Hôm nay,  

Buổi Ban Sơ

21/02/200900:00:00(Xem: 128506)

Buổi Ban Sơ
 
Tác giả: Phan thị Hiệp Thành
Bài số 2538-16208615 vb722109ø 

Tác giả trước 1975 là một luật sư tại Việt Nam, hiện là cư dân San Jose, công việc: Social Worker. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện  bà mẹ kễ với các con về thời đầu định cư tại Mỹ. Bài viết có ghi: Tặng chị Viên và cậu Hùng vớI tất cả lòng thương mến cuả HT.

Các con thân mến,
Mẹ viết thư này không biết các con có đọc được không vì mẹ viết bằng tiếng Việt.  Cách đây ba mươi năm, ông bà NộI, Ngoại khi viết thư cho ba mẹ chi nhắn một câu:' Nhớ dạy các cháu học tiếng Việt', và mẹ đã có ít nhiều tài liệu viết cho các con bằng tiếng Việt, mẹ đẵ cố gắng dạy tiếng Việt cho các con khi các con còn nhỏ.
Nhanh quá đi mất, đẵ 30 năm qua ở Hoa-Kỳ, mẹ đẵ chưa nói rành tiếng Mỹ, và các con chưa nói rành tiếng Việt.  Mẹ không thích gọi xứ sở Hoa-Kỳ là tạm dung vì ba mẹ và các con sẽ ở đây cho đến tận cuộc đòi.  Các con đã lớn lên, sinh sống tuổI trẻ ở đây, ăn uống, học hành, ảnh hưởng văn hoá, nếp sống ở đây.  Mẹ ở đây còn lâu hơn mẹ ở Việt Nam nên mẹ không chấp nhận Hoa Kỳ là tạm dung.  Mẹ chấp nhận Hoa Kỳ là 'Xin nhận nơi này làm quê hương', vì mẹ có quê hương sinh quán là Việtnam và quê hương sinh sống là HoaKỳ.  Về quê hương sinh quán ba mẹ  đã có cơ hộI đưa các con về thăm và mình đã có nhiều kỷ niệm đẹp. Hy vọng sau này gia đình mình còn nhiều dịp để về thăm nữa.
Mẹ đã có cơ hộI đưa các con thấy tận mắt nơi mà con tàu buôn nhỏ nhổ neo rờI bến ngày 28 tháng Tư năm 1975 để gia đình mình đến một nơi xa xăm là Singapore.  Mẹ không muốn sống vớI ký ức, hoài niệm, vì khối óc cuả mẹ rất giản dị, không muốn chất chứa những gì không phải hôm nay.  Mẹ chỉ muốn sống vớI hiện tại mà thôi.
30 năm qua ở Mỹ, thế mà đã hết một nửa cuộc đời của mẹ.  Ngày đó mẹ chỉ 28 tuổI thôi.  Hành trang của mẹ chỉ có một tình yêu.  Tình yêu gia đình của mình.  Bây giờ nhìn lại mớI thấy tình yêu có một sức  mạnh vặn năng tuyệt đối. Mẹ đã nghe lờI ba, không kề nguy hiểm gian nan cùng đi trên chuyến tàu buôn nhỏ trên biển ngàn sóng gío, vượt đại dương để tiểu gia đình mình được sống.  Tình yêu thương đã làm cho dì V.không ngần ngại buộc con trên lưng để gặp đắm tàu hay tai biến dì sẽ bơi mà cứu con. Tình yêu đã làm cho cậu H. đi vớI ba mẹ để giúp đở khi sức khoẻ của ba không được tốt.  Tình yêu đã làm cho mẹ thức trắng nhiều đêm đánh điện thư về Việtnam và biết chắt những món qùa gởI về gia đình nhận đầy đủ.  Con ơi chỉ có tình yêu chân thật mớI làm cho suy nghĩ và hành động mình không sai quấy mà thôi.  Tình yêu đã làm cho ba mẹ có bao nhiêu tiền dành dụm được từ việc làm đã gởI về giúp đở gia đình trong những năm xáo trộn 1975 và về sau.
.Con có biết không, khi mớI định cư gia đình mình đến Florida.  Mình có cảm tình vớI không quân là binh chủng hào hoa nên đi định cư dướI sự bảo trơ của Không quân HoaKỳ.  Phải cám ơn dì lanh lợI, thông hiểu tiếng Anh, mình chỉ ở trong trại chuyển tiếp không đến một tuần từ Phi Luật Tân cho đến Mỹ.  Căn cứ Englin Air Force Base nhỏ.  NgườI ta làm lều vảỉ trong rừng và cứ mỗI lều có 12 ngườI ở.  Căn cứ chỉ nhận 5,000 ngườI  tốí đa.  Hồi đó đi sắp hàng lấy đồ ăn thật dài, có khi phải sắp hàng cả hai tiếng đồng hồ mớI lấy được thức ăn hay lâu hơn thế nữa.  Và trong những lần sắp hàng mình lại biết được có một số ngườI đòi về Việtnam để sau này bị ngồi tù.  Có nhiều ngườI lấy đồ ăn thật nhiều, nhiều hơn khả năng gia đình họ có thể tiêu thụ, và cuối cùng đồ ăn không hợp khẩu vị vì không có nước mắm nên đã đổ vào thùng rác.  Ban đêm, những con rắn hổ sọc đen, hay con rắn lục sọc đen đã vào thùng rác ăn thức ăn.  BuổI sáng sớm ngườI ta đổ rác, chúng nó ngóc đầu dậy rất đễ sợ. Tại lều hành chánh ngườI ta đã treo hai con rắn dài hơn cả thước tây để cảnh cáo.
Hồi mới đến định cư ở Florida thì khỏang hai tháng sau ba có việc làm cho đài truyền hình ở Tupelo, Mississippi.  Mẹ đi may cho hãng áo quần thờI trang Rosato's. Nhiều khi đi làm nước mắt chảy dài, mình có bằng cấp ở Việt nam mà sao ra nông nổI này.  Con lúc ấy còn quá nhỏ.  Mẹ gửI con vào nhà trẻ cuả Mỹ.  Con học nói tiếng Anh trưóc khi nói tiếng Việt.  Tụi con nít ở đây cứ gọi con là Chinese, mớI thấy cái gốc kỳ thị từ trong trứng nứơc.
Bản nhạc mẹ thích nghe và thấy hợp vớI tâm trạng mình lúc đó là bản nhạc 'My land is your land' do John Denver hát.  Giọng của ông trầm, ấm, gợI cảm vô cùng, như chứa chất tâm sự cuả mình trong đó.  Khi ông chết, mẹ vô cùng thương tiếc.
Cứ 5 giờ sáng mẹ thức con dậy, cho bú, thay áo quần để chuẩn bị cho ba đem vào nhà trẻ lúc 6 giờ.  Mẹ đi làm lúc 6:30 sáng, đi theo vớI bạn trong hãng.  Mẹ may rất giỏi, nhờ sự suy nghĩ cuả mình, mẹ may rất nhanh và làm rất nhiều tiền so vớI mấy ngườI bạn làm lâu trong hãng. Lòng tỵ hiềm cuả ngườI làm chung việc đã nổi lên.  Cô Annie đã cho đệ tử của nàng đem về cho cô những bó hàng nhỏ dể may, còn những bó lớn nặng nề để lại cho mọI người.  Ông kỷ sư cuả công ty phải đến ngồi bên cạnh mẹ quan sát để nghiên cứu phương pháp vì chỉ có Annie và mẹ là đạt đựơc mức production mà thôi mặc dù mẹ chỉ làm có một tháng. Mức production có nghiã là mình phải may tối thiểu 820 cái quần thuộc đừờng side seam bất kể quần đó lớn hay nhỏ, vựợt quá mức đó thì mình được ăn tiền phụ trộI gấp rưởi. Tuần nào mẹ cũng mua áo quần mớI theo gía giảm thiểu.  Cuộc sống chỉ lao động tay chân nhưng vô cùng thoải mái và dư tiền.  ĐờI sống vừa ổn định dược vài tháng thì có tin ba bị thất nghiệp vì chưa có quốc tịch Mỹ nên không thể làm về truyền thông. Lo quá đi thôi.


Gia đình mình dọn về Columbus, ba có việc làm không bị gián đoạn. Mẹ đi học ở trường 'W' dành riêng cho nữ sinh viên. W là chữ tắt của Women.   Mẹ vẫn đi làm trong hãng, sớm thức dậy khi mặt trờI chưa mọc.  Mẹ đi học, đi làm nên rất bận rộn.  Thứ Bảy, Chủ Nhật thì bạn ở trường  Đại Học rủ đi làm thâu ngân trong tiệm hamburger.  Sợ nhất là sau những buổI đấu banh hai ba chiết xe bus chở học trò vào mua đồ ăn.  Học trò nói nhanh, tiếng Anh mình chưa rành để lấy order, nên sợ lắm.  
Cuộc đờI mẹ hoàn toàn cô đơn như số tử vi đã nói. Gia đình mình dọn về Columbus một mình thôi vì cậu và dì đều có việc làm ổn cố.  Lúc đó mẹ có thai em và bị bệnh.  Mẹ đã chuyển bụng đẻ khi đang làm bài luận văn thi vào dịp lễ Tạ Ơn.  Chỉ còn 5 phút là hết giờ nhưng mẹ vẫn ngôì lại chưa nạp bài.  TộI nghiệp bà giáo đã phải chở mẹ vào bệnh viện.  Hồi đó chưa có hệ thống 911.  Để không muốn nguy hại cho mẹ và con, bác sĩ đã mổ và chuyền cho mẹ mấy bì máu, từ đó mẹ cảm thấy mình có dòng máu nóng của Mỹ trong ngườI, ba vẫn cứ cườI cho là mẹ tưởng tượng. Hồi đó chưa có hệ thống ultra sound để soi con trong bung.
Tục ngữ mình nói 'Rậm ngườI hơn rậm cuả.'  Trong những lúc nguy kịch như vậy mớI biết có bà con thân thích bên cạnh vẫn hơn.  Bà hàng xóm Ralston thương mẹ lắm.  Bà qua thăm em bé mớI sinh và tìm ngườI nuôi đẻ cho mẹ.  A, thì ra phong tục cuả họ cũng giống cuả mình.  Chị ngươì làm da đen không có xe, nên mẹ phải đưa đón tớI nhà để dọn dẹp, cũng là một bất tiện, mà không dám nói sợ mất lòng.  Bà Ralston thương con lắm và bà xưng vớI con là grandma.
Cuộc sống hơi bắt đầu ổn định, và mình bắt đầu có những chuyến đi chơi ngắn vào cuối tuần, như đi Memphis, Baton Rouge, shrimp festival, đi thăm ngôi nhà của Elvis Prestley... rất thoải mái.  Chiếc xe của mình do bà baỏ trợ bán lại năm mươi đồng và không được lái quá 50mph.
Vui chưa được mấy chốc, thì những thư từ ở Việt nam gởI qua cho biết tình hình càng ngày càng thắt chặc.  Ông bà nộI và ngoại phải về vùng quê làm rẫy.  Các dì phải đi thủy lợI, bùn lên tận ngưc, ở trong bùn suốt ngày, mặc dù mớI sinh em bé. Các dì là cựu công chức phải đi thuỷ lợI đào mương dẫn thuỷ nhập điền, việc mà họ không bao giờ làm.  Ông ngoại bị mãnh lựu đạn găm vào bắp chân, lòng mẹ đau như cắt. Ôi thờI cuộc đổI đờI rồi.  ĐổI đờI mẹ, đại gia đình mẹ và Việtnam thân yêu.
Khi mẹ có dịp so sánh thì thấy đờI mẹ dù làm lao động cũng tốt hơn đi đào thuỷ lơị trong bùn.  Mẹ có cơm ăn, áo mớI mặc hoài và còn dư gởI về giúp, tuy chẳng giàu, nên mẹ chấp nhận lấy đó làm niềm vui.  Mẹ đã thay đổI tư tưởng mình từ tiêu cực sang tích cực và lo lắng săn sóc các con và gia đình không buồn rầu ủy mị.  Thành phố mình ở chỉ có ba gia đình ngườI Việt mà thôi, gia đình bà vợ ông cựu đại úy ở nhà, được nhà thờ giúp vi họ có tớI 5 ngườI con, gia đình anh cựu Sĩ Quan Không Quân độc thân đi làm việc cắt thịt bò và gia đình mình.  Cũng ít liên lạc vớI nhau vì ai nấy đều bận rộn với việc làm của mình và ở cũng xa nhau.
Hãng mẹ làm việc đông ngườI, nên những lễ lớn bao giờ cũng ăn uống linh đình, được tặng gà tây vào dịp Lễ Tạ Ơn.  Nhân viên thì tặng quà cho nhau. Và thành phố hay có những cuộc duyệt hành rất ngọan mục.  Mình đã từ từ du nhập vào xã hộI chứ không đứng bên lề cho là tạm dung nữa.  Vì ảnh hưởng này gia đình mình tổ chức Lễ Tạ Ơn và Christmas tặng qùa mặc dù gia đình mình là đạo Phật.  Tuy nhiên mẹ thoát dược áp lực của họ đạo ở vùng Bible Bell cũng là một chuyện đáng kể trong đời.  Tại Florida, khi bà bảo trợ biết mình không muốn rửa tộI thì bà gây sư vô cùng.  Ánh mắt bà như một ngọn đèn pha, một ngọn lửa có thể thiêu cháy tất cả.  Kinh khủng lắm.  Nước mắt mẹ chảy dài và mẹ đã trả lờI cho bà biết là gia đình tôi theo đạo Phật và tôi đến Mỹ để được hưởng tư do tín ngưởng.  May chỉ ở nhà bà có một tháng và ba có việc làm sau đó.  Bao nhiêu tiền hộI USCC cho 300 đồng mỗi ngườI đã đươc bà thanh toán sòng phẳng thành ra cũng dễ chịu cho mình. Chỉ còn lại 67 đồng bà đưa lại cho ba, trong đó mình mua chiếc xe hơi cũ của bà vơí giá 50 đồng.
Cuộc đờI là một chuổI dài vui buồn lẫn lộn.  Mình đã dồn đủ tiền để mua được chiết xe mớI rồi, khi biết là mình sẽ trả bằng tiền mặt, thì chủ bán xe lại còn bớt cho thêm 200 đồng và mình đã có chiếc Ford Fairmont rất đẹp để lái các con cho an toàn.
Tin tức trên đài turyền hình cho biết ở Texas có đông ngườI Việt định cư, nên gia đình mình một lần nữa dọn về Texas.  Mình đã mua căn nhà đầu tiên trong khu vực mớI phát triển có 6 gia đình Vietnam qua sự lanh lợI khôn ngoan của bác Lạc giớI thiệu, và dọn vào năm 1978.  Mẹ và ba vẫn làm việc không ngừng, ba tin tưởng rằng phải làm việc và trở thành công dân tốt.  Trong chiều hướng đó ba đã cho các con học hỏi tất cả những gì mình có thể chi phí được.  Con đã chiếm hạng nhất của Tarrant County trong Spelling Bee, mặc dù mình không phải dân Mỹ chính gốc, mớI đến lập nghiệp.  Các con đã tham dự rất nhiều việc thiện nguyện làm lợi ích cho cộng đồng, là một công dân tốt, như Ba ước muốn.
Các con cố gắng để thế hệ kế tiếp của các con có những công dân tốt.  Và các con đừng quên, dù ở đâu, nơi nào, hoàn cảnh nào bao giờ cũng lấy đạo đức làm đầu,  niềm tin để hướng lên và đừng quên mình là ngừơi Việt.
Thư đã dài, mẹ kể cho các con nghe buổI ban sơ của ngườI tỵ nạn cực khổ như thế đó.  Mẹ nhớ tục ngữ mình có câu :
ỀĐường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi,
Mà khó, vì lòng ngườI ngại núi e sôngỂ.
Hãy cố gắng vương lên, đừng e ngại nghe con.
Thương các con:
Mẹ,
Phan thị Hiệp-Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,336,502
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.