Hôm nay,  

H.o “mồ Côi” Trên Đất Hứa

13/10/200800:00:00(Xem: 178738)

      <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Tác giả: An Phú

 

Bài số 2429-16208506-vb8121008

 

Tác-giả An Phú sinh năm 1947 và gia-đình được định-cư tại Hoa-Kỳ (thành-phố New York) từ năm 1993 theo diện HO9. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện một gia đình H.O. “mồ côi” đến Mỹ.

 

***

 

Buổi sáng mùa Đông trong khu cộng-đồng The Farm (The Farm community) trong thị-trấn Calabas (bang Norht Carolina) thật yên tĩnh.  Ba đứa con, con dâu, ba đứa cháu nội và một đứa cháu ngọai đang ngủ say. Sau hơn 11 giờ ngồi xe từ New York về đây, tất cả đang ngủ ngon. 

 

Ngôi nhà nghỉ 4 phòng trên lầu chỉ mới cất xong từ đầu tháng 9/2006.  Ông An cùng vợ chồng Hải đã từ New York về đây lo trang-trí trong ngòai. Đồ nội thật từ New York cũng như hàng đặt trước với các công-ty đều đến đúng hẹn. Và chỉ sau ba ngày nhận nhà, ngôi nhà nghỉ giờ giơ này đã tương đối gọn ghe,  với đầy đủ tiện-nghi. Chuyến nghỉ đông của gia đình chắc sẽ rất thoải mái.                                

 

Bà Phựơng từ trên lầu bứơc xuống phòng khách ngồi sát bên chồng trên bộ xa-lông da mầu gụ còn mới tinh. Ông An chòang vai bà vợ:

 

-Sao em không ngủ thêm chút nữa hãy dậy, bỏ con Amy một mình trong phòng thức dậy không thấy em nó khóc đó.                        

 

-Em ngủ trên xe đủ rồi, còn Anh đi ngả lưng chút đi, lái xe suốt đêm bộ không mệt sao.

 

Ông An hớp một ngụm cà-phê còn nóng:                 

 

-Giờ nầy thì anh hết ngủ rồi. Hồi 3 giờ mấy lái theo thằng Hải mà buồn ngủ quá mới giao tay lái cho con Hà rồi anh ôm thằng Hòa nhắm mắt được tới 5 giờ cũng tạm đủ rồi.                 

 

-Thằng Hải lái suốt đêm luôn không biết mệt. Hồi ghé đổ xăng thấy thằng Phú, con Minh với 3 đứa con nó ngủ ngon lành.               

 

-Em biết sao hôn, nó còn trẻ lại thường hay lái đi Montauk câu cá suốt đêm nên nó quen rồi.                    

 

Bà Phượng chợt nhớ ra vội hỏi chồng: -À mà sao hồi nãy cây xăng đóng cửa mà mình đổ xăng được vậy anh"    

 

-Cây xăng giờ đó chỉ nhận Credit Card và Debit Card thôi chứ không nhận tiền mặt.

 

-Chiếc BMW của con Hà nhỏ quá ngồi không thoải mái chút nào hết.

 

-Nó muốn như vậy mà để mùa Hè nó lái mui trần đi chơi. Ở đây mùa Đông cũng ấm còn New York mình năm nay sao lạnh quá phải hôn em.

 

-Vợ chồng con Thúy và hai đứa con nó nếu đi chơi chung với mình thì gia-đình mình đủ hết.                                            

 

-Tụi nó có dám đóng cửa bỏ nhà đi chơi như mình đâu.  Khu tụi nó ở có an tòan như khu của mình đâu.  Anh và thằng Hải có nhờ Ông Larry và Ông Frank dòm giùm nhà mình rồi

 

-Ông Bà Larry đã hơn 70 tuổi mà thấy còn khỏe quá.  Nhờ ổng có máy thổi tuyết ổng thổi giùm trứơc nhà và drive-way, nếu không mình cào tuyết cũng mệt hả anh.  Em nhớ có lần tuyết rơi nhiều quá anh và tụi nhỏ đi làm hết em bảo thằng Kiệt chơi và ngó chừng con Amy ở trên lầu em và thằng Phú ra cào tuyết trước nhà ông Larry thấy ổng cười, ổng ra dấu bảo em và thằng Phú vô với tụi nhỏ đi rồi ổng lấy máy thổi hết tuyết lối đi bộ trước nhà cả dãy phố luôn. Còn bên khu nhà vợ chồng con Thúy, chồng nó đi làm về phải lo dọn tuyết.

 

-Nội ơi, Nội.

 

-Con Amy gọi em cà.

 

Phựơng bươn bả lên lầu với đứa cháu nội gái hơn 4 tuổi chỉ biết có Bà Nội thôi.

 

An tựa đầu vào thành sô-pha những kỷ-niệm buồn vui lẫn lộn như hiện rõ trước mắt An.

 

*

 

Gia-đình An chân thành cám ơn Chính-phủ và nhân-dân Hoa-Kỳ đã giành lại dùm mạng sống của An khỏi bàn tay của thần chết.  Nếu không có chương-trình HO thì có lẽ giờ đây xác của An đã nằm sâu dưới 3 tấc đất do bệnh lao phổi mà An đã vướng phải khi còn trong trại tù của Cộng-sản vì lao-động quá sức mà ăn uống thì quá thiếu thốn.            

 

An nhớ cảnh trại tù cải tạo ngày nào: trời Tây-Ninh tháng 10 đã hơi lạnh, tổ của An (do An làm tổ trưởng) được phân công đào giếng để lấy nước xài.  Trời lạnh lại phải ngâm mình trong nước để đào giếng là chuyện thật cực nhọc.  Nhưng nếu không ai chịu làm thì sẽ ra sao" Cuối cùng An đã phải làm công việc mà các bạn tù đã chê nầy. Và kết quả An đã bị cảm lạnh và dần dần sang qua phổi. Nhưng Ông trời còn thương An, trong dịp Tết Nguyên-Đán An được thả về và bị bắt buộc phải về quê vợ sống và chịu sự quản chế của công-an xã chứ không cho An ở lại Sài-gòn nơi mà An đã được sinh ra và lớn lên. Nhưng An cũng bỏ mặc tất cả sau 5 năm xa cách được thả về gần vợ và hai con là quý rồi.                                 

 

Phượng, vợ An,  là một giáo-viên Sư-Phạm Vĩnh-Long. Sau ngày 30 tháng Tư, các cô giáo và nữ sinh miền Nam đã phải dẹp hết áo dài để mang bộ “bà ba” đúng mốt.

 

Phượng vừa tròn 25 tuổi đang căng tràn nhựa sống thì An phải vào tù vì 'tội" là trung-úy Ngụy. Tuy vẫn tiếp tục đi dạy ở một trường xã gần nhà nhưng lương ba cọc ba đồng và tiêu-chuẩn hàng tháng chẳng thấm vào đâu, Phượng cùng hai con: Thúy  hơn 2 tuổi, hằng Phú vừa đúng 3 tháng tuổi- phải nương tựa vào tình thương yêu trìu mến của Ông Bà Ngọai và mấy Dì.

 

Từ nhà tù ra, An càng yêu Phượng hơn khi thấy nét tàn tạ của một cô giáo trẻ chỉ mới 30 tuổi.

 

Trong tiềm-thức của An hai câu thơ "Đôi dép râu giẫm nát đời son trẻ / Mũ tai bèo che mất ánh tương-lai” của một tác-giả nào đó thực vô cùng ý-nghĩa, cay đắng làm sao.

 

Ra tù, phụ vợ con chạy gạo mờ người,  An đã không có điều kiện đi khám, trị cho hết bệnh phổi. Cuộc sống trong "thiên đường cộng sản" càng ngày càng khó khăn. Hai vợ chồng có thêm Hải và Hà chào đời.

 

Năm 1986 được tin thằng bạn học đã vượt biên bằng đường bộ an tòan sang Thái-Lan, An và Phượng vay được một cây vàng tính kế vượt biên. Sau khi liên-lac được chị của thằng bạn An xin phép công-an xã tạm vắng 2 tháng đi Sài-gòn làm ăn rồi đi theo chị của thằng bạn sang Campuchia nhờ người quen dẫn đường vượt biên sang Thái-Lan. Chuyến đi không thành và gần hết 2 tháng phép tạm vắng nên An trở về và bỏ ý-định vượt biên. An đã làm đủ nghề để sinh sống, sơn sửa xe đạp, làm ruộng, chăn nuôi...

 

An rất bi-quan và chán nản trong cuộc sống hiện tại.   Phượng cũng hiểu tâm-trạng của chồng chỉ biết ôm con khóc thầm. Hai vợ chồng đã "đập giập kéo lết" cuộc sống đơn điệu cho đến khi bám được vào cái "phao" HO và được xếp vào danh sách HO-9. 

 

Sau một thời gian chờ kết-quả cứu xét tình-trạng chậm phát-triển tâm-thần của thằng Phú (đứa con trai lớn) rồi kế đến ngày đi Mỹ bị bị hõan vì phổi An có vấn-đề, phải điều-trị 6 tháng tại bệnh viện của Sở Di-Trú. Với quyết-tâm trị dứt căn bệnh hiểm ác để đi My, sau hơn 25 năm hút thuốc An đã vĩnh viễn bỏ hẳn thuốc lá.

 

Ngày lên máy bay đến New York theo diện "mồ côi" gia-đình An trong túi vỏn vẹn chỉ có 40 Đô của thằng cháu con người anh đã cho nhưng cũng đã "cúng cô-hồn" cho công-an hải-quan ở phi-trường Tân-Sơn-Nhứt 10 đô không biết đóng tiền gì.  Và ngày 14-7-93 gia-đình An đã được hít thở không khí tự-do nơi quê-hương thứ hai nầy cùng với các bạn HO-17. 

 

Vì thuộc diện mồ-côi nên gia-đình An được một hội thiện-nguyện Do-Thái đỡ đầu, giúp đỡ tiền bạc, thủ-tục nhập cảnh, hồ-sơ trợ-cấp và giấy tờ cần-thiết, và hội đã nhờ vợ chồng anh Tư giúp đỡ gia-đình An mướn nhà, xin thẻ Social Security cũng như trợ cấp tàn tật cho thằng Phú.  Anh chị Tư cũng đã liên-lạc nhà thờ để xin quần áo, mền, nệm cũ cho gia-đình An. Anh chị Tư càng thân thiết với gia-đình An hơn sau khi biết An cũng là dân Hòa-Hưng với anh.

 

Và cuối tháng 7-93 gia-đình An đã có một cơ ngơi riêng tương-đối gọn ghẽ và ấm cúng: 1 phòng ngủ cho gia-đình 6 người. Đêm đầu tiên trong cơ ngơi mới nầy vợ chồng An đã nằm ngủ ngon lành trên tấm vải mũ áo mưa đã được mang theo từ Việt-Nam trải trên sàn nhà phòng khách trống trơn.

 

*

 

Định-cư tại thành-phố New York theo diện "mồ-côi" từ tháng 7/93 đến tháng 10/93 thì An ghi tên học ESL tại nhà thờ Fordham.  Nhờ người chị bà con ở California gởi cho 400 đô, cộng thêm tiền của hội thiện nguyện giúp An mua 1 máy may công-nghiệp và Phượng bắt đầu tập-sự may hàng dù chưa bao giờ ngồi trước bàn máy may.  Và cả nhà cùng bắt tay vào làm hàng. Hải vào lớp 6, Hà thì vào lớp 4 với vốn Anh văn "gói" chưa đầy lá mít.

 

Cuối năm 1993 nhiều trận bão tuyết đến với thành-phố New York.  Riêng đối với gia-đình An đó là những hoa tuyết đẹp nhất trong đời lần đầu tiên được nhìn thấy và đùa vui trọn vẹn.  Qua kính cửa sổ An và Phượng mỉm cười nhìn các con vui đùa trong tuyết cùng nhiều đứa trẻ đủ các sắc tộc ở công-viên trước khu chung-cư. Nhưng 13 năm sau, gia-đình An đã thực sự sợ tuyết và mùa Đông của thành-phố New York.

 

Tháng 4/94 An đậu bằng lái xe và cuối tháng 4/94 thành-phố New York đưa ra chương-trình WEP (Work Enforce Personnel) bắt buộc những người đang hưởng trợ cấp của thành-phố New York phải đi làm trong các cơ-quan Chính-phủ hoặc sẽ bị cắt trợ-cấp. Dù mới qua được vài tháng An đã có tên trong danh-sách nầy. An đã bỏ ngòai tai những lời chỉ dẫn thiết thực của các bạn Việt-Nam đã và đang hưởng trợ-cấp và đang học chung ESL, họ khuyên An nên đến phòng Lao-động thành-phố khiếu-nại vì Anh-văn chưa rành.

 

An phải nghỉ học ESL và chọn một bệnh-viện thành-phố gần nhà để đi làm WEP. Sau khi được Bà Mỹ trưởng Phòng Tuyển-Mộ và Nhân-Viên duyệt xét đơn xin việc của An như:

 

-Từ Việt-Nam sang định-cư thành-phố New York diện tị-nạn cộng-sản từ 14/7/1993.

 

-Thư-ký đánh máy công-ty xây dựng Mỹ RMK 1965-1968.

 

-Nhập-ngũ khóa 5/68 trường Sĩ-Quan Bộ-Binh Thủ-Đức.

 

-Đại-Đội-Trưởng đại-đội tác-chiến.   

 

-Trưởng ban quân số Tiểu-đòan.

 

-Tốt nghiệp Trung-cấp Tổng-quản-trị/Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa

 

An được chọn vào làm phòng Tuyển-Mộ Nhân-Viên (Human Resources/Recrui- tment Department) và làm đủ thứ việc như đi văn-thư cũng như niêm-yết các thông-báo tuyển-mộ (jobs) ở tất cả các building của bệnh-viện.

 

Nhờ đi làm và tiếp-xúc nhiều nên vốn Anh-ngữ của An ngày càng khá. Bà Trưởng-phòng của An cũng tận tình hướng dẫn các công việc do An phụ trách. Bà cũng như các cô bạn Mỹ làm chung không bao giờ kỳ thị hoặc xem thường An.

 

Đi làm về, An và các con tiếp Phượng làm hàng may mặc để tăng thêm thu nhập. Trung bình hàng tháng có thể kiếm trên dưới 1 ngàn đô tiền mặt cho việc may vòng tay và làm các mặt hàng thường, còn may "áo khỉ" thì thu nhập khá hơn. Nhờ làm hàng nên An và Phượng đã có thể trích ra một số tiền để gởi về quê đều đặn để "nghĩa trả ơn đền" và thêm một ít gọi là "hơi ấm tình người" chứ tiền trợ-cấp và tem phiếu thực-phẩm (Food Stamps) không đủ vào đâu.

 

Tháng 6/94 vợ chồng An gả con Thúy. Gia-đình còn lại 5 người tiếp tục làm hàng và An vẫn đi làm WEP. Tháng 3/96 An chính thức được tuyển vào phòng Tuyển-Mộ và Nhân-viên với mức lương gần 20 ngàn đô một năm và trở thành công-chức của thành-phố New York với đầy đủ phúc lợi cho cả gia-đình.

 

Số lượng hàng làm càng ngày càng ít đi và công may bị hạ giá do đó nhiều chủ hàng và thợ may hàng đã chuyển sang nghề Nails. Biết sự độc hại do hóa chất của ngành nails gây ra nên An và Phượng đã có thành-kiến với kỹ nghệ "hái ra tiền" nầy.

 

Nhưng "ghét của nào Trời trao của ấy". Thằng Hải sau buổi học đã theo bạn đến tiệm Nails của nhà nó để học thí công mà không cho An và Phượng biết.

 

Cái lo của hầu hết các gia-đình Việt-Nam tại thành-phố New York đầy cám dỗ nầy là con theo bạn bè xấu rồi sa vào đường nghiện hút thì tàn cả một đời.

 

Sau khi tay nghề đã vững Hải mới thú thật với An và Phượng:

 

-Con học chữ không nổi nữa ba mẹ ơi, bây giờ con đi làm nails để phụ tiếp ba mẹ.

 

An và Phượng cũng mong muốn con mình ăn học đến nơi đến chốn cho gia-đình được nở mày nở mặt. Nhưng An và Phượng luôn tôn-trọng ý-kiến của con mình, chỉ cho con thấy điều hơn lẽ thiệt chứ không bao giờ bắt buộc con làm theo ý-mình.

 

Đến năm 1999 Hải cưới Minh cùng làm nails chung và đầu năm 2000 thằng Kiệt, đứa cháu nội đầu tiên chào đời.  An thật lo sự độc hại do hóa chất của nghề nails ảnh hưởng đến cháu bé.  Nhưng thật may, thằng Kiệt vẫn phát-triển bình thường. Hai vợ chồng thầm cảm ơn Trời Phật.

 

*

 

Năm 1998 An thi và lấy được Civil Service Test của thành-phố New York tổ-chức 3 năm một lần để hợp thức hóa chức-vụ của nhân-viên văn-phòng trở thành công-chức chánh ngạch của thành-phố. Trong trường-hợp thành-phố giảm số lượng nhân-viên (lay-off) thì những người đã đậu Civil Service test sẽ không nằm trong danh sách lay-off.

 

Năm 2001, Karen một Personnel Representative (Đại diện Nhân-viên, một chức vụ lãnh đạo: Managerial Position) cùng Phòng Tuyển-Mộ thuyên chuyển đi Phòng khác (cô nầy đã thi rớt Civil Service Test trong kỳ thi cùng với An) do đó Phòng cần tuyển gấp để thay vào chức vụ nầy với mức lương hàng năm là 35,000 đô. Rất nhiều nhân-viên các Phòng khác trong Human Resources kể cả Phòng Tuyển-Mộ của An đã nộp đơn xin, chỉ trừ An đã rất hài lòng với chức-vụ, công-việc cũng như mức lương hiện tại.  Nhưng Bà Trưởng Phòng đã gọi An vào Phòng để làm việc.  Thực sự An cũng không biết việc gì. Sau khi bảo An ngồi xong, Bà nói:

 

-Tôi đã họp và đề nghị với Bà Yo (Yolanda tên của Bà Trưởng Human Resources của Bệnh viện) để đưa anh vào thế chức vụ của Karen.

 

An không thể tin vào tai mình lắc đầu từ chối lia lịa:

 

-Thôi Bà ơi, tôi làm không nổi đâu.  Tiếng Anh của tôi như Bà đã biết còn yếu lắm không thể giữ chức-vụ của Karen nổi đâu. Được Bà tuyển vào làm với chức-vụ nầy là quá lắm rồi tôi không dám mơ thêm.

 

Bà Trưởng Phòng nghiêm mặt nhìn An:

 

-Tôi biết khả-năng của Anh, tôi biết Anh làm được và làm rất tốt nữa là khác.

 

An im lặng nghe Bà chậm rãi giải thích:

 

-Ngòai công việc anh đang đảm nhiệm anh chỉ làm thêm hòan tất giấy tờ (paper works) của nhân-viên mới tuyển và hồ-sơ thăng thưởng của tất cả nhân-viên của bệnh-viện rồi đưa cho tôi ký và chuyển đi phòng lương không bị trễ ngày payroll cut off. Còn việc tiếp xúc phỏng-vấn đã có tôi, cô Vilma và Jennifer lo rồi.

 

An trả lời yếu ớt:

 

-Bà làm sao thì làm tùy Bà chứ tôi thấy mấy đứa làm chung sẽ ganh tỵ tôi với chức-vụ nầy lắm.                           

 

-Anh đừng lo, tôi biết hết khả-năng làm việc của từng nhân-viên. Anh điền đơn và đưa lại tôi ngay để tôi hòan tất "paper works" cho Anh.

 

An không thể tưởng tượng được là mình đã nhảy một bước quá dài đến như vậy. Từ một nhân-viên văn-phòng An đã được giữ một chức-vụ lãnh-đạo với phúc-lợi rất cao và An đã khéo sắp xếp mới có được một ít thời-gian nghỉ ngơi.

 

Ngòai việc làm lương cho nhân-viên mới tuyển để giao phòng lương kịp ngày lãnh lương, An còn phải theo dõi cập nhựt hóa bảng lương của tất cả nhân-viên bệnh-viện từ phòng Y-tế Thành-phố gởi đến (NYCHHC-New York City Health and Hospitals Corporation) làm ra nhiều bản sao và thay vào tập lương cho phòng của An và cho các trưởng phòng khác.

 

-Cập-nhựt-hóa (up-date) các chính-sách, luật-lệ cho công-chức thành-phố New York (Policy Procedures).

 

-Để sẵn sàng tiếp nhận khỏan trên dưới 200 Bác-sĩ mới ra trường hàng năm trên tòan quốc và các quốc-gia trên khắp thế-giới vào đầu tháng 7.  Kể từ tháng 5 An đã phải chuẩn-bị đầy đủ tất cả các forms trình lên Bà trưởng phòng xem lại và sửa chữa nếu cần. Sau đó An phải làm hơn 200 bộ để gởi đi.

 

- Và một công việc khác khá phức-tạp và mất nhiều thời gian nhứt là An phải liên-lạc trực-tiếp với một công-ty tư-nhân trên internet chuyên trách về sưu-tra văn-bằng và những công-việc đã làm với đầy đủ và chính xác chức-vụ, lương-bổng cũng như thời-gian đã phục-vụ trước khi được tuyển vào bệnh-viện do chính nhân-viên đó đã khai trong đơn xin việc.  Và sau khi công-ty nầy hồi báo hòan tất việc sưu-tra nếu đúng theo đã ghi trong đơn thì hồ-sơ sẽ được An chuyển sang phòng Hồ-sơ-phiếu để lưu-trữ.  Riêng những hồ-sơ có vấn-đề thì An sẽ trả lại cho Vilma hoặc Jennifer giải-quyết. Và nếu khai không đúng sự thật phòng Tuyển-Mộ đề-nghị chấm dứt nhiệm-vụ tức-khắc.

 

Đúng buổi chiều ngày thứ Sáu 13/8/2002 nhằm ngày mùng 5 âm-lịch, gia-đình An được thêm một đứa cháu nội gái -con Amy- dễ thương như  búp bê.  Ngay từ lúc còn nằm nôi con Amy đã "mê" bà nội của nó, càng lớn nó càng đeo bà nội cả ngày lẫn đêm. An và Phượng thầm cám ơn Trời Phật về sự phát-triển bình thường của hai đứa cháu nội.            

 

Rồi Hà cũng theo chân Hải nghỉ học bước vào nghề nails.

 

Phượng vừa giữ hai đứa cháu nội vừa làm thêm hàng với sự tiếp tay của An và thằng Phú.  Phú tuy bị chậm phát triển tâm thần nhưng việc gì cũng biết làm chỉ không học chữ được và không biết màu sắc.  Nó chơi game rất giỏi và rất mê đi câu cá với thằng em.  Năm 2000 nó cũng đã thi đậu Quốc-tịch Mỹ câu chuyện thật buồn cừơi như sau:

 

Theo luật mới do Tổng-Thống Bill Clinton ký ban-hành thì chỉ có công-dân Mỹ mới được hửơng trợ-cấp tàn tật và tiền già.  An và Phượng nhìn nhau thở dài, thằng Phú làm sao mà thi đậu quốc-tịch Mỹ đây" (An và Phượng đã vào quốc-tịch Mỹ hơn một năm). An không chịu thua nộp đơn cho Phú xin thi quốc-tịch Mỹ kèm theo giấy chứng nhận tàn tật của Bác Sĩ gia-đình.

 

Đến ngày hẹn phỏng-vấn, An xin nghỉ 1 ngày để đưa Phú đi thi.  Đến khi nhân-viên Sở Di-Trú phỏng-vấn thì Phú không biết gì hết. Bà nầy mới nói với An:

 

-Ít nhứt con Anh phải biết tên tuổi, địa-chỉ, số phôn, ngày và nơi sinh của Anh ấy.

 

An ngắt lời Bà:

 

-Xin lỗi Bà bằng tiếng Anh hay tiếng Việt"  

 

-Tiếng Việt-Nam.       

 

-OK. Bây giờ Bà cho tôi 1 cái hẹn khác tôi sẽ dạy nó.

 

Rồi An thu băng và dùng Walkman cho thằng Phú nghe và học thuộc lòng ngày đêm các câu hỏi và câu trả lời.  

 

Đến ngày hẹn phỏng-vấn một nhân-viên của Sở Di-trú người Việt-Nam làm thông-dịch.  Các câu hỏi đều "trúng tủ" chỉ có câu ở "appartment" mấy thì Phú không trả lời được vì không biết.  Rồi được hỏi có đi bầu-cử lần nào chưa, nó trả lời có, hỏi mấy lần rồi" Nó trả lời 2 lần.  Hỏi đi bầu gì" Nó trả lời đi bầu Tổng-thống.               

 

Người nhân-viên Việt-Nam nói với Bà Mỹ phỏng-vấn: Anh ấy không biết gì hết. Và thằng Phú được đậu quốc-tịch Mỹ. 

 

Thấy các con thường đi làm xa, đêm nào cũng về đến nhà thật khuya, An đề-nghị tìm sang lại một tiệm nails để tự mình làm chủ. Giữa năm 2001các con An đã sang được một tiệm nails tương-đối khang-trang, cách nhà độ 40 phút lái xe.

 

Tiệm mướn thêm một người thợ nữ.  Nhờ uy-tín và vui vẻ trong công-việc dần dần thu hút thêm nhiều khách hàng và đi vào ổn-định. Tiệm mở cửa mỗi ngày từ 10 giờ đến 7 giờ, thứ Bảy, Chủ nhựt thì đóng cửa sớm và nghỉ ngày thứ Ba.

 

Và hộ chung-cư đã bắt đầu chật cho 8 người ở.  Các con đề-nghị An tìm mua một cái nhà vừa túi tiền cho gia-đình ở.  Thành-phố New York sau biến-cố kinh-hòang ngày 11 tháng 9 nên giá nhà tương đối rẻ.  An và Phượng rất đắn đo vì nếu so sánh ở nhà mướn như hiện tại thì mỗi tháng chỉ trả tiền thuê nhà, tiền điện và điện thọai, còn mua nhà thì phải trả đủ thứ hết nhưng được một điều là sau một thời-gian ngôi nhà sẽ thuộc về mình vì Ông Bà xưa đã nói: "Sống cái nhà, chết cái mồ"

 

Qua quảng-cáo và các công-ty địa-ốc, An bắt đầu tìm nhà để mua nhưng tìm mãi vẫn chưa tìm được nhà vừa ý.

 

Trời New York đã sang tháng 9. An nhớ hôm đó là thứ Bảy trước khi đi xem nhà với một nhân-viên địa-ốc An nói với Phượng:   

 

-Xem nhà lần nầy nếu không vừa ý đến Hè năm sau anh sẽ tìm lại.

 

Nhưng cuối cùng tất cả đều đồng-ý ngôi nhà nầy, nhà chỉ cách bệnh-viện của An 40 phút đi bộ.  Một khu tương-đối yên tĩnh và rất lịch-sự: nhà thờ Công-giáo và trường tư chỉ cách một dãy pho, trường công-lập chỉ cách vài dãy phố.  Thủ-tục giấy tờ mãi đến tháng 1/2003 mới xong, nhà thì sẵn sàng vào ở chỉ cần sơn lại các phòng ngủ màu các con thích. Gia-đình An dọn vào nhà mới nầy (cũ của người nhưng mới của mình) vào ngày 28 Tết Ất-Dậu, chỉ còn 2 ngày là đến Tết Nguyên-Đán Bính Tuất.

 

Láng giềng rất vui vẻ và lịch-sự.  Vì là khu tương-đối yên tĩnh nên không hấp-dẫn dân Việt-Nam mình mấy vì không có người ăn không ngồi rồi và "tán" đủ thứ "thiên hạ sự", cũng như không có công-viên tập trung đánh bài suốt đêm như khu Fordham mùa Hè.    

 

Công việc của An càng ngày càng nhiều, có hôm An lo làm mà quên cả cơm trưa Phượng phải gọi điện thọai nhắc và An vội lái xe về nhà ăn cơm và chơi với hai đứa cháu nội một chút.  Còn Phượng khéo sắp xếp vừa săn sóc hai đứa cháu nội, nấu nướng cho cả nhà vừa lo làm hàng thêm.  Các mặt hàng chủ-yếu bằng thủ-công và nhận trực-tiếp từ công-ty nên phải giao đúng ngày. Công-ty trả bằng ngân phiếu hàng tháng sau khi trừ an-sinh xã-hội và y-tế, cuối năm An phải đóng thuế Tiểu-Bang và Liên-Bang.

 

Rồi Hà lấy chồng và ra ở riêng nhưng vẫn tiếp-tục làm cho tiệm nhà.  Tháng 8/2005 bé Lan chào đời thật là dễ thương. Giữa tháng 9/2005 Hà sinh thằng Hòa.  Tiệm nails là nguồn thu nhập chính cho gia-đình. Mùa Hè tiệm rất đông khách nhứt là vào những ngày cuối tuần nên Thúy phải để dành phép thường-niên và nghỉ bệnh ở sở để làm tiếp cho tiệm những ngày cuối tuần. 

 

Phượng đã cực lại càng cực hơn nên An buộc Phượng phải nghỉ làm hàng may.  Lo sợ cho sự phát-triển của bé Lan và Hòa, hai vợ chồng đã van vái và ăn chay 2 tháng.  Rồi thấy 2 đứa bé càng lanh lợi và cũng khá thông-minh nên vợ chồng An vui mừng hơn cả được ngọc ngà châu báu. Quá lo và quá sợ ảnh hưởng chất độc nghề Nail,  An và Phượng khuyên các con Hải và Hà không nên sinh thêm nữa.

 

Đến tháng 3/2006 vợ chồng Hải ký hợp-đồng với The Farm Community ở thị-trấn Calabas, Bang North Carolina xây cất nhà nghỉ Hè và đến tháng 9/2006 gia-đình An nhận ngôi nhà nghỉ Hè mới nầy.

 

An thường cám ơn Trời Phật đã cho An một người vợ tuyệt vời. Nhờ nàng nuôi con chờ chồng mà mà gia đình nguyên vẹn.  An nhớ chuyện gia-đình của H.,   người bạn cùng trong trại tù cộng-sản từng kể lại.  Là một trung-úy Hải-quân đơn-vị đóng tại Mỹ-Tho, ngày 30/4/75 H. dùng tàu Hải-quân chở vợ và 2 con ra biển. Khi  đã nhìn thấy Đệ Thất Hạm Đội Mỹ,  nhưng vợ nó than thở kể lể với H.  sao đó và H.  đã quay tàu trở lại đất liền và chui đầu vào tù cộng-sản.  Một thời gian sau,  vợ H.  bỏ đi để hai con lại cho Má nó nuôi. Bà nội  và hai đứa cháu bị bọn "đỉnh cao trí tuệ" "lùa" đi vùng "kinh-tế mới" vì có con là "Sĩ-Quan Ngụy ác ôn". 

 

An được thả ra trước nên không biết H.  bà má nó, cùng hai đứa con nó ra sao" Không biết H. có đủ kiên-nhẫn để đi diện HO hay đã đến Mỹ trước bằng con đường vượt biên.

 

Trông người rồi nghĩ đến ta, An thấy đời mình vẫn còn nhiều diễm phúc.  Mặc dù đã mất cả tuổi thanh-niên trong ngục tù cộng-sản nhưng An vẫn còn nguyên vẹn gia-đình.  Đến được bến bờ tự-do, dù hai mắt đã phải mang kính lão, tóc đã lấm tấm muối tiêu, răng thì cái còn cái mất, nhưng An cùng gia-đình vẫn còn sức vươn lên, vượt mọi khó khăn để cùng gầy dựng và vun bồi cho những thế hệ kế tiếp. Đúng là Trời Phật không phụ lòng  lành. Bé Lan và bé Hòa càng lớn thì Phượng càng vất vả vì một mình phải lo cho  đàn cháu nội ngọai 4 đứa, để cho An và các con an tâm đi làm. Thằng Kiệt đã học Mẫu giáo từ tháng 9/2005 ở trường Công lập gần nhà và Bác Phú nó có nhiệm-vụ đến trường rước nó về.

 

Thấy Phượng quá vất vả, sau 10 năm làm công-chức  đủ điều kiện xin hưu-trí nên sau ngày Quốc-Khánh 2006 (July 4) An đã xin nghỉ hưu ở tuổi 59 để chia xẻ bớt sự vất vả của Phượng.  Thực tình mà nói tuy đi làm có cực nhưng cũng không bằng cái cực của Phượng ở nhà.  Vì yêu vợ, thương con, thương cháu An đã quên  vất vả chỉ biết lo cho gia-đình. An cũng đã dành ra một ít thì giờ mua trồng vài chậu hoa trước nhà mà Phượng yêu thích, lo cho miếng vườn nho nhỏ sau nhà trồng vài lọai rau sống như vấp cá, rau má, tía tô, rau thơm, huế, ngò gai, ớt.

 

*

 

-Ba thay đồ mình đi xuống Myrtle Beach xem bể cá nhân tạo. Con chạy lại McDonald mua đồ ăn sáng cho cả nhà rồi ghé Dunkin Donut mua vài ly cà-phê con về liền rồi mình đi. Bữa nay New Year chắc là đông lắm.                      

 

Tiếng thằng Hải khiến An giật mình trở về thực tại, vươn vai rồi hỏi con:

 

-Mẹ con và mấy đứa nhỏ dậy hết chưa"

 

-Dạ rồi Ba, đang sửa sọan trên lầu.

 

-Xài tiết-kiệm một chút nghe con.

 

Hải cười:

 

-Mình đi nghỉ Đông có một tuần mà Ba.  Xuống đây mình tìm chỗ để đi chơi, rồi đến chiều kiếm chỗ nào ngon cả nhà mình đi ăn. Tới ngày trở về New York chắc ai cũng lên cân hết.

 

An nhìn Hải lái chiếc BMW mui trần ra khỏi ga-ra rồi chạy dọc theo con lộ nhựa sạch bóng dưới nắng ấm mùa Đông của ngày đầu năm mới trong khu cộng-đồng The Farm và mỉm cười.

 

An thầm cảm ơn Trời Phật đã hồng ân cho gia-đình mình -một H. O mồ-côi với hai bàn tay trắng- có được ngày hôm nay.

 

Sau 13 năm làm việc cật lực gia-đình An đã gầy dựng được một cơ-ngơi khang-trang tại New York và một nhà nghỉ tại thị-trấn Calabas -bang North Carolina.  An thấy mình đã có thể yên tâm nghỉ ngơi khi ba thế hệ trong gia-đình đã có được cuộc sống đầy đủ, ý-nghĩa  trên "VÙNG ĐẤT HỨA" nơi quê-hương thân yêu thứ hai nầy.

 

An Phú - HO-9

 

AN PHÚ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,220,173
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến