Hôm nay,  

Một Thoáng Hạnh Phúc

04/01/200900:00:00(Xem: 159222)

Một Thoáng Hạnh Phúc
Tác giả: Võ Trang
Bài số 2498-16208575-vb8041208

Tác giả 56 tuổi, cư dân ở San Diego; Nghề nghiệp: Kỹ Sư Điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một tự truyện với tâm tình vừa biết ơn quê hương thứ hai, đồng thời cũng "mang trong lòng một mối "hận" người Mỹ đã bỏ rơi đất nước mình..." Bài viết thứ ba của ông kèm theo hình bên, chụp đôi chim Hummingbird  sau vườn.
*
Thân tặng các bạn Y-Nha74 của tôi, nhất là những người cũng như tôi, những người đang đi tìm hạnh phúc - hay đúng hơn là đi tìm ý nghĩa của hạnh phúc cho một đời người - bởi vì có thể hạnh phúc vẫn ở đó - chỉ có mình không biết để nắm lấy đó thôi!
 ...

Kể từ khi xây xong cái hòn non bộ và hồ cá koi ở vườn sau thì nhà tôi hình như trở thành nơi trú ngụ của rất nhiều loài chim, nhất là loài chim Hummingbird.  Có bạn nói với tôi là vì cái khung cảnh thiên nhiên, tiếng nước chảy róc rách thích hợp với sinh hoạt của các loài chim hoang.  Điều này cũng có thể đúng vì theo như tôi quan sát, các tổ chim đều được làm trên những cành cây xung quanh hồ cá.  Trong suốt 3 năm liền, kể từ năm 2005, các chú nhỏ này đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp nhưng cũng lắm... rắc rối:  Các bà mẹ Hummingbird sau vườn tôi cứ xây tổ vào gần cuối đông, lúc thời tiết còn rất lạnh, dể có mưa nên rất nguy hiểm cho các chim con.    
 Lần đầu tiên là một tổ chim trên một cành lá của một cây Palm nhỏ sau nhà... Vào một buổi sáng thứ Bảy lúc quét sân, tôi bàng hoàng phác giác xác của con chim mẹ trên sân cỏ. Sau vài giây phút tần ngần, tôi chợt nhớ ra và chạy ngay đến chổ tổ của 2 con chim con. Mặc dù chỉ vói tay là có thể kiểm soát sự sống còn của 2 con chim con này thế mà tôi lại không dám. Tôi sợ phải đối diện với một sự thật. Tôi đứng yên như thế cả 10 phút để xem chúng nó có thay đổi vị trí hay không. Khi chắc chắn hai cái mỏ của chúng nó còn di động, tôi vội lấy xe đến một tiệm Pet shop gần nhà để hỏi những người chuyên nghiệp làm sau cứu 2 con chim con này. Kinh nghiệm lần trước, vì muốn cứu một con chim Sẻ con, tôi đã tự mua một cái lồng, để con chim nhỏ sau nhà cho mẹ nó nuôi với hy vọng sẻ thả nó ra khi nó đủ sức bay một mình... cuối cùng nó đã bị một con chim mỏ nhọn khác cắn chết qua những song sắc của cái lồng... Sự việc đó vẫn làm tôi ăn năng mãi!
Người ta cho tôi số điện thoại của một cái project có tên là Project Wildlife (www.projectwildlife.org). Tôi mất kiên nhẫn ngay khi máy trả lời cứ tiếp tục cho tôi những chỉ dẫn (option) 1,2,3... mà chưa thấy option nào cho 2 con chim Hummingbird...  Cuối cùng thì tôi cũng tìm được số điện thoại liện lạc. Hơn thế nữa, có lẻ đã có nhiều trường  hợp xãy ra với loại chim này nên option cho Hummingbird là một option riêng so với tất cả các option còn lại. Người đàn bà trả lời tôi qua điện thoại nhắc nhở tôi phải kiểm soát xác của con chim mẹ kỷ càng vì con trống thì cái đầu phần lớn đỏ trong khi con mái thì chỉ đỏ một phần ở trước cổ... Vào mùa đông chim con loại này sẽ chết rất nhanh nếu không có mẹ. Riêng hôm qua trời nắng ấm nên bà khuyên tôi nên liên tục theo dỏi trong nữa (1/2)  giờ để thử xem con chim mẹ có trở về hay không... Tôi đề nghị với bà là chỉ nên chờ thêm 15 phút nữa thôi vì tôi không biết 2 con chim con này mất mẹ từ bao giờ. Khi alarm của cái đồng hồ đeo tay reo lên là tôi tháo tổ chim ra và đi ngay. Đường từ nhà tôi  đến nhà bà chỉ hơn 10 dặm (gần 20 cây số) mà trở thành dài lắm. Vừa mới ra khỏi nhà thì đèn báo hiệu hết xăng nổi lên... Hừ! khó khăn thường cọng thêm vào những lúc như thế này như để thử thách con người... mặc kệ, tôi cứ chạy, một sự chậm trể nào cũng có thể làm cho 2 con chim nhỏ này chết mất!...
Người đàn bà quí phái mở cửa không cần hỏi đã biết ngay tôi là ai và dẩn tôi vào phòng khách phía sau. Đây là một tư gia sang trọng chứ không phải là một trụ sở hay là công ty.  Họ chỉ làm việc thiện nguyện theo lời kêu gọi của Project. Tại đây, tôi thấy một tổ chim khác cũng có 2 con chim con nhưng còn nhỏ hơn 2 con từ nhà tôi nhiều và đang được sưởi ấm bằng đèn sưởi điện. Một con khác chỉ có một mình và gần như đã đầy đủ lông cánh nhưng không bay và cũng không sợ hải khách lạ.  Trái lại còn thân thiện mừng rỡ và há miệng đòi ăn mổi khi người đàn bà gỏ nhẹ vào mỏ của nó.  Tôi cảm thấy rất an tâm khi bà quả quyết với tôi là bà có thể nuôi những con chim con như thế này và chỉ cần 6 tuần nữa là chúng hoàn toàn trưởng thành. Bà cũng chỉ cho tôi cách làm cho chúng nó mở miệng bằng cách thổi vào miệng nó, làm như là tiếng gío thổi mổi khi mẹ chúng trở về...


Lòng tôi nhẹ nhỏm với một cảm giác hân hoan khó tả khi rời khỏi nhà người đàn bà làm việc thiện nguyện này - cái cảm giác bình an mà từ lâu tôi đã đánh mất trong cuộc sống bận rộn và nhiều lo nghĩ này.  Tôi tin là tôi đã tìm thấy một thoáng hạnh phúc.  Phải chăng khi xoa dịu đau khổ cho kẻ khác, người đầu tiên tìm thấy hạnh phúc là chính mình"
Vào thánh Mười năm 2007, trước khi tôi đi du lịch Nga-Sô và các nước Bắc-Âu trong 2 tuần, một bà mẹ Hummingbird cũng đã làm một cái tổ khác  trên một cành cây Hồng dòn nhỏ nằm ngay trên đường ra hông nhà và rất thấp nên chỉ cần đứng thẳng là có thể ghé mắt nhìn vào.  Vì thế cho nên ngày nào đi làm về tôi cũng có dịp ra thăm hỏi các chú chim con này.  Lúc ra đi hai chú chim con này đã đủ lông đủ cánh nên tôi đã nghĩ là sẽ không có cơ hội gặp lại các chú nhỏ này nữa.  Được tham quan nhiều cảnh lạ của xứ người, chuyến đi du lịch qủa có nhiều thích thú khiến tôi quên phần nào lo nghĩ về 2 chú chim nhỏ này.  Ngày tôi trở về nhà, việc đầu tiên là ra xem ngay tổ chim có còn hay không"...  Lá vàng rụng đầy sân!  Tổ chim vẫn còn đó nhưng hai chú chim nhỏ thì đã không còn trong tổ nữa!...  Trong lúc tôi đang bâng khuâng với một hoài niệm thì chợt nghe tiếng gió thổi vù vù quen tai...     một chú Hummingbird nhỏ bay đứng ngay trước mủi của tôi, không có vẻ sợ hải gì mà còn như rất vui mừng muốn nói "tôi đây nè!".  Loài chim Hummingbird là loài chim đặc biệt có thể bay đứng tại một chổ và cả bay lui về đàng sau.... OK! rất vui mừng vì bạn đã trưởng thành, cuộc đời hể có hợp là có tan, xin chúc bạn một đời tự do bay nhảy với đôi cánh của mình...
Có lẻ cũng chính "chú nhỏ" này cuối đông năm sau đã trở lại làm tổ trên chính cây Hồng dòn này" Tôi phàn nàn  trước tổ vì lúc đó cây chưa ra lá, tổ chim chơ vơ ngoài trời rất nguy hiểm.  Không hiểu vì sao tổ xây xong nhưng chim không bao giờ đẻ trứng và ra đi không bao giờ trở lại"...
Nhưng không phải lúc nào tôi cũng giúp được loài chim này.  Một tổ khác trên 1 cây Mãn Cầu gần hồ cá đã bị phá hủy bởi mưa và gió của mùa mưa năm 2007.  Tôi cố vá lại cái tổ bằng chổi lông gà cho chim mẹ nuôi các con một cách thiên nhiên.  Nhưng sau khi một con bị chết thì tôi đành phải đem con còn lại cho project Wildlife.
Vào Internet để nghiên cứu thêm về loại chim này tôi tìm được những dữ kiện rất thích thú.  Hummingbird có thể là loài chim nhỏ nhất trên địa cầu nhưng có thể bay với vận tốc đến 45 miles một giờ.  Con trống đầu đỏ, con mái chỉ đỏ một phần trước cổ.  Chim có mỏ rất nhọn và dài để hút mật.  Tại các tiệm Pet Shop có bán chậu đựng thức ăn cho chim Hummingbird với hình những cánh hoa gỉa, tỉ lệ pha chế là 1 chén đường 4 chén nước..  Hai cánh của loài chim này có thể quạt rất nhanh ở một góc 45 độ so với trục thẳng đứng để giử chim cố định ở một vị trí và có thể bay lùi về phía sau ở vị trí này.  Chim thường chỉ đẻ 2 trứng.  Tổ chim rất nhỏ dù có tính đàn hồi vì vậy có khi chim con lấn nhau đẩy cả con yếu rớt ra khỏi tổ như lời giải thích của người đàn bà làm việc thiện nguyện tại project Wildlife. Để nuôi loại chim con cần có một bình thực phẩm với một vòi nhỏ và dài để bơm thức ăn vào sâu trong miệng của chúng.  Các thiện nguyện viên bận rộn với mưu sinh, nhất là các cô cậu trẻ tuổi có thể đem chim con theo mình trong khi làm việc hoặc ngay cả trong khi đang đi xem movie! 
Một đặc điểm nữa là tính "Chồng chúa vợ tôi", tính ngạo mạn và kỳ thị phái nữ của loài chim này.  Giống  Hummingbird trống (male) có khu vực sống riêng.  Đến mùa sinh nở thì con mái phải bay vào khu vực sống của con trống để xin ơn mưa móc.  Lúc sanh nở chỉ có con mái phải nuôi con và cứ như thế cuộc sống tiếp diển... Khi đọc đến đoạn này tôi bỗng nảy sinh lòng "trắc ẩn"  và đã ra một câu đố cho các bạn cựu sinh viên trường Y Khoa và Nha Khoa niên khoá 1974 của tôi, phần thưởng là chổ ăn, ở cho 3 ngày hội ngộ vào tháng 7 năm 2009 tại San Diego như sau:  "Trong các loài động vật hữu tình, theo bạn giống nào là vô tình nhất, tại sao""
Về sau, đọc thêm 1 số tài liệu khác tôi hiểu thêm rằng với loài vật, không phải chỉ có Hummingbird là có đặc tính này.  Có lẽ loài vật sống theo bản năng chứ không có suy nghĩ như con người.  Vì theo bản năng nên không có cải thiện, nên mãi trầm luân trong kiếp súc sinh.  Còn con người" - Càng suy nghĩ, càng dễ lạc vào vọng niệm, vào cố chấp vì quá tin tưởng vào khả năng phán xét của mình  để rồi luẩn quẩn mãi trong khổ đau.
VÕ TRANG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,836,753
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến