Hôm nay,  

Không Ảnh

08/12/200800:00:00(Xem: 843056)

Không Ảnh

Tác giả: Phan
Bài số 2479-16208556-vb2081208

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007.

***
 Là người sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn trong buổi giao thời giữa hai chế độ, tôi đi từ cảm khoái được gọi là "chứng nhân lịch sử" đến cảm nhận mình là "dã nhân tiền sử" không bao lâu sau đó vì tôi dân con nhà...  nói theo mấy thằng bạn học hồi đó là: "Ba mày với ba tao có công giúp tây đánh ta." Nhưng nhìn mấy thằng bạn học chung trường là con nhà liệt sĩ miền Nam sau khi lá cờ Mặt trận giải phóng bị vắt chanh bỏ vỏ cũng ăn mày không có ống bơ thì nói gì mình! Từ ăn không ngồi rồi tới ăn lông ở lỗ là thời kỳ quá độ thì ta mới chỉ là hạt bụi lưu đày ngay trên quê hương thôi. Tôi kinh qua đủ thứ nghề để sống còn, bất kể thượng vàng hạ cám miễn lương tâm cho phép như không cướp của giết người là được. Tôi làm hết những gì có người mướn để có cái cho hàm nó nhai, hàm mà không nhai thì máu phai thành nước lã, băng.
 Trong những nghề thượng vàng hạ cám ở mảnh đất Sài Gòn thì làm sao nhớ hết! Nhớ chăng, cũng có hôm ta đứng trên bục giảng để bình "Kiều" cho con nít nghe như nước đổ đầu vịt. "Khi đói, bộ óc người ta tuột xuống dưới bao tử để chỉ nghĩ tới cái ăn&"* chứ ai đâu quởn mà tán thơ văn. Dù gì cũng là những ngày tháng đẹp trong đời vì đi trồng người là công việc cao qúy nhất trong những nghề cao qúy. Vậy hạ tiện nhất trong những nghề tôi làm là gì"
 Hôm đó tôi theo anh bạn người Tàu đi thu mua lông vịt ở các vựa ve chai, lò vịt quay& về bán lại cho Công ty lông vũ xuất khẩu mà kiếm lời sống qua ngày. Sau một ngày ngược xuôi, cháy nắng trên cái xe Cub đời 78 của tôi cùng rất nhiều suy tư trên đường đời chứng nhân lịch sử. Mặt trời chạng vạng tôi mới về tới nhà, bước vô nhà sáng đèn vì nhà cao cửa rộng của bà nhạc chứ không phải nhà riêng của vợ chồng tôi. Hình ảnh vợ tôi cột hai vạt áo dài sang hông, bồng con cặp nách và đang dụ thằng nhỏ ăn bát cơm chiều. Tôi đau hơn một ngày mệt từ thể xác tới tinh thần vì chiếc áo dài vẽ vợ tôi đang mặc là cả một sự chọn lựa tự tin của tôi ở những tiệm bán áo dài vẽ ngoài đường Tự do. Đồng tiền ít ỏi của người đi chụp ảnh thuê cho đám cưới, đám ma đã gom hết gia tài để mua miếng vải áo dài vì nét vẽ theo trường phái tượng hình quá độc. Chỉ nghĩ đến miếng vải thành áo, khoác lên dáng kiều nhi đã chết hồn người ưa mơ mộng. Mua liều tới cụt vốn làm ăn cũng mua. Đàn ông không có chút máu liều thì thành& không dám nói.
 Ấy, chiếc áo dài vẽ đã làm cho những cô bạn của vợ ghen tỵ, không những đi vào kỷ niệm một thời mà còn dư hậu tới mai sau, nhất là chiếc áo thướt tha ngày nào nay cột gút bên hông vì tình mẫu tử làm tôi biết ơn em lắm! Thương tôi đã vất vả trăm chiều, nay tới con tôi cướp nốt phần duyên dáng còn lại của mẹ thì thật cha con tôi đã quá bất công với người đẹp của nhiều người mà ta may mắn hơn! Nghĩ vẩn vơ trong cái đầu vốn dĩ lơ mơ thì hiền thê tôi cười thật tươi khi thấy tôi quẹo xe vô nhà, em nói: "Chào ông lái lông. Hôm nay làm ăn khá không"" Tôi cười ra nước mắt, buôn heo gọi là lái heo, buôn trâu gọi là lái trâu& sao tôi lại đi buôn lông! Đúng là cô giáo dạy Văn nên dư từ để chơi chữ. Nhưng hạnh phúc dường nào với nụ cười chia sẻ vợ chồng trong khó khăn đời sống.
Tưởng qua nước Mỹ giàu sang thì mình hết khổ, ai dè ở đâu cũng tay làm hàm nhai/ tay quai miệng trễ. Đi làm ở đây còn bị hạn chế ngôn ngữ trong giao tiếp mới khủng hoảng tinh thần, nhưng rồi cũng qua đi những âu lo người mới đến để lại thay đổi nghề nghiệp cho đủ trăm cái môn bài của chứng nhân lịch sử bị ép uổng chứ tôi đâu muốn. Những công việc tôi đã làm trên nước Mỹ cũng tạp nham như hồi ở quê xưa. Khi gia đình đã không cần tới thu nhập của tôi nhiều nữa thì tôi đi làm& biếng để có thời giờ rong ruổi sưu tầm áo dài vẽ cho đã nư.


 Hôm nay tôi đổi nghề mà tôi gọi là "tôi đi làm...  biếng". Thật ra tôi đi làm báo với anh em cho nhẹ nhàng chút thân không còn trẻ, công việc mới nên lọng cọng chút đầu ngày. Sau bữa cơm trưa tươm tất ở Nhà hàng mà tôi ưng bụng nhất là không khí gia đình của những đồng nghiệp mới trong bữa cơm thân mật như ở nhà. Chuyện đói-no cái bao tử đối với những chứng nhân lịch sử như tôi chỉ là chuyện nhỏ. Thế hệ tôi đói hơn đói là "cư xử tình người". Tôi mong mình dừng chân nơi đây để được sống trong tình người hụt hẫng đã hơn nửa đời người. Tôi vui vẻ trở về toà soạn sau bữa trưa, công việc có vẻ hanh thông hơn nhờ tâm lý nhẹ nhàng thì người ta dễ quên đi những mặc cảm bỡ ngỡ.
Tôi làm việc thoải mãi tới chiều (khoảng sau giờ hãng xưởng tan tầm). Gióng tai ra nhà ngoài vì có giọng đàn ông nói năng sao mà chân tình, điều hiếm có bây giờ nên tôi lắng nghe! Ông độ hơn năm mươi tuổi, chắc là lính cũ ngày xưa. Tôi nghe ông hỏi người ngồi bàn giấy (information desk): "Chào chị, cho tôi hỏi thăm, tôi đọc báo Trẻ hôm cuối tuần, có tin một ông Chuẩn úy gì đó ở bên nhà đang gặp khó khăn mà báo đã đưa tin kêu gọi giúp đỡ. Sáng nay đầu tuần tôi vô hãng, thông báo với anh em& tôi thu được một mớ. Bây giờ muốn gởi chị, gởi toà báo chuyển về cho ông Chuẩn úy đó được không"" (Ghi nhận thứ nhất: ông không biết người khó khăn bên kia biển là ai" Ông chỉ biết một đồng hương, có thể là đồng đội cũ nếu ông là lính đang gặp khó khăn bên nhà.)
 Người ngồi bàn giấy xin lỗi lần này "Toà báo chỉ thông báo dùm... Xin anh vui lòng liên lạc trực tiếp với Linh mục Nguyễn Thanh Liêm tại địa chỉ e-mail [email protected]hay số điện thoại 072812612."
Tôi nhìn qua cửa kính nhưng cũng thấy rõ gương mặt người đàn ông đã có tuổi, nổi bật hơn những nếp nhăn năm tháng là sự mệt mỏi sau một ngày lao động ở hãng Mỹ thời suy thoái thì chắc là vất vả. Tôi nhìn trong ánh mắt thất vọng của ông để thấy trái tim tình người vì tôi không chắc ông là lính ngày xưa. Nhưng dù lính hay không lính nhưng nghe tin một cựu quân nhân đã tàn phế cần giúp đỡ thì ông không quản ngại thời gian và công khó đi quyên góp anh em để giúp người hoạn nạn. Tôi muốn bước ra xin ông cho chụp tấm hình kỷ niệm về một người Việt đáng tự hào của cộng đồng. Nhưng nghĩ lại, làm ơn đừng nhớ thiếu nợ đừng quên. Ông giúp đồng đội cũ hay giúp đồng bào xưa cũng là giúp, người đem thân đi làm việc thiện - không chân dung, phải không anh" Không ảnh của anh là bức chân dung đẹp nhất của tình người nhân bản. Xin biết ơn anh vì những người khốn khó cùng màu da với chúng ta, người bảo vệ chúng ta khi xưa là người thương binh VNCH đang khó khăn bên quê nhà tăm tối.
 Tôi đi làm biếng ngày đầu mà tự xấu hổ trước hình ảnh tha nhân, một đồng hương với tôi đã già còn lặn lội đi quyên góp, đi tìm cách gởi cho đồng đội, đồng bào trong nước thì tôi đi tìm chỗ hưởng nhàn có đúng không" “Tôi ơi! Đừng tuyệt vọng.” Đó là một câu ca của Trịnh Công Sơn. Từ nay không nhàn đâu vì tôi sẽ đi góp nhặt những cánh hoa trên vạn nẻo đường tha phương của người việt hải ngoại như ông anh đây để khắc hoạ đoá hoa tình người không bao giờ héo trong dân tộc tôi, cho dù địa lý có đôi bờ thì lòng người không biên giới, tình cốt nhục đồng bào của người Việt Nam là có thật. Xin tạ ơn ông anh không biết tên đã cho ống kính tôi bức không ảnh tuyệt vời để khởi sự một nghề nhanh nhạy với thế giới xung quanh. Tạ ơn anh đã để lại lòng tôi một bài học làm người.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,361,013
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến