Hôm nay,  

Những Khuôn Mặt

07/11/200800:00:00(Xem: 158694)

Những Khuôn Mặt

Tác giả: Diệp Huỳnh
Bài số 2450-16208527-vb6071108

Tác giả là cư dân Garden Grove. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Diệp Huỳnh là chuyện mắt thấy tai nghe và tâm sự của người lần đầu xuất cảnh trong chuyến bay sang Mỹ định cư. Câu  chuyện được viết vơi nhiều chi tiết sống đoông và xúc đôäng. Mong cô tiếp tục viết.
***

Cô công an hải quan nói nhỏ vừa đủ chúng tôi nghe:
- Kẹp tiền vô hộ chiếu! Mọi sự mới trôi chảy!
 Khuôn mặt cô ta lầm lì, lạnh tanh, trịch thượng, hung ác! Khuôn mặt khiến người ta sợ hãi và gớm ghiếc. Dù đã nghe kể nhiều và tiên đoán trước việc nầy nhưng tôi cũng hơi bất ngờ vì sự trơ trẽn đến mức quá trắng trợn như vậy!
 Anh Hai tôi rút tờ hai chục đô. Khuôn mặt kia bỗng thay đổi trong thoáng chốc: Cặp mắt hực sáng. Miệng cười nhăn nhở. Thái độ đon đả...
 Chúng tôi thở phào, đi xuống cầu thang. Giờ chỉ còn ngồi đợi lên máy bay.
 Anh Hai:
- Coi như thí cô hồn!
- Không, anh nói vậy không chính xác, mang tội với cô hồn đó! Cô hồn là những linh hồn cô đơn, không nơi nương tựa. Cô hồn chỉ "ăn" khi người ta tự nguyện cúng.
 - Bọn giặc cướp!
- Giặc cướp" Ừm... Nghe tàm tạm... Hì hì... Mình nói nho nhỏ. Coi chừng chúng đem còng số tám tới giờ! Tù mọt gông luôn!
- Thôi! Quên chúng đi. Xóa bỏ hình ảnh chúng đi cho sạch sẽ tâm trí.
 Máy bay vừa cất cánh lên khỏi mặt đất, tôi thở ra, cố thót bụng, cố tống hết không khí ô nhiễm tù đọng ra khỏi người. Chà, nhẹ thênh, như vừa trút xuống khỏi vai cái tảng đá hàng vạn vạn cân!
 Chúng tôi bay lên... bay lên... trên bầu trời cao rộng. Bay lên... Bay lên... bay đến phương trời mới!
 Than ôi! Đâu phải đơn giản để có được ngày hôm nay: Bữa người phát thư vào nhà đưa cái giấy báo phía Mỹ mở hồ sơ, xong anh ta cứ chần chừ không muốn quay xe ra. Hiểu ý, tôi vào nhà lấy chút tiền cho anh ta "uống cà phê". Rồi kể từ đó, cứ mỗi lần có thư, tôi đều tặng anh ta ít tiền. Thôi thì, cũng tạm chấp nhận, lương hướng anh phát thư chẳng là bao! Hì hì, dù sao- dù sao thì cũng phải đề phòng. Bởi từng có người bị "lạc" thư hẹn phỏng vấn nghe mới ớn chứ!
 Hì hì, chuyện anh phát thư chỉ nhỏ xíu xiu như con kiến, mà loại kiến riện. Nhằm nhò gì. Anh ta chỉ xin tí ít tùy lòng hảo tâm và xin một cách kín đáo, lễ phép.
 Bắt đầu là chuyện đi làm passport. Đem bộ hồ sơ khai dài ngoằng dài ngoẵng về bản thân, cha mẹ, anh chị em lên phường. Gần chín giờ mà quý ngài ký giấy, quý ngài cầm con dấu, còn bận họp hành đâu đó. Mọi người ngồi chờ. Rồi ai nấy vừa mừng vừa sợ khi một ngài mặt mày bậm trợn bước vào. Ngài ngồi xuống cái thịch. Vẫn luôn giữ vẻ mặt dễ sợ. Rồi ngài kêu tên. Người đầu tiên, ông cụ chừng hơn bảy chục, qua Mỹ thăm con. Ngài hạch sách ông cụ đủ chuyện, kể ra đây e dài dòng. Rồi ngài cũng ký. Cầm tờ giấy đi ra, cụ nháy mắt với mọi người và xòe năm ngón tay. Thế là ai nấy hiểu ý. Ai cũng kẹp vào đơn xin cấp hộ chiếu năm chục ngàn đồng. Và việc lấy con dấu, lại vẫn cứ như vậy cho yên thân, cho xong chuyện!
(Nghe nói khâu khai lý lịch giờ đơn giản. Khâu xác nhận ở địa phương nay không còn. Hú hồn hú vía cho những người đi sau.)
 Rồi lên phòng quản lý xuất nhập cảnh, lại gặp những khuôn mặt ấy- lầm lì, lạnh tanh, trịch thượng, hung ác! Những khuôn mặt khiến người ta kinh sợ và gớm ghiếc. Những khuôn mặt uy hiếp tinh thần người ta, hầu dễ dàng trấn lột, cướp bóc!
 Máy bay đang tăng độ cao. Tôi nghe tai lùng bùng. Bỗng hình dung những khuôn mặt cam chịu bên dưới. Vẻ cam chịu ấy có tự bao giờ và sẽ còn đến bao giờ"
- Em đi Mỹ hả" Anh Hai hỏi cô bé ngồi cạnh.
- Dạ.
- Em đi diện gì"
- Dạ em du học.
- Em có tính ở lại"
 Cô bé cười bẽn lẽn:
- Chắc em kiếm cách ở lại. Về làm gì hả anh" Hồi nãy chỗ hải quan anh nộp mãi lộ bao nhiêu"
- Hai mươi đô.
- Em đưa mười đô thôi. À, bạn bè em đa số qua được Mỹ cũng ở lại.
 Anh Hai thở dài. Tôi cũng thở dài. Đất nước nầy rồi sẽ ra sao" Người dân tôi rồi sẽ ra sao"
 Hôm đi khám sức khỏe, chích ngừa, đến đâu tôi cũng phải đối diện những khuôn mặt đó- lầm lì, lạnh tanh, trịch thượng, hung ác! Những khuôn mặt khiến người ta kinh sợ và gớm ghiếc. Ngay cả cô nàng bác sĩ khám tim ở bệnh viện Chợ Rẫy- thành phần trí thức- cũng trang bị cho mình khuôn mặt ấy! Xót xa thay!
 Và ngày quan trọng nhất: Phỏng vấn. Anh Hai nói: "Hy vọng ở chốn nầy người ta đối xử đàng hoàng với dòng máu Lạc Hồng của mình." Chúng tôi được gọi tới cửa sổ mười bốn để sắp xếp giấy tờ. Nhân viên, một phụ nữ người Việt chừng bốn mươi tuổi, tiếp chúng tôi.
- Mẹ anh bao nhiêu tuổi"
- Da, mẹ tôi sinh năm ba chín.
 Bà ta trừng mắt, nạt nộ:
- Tôi hỏi mẹ anh bao nhiêu tuổi chứ tôi không hỏi sinh năm nào"
Anh Hai lúng túng làm phép trừ:
- Dạ ... dạ ... mẹ tôi... sáu mươi tám tuổi.
 Trong khi đó, người phỏng vấn chúng tôi (không phải người Việt) lại hết sức nhẹ nhàng, lịch sự!


 Sau anh em chúng tôi, một cô gái xin visa theo diện hôn nhân, đã bị bà nhân viên xếp hồ sơ đó quát tháo. Cô gái mất tinh thần nên khi trả lời phỏng vấn, cô không bình tĩnh và bị từ chối! Ôi! Biết bao nhiêu công sức, tiền bạc, bao hi vọng mong mỏi đợi chờ để có ngày ôm bộ hồ sơ tới Lãnh sự quán Mỹ!
 Quê hương thân yêu đã xa mờ mất hút trong mây. Mây trắng phau phau, tầng tầng lớp lớp, óng ánh, bồng bềnh trong bầu trời mênh mông xanh ngan ngát, trong nắng ươm vàng. Tôi đang bay, bay, bay trong không gian bao la vô cùng vô tận, trong thỏa nguyện, trong niềm vui chất ngất, cớ sao lòng bỗng xốn xang" mắt bỗng rưng rưng" Có phải khi phải xa lìa nơi chôn nhau cắt rốn, dù nơi ấy chỉ gây cho ta cay đắng khổ đau, ta cũng lưu luyến bùi ngùi"
 Anh Hai cùng tâm trạng như tôi chăng" Mắt hướng ra cửa sổ máy bay, giọng anh xúc động:
- Biết bao giờ mình quay về"
- Dạ, biết bao giờ! Sao em thấy thương ngôi nhà mình quá. Nó đã che mưa che nắng cho mình... Bao nhiêu kỉ niệm...
 Nghĩ cũng buồn cười! Đất nước độc lập tự do hạnh phúc rồi mà sao ai cũng muốn ra đi" Mà sao chính nơi mình sinh ra, lại làm mình sợ hãi, ngao ngán" Cứ nhìn cảnh trước tòa Lãnh sự Mỹ thì rõ. Phiếu hẹn chín giờ thì năm, sáu giờ sáng người ta đã tới. Những khuôn mặt căng thẳng bồn chồn lo âu... Những khuôn mặt vui mừng... Những khuôn mặt thất vọng, khổ đau...
- Tự nhiên em thấy tội nghiệp con cháu họ.
- Em nói gì, anh Hai không hiểu.
- Ông bà mình nói: Đời cha ăn mặn đời con khát nước.
- Sao em không tội nghiệp luôn bản thân họ. Họ đắm chìm trong u mê, lầm lạc, tham tàn, bạo ngược, thủ đoạn... Họ giết hại đồng bào. Họ nghi kỵ, tranh giành, cắn xé, uống máu nhau, ăn thịt nhau... để rồi cuối cùng họ được cái gì" Được gì" Họ sẽ nằm dưới huyệt mộ, thân xác bị dòi bọ đục khoét, trương phình, thối rữa... " Họ sẽ được gì khi bị đời đời nguyền rủa" Được gì khi linh hồn họ mang nặng tội lỗi" Nhưng em biết cái tội lớn nhất của họ là gì không" Họ đã làm tan hoang, tiêu ma cả một đất nước, một dân tộc mà tổ tiên đã đổ bao máu xương, công sức, bao mồ hôi nước mắt để gầy dựng, bồi đắp, vun vén, giữ gìn.
 Máy bay quá cảnh ở Tapei khi chiều sắp tàn. Trong phòng đợi, chừng chục cô gái người Việt, khuôn mặt hồn nhiên, trẻ trung xinh xắn, nét xinh xắn chốn hương đồng gió nội, đang ngơ ngác, bối rối, lo lắng trước cảnh đất lạ quê người. Một nhân viên sân bay cũng người Việt, ánh mắt đầy trắc ẩn, đang hướng dẫn các cô lối ra. Ôi những cô dâu Đài Loan! Bi kịch phận đời! Sao các cô vẫn cứ nhắm mắt lao đi như những con thiêu thân" Mộng ước gì nơi chân trời góc biển" Tại sao" Tại sao"... Tôi thèm được khóc òa lên cho nhẹ người.
 Tiếp tục cuộc hành trình, anh em tôi lại thở dài. Cầu mong các cô gái ấy không bị hành hạ, tủi nhục, oan nghiệt; không phải trở về quê nhà với tấm thân tàn ma dại, hay chỉ còn là nắm tro lạnh trong cái quách nhỏ...
 Mây bỗng mù mịt, đặc quánh. Máy bay hơi dằn xóc. Những giọt nước chậm chạp lăn dài trên khuôn cửa kính trông như những giọt nước mắt lặng lẽ.

***
 Ô kìa! Bầu trời bỗng rực sáng. Nắng vàng óng ả. Mây trắng óng ả. Nước Mỹ hiện dần trong tầm mắt. Phi trường Los Angeles chào đón chúng tôi. Không khí trong lành, dễ chịu.
 Mọi thủ tục giấy tờ gọn nhẹ. Những khuôn mặt vui vẻ, tươi sáng. Nụ cười niềm nở. Chúng tôi được đối xử tử tế, được giúp đỡ nhiệt thành. "Welcome to the United States!" "You have a good day" " Bye!" Không ai làm chúng tôi phải sợ hãi. Lạ thật! Lạ thật!
 - Anh Hai ơi, có phải mình vẫn đang nằm mộng"
 Đang dáo dát dọc hành lang tìm restroom, tôi được người nầy ân cần chỉ đường, người kia vồn vã chỉ đường, cũng với khuôn mặt vui vẻ, tươi sáng, niềm nở, nhiệt thành. Lạ quá! Lạ quá!
 Ô kìa! Cả gia đình đang ríu rít vẫy gọi chúng tôi. Anh em chúng tôi ùa vào những vòng tay thân yêu.
 Xe chạy bon bon. Phố xá sáng trưng, sạch bong. Dọc đường, những thảm cỏ tươi xanh và hoa đủ màu khoe sắc. Rực rỡ huy hoàng. Những dòng xe nối đuôi nhau. Những dòng xe song song nhau... Tất cả diễn ra trong trật tự mà không hề thấy bóng dáng cảnh sát" Lạ ghê!
 Nhưng sao mắt tôi bỗng cay cay" Đất Mẹ ơi! Con yêu Đất Mẹ. Mãi mãi yêu Đất Mẹ. Mãi mãi nhớ ơn sinh thành của Mẹ. Nhưng con phải ra đi. Phải sống xa Mẹ. Con xin lỗi. Và nơi đây - nơi con được an cư- sẽ là người Mẹ Nuôi của con. Mẹ Nuôi của con với tấm lòng độ lượng sẽ yêu thương che chở bảo bọc đời con. Xin Mẹ hãy yên lòng!
 Không dưng tôi sợ: Có khi nào... lát nữa... tôi bỗng giật mình tỉnh dậy... Thấy mình vẫn còn đang ở quê nhà! Gặp lại những khuôn mặt ấy: lầm lì, lạnh tanh, trịch thượng, hung ác!
 Cho nên tôi cứ tự nhéo đùi mình. Nghe đau điếng. Vẫn chưa tin, tôi nhờ em Tư, em Năm nhéo dùm. Nhờ mẹ tôi nhéo dùm...Nhờ ba tôi cốc đầu dùm. Vẫn chưa tin! Vẫn cứ phập phồng lo lắng rằng hiện tại chỉ là giấc mơ! Sợ rằng mình vẫn đang nằm mơ.
 Cho nên, nếu thật sự đây là cơn mơ, tôi sẽ không bao giờ thức giấc.
 Diệp Huỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,128,195
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến