Hôm nay,  

Valentine: Tháng Hai Thức Dậy

14/02/200900:00:00(Xem: 942238)

Valentine: Tháng Hai Thức Dậy

Tác giả: Phan 
Bài số 2533-16208610 vb721409

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là bài viết đặc biệt của Phan dành cho ngày Valentine's 2009

***
Có thể do hoàn cảnh không có cà phê ở nhà để pha hay thói quen không uống cà phê một mình vì thèm không khí quán. Nhưng tựu trung, bất luận nam hay nữ trong nhịp sống thời đại này ai cũng thường tự làm cho mình một ly cà phê sau khi thức dậy.
Có đôi lần được nghe những người có tuổi nói rằng: "Bác không uống cà phê nữa vì lý do sức khoẻ, bác sĩ bảo thôi cà phê thuốc lá nên bác bỏ đã mấy năm." Ồ! Giá bác biết nghe lời bác sĩ từ hồi còn trẻ thì tốt hơn biết mấy! Thời nào quán rượu cũng đầy thanh niên, ngoài công viên chỉ thấy người già tập thể dục. Nghĩ cho cùng, ý nghĩ ấy đến rồi đi, cũng không có gì thay đổi trừ phi hết tiền.
Gặp bác kia cũng bỏ cà phê vì mấy ông bạn già đã rơi rụng dần, bây giờ ra quán ngồi với ai"! Ồ! Quãng đời còn lại của con người là một ngày như mọi ngày thế đó! Không biết khi còn trẻ, bác đối đãi với bạn bè có tốt không mà bây giờ không còn gặp nhau nữa thì bác bỏ cả thói quen một thời. Nhưng biết làm sao với người thích nói về quá khứ, bác có thể ngồi chung bàn cà phê với thằng nhỏ ưa cho biết sản phẩm mới ra của hãng xe Toyota, hãng Sony đang giữ kỷ lục TV mỏng nhất thế giới, chức năng của điện thoại BlackBerry Storm 9530, thời trang của bà tân tổng thống... Chả có chuyện gì để hai người khác thế hệ có thể ngồi chung bàn cà phê vì người nói đánh mất khả năng chọn lọc thông tin và người nghe chưa hình thành thói quen kiên nhẫn với dĩ vãng.
Đến hôm nghe bác kia nói mới giật mình: Bác bỏ cà phê mấy năm rồi! Bà ấy đi theo Chúa thì ai pha cà phê cho uống nữa…Ồ! Chúa sinh ra bác gái, không lẽ chỉ để pha cà phê cho bác trai" Trong nhịp sống đương thời, có ai còn pha cho chồng ly cà phê buổi sáng" Người phụ nữ bây giờ bận rộn vì ít con hơn những thế hệ trước nhưng lắm việc nhức đầu, hay ly cà phê bây giờ rẻ quá nên người đàn ông nào cũng mua được, làm xáo trộn gia đình. Tập quán mới trong xã hội nương nhờ là tự làm lấy, đi đâu cũng thấy chữ "self service". Đàn bà nổi hứng biến thành đàn ông, đàn ông nổi quặu…mang bầu.
Ly cà phê buổi sáng không còn là biểu tượng của hạnh phúc gia đình trên cái bàn ăn: cha coi tin tức trên TV với ly cà phê đầu ngày do chính mẹ pha mới được, mới đúng ý cha, con cái lo ăn sáng nhanh lên cho kịp giờ đi học, mẹ chỉ ăn qua loa gọi là lót dạ đầu ngày sao cho kịp buổi chợ…Những hình mẫu về gia đình chính mình không còn nữa nên người đàn ông bây giờ lầm lũi hơn xưa, đi tìm ly cà phê của cha như tìm ước mơ tuổi nhỏ, thèm cái hà hơi mãn nguyện sau hớp cà phê đầu ngày của cha những buổi sáng chỉ còn là cồ tích.


Tháng hai thức dậy với ly cà phê đầu ngày và căn nhà vắng. Ly cà phê tự pha đã hẳn vì quán xá bên đây không như bên nhà. Một, hai giờ đêm không ngủ được với mộng mơ, ra quán cà phê đầu ngõ nghe những người đi ăn chơi về trò chuyện trong hơi men, vài cánh hồng xơ xác đêm về…nhưng ba giờ sáng là đã có tiếng ho khan của bác hai xích lô bên ly cà phê đen nóng hổi, khói thuốc lào điếu cày quyện sương chưa tan... ánh điện câu thấp thoáng dì Mười, cô Chín gánh hàng đi chợ sớm…rót ly nước trà cám ở quán nghèo đã thấy lớp đàn em thành thiếu nữ trong tiếng xuýt xoa của những tên ranh con như mình dạo nọ…Ly cà phê chứa hết xóm làng đắng chát thơm ngọt... tới giờ chưa tiêu hoá hết.
Tháng hai thức dậy với ly cà phê đầu ngày và căn nhà vắng. Căn nhà tuổi nhỏ của tôi đâu, cha tôi không thích tiếng cái thìa cà phê lách cách trong ly miểng. Quậy ly cà phê như thế không đúng cách. Kiểu cách của ông chưa phổ biến thì đã qua thời. Xóm làng tôi đâu, bác hai rít hơi thuốc lào, hớp hớp cà phê đầu ngày trong kính nể của những người xung quanh dù chuyện phân tích tình hình thế giới của bác sau đó rất mông lung! Những người muôn năm cũ của tôi đâu, thèm nghe tiếng hỏi câu chào.
Hình như tôi mới vừa mất một quê hương trong ly cà phê sáng nay. Ly cà phê không thoáng hiện những gì xưa cũ, không có gì mới hơn hôm qua, không biết có gì trong tương lai vừa thêm một tuổi rớt trên vai đã mỏi. Thời tiết sáng nay cho ra sân ngồi đã là ân sủng. Mùa lạnh nào đi qua cũng để lại xác xơ cây lá, con người... bưng ly cà phê lên nhấm môi ngụm đầu như tuổi tác - quên bỏ chút đường.
Rê chuột cái laptop vô saigonbao.com như lạc vào rừng tin tức mà tức tin nhiều hơn vui với thông tin. Thế mà chịu ngồi uống ly cà phê đắng chứ không vô lấy đường - chẳng có lúc nào trong đời người không hảo ngọt, nhưng ngọt ngào không còn ở vị trí thứ nhất của sự tìm kiếm khi con người đã quen với ngọt-đắng sau tháng năm tự pha cà phê cho mình. Nghe đâu trong xa xưa vọng về lời thơ dĩ vãng... "nếu một ngày trái đất thiếu cà phê/ thành phố Paris sẻ trở thành thành phố chết/ dòng sông Sence ngưng chảy/ và chiến tranh sẽ làm nổ tung nước Mỹ..." Ly cà phê tập tành lớn đến thế sao!
Nhưng ly nào không vơi theo thời gian! Lớp đường dày đặc dưới đáy ly âm thầm. Con người mất quá nhiều thời gian để băn khoăn tại sao cuộc đời ảm đạm, nhạt nhẽo với tình người hời hợt đến đau lòng.
Đã bao lâu rồi, con người đi tìm kiếm sự ngọt ngào cho đời sống thăng hoa nhưng không tìm được vì những vô tình. Sự ngọt ngào không ở đâu xa hơn tầm với, chỉ cần khuấy lên. Đừng vô tình, chờ đợi trong cuộc sống cà phê tự pha. Đừng mơ ước ly cà phê của cha khi thời đại ấy qua rồi!
Hãy hớp hớp cà phê đắng cuối cùng để ngọt gắt trong cổ họng trên đường đi mua hoa Valentine. Cho dù trên block hôm nay vẫn có những người khốn khổ ở đâu đó...
"hôm nay ngày lễ tình yêu
trời mưa từ sáng tới chiều âm u
đi làm đem thuốc phờ-lu (flu)
chỉ mong kiếm đủ tiền (để) bù mua hoa..."
Cầu chúc cho người biết khuấy lên sự ngọt ngào trong khốn khó dù sao cũng hơn kẻ đi tìm trong hoang tưởng.

Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,189,404
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến