Hôm nay,  

Hội Cao Niên

18/12/200800:00:00(Xem: 249601)

Hội Cao Niên

Tác giả: Nguyễn Lê
Bài số 2486-16208563-vb5181208

Tác giả Nguyễn Lê đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Định cư  tại Philadelphia, PA, ông bà là người đầu tiên mở nhà hàng ăn Việt Nam tại đây. Bài viết của ông về kinh nghiệm mở nhà hàng ăn tại Hoa Kỳ rất được bạn đọc quí trọng. Không chỉ chuyện làm ăn, các bài viết của ông còn đề cập tới nhiều đề tài khác nhau, từ đời sống xã hội, nền nếp gia đình, tới những quan hệ nghề nghiệp. Tất cả đều được viết giản dị nhưng đầy tính lạc quan, tử tế.

***
Trên đất Mỹ, chỗ nào cũng có hội cao niên. Có thể nói đi đến địa phương nào cũng có sự hiện diện của hội người già. Các cụ không còn cảm  thấy cô đơn, lẻ loi, không có chỗ để tìm kiếm bạn già lúc chiều hôm xế bóng. Khi đàn con cháu tản mát khắp nơi để kiếm sống, đi tìm vùng đất mới để thỏa chí tang bồng, các cụ mặc nhiên bị bỏ rơi nên cảm thấy cần phải có nơi tụ tập, tìm kiếm bạn bè, chia xẻ cuộc sống với các bạn già. HJội cao niên được thành lập khắp nơi, nhiều nơi được hưởng trợ cấp của chính quyền hoặc trợ giúp của cộng đồng, nhắm giúp các cụ có nơi ngày ngày họp mặt, được phục vụ 2 bữa ăn nóng hổi, coi truyền hình, đánh bài, tâm sự với bạn bè về quá khứ, về gia đình con cái, về cuộc sống lúc tuổi già v.v...
Ngay tại vùng tôi cư ngụ, có một hội cao niên người Mỹ. Căn bản của hội là đóng lệ phí tượng trưng, đa số do chính phủ tiểu bang, liên bang đài thọ chi phí điều hành, trả lương cho nhân viên. Các cụ được tham dự sinh hoạt của hội, mỗi ngày tới hội theo giờ mở cửa của hội.
Về phía người Mỹ gốc Hoa, hiện có 2 hội. Một hội kỳ cựu đã có gần 30 năm nay. Hội nào cũng có luật lệ riêng như đóng niên liễm tùy theo quy định của hội từ 30 đô tới 60 đô. Hội kỳ cựu hội viên đã lên tới con số 600. Mỗi khi có hội viên từ giã hội ra đi vĩnh viên về bên kia thế giới thì được vị đại diện của hội phúng điếu kèm theo bao thư khoảng 6,000 đô. Mỗi lần có cụ ra đi như vậy thì 600 hội viên đóng góp mỗi đầu người là 10 đô.
Hội cao niên người Việt tại vùng tôi ở thiết lập cách đây 16 năm. Số hội viên nay đã lên tới con số 900. Mỗi hội viên đóng niên liễm 30 đô. Các cụ cũng đóng góp 10 đô mỗi khi có hội viên từ giã các bạn ra đi. Nhiều cụ già yếu vô hội muộn màng, đóng góp được vài năm cũng được hưởng số tiền 3,000 đô do các cụ hội viên đóng góp khi các cụ vội vã từ giã bạn bè đột ngột. Một số cụ hội viên kỳ cựu nghĩ lại mình vô sớm đóng góp nhiều năm vẫn còn chưa chịu về chầu tiên tổ, tính sổ từ lúc khởi đầu nhập hội thấy thiệt thòi thua lỗ các tân hội viên.
Một cụ bà trong hội gặp các bạn bè tâm sự: Chẳng may góa bụa sớm, đức ông chồng để lại cho bà được 2 trai, 1 gái. Từ nay bà lấy câu châm ngôn ngàn xưa để lại "thờ chồng nuôi con". Một số các ông góa vợ, thấy bà còn trẻ, phong độ khả ái, có nét duyên dáng riêng của bà quả phụ với sắc đẹp ẩn hiện, mấy ông tới lân la làm quen, săn sóc, hy vọng cùng bà chắp nối, săn sóc lẫn nhau lúc tối lửa tắt đèn, khi tuổi đã ngã về chiều. Bà nghĩ lại hạnh phúc đâu chưa thấy. Trước mắt một đàn con, bà thấy khó ăn khó nói khi bước thêm bước nữa. Lại nữa ngày qua ngày, nhiệm vụ nâng khăn sửa túi đức tân lang quân nhiều nhiêu khê phức tạp, bà nghĩ đi nghĩ lại rùng mình thấy trách nhiệm nặng nề. Bà thề quyết ở vậy nuôi con, dựng vợ gả chồng cho đàn con côi cút, hy vọng sau này chúng thành đạt nên người cho đức ông chồng nơi chín suối được ngậm cười mãn nguyện.
Cuộc đời của bà thăng trầm lên voi xuống chó. Lúc ở Việt Nam, bà làm ăn phát đạt, của ăn của để. Qua Mỹ, sinh hoạt khác hẳn cuộc sống ở Việt Nam. Hơn nữa lại đến lúc tuổi già sức yếu, không còn sức chịu đựng, chịu cực như lúc làm ăn buôn bán ở Việt Nam. Cụ đành gây dựng cho đàn con, lo lắng cho chúng cắp sách đến trường để tiến thân.
Cụ nghĩ lại tiền rừng bạc bể rồi cũng đến lúc trắng tay. Bôn ba nhiều lắm cũng không qua được khỏi số trời đã định. Nhắm mắt xuôi tay cũng chẳng mang đi được gì. Cụ an phận tìm con đường đi về với Chúa bằng cách cầu nguyện mỗi ngày. Chúa Nhật đi nhà thờ chia xẻ niềm tin nơi Thiên Chúa với các hội vên nhà thờ gặp gỡ mỗi cuối tuần.


Cụ gặp cụ Chánh vùng South Philly. Hai cụ tâm đắc tâm sự ngắn dài. Cụ Chánh nói với cụ: Qua Mỹ người già được nhiều quyền lợi đặc biệt như đi xe buýt tham quan khắp thành phố không tốn tiền. Vào ăn các tiệm buffet, ăn thả giàn được bớt 10%. Đi máy bay các vị cao niên được giảm giá vé v.v... Nhiều cụ lợi tức thấp đi bệnh viện, đi thăm bệnh phòng mạch bác sĩ, mua thuốc đều không phải móc tiền túi ra trả. Dường như nước Mỹ muốn trả ơn các cụ sau cả 1 đời phụng sự quốc gia dân tộc trong quân đội, trong nhà máy, trong công xưởng, trong các văn phòng.
Cụ Chánh còn theo gương các người Mỹ. Các con cụ ở với cụ tới năm 18 tuổi bung ra khắp nơi tự học, tự kiếm việc làm, tự tìm kiếm bạn gái và lập gia đình. Các cháu nội, cháu ngoại cụ không nhớ hết tên, hết tuổi của các cháu.
Cụ có cái thú độc nhất là khi có tiền cụ xếp đủ tới 100 đồng chẵn rồi cất đi. Cụ vừa bán 2 căn nhà để dưỡng già được gần 2 triệu đô để vào trong băng, lãnh tiền lời ăn dần. Ở tuổi 74, tuổi gần đất xa trời, lúc nào cụ cũng sợ ăn vào vốn.
Cái thú thứ hai của cụ là đi sòng bài bình dân. Cụ tìm các dân đánh bài đến hồi vận đỏ, đánh ké, lúc được, lúc thua. Lúc thua đậm cụ bỏ bẵng, thời gian dài không bước tới sòng bài.
Cụ không thích đi du lịch. Mười năm trước cụ đi Trung Quốc một lần rồi thôi. Cụ tuyên bố không nơi nào đẹp bằng chỗ cụ đang ở. Hơn nữa, ở tuổi già cụ làm biếng xê dịch.
Cụ Chánh vừa quen được 2 vợ chồng cụ bạn cũng sấp sỉ tuổi cụ ở hội cao niên. Đặc biệt cụ ông có tài làm thơ. Cụ gặp hoàn cảnh nào cũng xuất khẩu thành thơ. Trong đám tiệc, đám cưới , khi có sự hiện diện của cụ, khách tham dự sẽ được thưởng thức những bài thơ chúc tụng đôi tân lang, tân giai nhân trăm năm hạnh phúc, đầu bạc răng long v.v...
Ngoài ra cụ cũng có những bài khảo cứu về Phật giáo, về chính trị, về thời sự, về văn chương, về sử học. Nhờ thông thạo ngoại ngữ, cụ tham khảo nhiều sách báo ngoại quốc. Với kiến thức dồi dào, cụ hướng dẫn đàn con của cụ tốt nghiệp đại học, 3 chàng bác sĩ, 2 chàng kỹ sư.
Ngày ngày cụ ông, cụ bà đi tập dưỡng sinh, đi đánh Tennis. Nay cụ ở với con bác sĩ một vài tháng, mốt cụ di chuyển tới tiểu bang lân cận ở với con kỹ sư một thời gian.
Lâu lâu, chúng góp tiền mua tour cho các cụ đi chơi đó đây lúc Âu Châu, lúc Việt Nam, lúc lên tàu đi Cruise vùng biển Thái Bình Dương.
Năm vừa qua các con bác sĩ, kỹ sư tổ chức Lễ Thượng Thọ linh đình cho hai cụ. Con cháu nội ngoại chỉnh tề trong quốc phục, ca tụng công đức của hai cụ đã sinh thành, dưỡng dục và dẫn dắt tới con đường thành đạt nơi xứ người. Các cháu, chắt cụ chăm chú lắng tai nghe, hy vọng chúng sẽ theo gương bố mẹ dẫn dắt cuộc đời.
Cụ Chánh còn quen biết một cụ bạn nữa trong hội người già. Các con cụ tổng cộng 8 người vừa trai, vừa gái, ai cũng thành công rực rỡ trong thương trường.
Mới bước chân tới Mỹ cụ đã mở tiệm bán đồ thực phẩm rồi chuyển qua lập hãng sản xuất chả giò, chả lụa, chả quế, thịt nguội, lạp xưởng v.v...
Cụ chuyển giao lại hết tài sản cho con cái và kêu gọi đồng hương đóng góp lập chùa.
Ngày Chúa Nhật, ngày lễ cụ lên chùa cúng Phật cùng đồng hương. Sau đó cụ phục vụ đồ chay đãi các bà con Phật tử.
Ngồi ngẫm nghĩ lại cuộc đời, cụ thấy còn đó mất đó, sắc sắc, không không, tất cả đều vô nghĩa. Tham sân si gây nên khổ đau vô tận. Các bạn cụ từ từ ra đi, kẻ trước người sau, không ai tránh được lẽ sinh tử. Ở đời có sinh có tử. Vậy khi chết sẽ đi về đâu" Cụ tìm hiểu triết lý Phật giáo, hy vọng tìm ra con đường giải thoát để mai sau khi về với tổ tiên bằng cách ăn chay niệm Phật hy vọng vào cõi Niết Bàn, đời đời an lạc.
Hội Cao Niên là nơi tụ tập đông đảo hội viên, mỗi hội viên với mỗi hoàn cảnh cá nhân khác nhau. Các cụ tìm tới nhau, an ủi, chia xẻ, trò chuyện trong những ngày tháng còn lại của cuộc đời trên vùng đất tạm dung.
Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,288,408
Tác giả cho biết, “Trước năm 1975, tôi là giáo sư dạy tại trường trung học Lương văn Can , quận 8, Sài gòn.
Cùng với bài “Mười Lăm Năm ở Mỹ” đã phổ biến hôm qua, tác giả Minh Nguyệt Graves còn gửi thêm bài sau đây, cho biết bài được viết bởi ông chồng Carl Graves, một người Mỹ làm công chức tại Texas.
Tác giả qua Mỹ cùng với 2 con, theo diện đoàn tụ do cha bảo lãnh, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài “Chuyện Ông Mỹ có vợ Việt”, đã phổ biến 2 tuần trước.
Việt Báo thành kính tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, một tác giả huynh trưởng từng góp bài Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, vừa từ trần tại San Jose,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả có tên trong Danh Sách Chuing Kết Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện là cư dân Minneapolis, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến