Hôm nay,  

Viễn Ảnh

17/02/200900:00:00(Xem: 223220)

Viễn Ảnh

Tác giả: Nguyên Phương
Bài số 2535-16208612 vb221609

Tác giả cho biết bà vượt biên và định cư tại Mỹ từ 1982, hiện là cư dân Virginia và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Với bài viết về bà mẹ Việt Nam 90 tuổi sang đoàn tụ với con cháu, học thi và thi đậu quốc tích Mỹ,  Nguyên Phương đã nhận Giải Thưởng Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

***
Tuổi đời của Thy có thể gọi là đủ dài để có thể bắt đầu câu chuyện đời mình bằng hai chữ ngày xưa.
Ngày xưa, từ hồi còn học tiểu học Thy đã mơ được là cô giáo, được đứng trên bục giảng bài. Thầy cô là thần tượng của Thy, Thy mê cô giáo có lẽ còn hơn mê tài tử. ước vọng của Thy chỉ là sẽ được làm cô giáo.
Lên bậc trung học Thy càng mê thầy cô hơn nữa, Thy còn nhớ trận Bình Xuyên, súng nổ đì đùng,  mẹ  bắt Thy nghỉ ở nhà nhưng Thy khăng khăng một mực đòi đi học vì hôm đó có giờ Thyệt văn và giáo sư Thyệt văn lại là một cô giáo mà Thy rất ngưỡng mộ, Thy yêu cô đến nỗi hè đến Thy đã khóc trong buổi hoc cuối cùng vì Thy biết là sang năm Thy sẽ không còn gặp cô nữa, Thy nhớ cô vô cùng và đã xin phép mẹ dắt em đến tận nhà thăm cô.
Những ngày học ở trung học Thy chưa biết điệu. Tuy cũng là với mớ tóc thề nhưng Thy thường kẹp tóc lại với chiếc cặp tóc, cái cặp tóc có một cái tên rất đơn giản là kẹp ba lá, vì nó được tạo nên bởi ba thanh nhôm nhỏ tý tẹo đủ để gom hết mớ tóc dầy của Thy cho khỏi lòa xòa.  Bố Thy mất sớm Thy  là người con thứ tư trong gia đình, với hai ông anh trai và một bà chị gái, nhưng chị Thy ốm yếu nên Thy đảm đang hết mọi việc  để cho các em không phải làm gì cả, Thy thương các em như một người chị đã trưởng thành.
Ngày còn nhỏ ở ngòai Hà Nội vào mùa đông, em Thy mới học lớp năm, thường làm biếng không chịu dậy đi học, mẹ mắng và dọa sẽ đốt hết sách vở và không cho đi học nữa, Thy tưởng thật, rơm rớm nước mắt, lại gần bên em thì thầm "em ơi dậy đi học đi, chị cõng em đi, và chị sẽ cho em thêm phần bánh của chị". Cô em nghe vậy nhỏen miệng cười, bá cổ chị và thay quần áo đi học, tuy nhiên sau khi tỉnh ngủ thì cô em chỉ cho Thy dắt tay thôi,
Những ngày đầu vào Nam,  dù tuổi còn nhỏ nhưng sau giờ học Thy thường phụ mẹ việc  nhà.  Thy đã tìm chỗ kèm trẻ để kiếm tiền tiêu vặt  Thy rất say mê trong việc  làm của mình sau giờ học. Những em học trò được Thy tận tình hướng dẫn rất quý Thy. Vừa học, vừa đi làm, công việc  nhà Thy cũng không quên.
Những mối tình trẻ thơ của Thy vẫn được Thy thì thầm với em, cho em xem những bức thư tình, những bài thơ, những bức tranh mà những chàng trai theo đuổi tặng Thy, nhưng trong Thy chưa có một hình bóng nào đi sâu trong tâm trí Thy. Lúc đó Thy chỉ mong học xong ra trường phụ với các anh lo cho mẹ và các em.
Sau khi lấy được mảnh bằng tú tài, Thy thực hiện ước mơ của mình, thi vào sư phạm. Ra trường đi dậy học là những ngày tháng thần tiên của cuộc đời Thy. Ngày đầu tiên được đứng trên bục giảng bài, được nhìn xuống những khuôn mặt ngây thơ, nét sáng rỡ, thiên thần của đám học trò, là ngày ước mơ thành tựu, là một ngày Thy không bao giờ quên.
Tình yêu chợt đến, Thy và anh chưa kịp định ngày đính hôn thì một bíến cố lớn lao xẩy ra trong tháng tư đen. Như hàng vạn cô gái chưa chồng khác, Thy hốt hỏang, hoang mang, câu chuyện về những đám cưới với "đồng chí tròn" đã được truyền tai nhau,  Nỗi ngỡ ngàng, tan tác được mô tả trong đêm tân hôn, chàng rể được đưa đến trong một cái bao tải, trong một hình dáng tròn trịa vì là những anh hùng dân tộc, những người đã để lại nơi chiến trường cả đôi tay và đôi chân. Để tưởng thưởng những anh hùng đó, "nhà nước" ép buộc những cô gái trong phe thua trận phải chấp nhận cuộc đời làm vợ.
- Anh nghĩ chúng mình nên xin phép ba má và mẹ em làm lễ thành hôn trong tháng này, em có đồng ý không"
- Vâng, tùy anh.
Anh và Thy quyết định lấy nhau sớm hơn dự định, khi thời gian yêu nhau chưa đủ tràn đầy, đám cưới đơn giản diễn ra, trong vội vàng, trong một sự chuẩn bị cấp thời, trong sự xôn xao, dao động của tòan quốc. Đôi lúc Thy thầm tiếc một đám cưới trong mơ, một đám cưới được trịnh trọng quỳ dưới chân đức Phật, được ngồi trên xe hoa và theo sau là một đòan xe nối đuôi nhau.
Vài tuần sau ngày cưới, lệnh cải tạo ban hành, Thy líu ríu thu xếp lương thực cho anh đi trình diện, và nhủ thầm xa nhau mười ngày có là bao, đủ để tăng thêm phần nhung nhớ. Nhưng ... chẳng bao giờ mình tiên đóan được chuyện gì sẽ xấy ra, sau mười ngày Thy "gia nhập" vào đòan "nữ binh" đi ...tìm chồng. nhóm Thy lục lạo. hỏi thăm và được biết chồng của họ đang ở những địa danh xa xăm và ngày về mịt mùng chỉ có được khi "học tập cải tạo tốt" một thời gian học tập  không có thời hạn. Họ nói với nhau, sự khác biệt giữa nhà tù và trại cải tạo ở chỗ ở nhà tù thì chịu một bản án nên có ngày mãn hạn nhưng trại cải tạo thì chỉ là những người tù mà ngày về không nhất định, tùy thuộc vào quyền lực của những anh quản giáo.
Những ngày tháng sau đó là những ngày thăm nuôi, những bàn định cho một vùng kinh tế mới khi anh trở về. Rồi nhờ "học tập tốt" anh trở về sớm, kiếm được một chỗ dậy học nơi xa xôi, đạp xe cả hai tiếng đồng hồ mới tới nơi, Thy ngòai nghề dậy học kèm theo nghề bán chợ trời, nhiều khi không có giờ nhìn đến con, với chiếc xe đạp mini Thy chạy đầu làng cuối xóm và cũng nhờ đó cuộc sống của chúng Thy tạm đủ bữa cơm, bữa ....bobo.
Ngày gia đình ông anh Thy đi vượt biên, Mẹ Thy chao đảo vì lo sợ, Thy thêm một bổn phận trông mẹ trong bệnh Thyện, nhưng rồi nghe tin anh Thy và gia đình đi thóat, Thy mừng vô cùng và mẹ Thy khỏe hơn xưa. .... Rồi ngày Mẹ Thy và em Thy được bảo lãnh qua Mỹ, Thy khóc hết nước mắt, biết bao giờ mình lại được gặp mẹ, Thy hòan tòan không giám nghĩ tới chuyện nhờ anh Thy bảo lãnh qua, gia đinh Thy bốn người, Thy cũng đã già sang không biết làm ăn gì, chẳng qua chỉ làm gánh nặng thêm cho gia đình anh.
 Ngày tiễn mẹ ra phi trường Thy trở về trong căn nhà buồn hiu, tuy rằng Thy đã lớn đã có gia đinh, nhưng mẹ vẫn là nơi vững vàng cho Thy nương tựa, Thy vẫn thích ôm mẹ, kể lể những nỗi muộn phiền.
Sự học tập tốt của chồng Thy để được về sớm đã trở thành điều không may, không được ra đi theo diện H.O vì không đủ thời gian ba năm trong trại cải tạo. Giấc mơ tìm tự do không bao giờ có được, các con cái lớn dần, với lý lịch của bố   .... Vĩễn ảnh không có gì là sáng sủa cho lắm.
Khi anh Thy làm giấy tờ bảo lãnh mẹ Thy, tên của gia đình Thy cũng được bao gồm trong đó, nhưng khi Mẹ Thy ra đi thì gia đình Thy phải ở lại.  Vì tương lai của các cháu, anh Thy tiếp tục làm giấy bảo lãnh, qua bao giai đọan khó khăn, chờ đợi, Thy thấp thỏm không yên, sự lo sợ cho những ngày tháng sống nơi quê người làm Thy gầy dốc đi, Cuối cùng vì tương lai của các con vợ chồng Thy quyết định chấp nhận may rủi của cuộc đời.  Ngày được gọi lên phỏng vấn gia đình Thy hồi hộp và thở phào nhẹ nhõm khi được chấp thuận, nhưng nỗi lo tăng thêm vì giấy tờ hơi lủng củng nên  Thy chưa thu xếp kịp cho chuyến đi.
Trong khi đó, nhà chưa bán xong, Mẹ ở bên Mỹ đang nằm trong nhà thương, Thy bối rối vô cùng, chạy lung tung lo giấy tờ cấp kỳ cho căn nhà, lo mua vé máy bay. Hàng ngày Thy gọi địện thọai sang thăm hỏi mẹ Thy.
Ngày Thy đến nước Mỹ, mẹ Thy đã xuất viện, đã ăn uống được tuy còn hơi gầy. Ôm lấy mẹ với bao hờn tủi, vui mừng Thy cứ ngỡ là trong mơ, bấm tay mình vài lần để được thưởng thức cái đau, cái đau tê tái nhưng một nỗi đau để sung sướng nhận ra rằng đây là sự thật không phải trong giấc mơ.
Sau vài tuần vui mừng, Thy bắt đầu lao đầu vào một sư cực nhọc khác, nhưng với một niềm vui được gần mẹ, các con có một tương lai sáng sủa, có một sự tư do, có cơ hội vươn lên, không còn phải lo sợ vào cái lý lịch đen của ông bố.
Được cô em cho một cái xe, quý ơi là quý, anh lo học thi lấy bằng lái, Thy thì chịu thua, không dám nghĩ tới, ngồi trước cái tay lái là run, tim nhấy lô tô, tiền dành dụm dùng để đóng tiền cho anh đi học lái xe. Dù ở Việt Nam đã từng lái xe zip nhưng cũng phải thi vài lần anh mới lấy được cái bằng.
Trong năm đầu tiên khi hai con chưa vào học đại học được,  vợ chồng con cái dắt díu nhau đi học ESL, Thy luôn luôn lo âu không biết làm sao kiếm ra tiền, số tiền mang theo ăn mãi núi cũng phải lở và không thể ở nhờ mãi nhà cô em, gia đình Thy 4 người   được cô em cho ở nhờ trong family room, sáng phải thức dậy thật sớm khi gia đình cô em chưa dậy để gấp chăn gối, thu dọn "chiến trường" cho gọn gàng.
Trong lớp học Thy cũng quen được vài người vì tình đồng hương họ giúp đỡ nhau,   chỉ cho nhau những việc  làm thích hợp cho những người mới sang. Thy phải quên đi những ngày mình đứng trên bục giảng bài để ngày nay ngồi phía dưới làm học trò. Có những lúc Thy đến sớm, Thy lên bảng xóa những hàng chữ trên bảng của lớp học trước, chỉ có một mục đích tìm lại cảm giác mình "đuợc" đứng trước bảng đen, đang được lau bảng. Thy đã không trả lời khi anh ngạc nhiên hỏi lý do vì sao Thy hay lên lau bảng.
Vài tháng trôi qua, Thy gặp lại một số học trò các em rất là tổt.  Các em qua đây đã lâu, các em có một tuổi trẻ để xây dựng sự nghiệp, các em đã thành danh, đã là giám đốc một công ty, kỹ sư, bác sĩ .... Nhưng với các em Thy vẫn là cô giáo của các em, các em vẫn tỏ vẻ kính trọng Thy như ngày xưa. Những ngày lễ thầy cô, các em vẫn năn nỉ Thy cho bằng được để mời Thy chủ tọa bữa tiệc. Các em đã làm ấm lòng Thy trong những ngày đầu xa lạ nơi xứ người.
Thy thường nói với em Thy rằng, Thy thích đi dự những buổi họp mặt với các em học trò cũ, nơi Thy tìm lại được Thy của những ngày tháng cũ. Thấy sự săn sóc kính trọng cô giáo của các em Thy thầm nghĩ nhân phẩm Thy đã được phục hồi trong những giờ phút đó.


Trong những buổi họp mặt, các em thường kể lại những chuyện cũ những tình cảm thầy trò dưới mái trường ngày xưa. Với những đồng nghiệp cũ nhóm Thy cùng nhau ôn lại những ngày tháng cũ những chuyện cười ra nước mắt trong những ngày đầu đi dậy học dưới "chế độ mới". Như những chuyện lãnh nhu yếu phẩm. Một câu chuyện được một anh nhắc lại "trong một buổi dậy học khi tôi vừa hý hửng lãnh được một con cá, cầm con cá tòong teng trong bao nylon đi vào lớp dậy học, đang say sưa giảng bài, bỗng nhìn tháy con cá đang ngo ngoe dưới đất. có lẽ bao nylon bị lủng, bất kể cả bốn chục cặp mắt tròn xoe, tôi bò xuống tóm cổ con cá trê, nhưng nó trơn tuột, thế là có một màn rượt bắt giữa ông thầy giáo và con cá trê ngay trong giờ dậy học".
Sau những buổi họp mặt Thy ra về với một cõi lòng lâng lâng, tưởng như mình còn trẻ lắm, còn là cô giáo. Tối hôm đó, một mình giữa đêm khuya vắng lặng, mình Thy và computer Thy viết email gửi đến các em:
 "Các em thương,
Bây giờ đã là 12 giờ đêm, cô vừa về đến nhà sau buổi họp mặt với các em.
Đêm nay cô biết là cô sẽ rất khó ngủ vì cô bị xúc động,
Khi nhận được tin trường mình sẽ có buổi họp mặt cô vui lắm, vì suốt những năm đi dậy học, cô rất thích học trò ... phải nói là cô mê học trò mới đúng ...  37  năm gần nửa cuộc đời .... Mà sao cô vẫn nhớ nhóm học sinh này .... Vẫn còn mãi trong tim cô ... được gặp các em ... được nắm tay các em, được ôm các em trong lòng... Sao mà hạnh phúc quá. Nhìn các em,  cô được sống lại cái cảm giác của 32 năm trước... khi đó cô còn trẻ... thương lắm, không biết diễn tả ... chỉ biết rằng ... khi chia tay các em ... cô cố gắng không khóc .. nhưng về đến nha, khi cả nhà đã ngủ yên, cô không giữ được nước mắt... khóc vì sung sướng, khóc vì tình thầy trò còn lưu luyến trong các em ...
Chỉ tiếc một điều cô không được nói chuyện riêng với các em ...
Một kinh nghiệm cô cần nhơ, cô phải được gặp các em trước hoặc sau ngày đại hội để nói chuyện, để tâm sự... Vô đại hội đông quá, không tâm sự được.
Đêm nay, nếu cô ngủ được cô sẽ mơ về những khuôn mặt thân yêu của các em, mơ lại những cái nắm tay bịn rịn, mơ lại những vòng tay đầm ấm của các em hôm nay. Thật là hạnh phúc .... Cô được sống lại những giây phút thần tiên.
Cám ơn các em, những học trò bé nhỏ của cô ngày xưa..."
Viết xong những dòng chữ trên, mắt Thy đã nhòa lệ, lên giường với một con tim đang còn vô cùng xúc động.

Chị bạn ở tiểu bang khác gọi réo rắt:
- Lên đây với tao, vào làm Việc  trong tiệm của tao.
- Tiệm của mày làm gì"
- Tiệm nail.
- Thôi chịu thôi, tao không có bằng, mắt mũi già rồi kèm nhèm cắt vào thịt người ta thì có mà bị tù.
- Cứ yên chí đi, tao sẽ thu xếp cho mày có chỗ ăn ở và làm Việc  cho vợ chồng tao.
Thy cười vui vẻ:
- Tao nghĩ chắc chỉ có chân lau chùi quét nhà thôi phải không"
- Con khỉ, lúc nào cũng đùa được.
Thy cám ơn bạn cho sự giúp đỡ, nghĩ rằng cùng lắm thì minh qua tiểu bang đó phụ Việc  giấy tờ cho bạn cũng có thể sống được nhưng phải là khi nào hết đường đã, vì Thy rất cần phải ở đây để gần mẹ Thy, đó là niềm mơ ước của riêng Thy.
Có người mách Thy một công Việc  giữ trẻ, công Việc  chắc cũng không nặng nhọc và hơn nữa Thy cũng thích trẻ con, và đó cũng là một công Việc  mà Thy vẽ trong đầu sẽ làm khi qua đến Mỹ.
Thy bỏ học dở dang để đi làm vì Thy sang Mỹ là chấp nhận một tương lai đen tối cho mình, chỉ mong các con có một tương lai tươi sáng mà thôi. Mẹ Thy nói:
- Con làm nghề đó rồi ai dám lấy con gái của con
Thy không trả lời mẹ, nhưng Thy vẫn có niềm tự hào của riêng Thy, tuy mới sang Mỹ nhưng Thy cũng đã chấp nhận một quan niệm mới nghề nào cũng quí đối với Thy nếu Thy không phải dối gian.
Học trò nhìn Thy xót xa:
- Sao cô không đi học lại làm cô giáo
Thy cười buồn:
- Quá trễ rồi các em ạ, cô sang đây đã già và cô cần phải lao vào kiếm tiền để các con của cô an tâm ăn học. nếu cô đi học thì đến khi ra trường cô cũng đã đến tuổi về hưu.
Những ngày đầu đi làm, Thy trông ba đứa trẻ, chúng rất ngoan và dễ thương, bố mẹ chúng thấy quá trình Thy là một cô giáo thì cũng thích và tin tưởng mà giao con cho Thy. Những lời nói của trẻ con đôi khi làm Thy xúc động thật tình.
Một buổi sáng ngày thứ hai khi Thy vừa bước vào nhà bé Bi mang ra một gói giấy buộc nơ rất đẹp đẽ
- Bà Thy  ơi quà của Bi tặng bà này
- Bi cho bà cái gì thế"
- Bà mở ra xem đi.
Thy cẩn thận mở bọc giấy ra ở trong là những đôi vớ xếp ngay ngắn, mắt Thy nhòa lệ ôm chặt bé vào lòng. Thy nhớ hôm tuần trước khi vội vàng đi làm Thy quên không mang vớ, đến nơi bé Bi hỏi liền
- Bà Thy  ơi, sao bà không đi vớ vậy"
- Bà không có vớ
Thy trả lời vu vơ không ngờ con bé để bụng. Khi bố mẹ cháu về mẹ cháu kể cho Thy nghe:
- Hôm cuối tuần vừa qua khi chúng cháu cho Bi đi chơi cháu thấy con bé đòi lại khu bán vớ, cháu hỏi thì thằng bé trả lời "con muốn mua vớ tặng bà Thy ", về nhà Bi bắt cháu gói lại cẩn thận.
Có lần con bé Ti bệnh, không chịu ăn cơm, Thy dỗ mãi bé bực mình
- Ti không yêu bà Thy  nữa, cứ bắt Ti ăn cơm
- Thôi nhé, nếu Ti không yêu bà, mai bà không tới nữa.
Con bé vùng dậy, bá cổ Thy
- Ti ăn đây, Ti yêu bà Thy  mà, mai bà  tới với Ti nhé.
Thế là cái miệng xinh xinh há ra ăn thun thút.
Thằng bé Tony có hôm đi học về chạy lại ôm chầm lấy Thy và ríu rít hỏi "Tony đi học bà Thy  ở nhà có nhớ Tony không""
Một hôm thấy bé Ti chạy ngoài sân,  có cái ghế ở giữa lối đi, Thy chạy vội ra dẹp cái ghế đi, trong lúc vội vã, Thy vấp ngã tuy đau nhưng nhìn tháy bé Ti lo lắng, nước mắt lưng tròng, bé chạy lại ôm lây Thy súyt xoa:
- Bà Thy  có đau lắm không" Bà đau chỗ nào để bé xoa cho bà.
- Không sao đâu bé, bà khỏi đau rồi.
Hai bà cháu ôm nhau ngồi ngay dưới đất.
Ngày đi làm tối đến hai vợ chồng Thy là cùng nhau học luyện thi quốc tịch,  mỗi người chỉ một ít về những câu mà người ta sẽ hỏi, vợ chồng Thy học lung tung, cái CD luyện thi quốc tịch Thy nghe phát chán ngấy nhưng vẫn phải quên đi những bài hát hay, những bản nhạc mình ưa thích  để cố nghe.
Một hôm cô em Thy gọi phone thấy nhà đang mở nhạc ồn ào em hỏi:
- Hôm nay sao chị không học bài mà  nghe nhạc vậy
- Không anh chị đang tập hát
- """""
- Anh chị đang tập hát bài quốc ca Mỹ
- """"
- Vì nguời ta bảo đôi khi phỏng vấn quốc tịch đôi khi họ bắt phải hát một đọan bài quốc ca.
Bạn Thy ở bên Pháp qua chơi, Thy nghỉ làm cùng bạn dung giăng dung giẻ, vui như chưa bao giờ vui thế được vài ngày bỗng bạn Thy hỏi:
- Thy  ơi, đây là ở đâu vậy mày" Có phải mình đang ở ngã tư Bẩy Hiền"
- Mày nói cái gì vậy"
- Từ hôm tao qua đây tao chưa thấy người Mỹ nào.
- Bởi vậy mới có tên là Little Saigon.
 Sau khi có được quốc tịch Mỹ, vợ chồng Thy  bàn nhau làm một chuyến về thăm quê hương, dù ra đi chưa tới mười năm trời, Thy  vẫn mơ một ngày đươc trở lại quê hương,  tuy đã già nhưng Thy  vẫn còn những mơ mộng của thời còn học văn khoa. Thy vẫn mơ những hàng me cao vút những buổi ăn kem nơi công viên con rùa ....
Sau khi bàn định gia đình Thy quyết định làm một chuyến về Việt Nam thăm lại các cháu, bạn bè, thầy cô, học trò....
Anh thường nói:
- Vợ chồng mình về là sở xuất cảnh phải đóng cửa
- Sao thế anh"  Ngây thơ .... cụ, Thy hỏi lại anh
- Vì họ thấy mình không giầu có giống Việt kiều, nên không ai muốn đi Mỹ nữa.
Cô em Thy trêu Thy:
- Chị phải lâu lâu ngập ngừng, nhăn trán lại ra chiều suy nghĩ và tắc lưỡi, không biết tiếng Việt câu này là chữ gì nhỉ"
Thế rồi ngày trở về cũng đến. Xuống tới phi trường Tân Sơn Nhất là nửa đêm, các cháu đến đông đủ, nói chuyện thật vui. Cô em chồng đã dành sẵn một phòng có gắn máy lạnh cho gia đình Thy, mua mấy thùng nước suối để gia đìnhThy uống vì cô nghe rằng dân Việt kều chỉ uống nước suối.
Gia đình Thy bốn người trong một cán phòng nhỏ, nằm không đủ chỗ duỗi chân.
Nhưng tình ruột thịt, tình bạn bè, tình quê hương làm cho tim Thy ấm lại không nghĩ đến cái nóng bức của Sagon.
Một buổi trưa hè Thy lang thang trở lai trường xưa, sân trường hoang vắng vài chiếc lá rơi trước sân trường, trường còn đó nhưng đàn chim áo trắng đã tung bay khắp nơi trên thế giới.
Thy trở lại ngôi nhà của những cụ già neo đơn không con cháu hàng ngày phải đi bán vé số kiếm sống, nơi Thy vẫn gửi tiền về giúp đỡ, các cụ ôm lấy Thy, run run cánh tay vuốt tóc Thy, nhìn lại Thy sau nhiều năm không gặp, có những cụ mới, có những cụ đã ra đi. Thy xúc động nhìn các cụ mái tóc bạc phơ, chân đi không vững, chợt nhớ đến những căn nhà già ở bên Mỹ, các cụ được hưởng mỗi cụ một căn chung cư nhỏ, các cụ có những bữa ăn trưa chỉ phải trả tượng trưng, có những phòng chung để tiếp khách, xem tivi, đánh cờ, vui chơi.... "quê hương tôi nghèo lắm ai ơi"
Ngày trở lại Mỹ, trên máy bay Thy đã khóc, như lần Thy bỏ quê hương ra đi, hình như Thy đã để lại một núm ruột nơi quê nhà.
Trở lại Mỹ tiếp tục đi làm, tiền dành dụm Thy gửi về giúp những người Thy quen biết, những trẻ mồ côi, Thy rất tiếc cánh tay mình không đủ rộng để có thể làm được những việc mình muốn làm.
Ngày con gái Thy ra trường, đứng giữa sân trường, lá cờ Mỹ bay phấp phới, bài quốc ca Mỹ lồng lộng trong gió, nhìn con áo mão chỉnh tề lên lãnh bằng Thy thấy lòng dâng lên một niềm vui khôn tả, sự để lại sau lưng một quê hương yêu dấu, một dĩ vãng thân yêu để ra đi, sự nhọc nhằn của những tháng ngày tha hương đã được đền bù để con Thy có được ngày nay.
Đêm hôm đó trong cuốn nhật ký Thy đã viết:
"Hôm nay ngày ra trường của con, một ngày trọng đại, mẹ đã nuôi con bằng sức lao động của mẹ bằng những tháng ngày quên dĩ vãng, có những lúc mẹ cũng cảm thấy tủi thân muốn khóc, nhưng nghĩ đến tương lai của con, mẹ gạt nước mắt nhìn về tương lai. Ngày hôm nay con ra trường, một tương lai đang rộng mở trước mắt con, thế là mẹ mãn nguyện, con sẽ là một trong những thành phần góp công cho quê hương thứ hai của mình, và sẽ làm rạng danh cho người Việt tỵ nạn".
Nguyên Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,299,599
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.