Hôm nay,  

Con Là Tất Cả

05/01/200900:00:00(Xem: 129510)

Con Là Tất Cả

Tác giả: Nguyên Thi
Bài số 2499-16208576-vb2051208

Tác giả là cư dân Bắc California, đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bà hiện là một Facilitator -giúp  hướng dẫn cho những buổi học thảo nói về Hệ Thống Học Đường tại California.

***

- Mẹ! ... Mẹ ơi! ... cái váy tập múa mầu hồng của con đâu rồi"
Bà Liên đang bận nêm nồi canh ngoài bếp chưa kịp trả lời thì đứa con gái út lại nói vọng ra.
- Còn đôi giầy đen mẹ để ở đâu"
Hai câu hỏi trên bà Liên nghe hàng tuần nên đã quá quen thuộc.  Vì muốn con có trách nhiệm nên bà Liên giao việc tự lo vấn đề quần áo giầy dép cho các con khi chúng bắt đầu học mẫu giáo.  Thế nhưng Hân, đứa con gái út 10 tuổi, vẫn cứ ỷ y vì nó biết bà sẽ giúp nó. 
- Cái váy và đôi giầy để trong túi trắng ở trong tủ quần áo.  Tuần trước con để ở đó mà, có thấy không"
- Con thấy rồi mẹ ơi!
Vừa với tay tắt bếp, bà Liên vừa khoác vào chiếc áo len dài tay và bảo Hân.
- Nhanh lên Hân ơi, ra xe mẹ chở đi học không thì trễ giờ đó.

Hàng tuần cứ mỗi thứ bẩy vào lúc 2 giờ chiều bà Liên chở Hân ra trung tâm sinh hoạt cộng đồng gần nhà để con học lớp múa dân tộc Mễ.  Còn bà thì đem theo một cuốn sách đọc cho qua thì giờ trong khi chờ con.  Chung quanh bà những bà mẹ khác cũng đang ở đó, kẻ thì đan áo len, người đọc sách như bà Liên, nhưng đa số ngồi tán chuyện gẫu với nhau.  Câu chuyện cũng chỉ quanh quẩn về gia đình con cái, chợ nào bán hàng ngon, tươi, và rẻ, món ăn nào làm dễ và nhanh... . Lúc mới cho con đi học, bà Liên còn háo hức lắng nghe các bà mẹ nói chuyện để xem tiếng Tây-ban-nha bà học khi xưa còn xử dụng được không.  Nghe được vài lần câu chuyện vẫn lập đi lập lại nên bà đem sách báo theo đọc.
Mấy người bạn của bà Liên rất ngạc nhiên khi thấy bà cho con gia nhập đoàn vũ dân tộc Mễ.  Tính đến nay thì Hân đã học được 5 năm rồi. Thời gian thế mà trôi qua nhanh quá.  Nhớ lúc con còn nhỏ chưa đi học ở đâu nên bà ghi danh cho con học lớp múa ballet.  Chương trình học 8 tuần, mỗi tuần 30 phút.  Nói là lớp múa nhưng thật sự các nàng công chúa tí hon học thì ít mà nhõng nhẽo với bố mẹ đã hết nửa buổi học từ tuần này qua tuần khác.  
Sau lớp đó bà Liên cố gắng tìm những lớp dạy cho các em nhỏ tuổi trong cộng đồng Việt Nam, nhưng không có chương trình gì ngoại trừ lớp dạy tiếng Việt và phải 6 tuổi mới được đi học.  Trong lúc đang bối rối tìm lớp cho con tình cờ bà Liên đọc báo thấy cô bạn người Mễ mở lớp dạy múa dân tộc Mễ từ 4 tuổi trở lên.  Thế là cuối tuần đó bà dẫn Hân đến lớp cho học thử.  Thấy  mấy đứa nhỏ trạc tuổi nó và tuổi anh chị, Hân gật đầu chịu học, nhất là trong lớp này nó được tha hồ chạy nhẩy theo điệu nhạc.
Để việc học được dễ dàng, cô giáo nói Hân cần có một váy đầm để tập múa theo điệu "Jalisco".  Vải may váy là vải "cotton", mặc dù Hân chỉ 5 tuổi nhưng váy rộng 1 vòng tròn rưỡi đó là chưa kể đường rèm phía dưới, như vậy phải có khoảng 5 "yard" (4,6 mét) vải mới may được váy này.  Sẵn nhà còn nhiều vải với bông nhỏ, bà Liên về nhà may váy cho con.  Đường rèm phía dưới rộng 8 inch (20 cm) còn chiều dài thì bà Liên không cần đo, vì những đường rèm này bà phải vừa may và vừa chun lại rồi nối vào miếng vòng tròn cho hết chu vi thì mới xong.  Chưa bao giờ bà Liên thấy mệt vì may áo cho con.  Vải đâu mà sao may hoài chưa xong, chun sao mà vẫn còn nhiều, càng lúc chiếc váy càng nặng thêm.  Vài ngày sau chiếc váy đã may xong, bé Hân thích thú mặc vào múa thử.  Nhìn con dang cánh tay nhỏ xíu cầm chiếc váy hai bên xoay mấy vòng, bà Liên thầm nghĩ không biết con mình có học nổi với chiếc váy "nặng ký" này không.
Học được hai tháng thì cô giáo nói các em có thể trình diễn trên sân khấu chung với các đoàn vũ người lớn trong vòng hai tuần nữa.  Quần áo và giầy thì nhóm vũ đã có cho các em, nhưng gia đình phải tự túc mua đồ trang sức và làm tóc giả cho con mình.  Bà Liên mới nghe đã giật mình, tưởng là con mình học chơi cho thân thể khỏe mạnh, ai dè con mình lên sân khấu thật, nhất là nghe các bà mẹ kia nói sân khấu đó rất đẹp và rạp hát có sức chứa trên 500 chỗ ngồi.
Tuần sau bà Liên đem theo một cuộn len mầu đen để học cách làm tóc bính giả với sợi "ribbon" mầu trắng và mầu đỏ.  Cũng may mà Hân có mái tóc dài quá vai nên khi nối tóc thật và tóc giả không mấy trở ngại.  Thế mà chỉ thắt có hai lọn tóc bính lại mất hết nửa tiếng đồng hồ mới xong.
Bây giờ bà Liên mới thấy trình diễn cho công chúng coi là cả một nghệ thuật.
Đến ngày trình diễn các bà mẹ và ông bố bận rộn sau hậu trường mặc quần áo, xỏ giầy và làm tóc cho con mình.  Đây đó tiếng phụ huynh la rầy vì các em không chịu đứng yên để được làm đẹp mà chỉ lo ngó quanh ngó quẩn và nói chuyện huyên thuyên với nhau.  Trước giờ ra sân khấu cô giáo dặn dò các em cứ nhảy theo điệu nhạc như khi tập dượt mỗi tuần, đừng lo làm sai mà cứ cười tươi khi trình diễn là mọi việc sẽ tốt đẹp.  Bà Liên nghe mấy phụ huynh khác nói vé hôm nay bán chạy, trong rạp không còn một ghế trống.  Nhìn các em trai chững chạc với sơ mi trắng, áo khoác, quần và nón đen, còn các em gái xúng xính trong chiếc váy xanh đỏ thêu hình con công, con phượng bằng hột cườm kim tuyến mà bà Liên và các phụ huynh thấy trong lòng tràn ngập một niềm hãnh diện kỳ lạ.
Sau màn trình diễn với những tràng pháo tay và tiếng huýt sáo vang lên, bé Hân chạy vào hậu trường bảo mẹ rạp hát có đông người lắm, nhưng lúc bắt đầu múa họ tắt đèn hết chỉ còn đèn trên sân khấu nên các em không thấy sợ vì chỉ nhìn được vài người ở hàng ghế đầu mà thôi. Lúc này bà Liên mới cảm nhận được tim mình đã đập trở lại bình thường.


Cuộc đời sân khấu của bé Hân bắt đầu từ dạo đó, và bà Liên cũng nghiễm nhiên trở thành tài xế tắc xi, nhà thiết kế thời trang, chuyên viên hóa trang... không lương một cách bất đắc dĩ.  Số là cô giáo của Hân tin rằng các em nên có cơ hội thi thố tài năng mỗi 6 tháng học, và nếu trong cộng đồng có ai mời trình diễn như tại nhà thờ, thư viện, hoặc những dịp hội hè thì cô đều nhận lời cho các em tham dự.  Các phụ huynh càng thêm bận rộn may trang phục cho con mình vì nếu mua một bộ có thể phải tốn từ $200 đến $300 Mỹ kim mà quần áo lại quá tân thời không giống như trang phục truyền thống.
Ngày qua ngày, bé Hân càng trở nên thành thạo những điệu vũ dân tộc Mễ của miền "Jalisco", "Veracruz", "Sinaloa", "El Norte", "Aztec"... .  Nói đến "Aztec" bà Liên nhớ lại khi mới học điệu vũ này, tất cả các em đều nghe và nhẩy theo tiếng trống cô giáo đánh thùng thùng.  Lúc thì các em quay theo chiều kim đồng hồ 5 vòng và đứng lên ngồi xuống, lúc thì xoay ngược chiều kim đồng hồ trong khi nhẩy chỉ một chân, rồi lại tạo ra từ hình chữ thập thành một đường thẳng và đổi lại thành hình tròn..  Mặc dù lần nào con đi học bà Liên cũng đều theo dõi, nhưng bà không thể nào hiểu nổi làm sao bé Hân có thể nhớ hết những động tác để nhẩy nhịp nhàng như các bạn, nhất là khi em hoàn toàn không biết tiếng Tây-ban-nha ngoại trừ chữ "Hola" (chào) và "Gracias" (cám ơn).
Thứ bẩy vừa qua là chương trình trình diễn mùa Đông của nhóm.  Vì Hân đã có 5 năm kinh nghiệm nên hiện giờ em đương nhiên là vũ sinh "chuyên nghiệp" (advanced) từ 10 đến 15 tuổi của đoàn vũ.  Thế là bà Liên càng vất vả hơn, vì Hân ngoài 4 màn trình diễn với các vũ sinh chuyên nghiệp em còn múa phụ 2 màn để hướng dẫn các vũ sinh lớp căn bản chỉ vì vóc dáng Hân vẫn còn nhỏ con (so với các bạn Mễ đồng lứa tuổi), dễ hòa đồng với các em tí hon 4 đến 8 tuổi.  Sáu màn vũ là sáu lần hóa trang và cũng có nghĩa là sáu trang phục khác nhau.  Tuy nhiên cô giáo thông cảm Hân sẽ không có đủ giờ thay nguyên bộ trang phục nên Hân thật sự chỉ thay 5 lần mà thôi.
Trong kỳ trình diễn mùa Đông này, bộ trang phục "Concheros" làm cho bà Liên tốn rất nhiều thì giờ.  Chiếc nón được làm bằng hai miếng bìa cứng dán bằng nỉ đen và phía sau gáy có chỗ để cắm những chiếc lông đà điểu (ostrich) dài 19-20 inch (50 cm) nhuộm mầu sặc sỡ, chưa kể phía trước phải dán những hình vẽ được may và cắt công phu qua 4 lớp vải.  Áo khoác trước ngực hình chữ thoi cũng được may và cắt công phu những hình vẽ vuông tròn qua 4 lớp vải mầu đen, vàng, tím nhạt, và trắng với đường viền bằng lông gà mầu tím đậm.  Bà Liên bấm đống hồ thử xem may chiếc áo này tốn bao nhiêu giờ thì thấy chỉ riêng việc cắt những hình vẽ qua 4 lớp vải với chiếc kéo tí hon (loại cắt móng tay) đã mất đi 8 tiếng đồng hồ.  Đó là chưa kể phải may thêm chiếc áo đầm bằng hai lớp vải kim tuyến mầu vàng và mầu tím, dài từ vai xuống đầu gối với lông tím viền dưới đáy áo.
Trong ngày trình diễn, các vũ sinh tí hon và phụ huynh được giao một phòng rộng để thay quần áo; còn hai bên hậu trường sân khấu được chia ra cho nhóm nam vũ sinh và nhóm nữ vũ sinh chuyên nghiệp vì các em cần có chỗ thay quần áo thật nhanh và thật gần sân khấu.  Bà Liên đi theo các bà mẹ bên nữ vũ sinh qua phía sân khấu bên trái, và để các bộ trang phục và trang sức theo thứ tự trình diễn của con mình lên bàn, còn bình nước bằng sành cho màn múa "Michoacan" thì để dưới gầm bàn.  Chiếc bình bằng sành này bà đã cẩn thận gói kỹ bằng mấy lớp giấy cả tuần nay vì sợ bể khi di chuyển thì Hân sẽ không có bình để múa.  Bà Liên bắt đầu lấy lông đà điểu ra để cắm vào nón "Concheros".  Lúc làm xong nhìn qua mấy phụ huynh khác mới thấy nón con của họ toàn những mầu tím hoặc xanh dương còn mầu hồng và trắng thì không ai có như nón của Hân.  Thế là các bà mẹ có một màn trao đổi lông ngay tại chỗ để các chiếc nón trông tương đối giống nhau. 
Đến khi các em ra sân khấu trình diễn màn "Concheros", các bà mẹ thở phào nhẹ nhõm vì đây là màn múa chính của chương trình.  Bà Liên nghĩ chắc các phụ huynh khác cũng như bà thôi, bao nhiêu công lao bỏ ra cả tháng trời may áo, thêu thùa, chở con đi tập dượt vài lần với ban nhạc "Mariachi" coi như pha, vì con họ ngoài kia múa quá "chuyên nghiệp".  Những bước chân, những động tác các em múa rất đều và trang nghiêm trông cứ như người dân bản xứ Mễ-tây-cơ của thế kỷ 16 mặc dầu tất cả các em đều sinh trưởng tại Hoa-kỳ, và không lộ vẻ phá phách như trong giờ tập dượt.  Bà Liên chợt nhìn lên chiếc nón của nhóm nam vũ sinh thì phải vội bụm miệng cười vì những chiếc lông mầu hồng, mầu trắng, mà các bà mẹ bên nữ sinh đi tìm đang ở đầy đầu các em trai.
Khi thay áo cho Hân chuẩn bị màn "Michoacan", bà Liên với tay xuống gầm bàn lấy bình nước thì không thấy đâu cả.  Tim bà như ngừng đập, rõ ràng khi nẫy bà đã để ở đây chung với những chiếc bình lớn của các vũ sinh khác, giờ đây nó không cánh mà bay.  Bà cuống cuồng đi hỏi các bà mẹ kế bên xem có ai cầm nhầm không.  Mẹ của Jessica nói có thể vì bình nhỏ nên bà mẹ một vũ sinh tí hon tưởng là của con bà ấy.  Bà Rosa nghe vậy liền nói bà còn dư một cái bình cỡ trung bé Hân có thể mượn để múa.  Chiếc bình này nặng gấp đôi cái bình nhỏ, nhưng thôi có bình vẫn còn hơn không bình.
Xong buổi trình diễn bà Liên và Hân khệ nệ mang những bộ trang phục xuống sân khấu chuẩn bị về nhà, chung quanh rạp vẫn còn nhiều khán giả.  Họ khen Hân còn nhỏ tuổi mà múa rất hay, họ không ngờ rằng Hân là người Việt Nam mà lại múa được các vũ điệu truyền thống của dân tộc Mễ.  Những lúc như vậy bà Liên vừa mừng mà vừa lo.  Mừng vì con đã tiếp thu được một nền văn hóa khác trong cộng đồng đa chủng.  Lo vì con bà không có cơ hội được học trọn vẹn văn hóa Việt Nam chỉ vì không có lớp dạy nghệ thuật cho các em nhi đồng Việt tại nơi gia đình bà đang cư ngụ.  Bà có thể hy sinh thật nhiều cho con nhưng việc phổ biến và phát huy nghệ thuật Việt Nam cho trẻ em thì bà đành chịu thua vì đó không phải là sở trường của bà.
Nguyễn Thi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,076,144
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến