Hôm nay,  

Làm Sao Biết Được Lòng Người

18/03/200900:00:00(Xem: 147936)

Làm Sao Biết Được Lòng Người

Tác giả: Lưu Hồng Phúc
Bài số 2562-16208639- vb431809

Bút hiệu là tên thật của tác giả. Lưu Hồng Phúc cho biết thích thơ văn từ thời trung học, đã phụ trách chương trình Vườn Thơ Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam Hải Ngoại nhằm giới thiệu Tác Giả và Tác Phẩm trên làn sóng Radio của Đài Phát Thanh Việt Nam Dallas, hiện chủ trương Thi Đàn HƯƠNG THỜI GIAN. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của tác gia.û

***
Sáng nay thứ bảy đường phố hơi vắng vẻ, tôi đi một mạch từ nhà đến chỗ làm mà không bị kẹt xe như mọi hôm, có lẽ vì năm nay lễ Độc Lập rơi vào ngày thứ ba nên nhiều hãng cho nghỉ luôn ngày thứ hai, rồi rất nhiều người tự mình lấy ngày nghỉ thêm để có long weekend đi xa thăm gia đình hay bạn bè, nên đường phố thênh thang quá.
Vừa ngừng xe trong parking, mở cửa ra ngoài tôi đã nhìn thấy một ông Mỹ trắng dáng người nhỏ, vẻ mặt buồn buồn, khoanh tay trước ngực, mắt đang nhìn ra xa, ông ta đứng ngoài hàng hiên cách chỗ tôi làm hai căn phòng. Mùa hè, mới khoảng hơn chín giờ sáng nhưng thời tiết quá oi bức, tôi vừa mở cửa phòng vừa nhìn ông ta và hỏi:
- Ông chờ người làm ở văn phòng bảo hiểm kế bên hả"
- Dạ không phải, ông ta trả lời tôi
Trời nóng quá mà ông ta cứ đứng bên ngoài đợi, tự nhiên trong lòng tôi thấy tội nghiệp nên tôi lại hỏi ông ta:
- Ông có muốn vào ngồi trong này đợi người ta không" Trong này tôi mở  máy lạnh mát hơn.
Thế là ông lẳng lặng đi vào. Tôi chỉ chiếc ghế cạnh cửa ra vào để ông ngồi đợi đây có thể nhìn ra ngoài, một lát sau dọn đồ đạc để bắt đầu một ngày mới xong, tôi lại hỏi thăm ông và  được ông cho biết:
- Mẹ tôi vừa mất tối hôm qua- ông nói trong nước mắt- tôi gọi phone cho anh rể nhưng không có ai ở nhà, tôi để lại lời nhắn và hẹn anh gặp tôi ở đây.
Tôi lại hỏi:
 -Còn chị ông đâu", chị ông có biết mẹ ông mất không "
Ông Mỹ cúi đầu gạt vội những giọt nước mắt đang lăn trên má rồi ngửng lên nhìn tôi trả lời.
-Chị tôi đang đi công tác ở Florida chưa biết việc này. Mà tôi thì..không có tiền để gọi long distance cho chị biết. Tôi chỉ để lời nhắn cho anh rể tôi thông báo cho chị ấy.
Thật là chuyện đáng buồn. Có ai ngờ đâu chính người Mỹ trắng này cũng phải chịu cảnh thiếu thốn đáng thương ngay trên chính quê hương của họ. Một quê hương được mệnh danh là thiên đường đối với những người mới nhấp cư làm lại cuộc đời. Tôi nghĩ ông ta để lời nhắn nhưng nếu người anh rể  không nghe thì ông đợi ở đây biết chừng nào mới gặp được. Tôi lại hỏi ông.
-Thế nếu anh rể ông không nghe thì sao"
Ông bật khóc và nói:
-Tôi không biết làm sao!
Tôi bảo ông bình tĩnh và cho tôi biết sự việc . Ông kể rằng ông đang làm việc trong Shopping Mall gần đây trong tiệm Macy s hơn 5 năm, trong kỳ giảm nhân viên vừa qua, ông bị thất nghiệp đã hai tháng nay, bây giờ mẹ ông mất thình lình, ông không đủ tiền đổ xăng để chạy về nhà.
- Nhà ông ở đâu, có xa không " 
-Nhà tôi ở Longview cách đây khoảng hơn 3 giờ lái xe. Ông trả lời tôi
Nghe ông kể tôi cũng thấy bồi hồi  xúc động. Nếu thực sự như vậy mà ông không về gặp mẹ lần cuối cùng thì cũng tội lắm. Tôi đang phân vân không biết ông ta có nói gạt để xin tiền không , vì việc làm này tôi thường gặp trên các đường phố, cũng đôi khi họ vào tận chỗ làm kể lễ đủ thứ chuyện thương tâm hầu mong nhận được tiền từ những người có lòng hảo tâm hay xúc động như tôi. Có được tiền rồi là họ mua  ngay xì ke hút cho qua cơn nghiện hay mua rượu uống say sưa trên đường phố, sinh ra lắm điều phiền toái nơi công cộng.
Nhưng mà nghĩ lại, chính tôi là người tự động hỏi thăm ông ta trước, chứ không phải ông đến hỏi xin tôi. Hai sự việc sẽ khác nhau, nếu người này hỏi trước người kia. Sau khi suy nghĩ đắn đo tôi lục lạo trong túi xách chỉ vỏn vẹn có hai mươi dollars, tôi tính chia cho  ông ta một nửa, nhưng rồi thấy đoạn đường dài và sự cấp bách của công việc cần gặp lại mẹ, tiễn đưa trong giờ cuối cùng, tôi  đưa hết cho ông và nói.
- Tôi chỉ còn khoản tiền này, chắc đủ để ông đổ xăng và chạy về nhà gặp mặt mẹ ông. Xin chia buồn cùng ông và gia đình.
Tôi đã hai lần không gặp mặt song thân khi hai người qua đời, việc này  làm tôi buồn và hối hận, dẫu biết rằng vì hoàn cảnh tôi không về được, nhưng nỗi đau này cứ ray rứt lòng tôi, nay gặp người đồng cảnh, tôi muốn làm một việc gì giúp thêm cho người đàn ông đáng thương này. Tôi lại bảo ông ngồi đợi tôi một chút, rồi chạy qua tiệm kế bên là văn phòng bán bảo hiểm và vé máy bay,  kể rõ sự việc cho mọi người để xin giúp đỡ, nhưng chẳng ai động lòng, họ còn bảo tôi bị gạt tiền rồi. Cô chủ văn phòng chạy ra nhìn mặt người đàn ông rồi trở vào  nói lớn bằng tiếng Việt Nam.
       - Trông mặt thằng cha này lưu manh lắm. Chắc là dân nghiện xì ke hết thuốc rồi. Đừng dại mà cho nó.
Tôi trở về cửa tiệm của mình nhìn ông lắc đầu .Chắc ông ta nhìn vẻ mặt của cô chủ tiệm và thái độ tò mò của cô nên đoán được kết quả  cuộc du thuyết không đem lại kết quả của tôi . Ông đứng lên chào và nói trong tiếng khóc là ông cám ơn rất nhiều và sẽ trở lại hoàn trả số tiền cho tôi. Lúc ông ra xe tôi nhìn theo thấy chiếc xe màu trắng, bảng số xe có in hình con thỏ dấu hiệu của tạp chí playboy trông cũng còn mới.
Tiệm buổi sáng vắng khách làm tôi có thì giờ suy nghĩ. Nếu ai đó nhắm vào lòng tốt của người khác để gạt gẫm mong đạt được những điều mình muốn là một việc làm không tốt đáng khinh, nhưng nếu vì đói hoặc túng quẩn quá mà làm như vậy có đáng trách hay không" Tôi vẫn thắc mắc thực hay giả chỉ có người làm ra điều đó biết và trời biết mà thôi. Ai biết được lòng người! Làm được điều tốt thì mình cứ làm. Ai gạt gẫm thì người đó mang tội với trời với đất. Nhưng chắc người đàn ông kia không đến nỗi tệ. Đôi mắt đỏ hoe vì nước mắt và dáng vẻ cũng hiền từ. Chỉ mong rằng mình không bị lầm người hay ít ra việc làm hôm nay cũng không là vô ích.
*
 Hai hôm sau vào ngày thứ hai, chỉ còn một ngày nữa là đến lễ Độc Lập nên khách hàng đến tiệm tôi, ra vô nườm nượp. Thiên hạ cần tân trang lại con người trước ngày tiệc tùng nên đến ngồi chờ cắt tóc. Lâu lâu mới có được ngày như thế này. Tôi mải mê với công việc kiếm tiền nên quên cả thời gian. Đến khi xong người khách cuối cùng thì bên ngoài trời đã tối. Tôi đang định quyét dọn và tắt đèn ra về thì có người thập thò trước cửa. Ai đến cắt tóc vào giờ này nữa. Đã muộn quá rồi, tôi ra dấu hết giờ không làm việc nữa nhưng người khách chậm trễ không để ý đến sự ra dấu của tôi cứ xông vào. Tôi bực quá hét lên.
- Xin lỗi ông, hết giờ rồi. Tôi đang đóng cửa.
Người đàn ông cứ xăm xăm bước tới làm tôi lo lắng quá. Hay là cướp.Thôi đúng rồi chắc thằng cha này muốn ăn cướp hay sao.Tôi bỗng thấy người mình lạnh toát và run bắn lên. Hai tay luống cuống  chưa biết phải làm sao. Tay đang cầm cái chổi dài tôi muốn vất đi để với lấy chiếc điện thoại đang để gần đó mà không nhúc nhích được. Chết tôi rồi.
Nhưng tôi bình tĩnh laị ngay khi nhận ra dáng vẻ quen thuộc của người đàn ông Mỹ da trắng hai hôm trước đây tôi đã cho tiền. Ông ta ra dấu cho tôi đừng sợ , rồi yên lặng rút từ trong túi quần ra một xấp tiền, lấy ra tờ giấy hai mươi đồng, đưa cho tôi.
-Xin trả lại bà hai mươi đồng bà cho tôi hôm trước. Xin cảm ơn bà đã giúp tôi trong lúc thiếu thốn.
Tôi vui mừng vì mình đã giúp đúng người và thầm trách  vợ chồng cô chủ tiệm kế bên đã vôi vã kết án lầm người đàn ông này. Ông bà ta thường nói " trông mặt mà bắt hình dong". Mặt mũi người đàn ông này hôm nay trông sáng sủa chứ không thiểu não tội nghiệp như mấy hôm trước. Tôi thực sự vui mừng muốn hỏi thăm xem ông về Longview có kịp gặp bà mẹ không nhưng ông ta  quay ra ngay, dáng vẻ vội vã bước nhanh về phía chiếc xe màu trắng . Tôi nhận thấy có một người nữa đang ngồi cầm vô lăng xe  chờ, chắc là người  anh rể mà ông nói hôm trước. Ông Mỹ bước lên, chiếc  xe chạy đi  ngay ra khỏi parking lot  chìm trong con đường nhấp nhòa bóng tối. Tôi bước ra hẳn ngòai cửa tiệm nhìn theo.


Lúc quay vào tôi ngạc nhiên thấy cửa tiệm bên cạnh đèn vẫn sáng choang tuy cửa vẫn đóng kín. Mấy hôm nay gian hàng bên cạnh tôi cũng đông khách lắm. Ông chồng  bán cho một hãng bảo hiểm tư còn  bà vợ thì bán vé may bay và chuyển tiền về Việt Nam. Công việc của cả hai chắc làm ăn phát đạt vì tôi thấy lúc nào cũng có khách ra vào. Họ đi sớm về trễ là chuyện rất thường. Tôi không ưa tò mò và để ý đến những chuyện của người khác nên lại quay vào dọn dẹp.
Đến lúc khóa cửa ra về tôi mới nhận ra những ánh đèn màu xanh đỏ chớp sáng liên tục ngay trước dãy cửa tiệm tôi. Chúa ơi chuyện gì đã xẩy ra mà hai ba xe cảnh sát thi nhau chớp đèn tỏa sáng cả một vùng. Rồi tiếng ồn ào cùng với những bóng người lố nhố vây quanh cửa tiệm bên cạnh. Cháy nhà hay sao mà có cả xe cứu hỏa hú còi ầm ĩ thế kia. Tôi hớt hải chạy xuống  bực thềm hỏi vội người cảnh sát đang cầm chiếc đèn pin dài  ngoắc tay ra hiệu cho mọi người lui rộng ra .
-Chuyện gì xẩy ra vậy thưa ông "
Ông ta không trả lời  chỉ ra dấu cho tôi lui vào cửa tiệm. Lui vào sao được nữa khi tôi đã khóa cửa rồi. Tôi định bước tới  hòa vào đám đông người  tò mò đang đứng ngoài kia nhưng ông cảnh sát không cho. Ông lại ra dấu cho tôi đứng yên tại chỗ. Chết chưa , chuyện gì xẩy ra cho tôi thế này. Tôi đành mở cửa tiệm ngồi xuống chiếc ghế dành cho khách hàng chờ đợi, nhưng mắt vẫn không rời cửa tiệm kế bên của vợ chồng cô chủ bán vé máy bay và chuyển tiền về Việt Nam.
Tôi đợi không lâu thấy tóan lính lấy từ trong xe cứu hỏa một chiếc băng ca đem vào. Một lúc sau họ khiêng ra  một người nằm dài, chắc là ông chồng vì theo sau là cô vợ đầu tóc rũ rượi vừa đi vừa khóc. Chuyện gì đây. Có lẽ cái ông này bị trúng gió hay đau tim bất tử. Ông ấy có qua khỏi không hay đã chết rồi.
Nhưng chắc là không có chuyện nguy hiểm như tôi tưởng vì người nằm trong băng ca thình lình nhỏm đầu lên ý chừng muốn nói gì với cô vợ và cô ta gật gật cái đầu. Tóan lính đẩy cáng lên xe và cô vợ bước vào luôn. Xong xuôi còi lại hú lên chạy vào đêm tối nhưng đám xe cảnh sát vẫn còn đậu lại chớp đèn.
Người cảnh sát cầm chiếc đèn pin dài bước lên thềm đưa tay gõ cửa. Tôi bước hẳn ra ngoài. Ông chào  rồi tươi cười cho biết là tiếm kế bên bị cướp và ông muốn hỏi tôi vài chuyện. Bọn cướp có hai đứa, giả làm khách hàng mua vé máy bay, xông vào rút súng uy hiếp ông chủ  trói vào thành ghế và bắt bà vợ vơ vét hết tiền buôn bán được trong ngày. Chúng dùng súng đánh vào đầu ông chồng ngất đi luôn làm cô chủ sợ quá có bao nhiêu tiền nạp hết cho chúng. Xong xuôi chúng trói luôn cô chủ vào một chiếc ghế khác, nhét giẻ đầy miệng rồi bình tĩnh bước ra. Cô chủ cứ giãy dụa, ú ớ trong họng mà không kêu lên được. Một lúc sau ông chồng mới tỉnh lại, cô chủ ưỡn người lên xuống, lê hai chiếc ghế xích lại gần nhau. Cũng may là hai chiếc ghế có bốn  bánh xe phía dưới nên càng lúc cô tiến lại gần chồng hơn. Đến khi sát cạnh nhau ông chồng cố gắng rút dây cới trói cho vợ. Mối giây thắt gút theo lối hướng đạo tuy chắc mà rất dễ mở ra. Tay cướp này cũng là dân chơi nên biết đủ mọi thứ.
Tôi cũng đã hiểu được phần nào câu chuyện. Hèn gì mà người ta cho ông chồng nằm trên băng ca , chắc vì vết thương trên đầu. Nhưng bọn cướp là ai, ở đâu tới mà táo tợn như vậy. Hay là....Không thể nào như thế được, người đàn ông khóc mẹ hai hôm trước trông thật thiểu não và thương tâm quá, có lẽ nào.
Nhưng sao chỉ mới hôm kia không có một xu để đổ xăng về thăm mẹ mà hôm nay ông ta lấy đâu ra nhiều tiền thế. Nhìn xấp bạc  trăm, dầy cộm tôi không khỏi ngạc nhiên. Linh tính cho tôi biết có một điều gì liên quan từ người đàn ông da trắng này với vụ cướp. Và, nếu tôi đóan không lầm thì tên cướp này không những đã biết đủ thứ mà còn là một kịch sĩ có tài nữa. Vở kịch mà anh ta đóng  đã làm cho tôi có lúc nghẹn ngào cảm động. Có thật thế không đây. Hay tôi lại nghi oan uổng cho người ngay thẳng. Cái sự thực hay oan uổng cứ giằng co trong đầu làm tôi không biết quyết định ra sao. Nhưng cuối cùng thì tôi cho rằng dù sao thì mình cần nói lên sự thực để căn cứ vào đó những người chuyên môn sẽ tìm ra thủ phạm. Nghĩ thế nên tôi nói cho người cảnh sát biết là tôi rất sẵn sàng giúp ông nếu tôi biết được điều gì liên quan đến chuyện cướp vừa xẩy ra ở gian hàng bên cạnh. Ông ta nghiêm giọng hỏi tôi. 
Chuyện xẩy ra bên cạnh mà bà không hề hay biết gì ư. Bà có thấy ai lảng vảng quanh đây trước lúc sáu giờ chiều không"
Tôi thành thực trả lời ông.
-Tôi chẳng thấy ai lảng vảng trước cửa tiệm như ông hỏi vì bận bù đầu với khách khứa., mà hôm nay lại gần ngày lễ rồi nên chủ , thợ gì cũng không nghỉ tay , khách đông quá , chúng tôi chẳng có thời giờ để ý đến ai.
-Thế bà có thấy điều gì mà bà cho là đặc biệt không" Như là một hành động bất thường, một hành đông khả nghi chẳng hạn.
-Tôi đã nói với ông rồi, tôi chẳng có thời giờ rảnh để quan sát chung quanh. Nhưng mà có chuyện này tôi muốn nói với ông không biết có giúp  được gì không"
 -Chuyện gì vậy, xin bà cứ nói sự thực cho chúng tôi biết.
- Lúc tôi sắp ra về có một người đàn ông da trắng bước vào đây trả lại tôi số tiền mà tôi đã cho anh ta hôm trước.
 - Trả lại tiền mà bà đã cho hắn ta. Anh ta xin tiền của bà bao giờ".
Mắt người cảnh sát sáng lên hỏi dồn về người đàn ông da trắng và câu chuyện cho tiền. Tôi tả lại cho ông nghe tòan bộ câu chuyện về người đàn ông có bà mẹ mới chết ở Longview. Từ dáng người đến những giọt nuớc mắt thảm sầu của anh ta đã làm cho tôi xúc động. Tôi cũng không quên cho ông biết những giọt nước mắt đó đã làm tôi phải đi sang tiệm kế bên để xin thêm tiền cho anh ta mà không được thêm. Rồi thêm nỗi ngạc nhiên của tôi khi thấy chỉ hai hôm sau, tức là ngay tối hôm nay, lại thấy anh ta rút ra  một xấp giấy bạc trăm dày như quyển sách. Tiền ấy ở đâu ra và lẽ nào ông đến đây chỉ để trả lại cho tôi hai chục đồng và một lời cảm ơn. Hay chính là anh ta đã...
- Giấy bạc trăm mà giày như quyển sách. Chính mắt bà trông thấy.
- Thì chính anh ta rút ra trước mắt tôi mà.
 Người cảnh sát chăm chú nghe tôi kể và ngắt lời tôi rất nhiều lần để hỏi thêm chi tiết. Cụ thể là hình dáng, lời nói và cử chỉ rồi lặng thinh suy nghĩ. Tôi đoán rằng ông đã nắm được phần nào câu chuyện.
Hơn một tuần lễ sau ông ta trở lại báo cho tôi biết tin vui là đã bắt được hai tên cướp cạn. Sau khi tra hỏi vặn vẹo bằng những chuyên môn trong ngành cảnh sát ông ta đã tìm ra sự thực. Nhưng tin tức mà ông tiết lộ không khỏi làm tôi giật mình.
- Rất may cho bà là lúc đầu tiên, chúng định vào cướp tiệm của bà vì chúng nghĩ bà là chủ tiệm hớt tóc chắc có nhiều tiền mặt. Chúng dựng nên câu chuyện mẹ chết để vào quan sát trước khi ra tay. Nhưng lòng tốt và sự ân cần giúp đỡ của bà làm cho chúng cảm động nên đã bỏ ý định này mà nhắm vào tiệm bên cạnh. Không ngờ tại đây chúng vớ được một mẻ lớn đến hơn hai chục ngàn đô la.
- Hơn hai chục ngàn đô la. Tiền đâu mà họ có nhiều thế"
- Tôi không biết, đó là chuyện của sở thuế. Tôi chỉ muốn nói cho bà biết để từ nay trở đi nên coi chừng những đứa giả vờ đói rách để xin tiền. Đất nước này có sở an sinh xã hội, chẳng để ai phải đói khát đến nỗi phải xin ăn trừ những bọn đầu trộm đuôi cướp, nghiện hút xi ke ma tuý.
Tôi cảm ơn ông cảnh sát đã cảnh báo cho tôi biết chuyện này, nhưng gương mặt và những giọt nước mắt của người đàn ông mất mẹ - dù bây giờ tôi biết không là sự thực- vẫn làm tôi xúc động. Đi ăn cướp mà còn tình cảm, quay lại trả tiền như cái anh chàng này thì bị bắt là phải rồi.
Còn vợ chồng cô chủ tiệm bên cạnh nữa. Đóng cửa cả mấy tuần rồi chưa mở lại. Chắc cô vợ chưa hoàn hồn. Nhưng tiền đâu mà họ có lắm thế. Nhưng tôi nghĩ lại ngay. Phải rồi, vợ chồng cô chủ kế bên bán vé máy bay và chuyển tiền về Việt Nam là chính yếu thì trong tiệm có nhiều tiền mặt là chuyện bình thường.
Tôi cảm ơn trời đã thoát được tai họa này. Nếu bị cướp chắc tôi sẽ sợ quá, lăn ra mà chết  luôn không chừng. Cuối cùng tôi cũng nhận ra rằng: Làm sao đoán được lòng người và của mình cho đi không bao giờ uổng phí.
Lưu Hồng Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến