Hôm nay,  

Sa Mạc Nở Hoa

30/10/200800:00:00(Xem: 153567)

Người viết: Phạm Hoa Trắng

Bài số 2445-16208522-vb5301008

Tác giả Phạm Hoa Trắng tên thật là Phạm Thị Huệ, sinh năm 1954, hiện là cư dân Santa Ana. Giải thưởng Việt Báo, ngày Thứ Sáu, 10/17/08, có đăng bài viết về nước Mỹ của bà, với tựa đề "Tạ Ơn Trời, Nhớ Ơn Bác" để tưởng nhớ một ân nhân đã nuôi ăn, nuôi học cho tác giả, khi cô còn là một học trò nạn nhân chiến tranh.  Vị ân nhân đó là Đại Tá VNCH Trần Cửu Thiên, chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp.  Theo bài viết, bác Thiên đã qua đời trong nhà tù cộng sản. Chuyện vui bất ngờ xẩy ra  sau khi bài viết được phổ biến: Cựu đại tá Trần Cửu Thiên, hiện là một cư dân cao niên mạnh khoẻ của California. Bài viết sau đây của Phạm Hoa Trắng kể lại chuyện gặp lại vị ân nhân ngày cũ. 

Hình bên: Cựu Đại Tá Trần Cửu Thiên và tác  giả Phạm Hoa Trắng.

***

Lời người viết: 

Lời chân thành từ đáy lòng, muôn ngàn lời cám ơn gởi đến: nhật báo Việt Báo, quý ban biên tập, cô Lệ Nguyễn đã nhiệt tình giúp tôi tìm lại người bác thân yêu của tôi. Xin chân thành cám ơn chú Lê Tuấn Lợi, chú Mười Trương, chú Lưu Văn Kiệm (bổn đạo Cao Đài Tây Ninh) và rất nhiều người Việt ở California đã tận tình giúp tôi tìm ra người cha nuôi mà tôi tưởng đã ra đi vĩnh viễn

. . . 

Có một loài cây sống trên vùng sa mạc nắng cháy da người, bão cát mịt mù bay đã nở ra một loài hoa thơm ngát, đỏ rực...   Nếu bạn là người ở một vùng khác chưa bao giờ đặt chân lên sa mạc để chiêm ngắm, thưởng thức, tận hưởng loài hoa ấy, nào hãy theo tôi về California, vùng sa mạc nắng cháy, tôi sẽ chỉ cho bạn loài hoa ấy.

NHƯ MỘT GIẤC MƠ

Một buổi chiều, sau khi ngọn gió Santa Ana đã lắng dịu, những chiếc lá vàng, xanh lẫn lộn rơi rụng trước sân, tôi đang hồi tưởng lại những trận bão ở quê nhà thuở còn bé, bỗng tiếng chuông điện thoại reo liên hồi. Tôi nhìn vào những con số cảm thấy rất quen thuộc có tận cùng là:...   2500.

- Hello, xin hỏi ai đầu dây ạ"

Tôi nghe thấy một giọng nói nhẹ nhàng:

- Tôi ở Việt Báo, xin cho gặp cô Huệ, tác giả bài "Tạ ơn trời, nhớ ơn bác".

- Vâng, tôi đây ạ, xin cô cho biết có chuyện gì không ạ"

- Chị ơi! Bài báo của chị mới đăng sáng nay, có người gọi điện tới Việt Báo cho biết: người bác của chị vẫn còn sống.

- Thật vậy sao" Ôi Chuá ơi!

Tôi không tin vào tai của mình nữa, chiếc điện thoại trên tay muốn rơi xuống đất. Tôi nói với cô: "Làm ơn đợi chị một chút". Tôi vừa nói vừa chạy vào phòng, giọng run lẩy bẩy:

- Anh ơi, lấy viết ghi dùm em số điện thoại của chú Lợi Lê, chú ấy biết bác Thiên, bác Thiên vẫn còn sống. Chú ấy biết rõ bác Thiên ở gần đây.

Rồi tôi cũng không quên cám ơn cô Lệ Nguyễn, lòng cảm thấy tựa hồ như giấc mơ.

Đêm đó tôi thức trắng nhưng đêm không dài vô tận, đêm vẫn nhảy muá lung linh theo ánh trăng mười chín trên cành cây ngọn cỏ. Ô kìa! Trên bầu trời trong vắt xuất hiện một vì sao đêm rạng ngời, điều này đối với tôi rất lạ, từ ngày qua đây chưa bao giờ tôi nhìn thấy vì sao ấy sáng một cách rõ ràng như vậy. Ban đầu, tôi tưởng lầm với ánh đèn cuả phi cơ, nhưng không, vì sao sáng vẫn đứng yên một chỗ và đang nhìn xuống tôi. Có lẽ đó là ngôi sao của bác tôi lại xuất hiện, thật chính xác không còn nghi ngờ gì nữa, tôi cầm tràng hạt lên và dâng lời cảm tạ: "Ave Maria".

Suốt một buổi chiều nỗ lực gọi điện thoại hỏi thăm những người biết tin bác, tôi vẫn chưa biết được số điện thoại nhưng qua mọi người tôi biết chắc rằng bác vẫn còn sống khoẻ mạnh, minh mẫn, thế là tôi yên tâm rồi.

Hai ngày sau, vào một buổi chiều Chủ Nhật tươi hồng, Việt Báo gọi lại báo cho tôi có chú Lưu Văn Kiệm biết số điện thoại của bác. Tôi vui mừng khôn tả và không quên cám ơn cô Lệ Nguyễn.

HỘI NGỘ LÀ HẠNH NGỘ

Đêm đó, tôi cũng không tài nào chợp mắt nổi, một hồi ức trong cõi nhớ nhung vô bờ đã làm tôi tỉnh táo, đợi chờ...   Hôm sau, tôi nhờ một người cháu chở gia đình tôi đến thăm nơi ẩn dật của bác. Đoạn đường dài chỉ 60 dặm mà như "vó câu muôn dặm". Và giấc mơ năm nào giờ đã biến thành hiện thực, người bác năm nào bằng xương bằng thịt đang xuống mở cổng apartment đón chúng tôi. Xe chưa kịp ngừng hẳn tôi đã vội chạy đến ôm chầm lấy bác. Bác nhìn tôi ngỡ ngàng, ngờ ngợ:

- Con già trước tuổi nhiều lắm đó!

- Dạ, nhưng bác còn nhận ra con là con mừng lắm rồi, bao nhiêu đêm kể từ ngày người ta nói bác đã chết, lúc nào trong tâm trí con cũng nhớ về bác và hằng nguyện cầu cho linh hồn bác được siêu thoát.

Tôi muốn nói nhiều lắm nhưng bác vội mời chúng tôi vào nhà để chuyện trò...  Bác nói rằng kể từ nay tôi hãy gọi bác bằng bố. Tôi không thể tưởng tượng được rằng có ngày tôi được ngồi tâm sự với bố như hồi niên thiếu. Tôi say sưa nghe bố kể lại những tháng ngày xưa cũ, và bố đã thoát chết như thế nào... 

Ngày ấy...   Chúng tôi say sưa nhìn bố kể chuyện, vẫn gương mặt đó, vẫn giọng nói sang sảng của ngày nào, chỉ có mái tóc trắng bạc như tiên ông. Sau mấy năm trong trại tù ở rừng Yên Bái (thâm sơn cùng cốc) bố được nhà nước Cộng Sản đưa về Sơn Lộc, Long Khánh vì bố đã học tập tốt. Bố ở đó được một thời gian, bỗng qua một đêm, người ta phát hiện bố đã chết. Những người quản giáo có ý định mang bố đi chôn nhưng người y sĩ khám cho bố ngạc nhiên và nói:

- Ông này đã chết mà sao ngực vẫn còn nóng.

Thế là họ mời các vị linh mục đang cải taọ ở gần đó đến làm phép xác cho bố. Đang khi đem bố đi chôn, đột nhiên cấp trên chỉ đạo đưa bố vào bệnh viện Biên Hoà để trại khỏi lo việc chôn cất.

Vào đến bệnh viện Biên Hòa, sau khi khám xét lần cuối, bác sĩ chẩn đoán bố đã chết lâm sàng, nhưng họ không đưa xuống nhà xác vì hôm đó là ngày lễ nên không có nhân viên trực. Sau 48 tiếng, bố bỗng dần dần hồi phục sức khỏe. Các bác sĩ không biết giải thích như thế nào. Thế là bố lại được trả về trại. người quản giáo gặp lại bố liền giật mình hỏi: "Ông này có phải là tù nhân mang số...   tên...   đã chết cách đây 2 ngày không"". Bố trả lời: "Vâng, đúng rồi. Tôi đã khoẻ lại." Mọi người trong trại đều vui mừng vì bố rất được anh em thương mến. 48 ngày sau, bố bình phục hẳn. Trại cấp giấy quyết định cho phép bố được tự do vì tên bố có trong danh sách những người sắp chết gởi ra Bắc. Vậy là bố được về sớm hơn những người khác và từ đó, có rất nhiều tin đồn rằng bố đã chết.

Ngưng một lát, bố nhìn chúng tôi với ánh mắt đầy yêu thương: "Các con thấy đó, "ở có đức, mặc sức mà ăn". Hôm nay, bố con ta gặp lại nhau cũng là một ân huệ cuả Chúa." Rồi bố kể chuyện đời, chuyện đạo. Bất kể chuyện gì nhớ lại bố cũng muốn kể cho chúng tôi nghe. Suốt ba tiếng đồng hồ, bố nói thao thao như một người thầy đang giảng về môn Đạo Đức Học; không chút mệt nhọc, tiếng bố càng lúc càng lớn dần. Chúng tôi chăm chú nghe như rót vào tai từng lời dạy âu yếm.

Bố ơi! bố cứ nói đi, nói nữa đi cho con thoả lòng mong nhớ, con sẵn sàng nghe dù bố nói bắt cứ chuyện gì. Đã lâu lắm rồi - dễ chừng 34, 35 năm - con mới gặp lại bố, người con hằng kính trọng. Con còn nhớ trong lúc cha con lâm chung, cha con nhớ về bố, người nói: "Con nhớ mỗi ngày cầu nguyện cho bác Thiên nghe con, tội nghiệp ông, một người đức độ mà sớm ra đi...  "

Sau bữa cơm trưa thân mật, bố dẫn chúng tôi đi thăm má nuôi và em T. Lan ở gần đó. Má lúc này yếu đuối, giọng nói run run:

- Gặp lại con má mừng lắm, má có cho Tuyết Hoa biết tin rồi. Nó đang ở Úc, nó sẽ gọi điện cho con ngay tối nay.

- Ồ, vậy là con có phước hơn chị Tuyết Hoa rồi, vì con được ở gần bố. Vậy là bố ở một mình sao, má"

- Ừ, bố tu, bố muốn thanh vắng.

- Vậy, để con lên đây chăm sóc cho bố.

- Không cần đâu, bố còn khỏe mạnh tự lo liệu được, bố vẫn còn nấu ăn được mà.

- Ôi! Bố vẫn thích tự nấu ăn như ngày nào.

Chúng tôi chia tay má nuôi, hẹn một ngày rất gần sẽ lại đến thăm. Chúng tôi đưa bố về lại apartment. Chúng tôi từ giã bố với sự quyến luyến, bố ôm hôn từng người một và vẫy tay cho tới khi xe chúng tôi đã đi xa.

BÔNG HOA BẤT TỬ

Một loài hoa không giống như những loài hoa khác, không cần nhiều nước, sống nhờ vào ánh mặt trời và sương mai, hoa vẫn đỏ rực rỡ, chói chang trong nắng vàng. Ngay trên sa mạc từ California đến New Mexico bạn sẽ thấy một loài hoa tươi nở, đó là hoa của cây lưỡi rồng, thuộc họ xương rồng: lá hình xoan có nhiều gai, thân mộng nước, vỏ màu xanh. Cây vươn mình đứng thẳng hiên ngang giữa những đồi cát nóng bỏng. Nhưng hoa thì tuyệt đẹp và quả thì mọng nước, chua chua ngọt ngọt. Quả được dùng làm thuốc thanh nhiệt, tiểu đường, tiêu mỡ, bổ khớp xương và đặc biệt là giải khát cho khách lữ hành trên sa mạc nắng cháy.

Và bố tôi - cựu đại tá VNCH Trần Cửu Thiên - người như loài hoa ấy, dù bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào vẫn nở hoa, sinh trái cho khách bộ hành làm lương thực bổ dưỡng.

Tôi vẫn còn nhớ bố kể chuyện về một loài hoa khác ở vùng đất Lam Sơn. Khi băng ngang qua một cánh đồng cát trắng, bố chợt thấy ở một vũng nước ven đường có một cụm lá nho nhỏ. Bố dừng xe lại nhìn kĩ thì nhận ra đó là lá sen. Bố rất ngạc nhiên vì loài sen không bao giờ mọc trên cát.

Khoảng hơn một tháng sau, khi trở về lại con đường ấy thì bố thấy cây sen đó đã nở hoa. Bố cắt đúng 8 búp để chưng lên bàn thờ của Lạc Việt Điện (đền thờ ấy do bố xây dựng nhiều năm về trước) và điều kì diệu là 8 búp sen đã nở rộ ngay sau khi bố làm lễ bái tổ.

Và giờ đây, với tuổi đã ngoài 80, bố thờ tam giáo: Thiên Chúa Giáo, Cao Đài Hòa Hảo và Thờ Tổ Tiên. Bố sùng kính tất cả mọi đạo giáo, bố sống như một vị ẩn sĩ trên đồi Reseda, California. Bố trở thành một loài hoa mới: Hoa Vô Ưu.

CẢM TẠ ÂN NHÂN

Lời cuối tôi xin chân thành tri ân nước Mỹ, đã sinh ra bố tôi lần thứ hai và đã cho tôi gặp lại bố nhờ chương trình Bảo Lãnh Nhân Đạo. Tôi xin nhận nước Mỹ làm quê hương thứ hai của tôi. Vì thế,cho dù đã lớn tuổi, tôi vẫn kiên trì học tập để hoàn thành ước mơ duy nhất của tôi là trở thành một người điều dưỡng trong viện dưỡng lão. Một lần nữa xin chân thành cảm tạ những ân nhân đã tận tình giúp tôi tìm lại được người bố đã xa cách 34 năm trời.

Bố ơi! Xin bố nhận nơi con lời tri ân ghi tạc nghiã nặng ân sâu.

Hoà chung niềm hạnh phúc, tôi xin dâng lên một câu hát tặng mọi người: "Mỗi người là một cành hoa, cùng đem về đây góp gió, làm thành vườn hoa, muôn màu muôn sắc tươi xinh...  ". Đó là vườn hoa cuả những người Việt xa xứ đang hiện diện trên đất Mỹ: vườn hoa Tình Người đang nở trong Sa Mạc, Hoa Yêu Thương.

PHẠM HOA TRẮNG

Santa Ana 10/21/08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,608,053
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến