Hôm nay,  

Đứng Dậy

26/08/200800:00:00(Xem: 104351)

Người viết: Trần Nghiệp

Bài số 2390-16208466-vb3260808

Tác giả 66 tuổi, hiện là cư dân Houston, TX. Việc làm: Assembly tại hãng điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Mong ông tiếp tục viết.

***

Đây là tâm sự của một cựu sĩ quan già, xin gửi đến quí báo. Kính tặng các chiến hữu, các cựu tù nhân chính trị QLVNCH.

Sau ngày 30-4-1975, gần 7 năm tù đày nơi miền rừng núi thâm sâu Phước Long, các thôn rừng độc hại Bù Loi, Bù Gia Mập.

Cuối năm 1982, tôi được thả về với một thân hình tiều tụy, da thâm vàng võ.

Nhớ lại ngày đi tù, vợ tôi đầy quyến luyến, ngấn lệ bờ mi. Nếu ngày còn trong quân ngũ, mỗi khi đi làm hay đi công tác xa về, nàng luôn luôn mỉm cười trong vòng tay ấm của chồng. Một sĩ quan cấp tá trẻ tuổi đầy tương lai đang làm việc cho một cơ quan hành chánh thuộc Bộ Quốc Phòng, thì ngày trở về của một thằng tù gầy yếu, xơ xác, mù mịt tương lai lại là một ngày đầy bi thảm!

Vợ tôi, một người đàn bà còn son trẻ, tiếp đón chồng với một thái độ lạnh lùng, không một lời thăm hỏi, còn các con thì ngơ ngác nhìn cha!

Hơn 6 tháng về với gia đình, không chịu nổi sự lạnh giá cô đơn, bản thân bị xem thường, một lần nữa tôi âm thầm lặng lẽ từ giã vợ con ra đi mưu tìm sự sống.

Niềm đau này xin được giữ kín trong tôi.

Tôi xin vào làm việc tại một Hợp tác xã gỗ, chuyên môn đóng bao bì ở đường Trương Minh Giảng. Chủ nhiệm Hợp Tác Xã nguyên trước kia là Trung Uý Dược Sĩ, còn các công nhân toàn là đàn bà và các cựu sĩ quan cải tạo.

Tôi được chỉ định làm thủ kho và được ban điều hành cho ở luôn trong hợp tác xã.

Làm việc tại đây được 2 năm tôi đăng ký ghi danh học các khóa kế toán, tôi được trúng tuyển dễ dàng 4 chứng chỉ kế toán vì ngày trước tôi là một sĩ quan hành chánh có bằng kế toán căn bản và bằng kế toán cao cấp tài chánh.

Được các chứng chỉ kế toán trên, tôi xin vào làm kế toán trưởng hợp tác xã sửa xe hơi tư nhân ở Thị Nghè và làm kế toán cho các cơ sở cá thể của người Hoa trong vùng Chợ Lớn. Nhờ đó đời sống tương đối dễ chịu hơn và có chút ít tiền về thăm gia đình, giúp đỡ các con.

Tôi được qua Mỹ định cư theo diện H.O vào cuối tháng 10/1993 với gia đình vợ và đứa con trai, người vợ mà tôi mới gặp sau này và đứa con là kết quả mối tình chân chính, tốt đẹp.

Đêm đầu tiên trên đất Mỹ, mưa gió, tuyết rơi lạnh lùng, gia đình tôi được một hội thiện nguyện YMCA ra đón tại phi trường và đưa về tạm trú tại một Apartment ở đường FONDREN, một apartment trống vắng chỉ có 4 gia đình người Việt Nam và một số ít gia đình người Mỹ da màu.

Hai ngày sau khi đến đất Mỹ thì có một gia đình người Việt bị đập kiếng, kẻ trộm vào lấy một ít đồ.

Bước đầu, chúng tôi cảm thấy chán ngán, lạc lõng…

Một tuần sau, tinh thần tương đối ổn định, tôi xin vào ủi đồ cho một vài tiệm dry clean của người Việt Nam và lần lượt sau đó, tôi apply xin vào làm việc các hãng xưởng người Mỹ và hãng sau cùng là hãng điện tử ở đường Stancliff.

Hãng điện tử này, ông bà chủ hãng và các vị lãnh đạo manager, supervisor luôn luôn vui vẻ, thông cảm với các công nhân.  Công việc trong hãng phù hợp với sức khỏe nên tôi đã làm việc trên 12 năm nay. 

Do ảnh hưởng cuộc sống kham khổ, lao động quá sức trong tù và nhất là sự sa sút tinh thần trầm trọng sau ngày đi tù về mà hơn 15 năm sống và làm việc tại đất Mỹ tôi đã 6 lần phải vào bệnh viện giải phẫu.  Cũng vì yếu kém sức khỏe mà thời gian sau này tôi ít tham gia vào các sinh hoạt chính trị, do đó có một vài người bạn thân gặp tôi phê phán:  "Hơn 30 năm rồi sao mày còn ngủ hoài""  Tôi đau lòng nhận lãnh sự trách cứ, nhắn nhủ này.

Mỗi lẫn giải phẫu từ bệnh viện về, tôi chỉ nghỉ vài ngày là đứng dậy trở lại hãng làm việc mặc dù thân thể còn đau nhức, rã rời!

Một bài thơ của nhà văn mà tôi đã quên tên luôn luôn động viên tôi trên bước đường lưu lạc xứ người:

Có vấp ngã lòng mới sáng suốt

Có đau thương lòng mới cứng rắn hơn

Có thẳng căng như một sợi dây đàn

Mới tạo được những âm thanh kỳ diệu.

Tuy nhiên, tôi cũng có một niềm vui an ủi trong tuổi xế chiều là tôi đã bảo lãnh được 3 đứa con qua Mỹ.  Nay các đứa con này đều có công việc làm ổn định, nhà cửa tươm tất.  Đứa con chung của tôi với người vợ sau này đã bước vào ngưỡng cửa đại học.

Hiện tuổi tôi đã quá lục tuần.  Vết chân chim và các rãnh sâu sầu muộn của cuộc đời đã xuất hiện trên khuôn mặt già nua, nhưng tôi vẫn còn làm việc và luôn luôn cố gắng làm tròn bổn phận của mình.

Xin cảm ơn đất nước và nhân dân Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay đón tiếp các cựu tù nhân chính trị QLVNCH.

Xin cảm ơn các bác sĩ giải phẫu đã mang lại sự sống cho tôi.

Xin cảm ơn bà chủ hãng điện tử hiền hòa nhân hậu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,138,491
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến