Hôm nay,  

Bài Học Barack Obama

18/09/200800:00:00(Xem: 143838)
Tác giả: Đào Như

Bài số 2408-16208485-vb4170908 

Đào Như là bút hiệu của Bác sĩ Đào Trọng Thể, cư dân Oak Park, IL (vùng Chicago). Trước 1975, ông là một quân y sĩ phẫu thuật ở Việt Nam. Định cư tại Hoa Kỳ, ông là chuyên gia về bệnh tâm thần, và đã thành lập một câu lạc bộ đặc biệt để sinh hoạt và trợ giúp nhiều đồng hương và các cựu chiến sĩ VNCH, cựu tù nhân cộng sản. Ông đã góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài  viết giá trị và nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2005.  Bài viết mới của ông tuy là đề tài thời sự nhưng thể hiện tấm lòng của một huynh trưởng thiết tha với thế hệ trẻ.

Lời phi lộ:

 Tôi muốn cống hiến bài viết này cho các anh chị thế hệ trẻ Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trong một đất nước thật sự Độc lập, Tư do, Dân chủ, như người thanh niên da đen, Barack Obama, là một trong những yếu tố quyết định cho mọi người dân có được tư tưởng tiến bộ, có cơ hội cống hiến đời mình cho tổ quốc, có tầm nhìn xa thấy trước, đứng lên kêu gọi thay đổi đất nước, thay đổi cộng đồng, tạo được những bước đột phá xây dựng xã hội và con người.

Vấn đề đặt ra với ViệtNam hôm nay không phải là tại ViệtNam có Độc lập, có Tư do, có Dân chủ và có Nhân quyền hay không, mà là Độc lập, Tự do, Dân chủ và Nhân quyền ở ViệtNam được tôn trọng và được thể hiện như thế nào, đến mức độ nào" Độc lập dưới sự bảo hộ của chuyên chính, Tự do giới hạn, một chiều, Dân chủ tập trung, của ViệtNam hôm nay là những tác nhân tai hại đến khả năng sáng tạo, giới hạn tầm nhìn của tuổi trẻ, trói buộc tư tưởng cầu tiến của người dân. Trong một thế giới có xu hướng Toàn cầu hóa hôm nay, những ràng buộc ở trên thật là tai hại cho người dân cho những ai đang cố gắng theo chân lịch sử tiến lên cùng nhân loại. Thế hệ trẻ ViệtNam ở hải ngoại có may mắn lớn lên và trưởng thành ở Mỹ, Anh, Pháp, Úc... những quốc gia có truyền thống lâu đời bảo vệ và tôn trọng Độc lập, Tự do, Dân chủ. Chúng tôi nói nhiều về Barack Obama hơn John McCain cũng chỉ vì, cũng như các anh chị, Barak Obama là con của một di dân du học, thế hệ thứ hai sanh và lớn lên tại Mỹ. Còn TNS John McCain sinh ra trong gia đình có truyền thống lâu đời tại Mỹ nhất là truyền thống yêu nước của giòng họ McCain qua nhiều thế hệ, không ai dám chối cải điều đó. Chính đất nước Mỹ sản sinh đã đào tạo Barack Obama, John McCain và các anh chị.

Chúng tôi mong thế hệ trẻ ViệtNam sẽ đáp ứng trọn vẹn nguyện vọng mong ước của các đất nước đã sản sinh, nuôi dưỡng các anh chị. Khiêm tốn hơn thế nữa, chúng tôi chỉ mong các thế hệ trẻ ViệtNam trong nước và hải ngoại, có đầy đủ trí tuệ, khả năng và tầm cỡ cùng nhau đưa cao ngọn đuốc:" Độc lập,Tự do,Dân chủ" thắp sáng lương tri nhân loại, đòi cho bằng được ViệtNam cũng như các quốc gia khác trên địa cầu, mọi người dân phải được hưởng trọn vẹn Độc lập, Tự do, Dân chủ, phải thật sự được quyền sống một đời sống văn minh tiến bộ và nhân bản.

Đào Như

 Dù cho kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ-2008 vào tháng 11 tới có thế nào chăng nữa, TNS Barrack Obama trước thế giới và nước Mỹ hôm nay, ông đã là một nhân vật của thời đại. Người Âu, trong tháng 7 vừa rồi đã gọi ông Barack Obama là Kennedy của thế kỷ 21 của họ. Nhưng sự thật, sau cuộc viếng thăm các quốc gia Trung Đông, và các thủ đô của Cộng Hòa Liên Bang Đức, Vương Quốc Anh, Cộng Hòa Pháp, thì vóc dáng của Barack Obama đã vượt cả tầm cỡ của John F. Kennedy ở những năm 60-63! Châu Âu chưa bao giờ tổ chức một cuộc tiếp đón những nhân vật lịch sử nào long trọng và qui mô như họ tiếp đón TNS Barak Obama, trong tháng 7 vừa rồi! Trước những tư tưởng tiến bộ của TNS Barack Obama, TNS John McCain, ứng cử viên Tổng thống Mỹ-2008 của Đàng Cộng Hoà đối lập với Barack Obama cũng phải thốt lên tại diễn đàn NAACP (National Association For Advancement of Color People) vào ngày 16/07/08:

 "... theo tôi ông Obama là nhân vật đáng nể trong nhiều lãnh vực. Ông ta gây hứng khí cho nhiều người Mỹ... .Ông đã thực hiện những điều lớn lao cho bản thân ông và cho đất nước...  Tôi cảm ơn ông điều đó..".

 Vẫn biết rằng những lời nói cao đẹp ấy là triết lý tranh cử sâu sắc của TNS John McCain, nhưng mặt khác chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng, ngay cả bản thân của chính cố Tổng thống John F. Kennedy, những năm tranh cử 59-60 ông cũng không được một ứng cử viên đối lập nào đưa ra những lời nhận định đầy kính nể trân quí như vậy.(1)

 Albert Einstein, nhà khoa học cũng là triết gia của thế kỷ trước, khi nhắc đến sự thành công của một người, của một đời người hay một công trình nghiên cứu ông không ngừng nhắc đến "vận may" như một trong những yếu tố có tính cách quyết định. Tục ngữ ViệtNam ta cũng có câu: "bôn ba không qua thời vận", con người có tài xoay sở đến đâu đi nữa cũng không bằng kẻ gặp"vận may". Trong chuyến viếng thăm các nước Trung Đông hồi tháng 7 vừa rồi, TNS Barack Obama có buổi sinh hoạt chung với các binh sĩ Hoa kỳ đang đồn trú tại Kuwait. Trong lúc chơi bóng rỗ với các an hem binh sĩ, Barack Obama, thật may mắn, ông đã thành công rất ấn tượng trong một cú bắn từ xa, (three point shooting), ông đã gây được cảm tình, sự kính nể và tạo nên bầu không khí đầy hứng khởi trong buổi chơi bóng rổ với các binh sĩ Hoa kỳ hôm ấy.

 Có phải chăng cú bắn thành công đầy ấn tượng và may mắn này nói lên được nét đặc thù: "vận may" trong cuộc đời chính trị của TNS Barack Obama. Chúng tôi xin xác quyết với các bạn trẻ: đúng vậy, chính "vận may" đã đưa nhà chính trị Barack Obama lên cao, lên nhanh đến như vậy! Và chúng tôi cũng xác quyết với các bạn trẻ không có "vận may" nào mà không đòi hỏi một sự đầu tư nào đó. Nếu vận may đến với bạn, mà bạn không có đầu tư từ trước, không sẵn sàng để nắm bắt nó, chắc chắn bạn sê tuột mất "vận may" ra khỏi tầm tay mình. Bạn thành người "lỡ vận", kẻ "mất thời vận", kẻ "hết thời"! Muốn được may mắn thành công trong cú bắn đầy ấn tượng, Barack Obama đã phải bỏ ra một số thời gian và một số công sức nhất định, để tập luyện đầu tư. Chúng ta nhớ lại Barak Obama là một cầu thủ bóng rổ từ thời còn ở Trường Cấp Ba ở Hawaìi và sau đó tại Đại học ở Los Angeles... Chúng ta thử ôn lại quá trình đầu tư và xây dựng quyết tâm của Barack Obama, cũng như những chuẩn bị sẵn sàng nắm bắt mỗi khi 'vận may'đến với ông ta.

 Trong bài diễn từ tại "Đại Hội Đảng Dân Chủ Toàn Quốc", (2004 Democratic National Convention), tại Fleet Center-Boston vào ngày 27 tháng 7-2004, TNS Barack Obama xác nhận giá trị của nền Độc lâp, Tự do và Dân chủ của Hợp Chủng Quốc, sau khi lập lại câu mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hợp Chúng Quốc:

 "...Chúng ta được may mắn sống và lớn lên trong một quốc gia, mà chúng ta có thể nói lên những gì chúng ta suy nghĩ mà không phải lo sợ bị truy bức, không phải lo sợ ai đến gõ cửa nhà mình; nếu có được ý tưởng mới lạ về kinh doanh, chúng ta có thể tiến hành cơ sở doanh nghiệp của chúng ta mà khỏi phải hối lộ cho cửa quyền, chúng ta có thể tham dự các tổ chức đảng phái chính trị mà khỏi phải sợ bị phản bác, bị kiểm điểm; và lá phiếu bầu cử của chúng ta luôn luôn được tôn trọng và kiểm nhận..."

Chúng ta thấy Barack Obama đã xác quyết là sở dĩ ông được như hôm nay là ông vì ông được may mắn sanh ra trong một quốc gia độc lập và có đầy đủ tự do dân chủ! Đó là điều kiện tiên quyết để cho người dân, nhất là thế hệ trẻ có thể có được tâm nhìn xa, có đủ khả năng quyết định tương lai của chính mình và đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Obama rất kiêu hãnh về bản Tuyên ngôn Độc lập của tổ quốc ông, nuớc Mỹ.

 Năm 1983, sau khi tốt nghiệp 4 năm về Chính trị học (Political Sciences) tại Đại Học thời danh của Mỹ, Colombia, New york, Obama làm việc cho tổ chức Business International Corporation và sau đó ông làm việc cho New york Public Interest Research Center.

Năm 1984 Obama nhận thấy hai tổ chức trên không phải là nơi thích hợp để ông đầu tư cho tương lai chính trị của mình, mặc dầu ông được trả lương hậu hỉ và nhiều phúc lợi. Obama cuối năm 84 quyết định đi về Chicago, nơi đó ông chưa hề có được một người quen, nhưng Obama tin chắc rằng sẽ không bị lạc lỏng trong vùng đất này, một vùng đất mà dân chúng sống vất vả lầm than, một vùng đất mà sự nghèo khó, đói kém đã xé toan nó ra từng mảnh, vùng đất của bạo hành hằng ngày, vùng đất của thất nghiệp, đói và lạnh, một vùng đất của những kẻ nghiện rượu, một vùng đất mà hầu hết các trẻ em bỏ trường đi rong trên đường phố. Đó là một vùng đất Obama rất cần đến để tìm hiểu, để học hỏi; và chính vùng đất ấy cũng rất cần những người như Barack Obama.

Tại South Side-Chicago, Obama bắt đầu với công tác "Xây Dựng Cộng Đồng"-Community Organizer. Mặc dầu đồng lương rất hẩm hiu: $12,000 mỗi năm, nhưng Obama coi đó là cơ hội tốt cho ông tìm hiểu và xây dựng lại cộng đồng người Mỹ gốc Phi nghèo khó đang sống tại Chicago nói riêng và trên toàn nước Mỹ nói chung! Nơi đây Obama không ngừng khuyến khích trẻ con phải đi đến trường. Obama yêu cầu tăng cường cảnh sát tuần hành trên đường phố trong giờ học, để ngăn ngừa học sinh trốn học. Ông kêu gọi các bậc phụ huynh phải tiếp tay với nhà trường, với nhà nước, chăm sóc và chỉ dạy bồi dưỡng cho con em sau giờ học ở trường. Obama hô hào người lớn phải tiếp tay với các tổ chức xã hội, phải mạnh dạn nói lên những điều mình muốn nói. Obama phối hợp với các Nhà Thờ, xây dựng những tổ chức huấn nghệ lao động, lao công, để người dân có được công ăn việc làm có được đồng lương tối thiểu, có bảo hiểm sức khỏe và có cuộc sống độc lập, tích cực tham gia vào đời sống xã hội và chính trị, tích cực đi bầu phiếu thực hiện quyền lợi cũng như bổn phận của người dân. Điều quan trọng là ông kêu gọi tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái.

 Sau ba năm làm việc xây dựng Cộng đồng ở South side-Chicago, Obama xem đó là một "trường đời" đã dạy ông rất nhiều và ông cũng hàm thụ được nhiều hiểu biết rất thực tế, đó là những hành trang quí báu phụng sự cho sự nghiệp chính trị của ông sau này! Ở South Side-Chicago, Obama thấy mình đạt được những thành công nhưng ông không toại nguyện vì với chức năng của một Community Organizer ông chỉ có thể thay đổi đời sống cho một một số người trong cộng đồng nhưng không thể thay đổi bộ mặt của cả xã hội Mỹ. Thay đổi bộ mặt xã hội Mỹ mới là mục đích của ông phải tiến tới!

Cuối năm 1988 Obama từ giã Chicago để đến Harvard, một đại học thời danh của Mỹ dành cho những sinh viên, những thanh niên ưu việt! Chính nơi đây ông đã làm nên lịch sử. Obama, người thanh niên da màu, lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ được bầu làm Thủ lĩnh tờ báo luật học lừng danh và cao quí nhất nước Mỹ: The Harvard Law Review. Đây là thời cơ, là dịp may, mà ông đầu tư từ lâu. Obama đã nắm bắt nó một cánh cẩn trọng. Obama năng nổ phát triển tờ báo luật học lừng danh này bằng cách kêu gọi sư tham gia của những nhà luật học tầm cỡ của nước Mỹ. The Harvard Law Review dưới triều đại của Obama đã được nâng cấp bội phần kể cả nội dung chất lượng và khối lượng của các bài viết, nhận định và nghiên cứu. Chính chức năng Thủ lĩnh tờ The Harvard Law Review đã mở tung cánh cửa cho Obama và phóng Obama vào không gian chính trị đầy sáng lạn: Từ đây Obama sẽ có cơ hội đổi thay nước Mỹ- Chiến lược "Change-We can believe in" được khai sinh từ đó.

Qua một quá trình từ Đại Học Colombia ở New york, đến khu South Side-Chicago nghèo khó, và tận cùng ở Đại học Harvard, ta thấy ngoài sự thông minh sẵn có, Obama còn là người có chí lớn, có tầm nhìn xa, biết cách đầu tư để thực hiện cho bằng được quyết tâm của mình, biết cách nắm bắt thời cơ mỗi khi vận may đến. Nhưng trên tất cả là ông được may mắn sanh trong nước Mỹ, chính nước Mỹ, một đất nước thật sự Độc lâp, Tư do, Dân chủ đã mở toan cánh cửa cho ông!

Trong bài nhận định về Barack Obama, Sharon Cohen, một biên tập của AP, viết về Obama trong giai đoạn này như sau:

"As Obama prepared to leave Harvard, job offers poured in. But he already had a plan. He would return to Chicago for a political career..."

 Khi Obama sắp sửa rời Đại học Harvard, ông được nhiều cơ quan mời ông hợp tác. Nhưng Obama đã có kế hoạch riêng. Obama quyết tâm trở lại Chicago cho sự nghiệp chính trị của mình.

Obama lại bắt đầu hành trình mới cho công cuộc đầu tư chính trị, trong quyết tâm thay đổi nước Mỹ. Tốt nghiệp Luật học tại Harvard với ưu hạng "Juris Doctor Magna Cumb Laud", và nguyên là Thủ lãnh tờ The Harvard Law Review, lần trở lại Chicago năm 1992, Obama dễ dàng có chân trong ban giảng huấn Viện Đại Học Chicago (University of Chicago). Tại đây Barack Obama giảng dạy về luật Hiến Pháp của Mỹ (Constitutional Law) từ 1992-1996. Năm 1996, sau khi đắc cử TNS của bang Illinois, Obama vẫn tiếp tục dạy luật tại U.O.C như là một "Senior Lecturer" cho đến 2004 khi ông thắng cử TNS liên bang, US Senator.(2)

 Chúng ta thấy lúc nào Barack Obama cũng dựa vào các trường Đại học thời danh của Mỹ, ông đã dùng bục (platform) giảng dạy tại các trường đại học làm bệ phóng.

Trong cuộc đời đầy bất trắc và nhiều cung bậc của Barack Obama chúng ta thấy được những khoảnh khắc cao thấp khác nhau nhưng lúc nào cũng hướng về một hướng. Bệ phóng đầu tiên của cuộc đời chính trị của Obama là vùng đất nghèo khó, đổ nát, vùng đất South Side-Chicago. Chính từ vùng đất này Barack được phóng lên tận đại học Harvard.

Bệ phóng thứ hai của ông là những bục giảng dạy tại trường đại học University of Chicago và những podium thuyết trình của Thủ lĩnh của The Hardvard Law Review, những bệ phóng kiên cố, sang trọng này đã đưa Barack Obama lên đỉnh cao của hy vọng, đỉnh cao của sự nghiệp chính trị bất cứ ai, bất cứ một nhà chính trị nào cũng mơ ước cũng thèm muốn: Barack Obama được bình chọn đọc bài diễn từ - Keynotes Speech - trong ngày Đại Hội Toàn Quốc Của Đảng Dân Chủ vào ngày 27 tháng 7 năm 2004 tại Fleet Center - Boston! Thời cơ vàng đã đến với Obama! Để có được thời cơ vàng hôm nay, chúng ta thấy Obama đã bỏ ra biết bao là công sức, trí tuệ, thời gian, vượt biết bao nhiêu khó khăn rào cản, ông đã cúi đầu đi qua nhiều sỉ nhục, để đầu tư cho được vận may hôm nay. Để lót đường cho vận may của mình ông đã viết biết bao là Tham luận, Nhận định và ông đã viết cuốn sách tự thuật về nguồn gốc và cuộc đời của mình gây rất nhiều ấn tượng cho độc giả nhất là giới trẻ Hoa kỳ: Dream From My Father.(1995). TNS John Kerry,(người được đảng Dân Chủ đề cử là ứng cử viên Tông Thống Mỹ 2004),và các đồng viện của ông phải đánh giá đúng mức tầm cỡ của Barack Obama mới bình chọn Barack Obama đọc bài Keynote Address trong kỳ Đại hội năm 2004.

 Sau khi tự giới thiệu sơ lược về nguồn cội của mình, bên nội gốc Phi châu, Kenya, và bên ngoại gốc Âu châu, sinh quán lâu đời tại Kansas, Hoa Kỳ. Với khẩu khí đầy sức thuyết phục Obama bắt đầu bài diễn từ của mình với chủ đề: Niềm Khao Khát Của Hy Vọng (The Audacity of Hope) Barack Obama phát biểu:

 "... tối nay, chúng ta tập hợp nhau nơi đây để cùng xác nhận sự vĩ đại của đất nước chúng ta. Nước Mỹ của chúng ta vĩ đại không phải vì có nhiều Nhà Chọc trời, không phải vì nước Mỹ có một quân đội thượng thặng, một nền kinh tế tầm cỡ. Niềm tư hào của chúng ta về đất nước, được xây dựng trên một tiêu đề đơn giản hàm chứa trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của chúng ta cách đây hai trăm năm: "...mọi người được sinh ra bình đẳng.. có đủ quyền hạn như nhau trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc..." Và bây giờ chúng ta tin tưởng rằng chúng ta sống trên một đất nước mà con của chúng ta được ăn no, mặc ấm, được bảo vệ khỏi sự hiếp đáp... Chúng ta có thể nói lên những điều chúng ta suy nghĩ. Chúng ta có thể viết ra những điều chúng ta nghiền ngẫm mà khỏi sợ ai truy bức, đến gõ cửa nhà. Chúng ta có sáng kiến về kinh doanh chúng ta hãy xây dựng cơ sở doanh nghiệp của mình mà khỏi phải hối lộ cho cửa quyền. Chúng ta có thể tham gia các tổ chức đảng phái chính trị khỏi phải lo sợ bị kiểm thảo, kiểm điểm. Và lá phiếu bầu cử của chúng ta được tôn trọng và được kiểm nhận nghiêm túc...".

Trong phần giới thiệu TNS John Kerry, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, TNS Barack Obama đã ngợi ca ý chí của John Kerry trong quyết tâm cải tổ bảo hiểm y tề: tất cả người Mỹ phải được bình đẳng: Trắng cũng như Đen, từ thường dân đến những vị có chức năng dân cử, giàu cũng như nghèo, mọi giai tầng trong xã hội đều có chung một chế độ bảo hiểm sức khỏe. Mọi người được bình đẳng trước mặt thầy thuốc. Barack Obama cũng ca ngợi TNS John Kerry là người tin tưởng sâu sắc vào Hiến pháp của nước Mỹ, một Hiến Pháp mẫu mực, bảo vệ Tự do, Dân chủ và Bình đẳng trong xã hội, một hiến pháp mà tất cả nhân loại tiến bộ trên thế giới đều mơ ước. John Kerry sẽ là vị tổng thống bảo vệ và tôn trọng hiến pháp Mỹ. Và Obama xác quyết với cử tri rằng, TNS John Kerry luôn luôn suy nghĩ trong thế giới đầy bất trắc như hôm nay, chiến tranh có thể là một cách lựa chọn để giải quyết, nhưng chiến tranh không bao giờ được coi là cách lựa chọn tốt nhất, ưu tiên hàng đầu. Sau đó Obama miêu tả thân phận con người trong chiến tranh... Chiến tranh chỉ gây thêm hận thù, tang tóc và đổ nát, gây chia rẽ xã hội và đất nước. Trong chiến tranh không có kẻ chiến bại, không có kẻ chiến thắng, chỉ có nạn nhân của chiến tranh. Chúng ta không có lý do gì mà phải đồng tình với cuộc chiến sai lầm tại Iraq. Obana phát biểu:

 "Well I say to them tonight, there is not a Liberal America and a Conservative America.. There's The United States of America. There is not a black America, and a white America and a Latino America and Asian America... There's The United States of America". (không có một nước Mỹ nghinh tân hay thủ cựu, chỉ có một nước Mỹ-Hợp Chủng Quốc. Không có một nước Mỹ da Đen, không có một nước Mỹ Da Trắng, không có một nước Mỹ Da Vàng, không có nước Mỹ La tinh, Chỉ có một nước Mỹ-Hợp Chủng Quốc ). Chúng ta không nên bỏ phiếu bầu cho một xu hướng chính trị ích kỷ chỉ vì quyền lợi của thiểu số. Chúng ta hãy bỏ phiếu cho John Kerry vì tôi biết John Kerry là người luôn luôn kêu gọi và chiến đấu cho hy vọng, một hy vọng đổi thay nước Mỹ, hy vọng bảo vệ giá trị muôn đời của Hiến pháp Mỹ, hy vọng nhân dân Mỹ sẽ theo chân lịch sử, thực hiện cho bằng được: Độc lập, Tự Do, Dân chủ, Hạnh phúc.. những tiêu đề hàm chứa trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ viết cách đây hai trăm năm. Obama cay đắng: Hy vọng của chúng ta, "hy vọng đang đối mặt với những trở lực, hy vọng đang đối mặt với vô vọng! Ôi! Niềm Khát Khao Hy Vọng!"

 (Hope in the face of difficulties, Hope in the face of uncertainty. The audacity of hope.)

Thưa tòan thể cử tri! Nếu đêm nay, quí vị còn có nghị lực như tôi đang có, còn có những thôi thúc nội tâm như tôi đang có, và nếu quí vị còn có những cảm nhận và tràn đầy hy vọng như tôi đang có... và nếu chúng ta cùng thực hiện cho bằng được quyết tâm của chúng ta hãy dồn phiếu cho TNS John Kerry, thì chắc chắn vào tháng mười một sắp tới, toàn thể nước Mỹ từ Florida đến Oregon, từ Washington đến Maine sẽ đứng lên chứng minh lời nhậm chức Tổng thống Mỹ của John Kerry và John Edwards. Và đất nước chúng ta sẽ bảo vệ Hiến pháp, sẽ phục hồi những giá trị nhân văn hàm chứa trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Nước Mỹ sẽ vươn ra khỏi nền chính trị tối tăm hiện tại và ngày sáng tươi sẽ đến với đất nước, sẽ đến với chúng ta...(3)

 Với tài hùng biện, TNS Obama không ngừng kêu gọi hãy thay đổi nước Mỹ, hãy thống nhất nước Mỹ, hãy phục hồi vai trò lãnh đạo thế giới và nghĩa vụ quốc tế của Mỹ trong suốt năm thập niên qua. Chỉ trong 17 phút phát biểu tại Đại Hội Dảng Dân Chủ-2004 Barack Obama khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử của nhân dân Mỹ nhất là giới trẻ của Mỹ. Obama đã nói lên niềm khát khao thay đổi bộ mặt nước Mỹ, thay đổi tầm nhìn vào lịch sử, tầm nhìn ra thế giới bên ngoài của mỗi công dân Mỹ! Sharon Cohen, biên tâp viên của AP phát biểu:

 "In 17 minutes, Obama went from an obscure lawmaker to a force politics"

(chỉ đọc bài phát biểu trong 17 phút, Obama từ trong bóng tối của một nhà lập pháp đã tiến lên thành một thế lực chính trị) (4)

 Và chính TNS John Kerry cũng phát biểu:

"It didn't surprise me at all... If you have ability to communicate... and the timing is right, the moment is right, things come together... all those ingredients were there for Barack..."

 (Điều đó không hề làm tôi ngạc nhiên... Vào một thời điểm tốt... trong khoảnh khắc thuận lợi như thế, với một người có khẩu khí đối thoại như Barack, thì tất cả đó là một cỗ bàn dọn sẳn cho ông ta...)

 Vào tháng 11-2004, bốn tháng sau khi đọc bài Keynotes Speech tại Đại Hội Đàng Dân Chủ, Obama đắc cử TNS Liên bang- US Senator.

 Vào ngày 10 tháng 2-2007, TNS Obama tuyên bố ra tranh cử Tổng thống -2008.

 Vào ngày 4 tháng 6-2008, đánh bại TNS Hilary Clinton, TNS Barack Obama giành được lá phiếu đại diện đảng Dân Chủ ra tranh cử Tổng thống Mỹ-2008 đối đầu với TNS John McCain đại diện của đảng Cộng Hòa.

 Để nói lên tiềm năng đối ngoại và lãnh đạo an ninh quốc gia của mình, TNS Barack Obama tổ chức chuyến công du 9 ngày từ 17-26 tháng 7-2008 tại một số quốc gia Trung Đông: Kuwait, Afghanistan, Iraq, Israel, Palestine... và tại một số các quốc gia Âu châu: Cộng Hòa Liên Bang Đức, Vương Quốc Anh, Cộng Hòa Pháp... Trong chuyến công du này, ở bất cứ quốc gia nào ông cũng được các nhà lãnh đạo và nhân dân của các quốc gia đó tiếp đón long trọng, kính nể và hiểu biết. Sở dĩ như thế là vì ông đã đầu tư rất lớn trong việc tổ chức chuyến công du này. Ông dùng nhiều chuyên viên thượng thặng trong ngành ngoại giao. Đến quốc gia nào ông có những chuyên về quốc gia đó, đã từng phục vụ trong ngành ngoại giao liên hệ với các quốc gia đó trong nhiều năm, nhất là tại các quốc gia Israel, Palestine và các quốc gia Âu châu. Hơn thế nữa ông thuê hẳn một chiếc Boing, giống như chiếc Air Force của Tổng Thống, sơn màu trắng và có hàng chữ Obama và chữ Change màu xanh da trời đầy gợi ý!

Như chúng ta đã thấy Barack Obama đã gặt hái nhiều thành công ngoạn mục tai các quốc gia Trung Đông và tại các thủ đô Âu châu: Paris, Berlin và London. Không ai còn dám nghi ngờ khả năng đối ngoại của TNS Obama cũng như khả năng xử trí của ông trong vấn đế An ninh quốc gia. Bài diễn văn của ông đọc tại Berlin  chiều thứ năm, 24 tháng7 năm 2008, dưới chân Tượng đài Chiến thắng trước 200 ngàn công dân Đức mến mộ ông, đã thay đổi cách nhìn của người dân Âu châu, của chính phủ Âu châu nhìn vào nước Mỹ. Họ có thiện cảm với nước Mỹ, họ sẽ hợp tác nhiều hơn với nước Mỹ khi họ biết rằng nước Mỹ quan tâm đến họ, nước Mỹ coi trọng họ, nước Mỹ cần sự ủng hộ và trợ giúp của họ, nước Mỹ tìm đến họ không phải để rao giảng Thánh kinh, nước Mỹ tìm đến họ trong tinh thần tương kính, bằng hữu và huynh đệ!

 Khi viết đến đây, chúng tôi muốn các thế hệ trẻ Việt Nam hãy nhìn lại quá trình đấu tranh của một người Mỹ gốc Phi châu Barack Obama, người da màu như các anh chị. Trong quá trình vượt khỏi "ám khí" màu da của mình nhiều lúc Barack Obama đối mặt với những sự thật cay đắng. Barack đã từng bị cảnh sát giữ lại và gạn hỏi trong một tiệm tạp hóa vì họ nghi ông là kẻ gian chỉ vì màu da đen của ông. Có khi ông đến dự những buổi tiệc khoản đãi, vì màu da của ông, có người hiểu nhầm ông là kẻ giữ xe thuê. Nhưng không phải vì thế mà ông chối bỏ màu da của ông, trái lại ông đã kiêu hãnh và tin tưởng vào nguồn gốc của ông, ông mạnh dạn tin tưởng vào nền Độc lập, dân chủ, tự do của nước Mỹ. Vì màu da của Barack Obama nhiều người không thể tưởng tượng ông có khả năng tổ chức gây quĩ cho cuộc tranh cử tổng thống, nghĩa là ông không thể nào trở thành tổng thống được. Kirk Dillard, một bạn đồng viện của ông, nhớ lại một TNS có máu mặt của đảng Dân chủ, có lần gạn hỏi Obama:

 "How much money do you have in your campaign fund" You don't have two nickels to rub together"

 (Này ông Obama, hiện ông có được bao nhiêu tiền để tài trợ cho cuộc tranh cử" Hiện tại, ông không có được đồng xu ten dính túi.)

Và Kirk Dillard đi đến kết luận:

"It's a little ironic today... Obama's stunning success of raising an unprecedented $390 Million during his presidential run"

 Thật là mỉa mai... hôm nay Obama đã thành công to, ông đã gây được quĩ khổng lồ không tiền khóang hậu 390 triệu Mỹ kim cho việc tranh cử Tổng thống của ông" (5)

 Nhưng sự thật tất cả chỉ vì họ không biết rằng Barack Obama rất sành về Computer. Obama biết sử dụng và khai thác triệt để Internet, Email, Bloggers... trong công cuộc chạy đua vào tòa Bạch Ốc-2008.

 Không ai còn ngạc nhiên khi thấy, vào ngày 28 tháng 8 năm 2008, ngày của Đại Hội Toàn Quốc Của Đảng Dân Chủ, tổ chức tại Denver, Colorado, TNS Barack Obama tiến lên kháng đài tại vận động trường Ivesco Field dõng dạc đọc bài phát biểu chấp nhận sự đề cử của đảng Dân chủ đưa ông ra tranh cử Tổng thống -2008, trước 84,000 người ủng hộ ông, một con số kỷ lục trong lịch sử. Bài phát biểu của TNS Barack Obama được một phần lớn dân chúng Mỹ theo dõi trên truyền hình, với số lượng cao hơn số lượng người Mỹ theo dõi lễ khai mạc Thế vân hội -Bắc kinh-2008!

 Như chúng ta thấy không có vinh quan nào không xây trên điểm nhục, mặc dầu được sinh ra hay lớn lên trong một quốc gia có một Hiến pháp lý tưởng, có bản Tuyên Ngôn Độc lập hàm chứa những giá trị nhân văn tuyệt vời, Obama cũng như các anh chị, cũng như chúng tôi, đều phải trải qua những giai đoạn thử thách, đắng cay, như Obama đã nói:

 "Có nhiều người đã nói với tôi rằng với màu da của tôi, tôi sẽ là kẻ chẳng làm nên được trò trống gì cả và tôi đã phải ngậm đắng nuốt cay khi nghe họ nói như thế"

 (I know it's like to have people tell me I can not do something because of my color I know the bitter swill of swallowed- back anger) (6)

 Với tâm nguyện, dù sao chúng tôi cũng mong mỏi các anh chị thế hệ trẻ ViệtNam ở hải ngoại, sẽ học hỏi ở Barack Obama, không vì những trở ngại nhỏ nhoi, hãy tự khắc phục mình, hãy tự vượt lên số phận thiểu số và màu da của mình, hãy đáp ứng trọn vẹn niềm tin của đất nước đã sản sinh và nuôi dưỡng mình. Cùng với thế hệ trẻ trong nước, các anh chị cùng góp sức nêu cao ngọn đuốc "Độc lập, Tư do, Dân chủ", thắp sáng lương tri nhân loại, đòi cho bằng được ViệtNam cũng như các quốc gia khác trên mặt địa cầu phải có một đời sống chứa chan hy vọng, mọi người dân phải được hưởng trọn vẹn Độc lập, Tự do, Dân chủ, sống một đời sống đáng sống, văn minh, hạnh phúc và nhân bản.

 Ghi Chú, Nguồn:

(1) http://www.calitoday.com/news/views_article.html"_id=5fb5ffc0edif4573263201ccfad5

(2) OBAMA: From Unknown To Nominee-A Meteoric Rise-

By Sharon Cohen- AP-August-22-2008

(3) Barack Obama,  2004 Democratic National Conven-tion- Keynote Address

(4) OBAMA: From Unknown To Nominee-A Meteoric Rise

 By Sharon Cohen-AP- Aug-22-2008

 (5) Xem # 4

 (6) Xem # 4

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,334,455
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.