Hôm nay,  

Bệnh Trầm Cảm

05/03/200900:00:00(Xem: 130408)

BỆNH TRẦM CẢM

Tác giả: P.H.T
Bài số 2549-16208626- vb530509

Tác giả đã từng viết một số bài báo. Bài viết về nước Mỹ sau đây của bà là một tự truyện của người bị trầm cảm. Mong bà vui khoẻ và tiếp tục viết như một cách chia xẻ cho nhẹ lòng và vui sống.

***
Người ta gọi là bệnh trầm cảm, nhưng theo tôi đó là chứng trầm cảm, vì bệnh thì sẽ chữa khỏi, còn chứng thì tái đi tái lại nhiều lần, và không biết chứng quái ác nầy đã nhập vào tôi từ lúc nào, nó không có triệu chứng và chẳng rõ nguyên nhân, có lẽ do những cái chết đột ngột của người thân, hoặc lo lắng quá độ, hoặc ôm đồm vào mình với những trách nhiệm quá nặng nề, và không thể giải quyết được, cái gì cũng lo, chuyện gì cũng để tâm suy nghĩ, người thân nghèo khó cũng muốn hi sinh....tất cả, tất cả đã đem lại cho tôi một gánh nặng nề, đôi vai trời phú đã còng lại càng ngày càng còng hơn, Có nhiều lúc tự hỏi, tại sao tôi phải làm như vậy" Hãy "quảng gánh lo đi và vui sống" nhưng không thể nào được, bởi vì khi mới lọt lòng mẹ, tôi đã khóc đúng 3 tháng 10 ngày.
Trầm là những gì thuộc về sâu, lắng, đọng
Cảm là cảm giác, cảm nghĩ, cảm tưởng, cảm động. Hai hình thái đó tạo thành một chứng bệnh quái ác, nó làm cho tâm trí suy nghĩ liên tục và không ngủ được. Từ những thao thức, những dằn vặt, lo lắng tạo ra một cảm giác sợ sệt, nôi da gà, lạnh xương sống, và đau buốt xương vai. Có nhiều lúc như muốn vơ cả thế giới vào đầu óc nhỏ bé của ta để điều khiển chúng, và vì không giải quyết được việc gì, đâm ra thất vọng và tìm một cách giải thoát. Có người nghĩ đến cái chết là cách thoát ra khỏi áp lực cuộc sống, riêng tôi thì không, nhưng theo đức tin công giáo chết là hưởng hạnh phúc nước trời, nếu thao thức hoài sẽ thành bệnh, và cơ thể càng ngày càng yếu liệt, và từ đó nảy sinh ra một ý nghĩ không sợ chết nữa, nhưng không dại gì để dùng thuốc đưa đến sự giải thoát. Chỉ  biết chấp nhận một cái  chết mà Chúa đã an bày riêng cho mỗi kiếp người. Tôi sẵn sàng thưa: "Dạ, con đây. Xin Chúa hãy làm cho con theo Thánh ý của Chúa". Con người không thể nào cãi lệnh Tạo Hóa quyền năng, Ngài muốn nên thế nào, thì ta phải như thế ấy.
Mặc dù vậy, sau những đợt chữa trị, tôi cảm thấy tinh thần lấy lại sự thoải mái và yêu đời, tôi thích hát Thánh ca, thích sinh hoạt hội đoàn và muốn trở lại trường học. Bởi vì khi đến nước Mỹ, tôi đã là một Dược Sĩ trung cấp; và theo ý người nhà, tôi đã chọn nghành thẩm mỹ, nghề "Nail". Nó không phù hợp với năng khiếu và tuổi đời, đó là thất vọng đầu tiên. Thế là tôi bôn ba đi tìm việc, với 3 tháng ở đất lạ xứ người, số tiền ít ỏi ở Việt Nam đem sang chỉ còn mấy trăm đồng. Một lo lắng tràn ngập tâm tư khi chạy đôn chạy đáo xin việc chỗ này, chỗ nọ. Ngay cả onestop 0 center mà tôi cũng đạp xe đạp tới nơi. Rồi những ngày đi xe bus tìm việc trong cơn mưa tầm tả mùa đông, người ướt như chuột. Đi trong cơn mưa lạnh, chặng đường về nhà thì còn quá xa, nhưng tôi vẫn hát "Tôi ơi! Đừng tuyệt vọng!" nhưng càng nghĩ càng lo âu: bởi đâu, bởi đâu tôi lại thế nầy" Tôi đi tìm tự do, tìm thiên đường nước Mỹ, và tìm tương lai cho con gái..."
Với bản tính cương trực, tôi thường hành động với những ý tưởng táo bạo, cứng rắn. Vào thời học sinh, thầy Nguyễn Đức Tuân (bây giờ là Linh Mục) đã phong cho tôi danh hiệu "Bà Mẹ Chiến Sĩ", thầy không bao giờ gọi đích danh tên tôi, khi nghe gọi Bà Mẹ Chiến Sĩ là tôi tự động lên bảng, tôi cứng rắn và kỷ luật đối với chính mình, thế mà giờ đây, tôi yếu đuối như một loài hoa trước gió, những tư tưởng ra đi để làm một cái gì đó giúp ích cho người thân và cho cộng đồng vụt tan biến.
Vì những thất bại nầy đến thất bại kia, suốt một tháng trời đi làm việc, không mang lại kết quả gì.
Rồi một bữa kia tình cờ đi mua 1 cuốn Kim Tự Điển tại nhà sách Văn Bút, cô Văn Bút đã giúp tôi tìm một công việc tại bánh cuốn Tây Hồ, sau một tuần cật lực, vận dụng trí nhớ để đứng khâu bún nước, việc làm không trôi chảy, vì quá nhiều loại bún mà trước đây tôi chưa hề biết đến. Cho nên bà chủ quán đã cho thôi việc.
Cầm 400 dollar trong tay mà nước mắt tuôn trào; vẫn chưa bỏ cuộc, tôi đọc báo và tìm đến cafe lover, với việc rửa ly, nó quá nhẹ nhàng và quá ít tiền. Tôi lại nghỉ việc. Đến take care một bà già 84 tuổi, người Tàu, bà không rành tiếng Việt, nên lục đục trong cách ăn nói.
Đó đúng là ngày mồng 1 Tết con chuột, bà bắt tôi đẩy bà lên chùa với chiếc xe lăn, tôi loay hoay không biết xếp lại như thế nào để bỏ vào cốp xe, bị bà la như trời giáng, thế là nước mắt tủi nhục tôi lại tuôn trào, chiều về tôi quyết định nghỉ việc, vì khớp tay phải quá đau khi đẩy bà ta đi ra đường mỗi buổi sáng.
Nghỉ Tết được 1 tuần, tôi kiếm ra một việc mới: Babysister. Nhà người chủ ở tận Newport Beach, nên phải ở lại nhà chủ, một tuần về một lần. Ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, vì họ chưa biết tâm tính của mình, họ nghi ngờ đủ thứ. Mỗi đêm họ check phone coi mình đã gọi đi đâu, cho ai. Điều đó cũng đúng thôi, vì "nào ai lấy thước mà đo lòng người" huống chi mình mới từ Việt Nam qua, chân ướt chân ráo. Tôi cố gắng làm việc thật tốt để lấy lòng chủ và hai đứa nhỏ. Được bảy tháng làm việc, tôi bỗng nhận ra có điều gì đó khác thường ở bà chủ. Bà thường gọi phone về nhà hỏi chừng 2 đứa trẻ: Ba đi làm chưa" Cô H. đang làm gì" ... Tuy tụi nhỏ chỉ trả lời bằng tiếng Mỹ nhưng tôi hiểu được câu hỏi của bà, và nhiều lần, rất nhiều lần con bé nói với tôi: "Daddy thích cô H. lắm, mommy nói vậy." Tôi hơi ngạc nhiên tự hỏi: thích là như thế nào" Và tôi để ý đến hành động cử chỉ của ông chủ, ông ta không có vẻ gì khác lạ cả, tính tình ông ta vẫn nghiêm trang, đứng đắn, ổng chỉ nói, sai bảo khi cần thiết, nhưng tính tôi thì năng động. Tôi thích nói chuyện và hỏi han về những vấn đề tế nhị ở Mỹ. Có lần con bé nói với tôi: "Mommy không thích cô H. nói chuyện với daddy." Tôi thực sự nhận ra ở bà chủ có một điều gì đó nghi ngờ, khi ông ta đưa tôi về nhà, suốt đường ông ta chỉ nói chuyện với 2 đứa nhỏ, bà ta thinh lặng không một lời nói chuyện với ai cả, không khí nặng nề làm tôi muốn mau về đến nhà.


Thế là tôi suy nghĩ suốt đêm đó, tôi quyết định nghỉ việc, tuy công việc rất nhẹ nhàng, nhưng đối với tôi, tinh thần quan trọng hơn cả. Tôi không muốn ai coi thường nhân cách của mình và lòng tự trọng của tôi bị tổn thương. Tôi nói với chồng tôi: Em xin nghỉ việc.
Tôi không nói rõ lý do, vì chồng tôi là một người đa nghi, biết đâu nghĩ ngược lại thì sao"
- Em đúng là người cõi trên!
Ông chồng nói một câu như gáo nước tạt vào mặt. Ông ta có hiểu cho cảm giác bị người khác xúc phạm là thế nào" Vì tôi bị trầm cảm chứ không phải điên. Thế là có sự hiểu lầm xảy ra giữa chồng tôi vì bài viết "Mẹ Mốc". Đó là một bài viết nửa thật và nửa tưởng tượng. Tình cảm vợ chồng lung lay, tôi thu mình vào garage để khóc như một đứa bé. Tôi thật sự thất vọng. "Chúa ơi, Chúa ở đâu" Xin cứu con, chỉ có Chúa biết con, chung quanh con họ không hiểu con."
Tôi lang thang đi trong đêm như một người mất hồn, chân không mang dép, chỉ một cái áo cụt ngủn, vừa đi vừa khóc, tôi quyết định đi đến TTYT Nhân Hòa, nhưng vì chạy bộ và đường quá xa, tôi không thể nào đi đến đó, và vì con gái thấy mẹ bỏ đi thì khóc lóc quá đổi, nó gọi điện thoại liên tục, nhưng tôi không bắt máy, tôi muốn trốn thoát khỏi người chồng đó, tôi giận lắm, tủi lắm, tôi nghe message con gái nói: "Mẹ ơi, mẹ ở đâu" Ba cũng bỏ đi nữa rồi, con biết phải làm sao đây"" Tôi chợt khựng lại vì thương con, lúc đó tôi đang ở trước nhà thờ, tôi nghĩ đến đức Mẹ là nguồn an ủi khi con cái đau khổ, thất vọng. Tôi chạy đến bên chân Mẹ và gục đầu khóc nức nở: "Lạy Mẹ, xin cứu con thoát khỏi cơn gian nan này." Ngay lúc đó, con gái lại gọi, tôi bắt máy. "Mẹ ơi, Mẹ ở đâu để con đi tìm mẹ về." Tôi nói trong tiếng khóc:
- Mẹ đang ở với Đức Mẹ Lộ Đức, nhà thờ Saint Barbara.
Nó đến đón tôi về, và hết lời khuyên nhủ. Nó như một thiên thần đem tin vui cho tôi, cho chồng tôi, tôi không biết lời lẽ khôn ngoan và sáng suốt của nó từ đâu" Nó nói, đó là Chúa Thánh Thần nói, con chỉ là khí cụ, nó làm cho cha mẹ được hòa giải, gia đình trở lại êm ấm, chồng tôi đã hiểu được nỗi oan của tôi.
Con ơi, mẹ đã sinh con ra, nhưng Thánh Thần đã ngự xuống trên con, và hôm nay Ngài đã ban lại cho mẹ sự sống mới. Thế là tôi quyết định về Việt Nam bán căn nhà đã để tên cho con trai. Người con dâu giận dỗi vô cùng, vì tôi đã không giữ đúng lời hứa, nó đâu có ngờ ý định táo bạo của tôi là để cứu một tương lai cho con gái, gia đình tôi, và nếu thành công tôi sẽ về Việt Nam mua lại căn nhà khác để cho chúng ở.
Với số tiền ít ỏi chỉ đủ đầu tư vào một trường tư với lớp học LVN. Tôi nghĩ khả năng mình có thể học được, vì trí nhớ còn rất tốt và kiến thức sẳn có, sau một kỳ test tôi đã pass. Người manager của trường báo tôi là ngày mai lúc 8:30 AM có mặt để interview.
Ngày đầu tiên tôi tạo cho bà giám đốc một ấn tượng không mấy tốt đẹp. Lý do: đi trễ, trả lời bằng tiếng Anh không trôi chảy, lại dẫn theo cả ông chồng vào phòng interview. Sau nỗ lực xin try lại lần nữa, bà ta thẳng thừng trả lời:
- Phải về học ESL thêm 6 tháng nữa.
Và có một điều xúc phạm quá sức của bà ta là: "Mầy đem theo chồng để làm gì" Có phải copy test hay không""
Tôi giật mình: "No, no, you are wrong idea! He's not study LVN!"
Sau một tuần lễ, tôi vẫn không bỏ cuộc. Tôi đến trường và xin interview lần nữa. Lần này gặp bà giám đốc người Mỹ (đen). Sau một giờ làm việc, trao đổi, bà nhận tôi vào học. Bà rất thông cảm khi thấy nước mắt tôi cứ chảy ra, không cầm được. Tôi thật sự yếu mềm như ngày đầu cắp sách đến trường, tôi cảm ơn bà rất nhiều.
Không biết có phải vì lý do của tôi mà bà giám đốc cũ bị đổi đi nơi khác" Tôi cảm thấy hối hận vì sự việc xảy ra. Nó không mang lại cho tôi niềm vui vì được đi học, các bạn học trong lớp LVN rất ghét tôi, vì tôi mà cô giáo của họ phải đổi đi, nghe nói cô ta có một lối dạy rất hấp dẫn, dể hiểu. Điều đó làm tôi thật buồn, với lại tuổi của tôi đã già, có mang lại lợi ích cho người khác không"
Con gái tôi an ủi: "Thôi việc đã lỡ rồi, mẹ đừng buồn nữa, cố gắng học cho tốt để người ta khỏi chê bai mình." Tôi chăm chỉ học như ngày còn trung học. Được hai tuần lễ, áp lực của việc học đè nặng tâm trí, cùng với việc nghe giảng tiếng Mỹ quá nhanh của cô giáo, và việc mất ngủ lại đến, tôi phải uống thuốc thường xuyên nhưng cứ 2 giờ sáng thức giấc là không thể nào ngủ lại được, đành phải dậy học bài. Chỉ mới hai tuần mà sức khỏe đã giảm sút hẳn. Không lẽ gãy gánh nửa đường sao" Tôi không muốn nghỉ học chút nào, vì các người làm việc trong Ban Giám Hiệu đã tận tình giúp tôi và khuyên: "You don't give up."
Theo lệnh của trường, tôi đi khám sức khỏe tổng quát để điền vào phiếu sức khỏe học sinh, bác sĩ khuyên tôi nên nghỉ học, lý do là căn bệnh quái ác đã lại xuất hiện vì áp lực của việc học, và qua cách nói chuyện và tâm sự với bác sĩ, họ biết rằng chứng trầm cảm đã tái phát, và có lẽ nặng hơn. Bác sĩ Khải ở TTYT Nhân Hòa khuyên tôi đến gặp bác sĩ cố vấn tâm lý. Tôi đã nghe lời của B/S Paul Hoàng quyết định nghỉ, để số tiền đó đầu tư vào việc học cho con gái. Tôi bảo nó:
- Vì bệnh của mẹ cần phải nghỉ ngơi, con chịu khó học để sau này giúp ba mẹ, ba mẹ tuổi đã lớn, tìm việc khó khăn, con thương mẹ thì ráng hy sinh cho mẹ nghe con.
Con gái tôi là một đứa ngoan hiền. Nó vâng lời đi học lớp LVN của tôi, qua kỳ test vào lớp, nó đạt điểm cao. Thay vì học University 5 năm, nó bắt buộc phải đốt giai đoạn để cứu kinh tế gia đình. Nó chấp nhận việc học như một số phận trời trao. Tuy vẫn mĩm cười, nó nói với tôi giọng ngậm ngùi:
- Đó là thiên đường nước Mỹ mẹ ạ.
Hiện tại BS Paul Hoàng đang điều trị tâm lý cho tôi.
Mong sao trời mau sáng!
P.H.T

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,351,359
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến