Hôm nay,  

Đường Đi Không Đến

08/10/200800:00:00(Xem: 141284)

 

Tác giả: Trần Thiên Thịnh

Bài số 2425-16208502-vb4081008 Tác giả Trần Thiên Thịnh vượt biển đến được trại Pulau Bidong, Mã Lai.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Sau 7 năm vất vưởng, ông bị cưỡng bách hồi hương.

Thêm 3 năm tuyệt vọng ở Việt Nam, ông được tái phỏng vấn và tới Mỹ khi đã 30 tuổi.

Với bài "Phước Lai, Con Bà Phước" Trần Thiên Thịnh đã nhận giải danh dự  viết về nước Mỹ 2007.

Sau đây là bài viết mới nhất.

 

***

 

Điện thoại réo lúc nửa đêm.

Với tay, tôi nhắc ống nghe lên trong khi vẫn nằm yên trên giường.

Đầu giây bên kia, một giọng nữ cất tiếng.Hello! Xin lỗi có phải ông Trần ở đầu giây không"Vâng! Tôi là Trần đây.

Tôi trả lời.

Giọng vẫn còn đậm nét của giấc ngủ say.Ông Trần.

Chúng tôi là nhân viên văn phòng cảnh sát của thành phố.

Chúng tôi đang cần ông giúp cho một việc.

Xin mời ông đến ngay văn phòng.Xin cô cho biết tôi có thể giúp được gì trong lúc này.

Tôi cố hỏi mà lòng không khỏi lo lắng.Chúng tôi nhờ ông giúp làm thông dịch cho một trường hợp bạo hành trong gia đình.

Nạn nhân là một phụ nữ Việt nam.

Cô ta không nói được tiếng Anh.

Ông an tâm và vui lòng giúp chúng tôi rồi chứ.

Giọng cô ta có vẻ khẩn khoản.Vâng, tôi sẽ đến ngay và sẽ cố gắng giúp những gì tôi có thể.Đường phố thật vắng lặng lúc nửa khuya.

Trước sau cũng chỉ có mình tôi và chiếc xe đơn độc.

Mùi hương đêm nhắc nhớ cho tôi những ngày tháng khi vừa mới đặt chân đến đất nước này, đi làm ca đêm, bị đuổi về sớm.Tôi bước vào văn phòng cảnh sát.

Định bụng sẽ hỏi làm sao họ biết được tôi là người Việt nam trong thành phố nhỏ bé này" Nhưng kịp suy nghĩ lại, họ là cảnh sát mà.

Câu hỏi có thừa thải lắm không" Người nữ cảnh sát đang ngồi bên chiếc bàn trực, vội vã đứng lên đón tôi ngay cửa.

Cô ta vẫn đon đả: Chào ông Trần! Xin mời ông vào bên trong, họ đang chờ ông ở trong đó.

Vừa bước vào bên trong, hình dáng tiều tụy hiển hiện vẻ chịu đựng trên khuôn mặt đầy vết bầm tím của người phụ nữ đập vào mắt tôi.

Nét mặt và dáng vẻ này, dường như tôi đã gặp đâu đó nhưng chưa thể nhớ ra được trong hoàn cảnh bất ngờ này.

Hai người cảnh sát đứng lên bắt tay, sau vài lời giới thiệu và cám ơn xả giao.

Họ mời tôi ngồi xuống và chúng tôi bắt đầu công việc.Một trong hai người mở đầu cuộc phỏng vấn:Ông Trần.

Chúng tôi nhận được cú điện thoại kêu cứu lúc…Khi chúng tôi đến nơi thì thấy nạn nhân là người phụ nữ này và mời cô ta đến đây cùng làm việc.

Nhưng ngặt một nỗi là cô ta không nói được tiếng Anh, chúng tôi đành tìm kiếm trên danh sách cư dân thành phố và may mắn tìm được tên ông nên làm phiền ông giúp thông dịch cho chúng tôi vậy.Xin hỏi tên cô là gì"Vy Tường Nguyễn.Nguyễn Tường Vy""" Tôi ngờ ngợ đã gặp con người này đâu đó đôi lần.

Đúng ra là Nguyễn Thị Tường Vy.Cái tên Tường Vy giúp cho đầu óc tôi nhớ lại nơi chúng tôi đã có dịp gặp gỡ và biết nhau trong thời gian khốn khó đó.

Và hơn nữa, sau lần gặp lại nhau tại văn phòng cảnh sát.

Tôi biết thêm nhiều hơn hoàn cảnh lận đận khốn khó của người phụ nữ Việt nam này.*Trại tị nạn Sungei Besi Mã Lai, những năm tháng cuối cùng của lịch sử người vượt biển.

Chúng tôi bị nhồi nhét sống chung trong những dãy nhà dài được cất lên tạm bợ gọi là "longhouse" để chờ ngày bị cưỡng bức hồi hương.

Sau khi chờ đợi tuyệt vọng mà cơ may định cư ở một quốc gia đệ tam không bao giờ đến.

Tôi và Vy không quen biết nhau, và cũng ít khi gặp gỡ.

Nàng lúc đó như thân cò mẹ, tần tảo chăm chút cho hai đứa em dưới vị thành niên cùng chung số phận.

Những gì tôi biết được về gia đình nàng qua lời kể của hai người em, thường hay tìm đến với tôi để nhờ giảng giải những bài toán khó trong chương trình tự học.Chị em nàng được sinh ra bởi sự kết hợp của hai miền sông nước Trung Nam, để rồi cuối cùng gia đình dừng bến lập nghiệp bên dòng sông Phụng Hiệp.

Ba nàng trước đây cũng là một sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Không hiểu vì sự quen biết của mẹ nàng ra sao mà sau những lần thăm nuôi ông trong trại tập trung cải tạo, chị em nàng có thêm một người em trai trong khi người cha vẫn còn đang trong tù.

Cũng có thể nhờ sự lanh lợi của người con gái nam bộ, mẹ nàng cùng với sự thoải mái của chính quyền các tỉnh miền tây lúc đó (") ba nàng được trở về nhà trước thời hạn đủ cho chương trình H.O sau này.

Với lối suy nghĩ thức thời của một cựu sĩ quan mà cũng là một cựu tù cải tạo, ông đã tìm cách cho gia đình vượt biên nhiều lần nhưng không trọn vẹn.

Khi kinh tế gia đình đi vào chổ khánh kiệt, chị em nàng mới thoát đi được, cũng là lúc chương trình dành cho người tị nạn đã đổi thay.

Bởi vậy cho nên chị em nàng cũng phải chịu đựng những tháng năm khổ đau cùng những người tị nạn Việt nam muộn màng khác.

Và, cuối cùng là một chuyến tàu đưa chị em nàng trở lại quê hương Phụng Hiệp chung số phận với hàng ngàn người tị nạn, sau nhiều năm vất vả chịu đựng trong các trại cấm.Trở lại ngôi nhà thân yêu.

Người mẹ hiền tần tảo bao năm không còn hiện diện cùng con cái.

Bà đã ra đi không bao giờ trở lại sau nhiều ngày mong ngóng, hy vọng từ những đứa con.

Để lại cho nàng người cha già quẩn trí vì bao mưu cầu không thành tựu.

Trước mắt nàng là một chuổi ngày tăm tối.

Làm sao nàng một thân lo lắng cho toàn gia đình trong cơn nghèo bấn này" Đó là một câu hỏi lớn đặt ra mà nàng chưa tìm được câu trả lời.

Thôi thì phó mặc cho tất cả.

Ở đời, không phải người ta vẫn thường nói là con người có số đó sao.Cũng như bao người tị nạn bị hồi hương trở về, chị em nàng cũng nao nức, chạy vạy nộp đơn để được phỏng vấn khi chương trình tái định cư cho những người tị nạn Việt Nam hồi hương bắt đầu.

Hy vọng cơn bỉ cực của gia đình sẽ qua đi, và một tương lai tươi sáng ở một chân trời mới đang chào đón chị em nàng trước mặt.

Nhưng chữ ngờ trong đời có mấy ai học thuộc.

Lại một lần nữa chị em nàng bị từ chối bởi chương trình tái định cư này.

Câu nói vui "vượt biên có số, định cư có phần" của những người tị nạn ngày nào sao mà đúng cho trường hợp cuả chị em nàng quá.

Đành gạt nước mắt, nàng từ giã người cha già bệnh hoạn, những đứa em thân yêu để lên đường sang xứ lạ mong tìm được sinh kế cứu cha, cứu em, cứu cả gia đình qua cơn túng bấn.

Như ngày xưa Thúy Kiều cũng đã từng bán mình để chuộc cha đó sao.

Nàng đi lấy chồng xa xứ" Không, nàng không có được diễm phúc đó.

Những năm tháng nghiệt ngã của đời tị nạn đã giết chết tuổi xuân của nàng.

Tình yêu" Nàng đã đánh mất khi trót trao nhầm cho kẻ lọc lừa.

Chính kẻ đó đã quay mặt lại với cuộc đời nàng để theo đuổi một cuộc tình mới khi cả hai vừa về đến Việt Nam sau những khốn khó trong đời tị nạn.

Nàng đi ở đợ cho người nước ngoài mà ngôn từ thời thượng lúc này gọi là ô sin, qua sự mai mối của những kẻ thời cơ chuyên sống bám trên xương máu đồng loại.

Thôi thì, sao cũng được.

Đời nàng coi như xong.

Quên tình riêng của đời con gái, nàng dành tất cả những gì còn lại của cuộc đời để phụng dưỡng người cha già và bầy em nơi quê nhà.

Nghĩ vậy, nhưng đời vẫn hoài phũ phàng đối với nàng.

Sau hai năm cặm cụi làm việc như trâu chó nơi xứ người mà một chữ tiếng người nàng cũng không hay biết.

Nàng trở lại quê nhà khi "hợp đồng" làm việc đã hết.

Nhìn lại, còn gì cho nàng ngoài tấm thân kiệt quệ càng thêm tàn tạ.

Có còn lại chăng là cái xác không hồn, chút an ủi còn sót lại sau những năm bán sức lao động là không phải bị chính những người thân yêu giết chết, chôn xác nơi xứ người như nhiều cô gái lấy chồng Đài Loan, Triều Tiên khác.

Dẫu sao chăng nữa, nàng vẫn còn được gần gia đình, vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người khốn cùng.*Cả xóm Phụng Hiệp xôn xao tin nàng lấy chồng, đám cưới.

Mà chồng là người Việt Kiều mới lạ.

Người khen, kẻ dè bỉu.

Người thương thì cho rằng cơn bỉ cực đã đi ra khỏi cuộc đời nàng, chắc là hồi thái lai đang đến.

Họ cũng không quên chúc phúc cho nàng vì đã gặp may.

Mong cho nàng sớm được toại nguyện cứu khổ cho gia đình và cũng đừng bao giờ quên họ, những con người đã sống cùng gia đình nàng, nơi xóm chợ này, khi chị em nàng còn chưa hiện diện trên cõi đời.

Thoạt đầu, nàng cũng hơi nghi ngại khi có người nhờ hỏi cưới nàng.

Biết bao nhiêu người con gái trẻ vẫn mong ước lấy được những người chồng ngoại.

Cho dù những con người đó không cùng chủng tộc, không cùng tiếng nói.

Thậm chí, có những người con gái vẫn chấp nhận những anh chồng hình hài tàn phế để mong sao được sớm ra xứ người, giải thoát cho chính bản thân mình và mưu cầu giúp sức cho gia đình sánh bằng làng, bằng xóm.

Những suy nghĩ đó đã xua tan đi đám mây nghi ngại trong lòng nàng.

Thôi thì cũng đành nhắm mắt đưa chân.

Dẫu sao thì cũng là đồng chủng, là người Việt Nam.

Người ta đã có lòng thương thì sao mình lại từ chối lòng tốt của người ta.

Còn bao nhiêu người trông mong được phước này mà mấy người có được"Rồi đám cưới cũng diễn ra ngoài mong ước của nàng.

Có lẽ đây là lúc nàng cảm thấy hạnh phúc nhất trong cuộc đời mà chưa bao giờ dám nghĩ tới, dù chỉ là ước mơ thoáng qua trong giấc ngủ.Một lần nữa, nàng lại gạt nước mắt ra đi.

Nhưng những giọt nước mắt hôm nay mang nặng niềm hạnh phúc khôn nguôi.

Tự hỏi lòng làm thế nào để đền đáp lại công ơn cứu mạng của người ta.

Chuyến bay định mệnh đưa nàng rời khỏi quê hương để rồi cũng đưa đời của nàng vào một địa ngục trần gian tăm tối khác.

Bao nhiêu sóng gió cuộc đời những tưởng đã qua, nào ngờ nàng lại phải bước vào cuộc sống khốn cùng của một nô lệ mới thời hiện đại.

Thì ra, người mà nàng lâu nay vẫn hằng mang nặng nghĩa ân tình, là một thiên sai cứu vớt cuộc đời nàng ra khỏi chốn cùng tối tăm là một tay cờ bạc, nghiện ngập.

Nàng không phải là người đầu tiên vướng lụy bẫy tình của hắn.

Sau khi người vợ đầu không chịu nỗi sự hành hạ vũ phu của hắn sau những lần thua bài, nàng đã cùng hai đứa con khăn gói ra đi tìm chốn bình yên nơi khác không một lời từ giã.

Từ đó, khoác lên mình cái mã Việt Kiều, cũng đã một vài người con gái cũng đã đi qua đời hắn, để rồi cũng lần lượt ra đi không một lời chia tay, sau những thủ tục pháp lý hoàn tất.

Bây giờ, nàng là nạn nhân hiện tại bởi tấm lòng quảng đại của hắn.

Bởi tính vũ phu của hắn, không ít lần nàng đến nơi làm việc với một thân hình bầm tím.

Không ít lần nàng phải chịu đựng những trận đòn oan nghiệt bởi sự cuồng bạo cùng nhiều tiếng chửi rủa nàng thậm tệ, mỗi khi hắn khảo tiền mà nàng không có, mặc cho nàng lạy lục van xin.

Mặc những lời khẩn cầu xin tha của nàng, lòng hắn chai đá, đay nghiến.

"Tiên sư nhà mày, ông đã có công cưới mày qua đây.

Mày có biết ông mày phải tốn bao nhiêu tiền không"...

Bây giờ mày không đưa tiền cho ông mày trả nợ.

Mày muốn chết hả con kia"… cho đến khi hắn lấy được tiền mới thôi.Không ít người thương cho tấm thân tàn tạ của nàng, khuyên nàng nên bỏ quách hắn đi cho yên thân nhưng nàng không đành.

Nhưng nàng luôn coi hắn như một cứu cánh cuộc đời nàng, mong mỏi sau những tăm tối, đời nàng sẽ được tươi sáng hơn.

Cho đến đêm hôm nay, nhờ người hàng xóm tốt bụng trong khu chung cư nàng cư ngụ.

Bà ta đã kêu gọi cảnh sát giúp đỡ khi nghe những tiếng thét thất thanh của nàng vọng ra từ căn phòng kế cạnh.

Khi cảnh sát đến nơi, họ chỉ trông thấy nàng đang khép nép run sợ nơi góc phòng ngổn ngang, đâu đó vương vãi những giọt máu từ thân thể nàng.

Sau một vài động tác cứu cấp và băng bó vết thương cho nàng.

Họ không tìm thấy điều gì nguy hại cho cơ thể nàng lúc này nên đưa nàng về văn phòng để lấy khẩu cung điều tra, còn tên chồng vũ phu của nàng thì đã cao chạy khi nhân viên cảnh sát đến.Một điều khó khăn cho những người cảnh sát điều tra là nàng không giữ bất kỳ một giấy tờ tùy thân nào.

Dường như học được bài học những người vợ đã bỏ hắn trước đây, hắn nắm giữ tất cả những giấy tờ của nàng, hầu dồn ép nàng phụ thuộc vào hắn, ít ra về mặt pháp lý khi cần thiết.

Không thể làm gì khác hơn, họ đành phải giữ nàng lại để làm sáng tỏ về tình trạng di trú.

Người cảnh sát đại diện đứng lên, bắt tay và nói.Cám ơn ông đã giúp thông dịch cho chúng tôi trong cuộc phỏng vấn điều tra.

Chúng tôi buộc phải giữ nạn nhân ở lại đây, trước hết là cho sự an toàn bản thân của cô ta.

Thứ đến là để làm sáng tỏ thủ tục pháp lý cuả nàng.

Bởi vì, theo hiện trạng những lời khai của cô ta như ông đã nghe thấy, chúng tôi chưa thể đi đến một kết luận nào khác được trong lúc này.

Mong ông thông cảm.Tôi cảm giác bất nhẫn trước những lời nói của người cảnh sát, nhưng không thể làm gì giúp nàng trong lúc này.

Tôi an ủi nàng hãy cứ yên tâm, mọi chuyện rồi đây sẽ tốt hơn.

Tôi sẽ trở lại thăm nàng vào ngày mai.Quay sang viên cảnh sát như muốn kết thúc công việc để trở về nhà.

Tôi nói.

Cứ gọi cho tôi bất cứ lúc nào nếu các ông cần.

Tôi sẽ đến.Con đường về nhà, đêm vẫn lặng yên như lúc tôi ra đi.

Cả thành phố đang say trong giấc ngủ.

Ánh trăng cuối tháng lấp lánh trên những tàn lá đong đưa theo những cơn gió.

Bên trong căn phòng kia, có một người con gái đang dò dẫm từng bước chân mình trên con đường, mà dường như chưa bao giờ con đường biết đến bước chân nàng.

Trần Thiên Thịnh

 

Ý kiến bạn đọc
05/02/201212:00:00
Khách
xin vui lòng cho tôi địa chỉ email , hoặc số điện thoại của tác giả Trần Thiên Thịnh . Tôi rất muốn liên lạc với tác giả này.
Thành thật cám ơn .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,284,024
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Hai bà má của tôi -má ruột và má chồng- bây giờ &#39;&#39;ngon lành&#39;&#39; hết biết. Cả hai cụ đã là công dân Mỹ, công dân của một nước &#39;&#39;ngon lành&#39;&#39; nhất thế giới.
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến