Hôm nay,  

M

01/04/200900:00:00(Xem: 135523)

m


Tác giả: Nguyễn Thượng Đức
Bài số 2576-16208653- vb440109

Ngày đầu Tháng Tư  được coi là “April Fool’s  Day” - Ngày cá tháng tư, ngày của trò chơi phỉnh gạt nhau cho vui. Mời theo dõi cuộc hành trình của m... Mong tác giả Nguiyễn Thượng Đức sẽ góp thêm bài mới.

***
Nỗi rạo rực ào ạt dâng lên làm m  cảm thấy hừng hực trên mặt.  m không biết hai má mình có hồng lên hay không.  Mắt m long lanh.  Nhịp thở trở nên dồn dập.  M nép sát tấm thân mỏng manh của mình vào gốc cây điệp, nghiêng đầu mở lớn đôi mắt tròn để cố thâu hết trọn vẹn hình ảnh trước mặt. Trên chiếc võng đang đong đưa nhè nhẹ, người đàn ông đã thôi hý hoáy với cây bút và cuốn sổ nhỏ.  Lúc này cuốn sổ được gác hờ trên bụng, cây bút lơi trong tay.  Đầu người đàn ông hơi ngoẹo qua một bên, mắt nhắm, khoảng ngực lên xuống đều đều theo nhịp thở.  Hình như người đàn ông đang thiếp vào cõi mơ mà ông đã vẽ lên qua những câu thơ viết nửa chừng.  Khuôn mặt người đàn ông rạng lên vẻ hân hoan.
Bây giờ trời lặng gió.  Hồi sáng sớm, cây cối trong vườn đã bị từng cơn gió lồng lộn kéo qua tước đám lá vàng còn sót lại ra khỏi cành, phơi bày thân cây trần truồng  với những cành lớn như cánh tay rắn chắc vạm vỡ.  m chẳng bao giờ thích gió.  Nàng còn ghét những khi trời gió bão là đằng khác. 
M đã thấy người đàn ông từ trong nhà bước ra ngã người trên võng từ buổi trưa, lúc trời im gió và những tia nắng hanh bắt đầu chan chút hơi ấm hiếm hoi xuống vườn. 
Cả tuần nay rồi, cơn đòi hỏi trong m ồ ạt dâng lên làm nàng ray rức, bức xúc.  m cảm thấy nỗi thúc bách của điều đang muốn được có.  Nỗi thúc bách bủa vây, quanh quẩn, chiếm trọn mọi khoảng thời gian của nàng, làm đầu óc nàng lúc nào cũng hình dung tưởng tượng đến những cảm giác, những no nê thoả mãn của mình khi điều ấy xảy ra. 
Lâu rồi m chưa được thụ hưởng cảm giác tuyệt vời của việc kề cận với da thịt đàn ông.  Lần cuối xảy ra cách đây có lẽ hơn tháng.  Nói cho ngay, lần ấy đối với m cũng chẳng để lại ấn tượng gì đặc biệt.  Lớp da nhợt nhạt nung núc mỡ như da heo tây của lão Mỹ già làm m phải cố gắng lắm mới đạt được mục đích. Mà cũng chẳng trọn vẹn.  Đang nửa chừng thì lão Mỹ già đứng dậy bỏ đi làm nàng chơi vơi hụt hẫng, không cảm thấy no đủ.


m thuộc tuýp cần phải có việc ấy, không thể thiếu.  Trời đất dường như đã sinh ra m như vậy.  Việc ấy nuôi dưỡng m, cho m sinh lực, sức sống.  Thiếu nó, m không thể tồn tại trên cõi đời này.  Có việc ấy, m hân hoan, tung tăng, thịt da  săn  cứng tràn trề.  Không có nó, m vật vờ lang thang kiếm tìm.  Từ một nơi bùn lầy  nước đọng nào đó không ai biết, m đã được sinh ra và lớn lên để kiếm tìm, để được chúi đầu vào những khoảng thịt da ấm áp của kẻ không cùng loài.
Người đàn ông khẽ trở mình.  m nhẹ nhàng lần đến thật gần.  Nàng đưa mắt quan sát khắp thân thể người đàn ông, dừng lại ở những nơi chọn lựa.  m chú tâm đến những khoảng da thịt không bị áo quần che đậy.  Khoảng da ở cổ người đàn ông hiện rõ làm nàng nôn nao, nỗi thúc bách trong người nàng trở nên dồn dập.  Đối với m, khoảng da thịt nơi cổ phía bên dưới tai, ngang bên cằm của người đàn ông là khoảng da thịt tuyệt vời nhất.
Rất nhẹ nhàng, m ghé người xuống, đưa môi mình vào cổ người đàn ông.  Toàn thân m như phừng lên vì cái ấm áp của da thịt người đàn ông chuyền qua.  m chúi người xuống, nâng cao thân hình mình lên như muốn chui thật sâu trong khoảng thịt da ấm áp đó.  M nhắm mắt, tận hưởng nỗi kích xúc ngút ngàn đang lan tràn trên thân thể.  m như run lên, no đủ hớn hở đón nhận những tia sống li ti đang từ da thịt người đàn ông tuôn tuôn vào nàng...
*
Người đàn ông vung tay đập mạnh vào ngay phía dưới tai mình.  Nguyên bàn tay với những ngón thật bự đánh vào cổ vang lên một tiếng "bép" sắc gọn.  Thân hình m  bẹp dí xuống.  Người đàn ông vuốt tay ra phía cằm, kéo theo m dính vào ngón tay.  Thịt da m nát ngướu.  Đôi cánh mong manh đã đẩy thân nàng vo ve đây đó từ thuở rời chốn bùn lầy nước đọng cũng quyện vào mớ bầy nhầy.
Người đàn ông ngồi hẳn dậy, nhìn xuống bàn tay xoè trước mặt.  Trên ngón tay đeo nhẫn của ông, m chỉ còn là một mảng xám đen nhỏ xíu như hột mè, nối vào vệt máu nhỏ kéo dài.  Người đàn ông nhìn vệt máu còn đỏ hỏn rồi đứng dậy bước vào nhà, miệng ông lầm bầm:
-- M...m... mu... muoi... muôi  muôi... muỗi nhiều quá!
Hình như kẻ đập chết m là một ông gốc Việt cà lăm.
Nguyễn Thượng Đức
(April Fool’s  Day!)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,232,682
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”