Hôm nay,  

Bạn Già Quanh Tôi: Anh Bạn O.d.p.

18/11/200800:00:00(Xem: 143845)

Bạn Già Quanh Tôi: ANH Bạn O.D.P.

Tác giả: Khanh Vũ
Bài số 2459-16208536-v2171108

Tác giả là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù nhân chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ của ông là loạt bài ba phần, kể về ba người bạn già: Ông Di Tản, Ông H.O. và Ông ODP Đoàn Tụ. Mỗi người bạn một hoàn cảnh...

3. Anh Bạn ODP Đoàn Tụ
Anh bạn S của tôi đến Mỹ do con bảo lãnh. Anh có ba người con, hai gái một trai, mỗi đứa ở một nước. Cô gái lớn sống với gia đình ba con ở Pháp, người con kế là con trai có gia đình hai con hiện ở cùng với vợ chồng anh tại Mỹ còn cô gái út cũng đã có gia đình với hai con nhỏ thì còn đang sống tại Việt Nam. Trước mắt tôi anh là con người rất bình thường nhưng có lỏng tử tế hiếm thấy. Hôm vừa rồi muốn thăm hỏi anh, tôi gọi điện thoại đến nhà thì gặp giọng nói quen thuộc của cậu con trai.
 -Dạ thưa bác, ba má cháu sang Pháp thăm chị cháu từ hơn tuần nay rồi ạ.
 - Vậy hả, chừng nào thì ba má cháu về"
 - Dạ, độ ba tuần nữa ạ.
 - Cám ơn cháu, bác sẽ gọi lại khi đó vậy.
Bỏ điện thoại xuống, tôi thầm nghĩ "vợ chồng tay này quả là sung sướng, có dịp đi chơi xa hoài". Tôi nhớ mới hôm đầu năm, hai anh chị cho hay đã đi VN thăm con gái út và ăn Tết bên đó. Lúc về kể lại chuyến đi rất vui, hưởng trọn cái Tết với gia đình và thân hữu sau đó lại được con gái mua tua du lịch đi ra Hà Nội, thăm Vịnh Hạ Long, SaPa và vài nơi khác. Nay thì sang Tây thăm vợ chồng cô cả và ba đứa cháu ngoại và chắc hẳn là sẽ lại được đưa đi chơi thăm viếng các nước lân cận như lần trước anh chị sang đây, khi về anh chị đã kể lại chuyến đi và cho xem hình ảnh kỷ niệm chụp rất đẹp tại các nước Đức, Ý, Thụy Sĩ...  Còn gì vui hơn một năm hai anh chị hưởng cả ba bầu không khí Việt, Pháp và Mỹ. Ở tuổi quá thất thập, có con cháu ở những nơi xa xôi vạn dậm mà từ Mỹ anh chị có đủ khả năng đi như vậy thật là vui, thử hỏi còn hạnh phúc nào hơn.
Anh chị S sang Mỹ sau tôi hơn năm. Trước biến cố 30-4-1975 anh S làm cho một công ty xăng dầu ở Sàigòn sau khi giải ngũ ra khỏi quân đội, còn tôi thì phục vụ trong cùng quân chủng với anh cho đến giờ phút chót cuộc chiến VN. Thời gian làm cho hãng xăng do công việc anh đã có cơ hội đi đến rất nhiều thành phố khắp miền Nam kể cả những nơi xa như Nha Trang, Đà Nẳng, Huế... Bạn bè cho là anh có cung di tốt trên lá số tử vi nên đã tìm được công việc có xe đi và tha hồ xăng chạy. Nay ở Mỹ có lẽ vẫn nhờ cung di hay đó mà anh có cơ may đi đây đó luôn chăng"
Khi miền Nam mất, vợ chồng anh kẹt phải ở lại, chịu hoàn cảnh vất vả như hầu hết bao đồng bào khác. Anh chị chỉ thoát khỏi cảnh này sau khi sang được Mỹ nhờ con trai bảo lãnh; cháu trai này vượt biên đến đây vừa đi làm vừa đi học, do cố gắng mấy năm sau cháu thành đạt, có công ăn việc làm tốt và ổn định rồi làm ngay thủ tục di trú cho anh chị sang đoàn tụ. Sau khi anh chị S đến Mỹ được vài tháng thì lại nhận được tin vui từ VN. Ở Sàigòn cháu gái lớn của anh đang làm phó giám đốc cho một công ty Pháp được công ty cử sang Pháp công tác đã ở luôn lại đây và vào học chương trình hậu đại học trường Sorbonne. Trước đó cháu gái vốn rất giỏi,thông minh lanh lợi, được nhiều cảm tình của các giới chức trong công ty, đã thường được công ty cử sang Pháp và một số các nước Âu châu khác để tham dự các buổi họp về các công việc liên hệ. Trong những lần đến Pháp cháu gái đã dành thì giờ đến trường Sorbonne là một trường đại học lâu đời và rất danh tiếng của Pháp để tìm hiểu, sau đó nộp đơn và đã được chấp thuận nhận. Anh chị S rất vui mừng khi cháu gái lớn ở lại Pháp và vào học được trường này.
Thế là anh chị chỉ còn gia đình cô gái út ở VN; gia đình anh chị trong vòng một năm từ dưới cùng một mái nhà đã tách ra làm ba nơi, ở ba đất nước rất xa cách nhau. Anh chị rất thương gia đình cháu út có hai đứa con nhỏ mỗi khi nghĩ đến đời sống hiện tại cũng như tương lai của chúng. Anh chị quyết tâm phải bảo lãnh cho chúng sang đoàn tụ càng sớm càng hay. Thế nên mấy năm sau khi vừa có quốc tịch Mỹ, anh làm ngay thủ tục di trú cần thiết, bây giờ anh chị chỉ còn chờ đến ngày đón gia đình cháu út sang là thoả lòng mong đợi.
Anh S đến Mỹ đi làm được vài năm thì đã quá tuổi hưu; do tuổi tác cao, công việc lại không thích hợp và cũng theo đề nghị của người con trai nên anh nghỉ làm luôn. Anh chưa đóng góp gì nhiều cho đất nước định cư nhưng sau khi nghỉ việc anh và bà xã do cùng trên 65 tuổi nên cả hai vợ chồng đều được hưởng đầy đủ các phúc lợi xã hội dành cho người già, về cả tiền trợ cấp lẫn y tế. Ngày anh làm đám cưới cho cậu con trai chúng tôi được mời tham dự để chia sẻ sự vui mừng với anh chi. Đến nay anh chị có hai cháu nội, hàng ngày anh là tài xế đưa đón các cháu đi học. Đời sống anh chị tương đối an nhàn, ngày ngày vui chơi cùng các cháu nhỏ với sự chăm lo chu đáo của vợ chồng người con trai. Tôi rất đồng tình với anh khi anh nói đến những niềm vui nho nhỏ khi con cháu đến nhà thăm, khi đưa cháu đi chơi, hay mỗi khi đi mua quà sinh nhật cho cháu, bởi tôi cũng trong hoàn cảnh như anh, cũng thường có những cảm nhận tương tự.


Dường như cho đến giờ anh chị chẳng còn điều gì phải bận tâm ngoài việc chờ đợi gia đình cháu gái út ở VN sang đoàn tụ. So với những bạn cũ còn ở VN thì chúng tôi quả là những người khá may mắn. Ngoại trừ vài anh có của ăn của để do có nhà cửa đất đai của cha mẹ để lại hoặc nhờ có con cái thích nghi được với chế độ mới, làm ăn khá giả giúp đỡ, còn đa số các bạn cũ khác sống chật vật, đau ốm nặng thì thật nan giải. Ở VN dưới chế độ cộng sản hiện nay làm gì có phúc lợi an sinh xã hội cho người nghèo, cho người già như ở các nước dân chủ, có chăng chỉ là cho thành phần đảng viên, công nhân viên nhà nước, còn tất cả người dân là phải tự túc, đau ốm phải có tiền mới được chữa trị.
 Khi đến Mỹ hai chúng tôi có duyên may sống cùng tiểu bang Cali nhưng lúc anh mới đầu thì ở quận Cam còn tôi ở thành phố Bakersfield cách anh độ 2 giờ lái xe. Dù khá xa nhưng chúng tôi thường liên lạc với nhau, thỉnh thoảng những ngày cuối tuần hoặc tôi xuống thăm anh hoặc anh lên thăm tôi. Chúng tôi giữ liên lạc thân thiết như lúc còn ở Sàigòn.
Vài năm sau thì cả gia đình tôi chuyển về quận Cam, chúng tôi có dịp gặp gỡ nhau nhiều hơn. Về đây chúng tôi gặp thêm một số bạn học thân thiết từ trước 1975, thời chúng tôi còn trong quân đội ở VN. Tôi không nhớ rõ từ khi nào nhưng có lẽ từ chục năm nay gần như một thông lệ khoảng chừng một tháng nhóm chúng tôi gồm năm cặp cả vợ lẫn chồng lại gặp nhau, ăn uống chung với nhau một lần. Đây là dịp để đám bạn già chúng tôi có dịp nhìn thấy nhau, biết sức khoẻ của mỗi người đồng thời hàn huyên, trao đổi tin tức về bạn bè khắp nơi kể cả các bạn cũ còn đang ở Việt Nam, trong không khí thân tình và vui vẻ.
Càng gần gũi càng hiểu nhau nhiều hơn, anh S là mẫu người giao thiệp rộng, quen biết nhiều do tánh tình cởi mở, ăn nói khéo nên anh dễ gây cảm tình ngay cả với người mới gặp lần đầu. Hầu như ít có những ngày cuối tuần nào mà anh không có bạn mời, khi thì đi tiệc tùng khi thì xoa mạt chược&Chỉ trong quân đội ngày xưa thôi anh đã quen khá nhiều người, từ lính tới tá tướng mà đến giờ vẫn còn tình nghĩa, khi gặp lại nhau vẫn thân mật như bao giờ. Điểm nổi bật đặc biệt nơi anh là tấm lòng hào phóng và tử tế đối với tất cả mọi người đặc biệt là bạn bè thân quen. Anh có thể lái xe đi xa mấy tiếng đồng hồ chỉ để đưa một người bạn đi thăm một người bạn khác dù tuổi đời anh đã ngoài bảy mươi.
Tôi nhớ có lần anh bạn N từ VN sang thăm người nhà ở Orange County muốn lên San Jose thăm bạn, anh đã sốt sắng lái xe đưa N đi thăm không chút đắn đo mặc dầu hai nơi này cách xa nhau 6,7 giờ lái xe. Một anh khác cũng từ VN sang đây thăm thân nhân được anh đưa đón đi ăn uống vui chơi nhiều nơi luôn mấy ngày mà anh cũng chẳng chút phiền hà. Dường như anh có thể đánh đổi mọi cái hao tốn, mệt nhọc trong khả năng để lấy cái niềm vui hiển hiện trên nét mặt của bạn bè. Nghe một bạn ở xa cách vài tiếng lái xe bị bệnh nặng, anh sốt sắng rủ thêm bạn rồi lái xe cùng đi thăm. Nói chi tang hôn tang tế của bạn bè thân quen, anh luôn có mặt chia sẻ nỗi vui buồn của bạn. Khi có sự kêu gọi giúp đỡ các bạn bè cũ gặp cảnh túng thiếu ở VN anh đều tích cực tham gia đóng góp trong khả năng tiền bạc hạn hẹp của mình. Người ta thường nói càng lớn tuổi càng dễ cô đơn do mất mát thiếu vắng thân nhân, bạn bè và nhiều thứ khác để rồi dễ bị trầm cảm. Anh S thì khác hẳn, có thể nhờ nhiều lý do trong đó phải kể tánh tình luôn cởi mở vui vẻ, hào phóng và tử tế của anh, và cũng có thể do từ trong đáy lòng anh luôn cảm thấy vui sướng khi giúp đỡ được người khác. Theo tôi biết anh là người nhiều bạn bè nhất trong số những bạn của tôi trên đất nước này.
*
Cho đến bây giờ nhìn lại tôi thấy mình may mắn còn được một số bạn bè thân quen. Các bạn sống tản mác nhiều nơi trên nước Mỹ cũng như ở một số quốc gia khác có đời sống về chiều ra sao tôi không biết rõ do không ở gần, không có dịp gặp gỡ hay trao đổi điện thoại nhiều. Riêng các anh bạn thân ở Mỹ lại cùng ở Cali, ở cùng quận Cam thì chúng tôi có nhiều cơ hội gần gũi hàn huyên, liên lạc. Trong số có mấy bạn quanh tôi mỗi anh một cá tính nhưng tất cả đều khiến tôi ngưỡng mộ, cho tôi thêm nhiều hiểu biết phong phú, hữu ích. Ở các anh đều còn toát lên tinh thần lạc quan, tích cực rất cần thiết và đáng mong đợi biết bao ở tuổi đời trên bảy mươi. Tôi có cảm tưởng tuổi già đối với các anh không hề vô nghiã, quỹ thời gian còn lại đối với các anh dường như rất quý báu bởi các anh còn muốn làm thêm nhiều điều vị tha nhân ái, còn nghĩ đến tương lai đất nước, đến gia đình và bạn hữu. Tôi tự hỏi: "Biết vậy chẳng vui lắm sao"".
KHANH VŨ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,927,314
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.