏi thăm cậu bé Hùng. Hóa ra là Hưng qua Mỹ mới được có ba tháng. Nhà Hưng ở một tỉnh miền Tây, là đại lý bia, thuốc lá. Bố Hưng là tài xế của 1 công ty du lịch. Hồ sơ bảo lãnh từ người dì kéo dài cả chục năm, đến lúc gia đình Hưng có đủ giấy tờ để qua Mỹ định cư thì ông bố Hưng và bà chị lớn trong nhà quyết định không đi Mỹ. Chỉ có bà mẹ Hưng, Hưng và hai cô em gái nhỏ tuổi hơn đi Mỹ mà thôi. Bây giờ cả nhà đang sống với gia đình người dì của Hưng. Hai cô em của Hưng đi học ở high school.
Ở Mỹ sao mà buồn quá cô ơi, Hưng than thở với Kim, chẳng có đi chơi đâu được hết, cháu lẩn quẩn ở nhà hoài nên điền hồ sơ đi làm. Kim nhìn cậu bé, hai bàn tay với những ngón thon dài, nước da mịn màng, không có một vết chai, mới làm ở quầy thịt chưa tới 1 tuần là đã than tay bị ngứa rồi. Phòng thịt lạnh, ai làm cũng mang găng tay, Kim khuyên cậu bé tay ngứa có thể do dị ứng với 1 loại găng tay, hay do tiếp xúc với bao loại hóa chất cuối ngày dùng để khử trùng, làm sạch máy móc, quầy cắt thịt và cả sàn nhà. Hưng thử loại găng tay khác xem thế nào, Kim nói với cậu bé.
Nước Mỹ đâu phải là thiên đàng hạ giới đâu kia chứ, Kim thầm nghĩ, ai qua đây cũng phải làm lại từ đầu, đi làm, đi học, trầy vi tróc vảy để vươn lên, chứ đâu phải một sớm một chiều là có xe  hơi, có nhà lầu, tha hồ ăn chơi vi vút đâu. Kim không nói với Hưng tất cả những gì Kim nghĩ trong đầu, chỉ khuyên cậu bé là bước đầu qua Mỹ ai cũng có khó khăn, phải ráng 1 thời gian. Hưng mới có hai mươi hai tuổi, trẻ, khỏe, còn bao nhiêu là sức lực, bao nhiêu thời gian để đi học, đi làm, để bươn chải vươn lên ở xứ người. Kim hỏi cậu bé có ý định học thêm hay không, khuyên cậu bé đến cái campus của community college ở gần đó để lấy danh sách lớp học, môn học xem thử, mấy tháng nữa là đến semester rồi, buổi đầu nếu ráng thì ghi danh đi học một lớp tiếng Anh ESL cũng tốt.
Bên quầy thịt, ngoài anh Hùng còn có mấy người nữa. Dạo anh chàng Julio người Mễ vào làm, cắt thịt rất giỏi nhưng tiếng Anh không nhuyễn, bà con khuyên cứ nói rồi họ sửa cho. Thời gian đầu Julio sợ chết khiếp mỗi khi phải làm ca tối, một mình một quầy thịt, khách hàng đặt mua thịt loại nào, loại nào Julio phải lặp đi lặp lui, hỏi xuôi hỏi ngược, lắm khi còn chạy qua quầy seafood kế bên túm anh chàng bên đó nhờ giúp dùm. Một thời gian sau, tiếng Anh của Julio tiến bộ rõ rệt, khách hàng đặt mua thịt loại gì, cắt mỏng cắt dày thế nào, anh chàng nghe trót lọt hết. Bây giờ, anh Hùng nói với Kim, ngoài chuyện dạy tay nghề còn phải dạy thằng Hưng tiếng Anh nữa. Hồi ở Việt Nam nó sống kiểu công tử quá, tiếng Anh đi học thêm rơi rụng đâu mất hết trơn!
Tiếng Anh, có mở miệng nói thì mấy người xung quanh mới giúp nếu mình nói sai, phát âm không đúng, còn vào chỗ làm không nói câu nào thì ai biết đâu mà giúp mình. Tui nói nó rồi, cùng làm ở trong tiệm với nhau, phải mở miệng nói thì riết rồi lưỡi nó mới trơn, chứ im thinh thít thì làm sao được. Tui nói với nó bằng tiếng Việt để chỉ nó làm cái này cái kia, nhưng từ từ nó cũng phải tập nghe tập nói tiếng anh để giao thiệp với mấy người khác trong chỗ làm chứ, anh Hùng bắt đầu than thở với Kim.
Thằng nhóc âm thầm làm việc, gói thịt, xếp thịt lên quầy, lấy mấy tảng thịt to tướng trong freezer đem qua phòng thịt để cắt, rồi đi đổ rác, đi rửa sàn nhà bên quầy thịt khi hết ca làm việc. Mấy lần buổi tối đóng cửa pharmacy xong, Kim đem bao rác trong pharmacy ra thì gặp cậu bé. Cậu bé ga-lăng nói Kim cứ để bao rác đó, nó sẽ quăng vào thùng rác lớn của tiệm dùm cho Kim.
Does he speak English" Mấy cô bé học high school làm cashier ở phía trên, giờ break 15 phút ngắn ngủi nhiều khi đến ngồi ở mấy cái ghế gần cửa ra vào của pharmacy, thấy Hưng im lặng đi ra đi vào từ quầy thịt gần đó, để ý và bắt đầu hỏi dò Kim. Yes, he does, Kim trả lời. Trả lời như vậy nhưng Kim biết là tiếng Anh của cậu bé cũng chưa được lưu loát. Cũng giống y như Kim hồi mới qua Mỹ vậy...
Thằng Hưng ăn vụng cua của bên seafood department, mấy tay làm bên seafood mét với tui!
Thằng Hưng đem bia vào chỗ làm, buổi trưa lunch break nó vừa ăn cơm vừa uống bia!
Thằng Hưng không có siêng, mình mà không để ý là nó lẩn đi góc kẹt nào đó mất biệt cả 10, 15 phút mới xuất hiện trở lại!
Gần một tháng sau khi cậu bé vào làm, anh Hùng thuật cho Kim nghe. Ba tháng probation, sau 3 tháng nó mà không ngoan ngoãn, không siêng làm, chắc tui phải xin kiếu không nhận nó vào làm quá, anh Hùng than thở với Kim. Bà Kelly nói với tui là bà nhận nó vào làm vì tin là nó chăm, làm việc năng nổ, bây giờ mà tui nói với Kelly là nó làm biếng, nhát việc, không qua nổi giai đoạn thử thách 3 tháng học nghề, không làm lâu dài ở tiệm được, khó ơi là khó! Nhức đầu dễ sợ luôn, anh Hùng nói. Đồng hương với nhau, mình muốn giúp lắm chứ, nhưng mà mướn nó luôn rồi nó làm biếng, tui gánh thêm phần việc nó không làm chắc chỉ có từ chết tới bị thương mà thôi.


Anh có nói với Hưng là uống bia trong chỗ làm là không được không" Anh có nói với nó là khi làm xong cái này cái kia ở trong quầy thịt, còn có bao nhiêu việc phải làm nữa không" Kim hỏi anh Hùng. Có chứ sao không, mà nói với nó sao giống nước đổ đầu vịt quá hà, anh Hùng trả lời, nhưng tui sẽ cố mà nói cho nó nghe lần nữa, lần nữa, lần nữa ...
Sau đó anh Hùng đi nghỉ hè hai tuần. Hai tuần không có anh Hùng, Kim thấy cậu bé làm chung với mấy người khác trong meat department. Có dịp đi qua hàng thịt, Kim nhiều khi thấy người này người kia nói chuyện với Hưng, chỉ nó cái này cái kia, và thấy Hưng chăm chú nghe.
Rồi anh Hùng đi vacation về. Kim gặp anh Hùng, thấy người đi vacation 2 tuần về mà sao "dung nhan mùa hạ lại kém tươi", Kim hỏi dò. Tươi sao được mà tươi, anh Hùng nói với Kim. Đi có 2 tuần, tui về, nghe bà con báo cáo về thằng Hưng muốn nổ lỗ tai luôn. Mấy người nói với tôi là thấy nó chôm cá, chôm thịt, chôm bia. Thằng Julio mét là thấy nó đi làm xách cái túi bự tổ bố, nhẹ hẫng, vậy mà tan giờ làm việc thì cái túi nặng trĩu, nó đeo cái túi lên vai đi mà gần như còng cả lưng. Julio nó rình và hai lần thấy thằng Hưng bỏ luôn một thùng 6 chai bia Miller Light vào trong túi sau giờ làm, rồi cứ tà tà đi ra cửa không qua cashier trả tiền. Bên seafood department mét là tháng vừa rồi họ mất cá, mất tôm lên đến cả mấy trăm dollars. Họ cả quyết là thằng Hưng có dính dáng trong đó không ít thì nhiều. Nó lại tiếp tục ăn vụng cua nữa, mà kỳ này là cua lột, thứ đắt tiền nữa chứ, anh Hùng than.
Rồi anh tính sao đây, Kim hỏi dò. Ăn cắp đồ trong tiệm mà không bắt quả tang, đâu có bằng chứng. Để tui cảnh cáo nó, anh Hùng nói. Làm ở tiệm, phía sau tiệm chất đầy đồ, hàng hóa nhập vào cao như núi, bia xếp thùng thùng đủ loại, mỹ phẩm, kem đánh răng, dầu gội đầu cả chục containers, quơ tay một cái là lấy dễ ợt, nhưng mà mình phải kềm chế cái lòng tham của mình lại, ăn cắp lặt vặt một hai lần không bị bắt rồi ăn quen ăn cắp vố lớn hơn, lớn hơn nữa, đâu có được. Khổ hết sức vậy đó, anh Hùng nói, nó ăn cắp như vậy là bôi xấu người Việt Nam làm ở tiệm, bôi xấu tổ tiên, dòng họ nhà nó, bôi xấu cả dân tộc Việt Nam mình.
Anh Hùng cảnh cáo cậu bé ra sao, Kim không biết. Vài tuần sau đó, anh Hùng cuối tuần đưa gia đình đi Atlantic City chơi, mua mấy cái T-shirt về làm quà cho mấy người làm chung. Tui đưa nó cái T-shirt, nó cám ơn, cầm lấy, rồi đưa tay ra vớ lấy cái cuộn bao rác bằng nylon trắng để trên kệ, từ từ dùng cái T-shirt của nó cuốn lấy cái cuộn bao rác, định cất vào cái túi của nó, anh Hùng mét với Kim. Tui đứng kế đó mà nóng cả mặt, tui giật cái cuộn bao rác lại, nói với nó nửa đùa nửa thật là không được lấy đồ của công ty như vậy, làm như vậy là chôm chỉa, là stealing, không tốt đâu, anh Hùng nói tiếp. Trời ạ, ăn cắp từ cái cuộn bao rác trở đi, sao mà mặt mày nó cứ tỉnh bơ, không có một chút gì áy náy hết.
Chuyện Hưng chôm cái cuộn bao rác ngay trước mặt anh Hùng giống như giọt nước làm tràn cốc. Nó vẫn tiếp tục chôm đồ, chôm chút chút, nhưng đều đều, anh Hùng nói với Kim, tui phải báo cáo lên bà Kelly thôi, cảnh cáo nó mấy lần, đâu tha nó hoài được. Biết nó chôm chỉa đồ trong tiệm mà bao che cho nó, tui lơ mơ cũng bị đuổi cùng với nó thôi. Mấy người khác trong meat department, seafood department, họ thấy nó chôm đồ mà không mét thẳng với manager của tiệm là một phần thấy nó còn nhỏ, muốn cho nó một cơ hội để sửa đổi, một phần họ nể tui, thấy tui kèm cặp nó mấy tháng nay, đối xử với nó như bát nước đầy, muốn tui nói chuyện phải quấy với nó để nó thôi không làm bậy nữa, vậy mà ...
Anh Hùng đã nói chuyện với bà Kelly lúc nào, Kim không biết. Nhưng mỗi lần gặp cậu bé làm ở quầy thịt, Kim thấy áy náy. Kim không chứng kiến nó lấy món gì trong tiệm hết, làm sao Kim nói thẳng với nó là đừng chôm chỉa nữa" Mà không nói với nó, nó lại tiếp tục ăn cắp, không sớm thì muộn sẽ bị bắt quả tang, mất việc đã đành mà lơ mơ còn đi tù nữa. Ngay từ ngày đầu tiên Hưng vào làm, Kim và cả mấy người Việt Nam khác làm ở tiệm đã dặn tới dặn lui nó là mua cái gì ăn cũng phải giữ receipt cho đến khi ăn xong mới quăng bỏ được, đừng nói tới chuyện mua sắm đồ trong tiệm, receipt phải cất giữ luôn luôn. Tiệm có bao nhiêu là camera, security trong tiệm có thể chĩa camera vào vô số department, nếu đã bị nghi ngờ là ăn cắp rồi thì càng được theo dõi kỹ nữa. Nỗi áy náy trong Kim cứ như là một quả bom nổ chậm. Quả bom cứ kêu tích, tích, tích, không biết nổ lúc nào, khó chịu dễ sợ.
Sáng Chủ Nhật Kim vào tiệm sớm. Khi lên trên văn phòng của tiệm để đánh thời khóa biểu làm việc của mấy người trong pharmacy và in báo cáo cuối tuần, Kim thấy đông nghẹt người ở trong văn phòng. Có một cái computer không ai dùng, Kim ngồi xuống và bắt đầu làm việc của mình. Bà manager Kelly và người assistant manager của tiệm đang đứng trước cái computer kế bên. Có một ông dáng ngời cao lớn ngồi viết viết gì đó ở bàn. Kim nghe tiếng bà Kelly kêu người assistant manager tìm trên computer hồ sơ của Hưng, the meat wrapper. Kim nhìn qua bà Kelly, hỏi dò chuyện gì xảy ra vậy. Bà Kelly chỉ tay về góc phòng, nơi có một cái túi giấy khá to nằm đó, nói với Kim là security của tiệm bắt quả tang Hưng lấy đồ và mang ra khỏi tiệm mà không trả tiền.
Kim đến gần cái túi giấy, nhìn vào. Hai chai dầu gội đầu Pantene-Pro V, shampoo và conditioner nằm trong túi cạnh một cái bàn chải đánh răng và một cây kem đánh răng. Có bao nhiêu đây thôi sao, Kim thầm nghĩ. That's it" Kim bật thốt. Không, còn nhiều nữa, người đàn ông ngừng viết ở bàn nói với Kim. Kim nhìn thoáng qua cái tờ giấy ông viết, đó là cái police report. Còn mấy vỉ thịt bò nữa, ông ta nói, đem để lại trên quầy rồi.
Kim rời văn phòng của tiệm, quay trở lại pharmacy. Ngang qua quầy thịt, Kim thấy dáng anh Hùng trong đó. Kim gọi anh Hùng. Anh Hùng bước ra, lắc lắc đầu, buồn hiu. Tui đã cảnh cáo thằng Hưng mấy bận rồi, vậy mà nó vẫn chứng nào tật nấy. Tính luôn giá tiền mấy vỉ thịt bò, hôm nay, nó chôm 62 dollars hàng hóa trong tiệm. Chôm chỉa tới 200 dollars thì bị kết tội đến felony, còn ăn cắp có 62 dollars thì nó sẽ bị đuổi mà thôi, không còn xin đi làm ở công ty mình được nữa. Sống lương thiện, không ăn trộm ăn cắp, điều đó đâu có khó khăn lắm, sao mà Hưng nó không làm được, anh Hùng nói với Kim, mong là nó học được điều gì đó từ vụ này để không làm điều gì sai trái nữa...
Hưng ơi, chú bé đồng hương ơi, không ai vui vẻ gì khi biết em bị đuổi đâu.
Karen N. Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,314,866
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”